Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện phát phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh 9
Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được đặt ra trong ngành giáo dục nước ta từ những năm 1960. Trong cuộc cải cách giáo dục lần 2 năm 1980, phát huy tính tích cực đã là một trong các phương hướng cải cách, nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước. Song cho đến nay sự chuyển biến về phương pháp dạy học ở trường phổ thông, phổ biến vẫn là cách dạy thông báo các kiến thức định sẵn, cách học thụ động, sách vở. Tuy nhiên trong nhà trường đã xuất hiện ngày càng nhiều tiết dạy tốt của các giáo viên giỏi, theo hướng tích cực cho học sinh hoạt động, tự chiếm lĩnh tri thức mới nhưng tình trạng chung hàng ngày vẫn là “thầy đọc – trò chép” hoặc giảng giải xen kẽ vấn đáp, tái hiện, giải thích minh họa bằng tranh. Đối với môn ngoại ngữ ở trường phổ thông, việc dạy và học vẫn chỉ dừng ở cấp độ thầy làm mẫu, trò bắt chước chứ chưa phát triển đến cấp độ tìm tòi, sáng tạo. Học sinh còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, ngôn ngữ, chứ chưa vận dụng kết hợp với việc phát triển kĩ năng ngôn ngữ. Do đó năng lực giao tiếp của học sinh còn rất nhiều hạn chế. Học sinh chưa thực sự hứng thú học bộ môn. Dạy học ít gắn với thực hành, khi có thực hành lại không vận dụng được lý thuyết, thiếu liên hệ với thực tiễn sống động. Nhiều giáo viên chưa nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy và học trong môn tiếng Anh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Nếu cứ tiếp tục cách dạy và học thụ động như thế, giáo dục sẽ không đáp ứng được những yêu cầu mới của xã hội. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (2000 – 2020), sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu trên đường tiến vào thế kỉ XXI bằng cạnh tranh trí tuệ đòi hỏi đổi mới giáo dục, trong đó có sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy và học. Đây không phải là vấn đề của riêng nước ta mà là vấn đề đang được quan tâm ở mọi quốc gia trong chiến lược phát triển nguồn lực con người phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội.
Với lý do trên tôi chọn đề tài: “Một số biện phát phát huy tính tích cực của học sinh ở môn tiếng Anh 9”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện phát phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh 9

Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT..............................................................Trang 3 I/. ĐẶT VẤN ĐỀ..............Trang 4 II/. NỘI DUNG.................................Trang 7 II.1 Cơ sở lí luận của vấn đề.......................Trang 7 II.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề .........Trang 8 II.3 Các biện pháp đã tiến hành......................Trang 9 II.4 Kết quả thực hiện. ...............Trang 24 III/. KẾT LUẬN ...............Trang 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........Trang 29 Trang 2 Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được đặt ra trong ngành giáo dục nước ta từ những năm 1960. Trong cuộc cải cách giáo dục lần 2 năm 1980, phát huy tính tích cực đã là một trong các phương hướng cải cách, nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước. Song cho đến nay sự chuyển biến về phương pháp dạy học ở trường phổ thông, phổ biến vẫn là cách dạy thông báo các kiến thức định sẵn, cách học thụ động, sách vở. Tuy nhiên trong nhà trường đã xuất hiện ngày càng nhiều tiết dạy tốt của các giáo viên giỏi, theo hướng tích cực cho học sinh hoạt động, tự chiếm lĩnh tri thức mới nhưng tình trạng chung hàng ngày vẫn là “thầy đọc – trò chép” hoặc giảng giải xen kẽ vấn đáp, tái hiện, giải thích minh họa bằng tranh. Đối với môn ngoại ngữ ở trường phổ thông, việc dạy và học vẫn chỉ dừng ở cấp độ thầy làm mẫu, trò bắt chước chứ chưa phát triển đến cấp độ tìm tòi, sáng tạo. Học sinh còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, ngôn ngữ, chứ chưa vận dụng kết hợp với việc phát triển kĩ năng ngôn ngữ. Do đó năng lực giao tiếp của học sinh còn rất nhiều hạn chế. Học sinh chưa thực sự hứng thú học bộ môn. Dạy học ít gắn với thực hành, khi có thực hành lại không vận dụng được lý thuyết, thiếu liên hệ với thực tiễn sống động. Nhiều giáo viên chưa nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy và học trong môn tiếng Anh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Nếu cứ tiếp tục cách dạy và học thụ động như thế, giáo dục sẽ không đáp ứng được những yêu cầu mới của xã hội. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (2000 – 2020), sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu trên đường tiến vào thế kỉ XXI bằng cạnh tranh trí tuệ đòi hỏi đổi mới giáo dục, trong đó có sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy và học. Đây không phải là vấn đề của riêng nước ta mà là vấn đề đang được quan tâm ở mọi quốc gia trong chiến lược phát triển nguồn lực con người phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội. Với lý do trên tôi chọn đề tài: “Một số biện phát phát huy tính tích cực của học sinh ở môn tiếng Anh 9” 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài này nhằm: Trang 4 Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh Thực nghiệm một số phương pháp dạy và học ngoại ngữ nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: -Từ thực trạng và tính cấp thiết cần đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh THCS, áp dụng một số phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh lớp 6 trong môn tiếng Anh tại trường THCS . - Kế hoạch nghiên cứu : + Thời gian bắt đầu: Từ tháng 9/ 202 + Hoàn thành : tháng 3/2023 Trang 6 Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: Hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề được nêu ra, hay nêu thắc mắc, hay đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ, chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới, tập trung chú ý vào vấn đề đang học, kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn, Tích tích cực học tập đạt những cấp độ từ thấp lên cao như: - Bắt chước: gắng sức làm theo các mẫu hành động của thầy, của bạn, - Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm những cách giải quyết khác nhau về một vấn đề, - Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu. 2. Cơ sở thực tiễn : Từ thập kỉ cuối cùng của thế kỷ XX, các tài liệu giáo dục ở nước ngoài và trong nước, một số văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo thường nói tới việc cần thiết phải chuyển dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Như vậy, qua quá trình giảng dạy bộ môn tiếng Anh tại trường THCS tôi nhận thức được khi đã coi trọng vị trí hoạt động và vai trò của người học thì đương nhiên phải phát huy tính tích cực chủ động của người học. Tuy nhiên, dạy học lấy học sinh làm trung tâm không phải là một phương pháp dạy học cụ thể. Đó là một tư tưởng, quan điểm giáo dục, một cách tiếp cận quá trình dạy học chi phối tất cả qúa trình dạy học về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, đánh giá chứ không phải chỉ liên quan đến phương pháp dạy và học. Những biểu hiện tích cực đặc trưng của học sinh trong hoạt động học tập bộ môn ngoại ngữ được thể hiên ở những mặt chủ yếu sau: - Học sinh có nhu cầu tiếp thu kiến thức, kĩ năng, vận dụng kĩ năng để giao tiếp, gây hứng thú học tập. - Từ chỗ có nhu cầu tiếp thu kiến thức, rèn luyện và vận dụng kĩ năng trong giao tiếp, học sinh sẽ tự giác học tập, chủ động huy động vốn kinh nghiệm đã tích lũy (vốn từ, quy tắc ngữ pháp,) để bắt chước, tái hiện, tìm tòi cách ứng xử và ứng xử sáng tạo trong các tình huống giao tiếp. Trang 8 Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh triển các kĩ năng phức tạp ví dụ như: kĩ năng đọc hiểu vì gặp nhiều từ mới, trừu tượng và khó đoán nghĩa, hoặc như kĩ năng viết và cảm thấy khó diễn đạt, suy nghĩ, ý tưởng cá nhân bằng ngôn ngữ viết. - Nhìn chung học sinh THCS khi có hào hứng, có ý thức nắm bắt và sử dụng được ngoại ngữ nhưng khả năng độc lập trong học tập chưa tốt (ví dụ: còn rụt rè, không tự tin và sợ mắc lỗi trong khi nói). Học sinh ít có cơ hội để luyện tập, hơn nữa lại thiếu kiên trì trong rèn luyện phát triển kĩ năng ngôn ngữ nên kết quả học tập thường bị hạn chế, dễ nản chí và bỏ cuộc.Vì vậy các em cần phải thường xuyên được sự khuyến khích, động viên kịp thời của giáo viên, và đặc biệt cần có sự hỗ trợ của các phương pháp dạy học thích hợp để phát huy được tính tích cực của học sinh, giúp học sinh học tập ngoại ngữ đạt kết quả cao. b. Định hướng việc áp dụng phương pháp dạy học nhằm phát huy tính cực của học sinh *. Định hướng đổi mới dạy và học Nghị quyết TW 4 khóa VII Nghị quyết TW 2 khóa VIII Luận giáo dục *. Động cơ của học sinh trong quá trình học tập Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh - Bồi dưỡng phương pháp tự học - Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn - Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh Động cơ Hứng thú Tự giác Sáng tạo Tích cực Độc lập Trang 10 Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh - Học sinh và giáo viên là những đối tác tích cực trong quá trình dạy và học ngoại ngữ (GV - HS, HS - GV, HS - HS) - Học sinh có cơ hội thực hành giao tiếp trong lớp, tạo thói quen tư duy bằng ngoại ngữ, sự lưu loát khi giao tiếp. - Việc sử dụng hành động và giáo cụ trực quan dựa trên các tình huống giao tiếp tạo hứng thú học tập bộ môn của học sinh, bài giảng sinh động sẽ kích thích và tạo ra tính tích cực của học sinh. *. Một số lưu ý - Lớp học không nên quá đông (30 – 35 học sinh). Giáo viên phải chuẩn bị tốt các giáo cụ trực quan và thể hiện tốt vai trò là một họa sĩ, diễn viên, ca sĩ, trong tiết dạy. Giáo viên phải chuẩn bị nhiều tình huống, chủ đề, chủ điểm sát thực với cuộc sống hàng ngày. - Áp dụng phương pháp này trong từng tiết cụ thể và biết vận dụng một số thủ thuật thích hợp trong giảng dạy. - Cần phải gây động cơ học tập ở học sinh (thông qua việc xây dựng chương trình học tập hợp lí, tạo môi trường tiếng và tình huống lời nói thích hợp, sáng tạo. Chính môi trường tiếng là điều kiện góp phần đáng kể vào việc hình thành hứng thú và nhu cầu học ngoại ngữ. Từ đó sẽ giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc sử dụng ngoại ngữ như một phương tiện giao tiếp. - Cần tập trung hình thành kĩ xảo, kĩ năng lời nói ngoại ngữ trong quá trình dạy học ngoại ngữ, nhưng không tách rời việc cung cấp các tri thức ngôn ngữ cần thiết. Phải hiểu rằng việc hình thành kĩ xảo, kĩ năng lời nói, dù bằng con đường nào (có ý thức hay bắt chước) cũng đều phải sử dụng những vật liệu ngôn ngữ cụ thể theo những quy tắc nhất định. *. Ví dụ minh họa: Tiếng Anh 6 , Bài 9, Tiết 72 - Dùng tranh về một bưu thiếp: Trang 12 Đề tài: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh THCS ở môn tiếng Anh ngữ là khả năng bẩm sinh của mọi con người bình thường. Để giao tiếp được, phương pháp này đòi hỏi phải tính đến phương diện xã hội, văn hóa của ngôn ngữ, các điều kiện xã hội của quá trính sản sinh ngôn ngữ, và tính đến ngôn ngữ được dùng trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, phương pháp giao tiếp còn chú ý đến phương diện nghĩa của ngôn ngữ, hay nói một cách khác cần lưu ý tới ý định giao tiếp. Khái niệm này về sau các nhà ngôn ngữ gọi là chức năng ngôn ngữ. Như vậy, phương pháp giao tiếp ngôn ngữ không chỉ là phương tiện diễn đạt tư duy mà còn là phương tiện giao tiếp. Mục đích cuối cùng của người học ngoại ngữ không chỉ tiếp thu và nắm chắc kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) mà cần phải đạt được năng lực giao tiếp; tức là phát triển được bốn kĩ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) và sử dụng được ngôn ngữ để giao tiếp. *. Ưu điểm Phương pháp giao tiếp có ưu điểm hơn hẳn các phương pháp khác là nó bao trùm mọi phương diện của quá trình dạy học ngoại ngữ: đó là các yếu tố ngôn ngữ, văn hóa, xã hội, các yếu tố ngoài ngôn ngữ nhằm rèn luyện kĩ năng giao tiếp hoàn chỉnh. Đặc biệt phương pháp giao tiêp coi hình thành và phát triển bốn kĩ năng giao tiếp như nghe, nói, đọc và viết là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học. Các kiến thức ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp là phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp. Vì vậy phương pháp giao tiếp thực sự giúp cho học sinh có khả năng sử dụng được tiếng Anh để giao tiếp. *. Một số lưu ý - Giáo viên giữ vai trò là người hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Học sinh đóng vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học; tức là phải phát huy cao độ tính tích cực của các em trong luyện tập thực hành. Ở cấp THCS (lớp 6 và 7), học sinh cần rèn luyện sâu kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Muốn thực thiện được cá nhân phải tích cực và tự giác tham gia thực hành, không sợ mắc lỗi, và cần lưu ý rằng độ lưu loát ngôn ngữ trong giai đoạn này là rất quan trọng. Điều kiện tối thiểu để học sinh thực hành kĩ năng ngôn ngữ là một lớp học không quá đông (khoảng 30 học sinh/lớp); có đầy đủ các thiết bị nghe nhìn như cát-xét, băng/đĩa CD, tranh tình huống. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nên nhấn mạnh vào bốn kĩ năng, và một phần nhỏ kiến thức ngôn ngữ. Kiểm tra kiến thức ngôn ngữ luôn được ưu tiên trong bất kì hình thức nào. Trang 14
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phat_phat_huy_tinh_tich_cu.docx