Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp để nâng cao khả năng tự học môn Toán cho học sinh Lớp 6
Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học là một yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp có thành công hay không là tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ sở vật chất, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học, trong đó việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh rất cần thiết. Cốt lõi của phương pháp học tập là phương pháp tự học.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên cơ sở những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học thông qua việc rèn luyện cho học sinh biết cách lựa chọn mục tiêu, lập được kế hoạch học tập, hình thành cách tự học, rút kinh nghiệm và điều chỉnh để có thể vận dụng vào các tình huống khác trong quá trình học các khái niệm, kiến thức và kĩ năng toán học cũng như khi thực hành, luyện tập hoặc tự lực giải toán, giải quyết các vấn đề có ý nghĩa toán học.
Lớp 6 là giai đoạn học sinh chuyển từ cấp tiểu học lên cấp trung học cơ sở. Học sinh phải làm quen với môi trường mới, kiến thức mới. Đa số học sinh chưa có nếp học, đặc biệt là khả năng tự học, tự nắm bắt kiến thức.
Tự học là quá trình tìm hiểu, xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc lời góp ý của giáo viên, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập. Tự học có ý nghĩa quan trọng, quyết định trực tiếp tới sự phát triển của người học. Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng, hình thành các giải pháp tự học của học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Hiệu quả dạy học sẽ được nâng cao nếu giáo viên biết kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học khác nhau phù hợp với đối tượng học sinh.
Xuất phát từ những lý do trên cùng với kinh nghiệm đứng lớp giảng dạy của bản thân, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp để nâng cao khả năng tự học môn Toán cho học sinh lớp 6” để chia sẻ cùng các đồng nghiệp với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học môn Toán.
2. Mục tiêu của đề tài
Có nhiều nguyên nhân khiến học sinh không thích học toán. Giáo viên cần phải có phương pháp dạy học phù hợp để khơi dậy được niềm đam mê, sự chủ động trong việc học của học sinh. Tôi thấy rằng giáo viên phải là người tổ chức các hoạt động học tập của học sinh theo hướng chủ động, tích cực. Để làm được điều này, giáo viên cần có cái nhìn sâu sắc hơn, quan tâm và chú ý đến việc phát huy năng lực tự học của học sinh. Học sinh cần xác định rõ mục tiêu học tập, có kế hoạch học tập cụ thể, chọn lọc và ghi nhớ kiến thức, học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
Thông qua các giải pháp nâng cao khả năng tự học môn Toán cho học sinh lớp 6, học sinh phát huy được niềm yêu thích, nâng cao tính tích cực, chủ động trên hành trình tiếp cận chiếm lĩnh tri thức môn Toán 6. Giải pháp giúp cho bản thân tôi có thêm cơ hội được tìm hiểu, trau dồi kiến thức chuyên môn, thể hiện được vai trò đồng hành, định hướng cho học sinh trong dạy học môn Toán 6.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp để nâng cao khả năng tự học môn Toán cho học sinh Lớp 6

A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học là một yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp có thành công hay không là tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ sở vật chất, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học, trong đó việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh rất cần thiết. Cốt lõi của phương pháp học tập là phương pháp tự học. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên cơ sở những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học thông qua việc rèn luyện cho học sinh biết cách lựa chọn mục tiêu, lập được kế hoạch học tập, hình thành cách tự học, rút kinh nghiệm và điều chỉnh để có thể vận dụng vào các tình huống khác trong quá trình học các khái niệm, kiến thức và kĩ năng toán học cũng như khi thực hành, luyện tập hoặc tự lực giải toán, giải quyết các vấn đề có ý nghĩa toán học. Lớp 6 là giai đoạn học sinh chuyển từ cấp tiểu học lên cấp trung học cơ sở. Học sinh phải làm quen với môi trường mới, kiến thức mới. Đa số học sinh chưa có nếp học, đặc biệt là khả năng tự học, tự nắm bắt kiến thức. Tự học là quá trình tìm hiểu, xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc lời góp ý của giáo viên, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập. Tự học có ý nghĩa quan trọng, quyết định trực tiếp tới sự phát triển của người học. Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng, hình thành các giải pháp tự học của học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Hiệu quả dạy học sẽ được nâng cao nếu giáo viên biết kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học khác nhau phù hợp với đối tượng học sinh. Xuất phát từ những lý do trên cùng với kinh nghiệm đứng lớp giảng dạy của bản thân, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp để nâng cao khả năng tự học môn Toán cho học sinh lớp 6” để chia sẻ cùng các đồng nghiệp với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học môn Toán. 2. Mục tiêu của đề tài B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Hoạt động tự học theo hướng tiếp cận năng lực được bàn luận từ những năm 90 của thế kỉ XX và nay đã trở thành xu hướng giáo dục tất yếu của một nền giáo dục tiên tiến. Nhiều nhà giáo dục cho rằng tự học còn giữ vai trò lớn lao trong việc nâng cao khả năng hiểu biết và tiếp thu tri thức mới của học sinh, từ quan điểm đó, các tác giả đã nhấn mạnh đến sự cấp thiết phải khéo léo tổ chức việc tự học cho học sinh. Học sinh sẽ gặp nhiều vấn đề mới trong quá trình tự học và việc đi tìm giải pháp cho những vấn đề ấy là cách tốt nhất để kích thích hoạt động trí tuệ cho học sinh. Các nhà nghiên cứu Mỹ và Tây Âu cũng có nhiều nghiên cứu về vấn đề này với những nỗ lực trong việc thúc đẩy năng lực tự học của học sinh thông qua các chiến lược dạy học hiệu quả. Các tác giả Fyfe, Lewis, Mitchell (1996) nhấn mạnh giáo viên cần phải mô hình hóa các chiến lược học tập như dự đoán nhu cầu và kinh nghiệm học tập của học sinh, đặt câu hỏi, nêu và làm rõ vấn đề, tóm tắt bài học để từ đó học sinh tự mình phát triển khả năng sử dụng các chiến lược này. Giáo viên cũng cần cho phép từng cá nhân học sinh tiếp cận nhiệm vụ học tập theo những cách khác nhau bằng cách sử dụng các chiến lược khác nhau. Ở Việt Nam, ngay từ những ngày đầu của nền giáo dục cách mạng, trong thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “ ...từ giờ phút này trở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em...”. Nội dung bức thư như là một định hướng cho sự phát triển của phương pháp dạy và học, trong đó có tự học để tạo nên một nền giáo dục mang màu sắc riêng. Hiện nay, với Nghị quyết 29 của Đảng, dạy học theo định hướng phát triển năng lực nói chung, trong đó có phát triển năng lực tự học đang là vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp quản lý và của toàn xã hội. Học là một quá trình dưới sự định hướng của người dạy; người học tự giác, tích cực, độc lập tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm. Việc học hàm chứa tự học. Tự học không có nghĩa chỉ là việc học ngoài giờ lên lớp, mà hoạt động học còn được diễn ra trên lớp dưới sự hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo của giáo viên. Học và tự học có mối liên hệ mật kiến thức một cách thụ động, chưa có thói quen làm các bài tập tương tự mà giáo viên giao, chưa có phương pháp học. Từ đó dẫn đến học sinh mất căn bản, không ham học. - Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì bên cạnh đó, sự ảnh hưởng của mạng xã hội càng làm cho học sinh thiếu nghiêm túc trong việc học. Bài tập về nhà nhiều học sinh còn ngại suy nghĩ, chỉ chờ thầy cô và các bạn chữa rồi chép. - Phụ huynh chưa nắm được chương trình giáo dục phổ thông mới, nhiều học sinh vẫn còn lúng túng, chưa tìm được giải pháp tự học hiệu quả, chưa được định hướng một cách cụ thể trong hoạt động tự học của bản thân. - Giáo viên chưa kiểm tra được thường xuyên việc tự học của học sinh do không đủ thời gian để kiểm tra trên lớp, sĩ số lớp đông, khung chương trình giáo dục phổ thông mới có nhiều chủ đề không đủ thời gian luyện tập. 2.3. Khảo sát thực trạng trước khi áp dụng đề tài Trước khi áp dụng đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học tập môn Toán đầu năm của học sinh lớp 6A5 năm học 2022 – 2023 và lớp 6A2 năm học 2023 – 2024 và thu được kết quả như sau: Lớp Năm học Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu 6A5 2022- 2023 40 8 14 16 2 6A2 2023 - 2024 42 15 23 4 0 Biểu đồ 1. Chất lượng giảng dạy của lớp 6A5 và 6A2 trước khi áp dụng giải pháp Kết quả khảo sát cho thấy kết quả học tập của học sinh lớp 6 ở môn Toán chưa cao. Trước thực trạng này, tôi đã tự đặt câu hỏi cho mình rằng: Làm thế nào để tôi có thể giúp học sinh nâng cao khả năng tự học trong môn Toán? Làm thế nào để các học sinh Tóm tắt bài phép nhân, chia số tự nhiên chọn hình thức như vẽ sơ đồ ra giấy hoặc vẽ bằng phần mềm, làm video, tóm tắt bằng cách gạch đầu dòng,...... HS nộp bài trên Padlet Hệ thống kiến thức dưới dạng video 3.2. Giải pháp 2. Giao phiếu bài tập trên phần mềm Liveworksheets Hiện nay, có rất nhiều phần mềm cũng như công cụ hỗ trợ giảng dạy nhằm đưa những kiến thức đến với học sinh một cách thú vị hơn, dễ dàng hơn. Trong đó, Liveworksheets được đánh giá là phần mềm tập trung nâng cao tính tương tác giữa giáo viên và học sinh hiệu quả nhất. Đây là công cụ cho phép giáo viên tạo các bảng tính tương tác cho học sinh. Giáo viên có thể chuyển đổi các trang tính dưới dạng in truyền thống như doc, pdf, jpg,... thành các bài tập trực tuyến với khả năng chỉnh sửa dễ dàng, gây hứng thú cho học sinh. Đặc biệt đối với môn Toán, khi soạn bài tập có hình vẽ hay là công thức toán học sẽ không bị lỗi phông. a) Quy trình soạn phiếu bài tập trên phần mềm Liveworksheets • Bước 1: Dựa trên kiến thức trọng tâm và các dạng bài tập đã học, giáo viên liệt kê các kiến thức học sinh cần nắm được, các dạng bài tiêu biểu. • Bước 2: Soạn các câu hỏi trắc nghiệm và các bài tập cụ thể theo nội dung đã liệt kê trên file word hoặc powerpoint dưới dạng chọn đáp án đúng, điền đáp án, tích chọn đúng sai, ghép nối,... • Bước 3: Thiết kế phiếu bài tập tương tác trên phần mềm Liveworksheets theo nội dung đã định dạng. • Bước 4: Tùy chỉnh chế độ học sinh làm bài, đặt ra thời hạn làm bài và mức điểm. Cài đặt điểm Cài đặt câu trả lời Mỗi tuần, dựa trên kiến thức học sinh đã học trong tuần hoặc khi kết thúc một đơn vị kiến thức, tôi sẽ soạn một phiếu bài tập tổng hợp dưới dạng trắc nghiệm, điền đáp án hoặc ghép nối trên phần mềm Liveworksheets và gửi tới học sinh. Học sinh sẽ tự thực hiện với thời hạn chậm nhất là sáng chủ nhật mỗi tuần. • Bước 2: Học sinh hoàn thành phiếu trong thời gian quy định. • Bước 3: Sau thời gian quy định, giáo viên kiểm tra thống kê lượt làm bài và điểm số của học sinh. Giao diện làm bài của học sinh bộ. Bên cạnh đó, tôi sẽ đưa ra các bài kiểm tra thường xuyên trên lớp gồm các bài tập tương tự với các bài tập học sinh đã thực hiện trên phiếu. 3.3. Giải pháp 3. Phân loại và dạy học theo đối tượng Việc phân loại đối tượng học sinh là rất quan trọng và cần thiết do sĩ số lớp hiện nay đông và chất lượng học sinh không đồng đều. Ngay từ đầu năm học, sau khi tiến hành khảo sát chất lượng học sinh, tôi đã phân loại học sinh theo các nhóm: Khá – Giỏi, Trung bình, Yếu – Kém. Đối với từng đối tượng học sinh, tôi sẽ áp dụng các phương pháp khác nhau. Về vị trí ngồi, nhóm học sinh có học lực yếu nhất được bố trí ngồi gần bàn giáo viên để tôi có thể tiện theo dõi và giúp đỡ. Đồng thời cử những học sinh học khá giỏi ngồi gần để có thể hướng dẫn các bạn tự học. Cùng với việc sắp xếp vị trí ngồi, tôi sẽ sử dụng phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh và giao nhiệm vụ vừa sức. + Đối với nhóm khá giỏi, sau khi hoàn thành bài tập trong sách, tôi giao thêm các câu hỏi phụ để kích thích học sinh tìm tòi, suy nghĩ. + Đối với nhóm yếu, tôi không yêu cầu học sinh phải hoàn thành tất cả các bài trong sách mà chỉ yêu cầu học sinh hoàn thành những bài tập ở mức độ cơ bản và phải nhớ được các kiến thức đã học (thuộc công thức, tính chất,.) 4. Hiệu quả của giải pháp Qua khảo sát chất lượng sau khi áp dụng giải pháp này, tôi nhận ra rằng học sinh có chuyển biến rõ rệt. Tiết học trở nên thú vị và sôi nổi hơn, học sinh có hứng thú và có thể tiếp thu cũng như nắm kiến thức bài học tốt hơn. Bên cạnh đó, chất lượng kết quả kiểm tra đánh giá định kì môn Toán của lớp 6A5 và 6A2 trong học kì I cũng có những cải thiện tích cực hơn so với thời điểm khảo sát đầu năm học. Lớp Năm học Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu 6A5 2022 - 2023 40 14 18 8 0 6A2 2023 - 2024 42 26 15 1 0 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Hệ thống kiến thức bài học, hoàn thành phiếu bài tập kết hợp với kiểm tra đánh giá, phân loại và dạy học theo đối tượng có vai trò hết sức to lớn đối với cả giáo viên và học sinh trong quá trình tổ chức dạy học. Đối với học sinh, việc hệ thống kiến thức bài học bằng cách tóm tắt, vẽ sơ đồ giúp tổng hợp lại kiến thức đã học, tạo ra tính trực quan về kiến thức đó, từ đó giúp các em dễ dàng nắm bắt kiến thức, hiểu sâu kiến thức, vận dụng sáng tạo, linh hoạt, chủ động các kiến thức đã học, nâng cao hiệu quả học tập môn học. Nhiệm vụ hoàn thành phiếu bài tập kết hợp với kiểm tra đánh giá giúp học sinh củng cố, ôn luyện lại bài học và cũng định hướng cho học sinh phương pháp tự học thông qua các nhiệm vụ cụ thể. Việc phân loại và dạy học theo đối tượng giúp học sinh tiếp thu kiến thức phù hợp với bản thân. Từ đó, học sinh phát huy được tính chủ động, tích cực trong học tập, có ý thức chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp, rèn được thói quen tự học, tự tìm tòi. Đối với giáo viên, việc xây dựng các phương pháp nâng cao khả năng tự học cho học sinh cũng là cơ hội được nâng cao khả năng sáng tạo và thực hiện được vai trò định hướng trong quá trình dạy học. giúp giáo viên làm tốt công tác đầu tư cho tiết dạy, chủ động, linh hoạt trong khâu tổ chức, hướng dẫn học sinh tự khai thác và chiếm lĩnh tri thức; nắm bắt được những nội dung khó trong bài học khiến học sinh bị lúng túng hoặc chưa hiểu bài để lưu ý khi dạy học trực tiếp trên lớp; có được công cụ theo dõi, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo quá trình. Trên đây là một số giải pháp của tôi để nâng cao khả năng tự học môn Toán cho học sinh lớp 6. Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy các giải pháp trên mà tôi nêu ra thực hiện dễ dàng, có hiệu quả tốt và có thể áp dụng cho cả các khối học và cấp học khác để giúp học sinh rèn luyện, phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập. Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học và tạo hứng thú học tập cho học sinh, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp để giải pháp của tôi được hoàn thiện và phát huy hiệu quả hơn nữa. Xin trân trọng cảm ơn ! Hà Nội, ngày tháng năm 2024 NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Thị Hải Yến
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_de_nang_cao_kha_nang.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp để nâng cao khả năng tự học môn Toán cho học sinh Lớp 6.pdf