Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động khởi động giờ học tạo hứng thú phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn Vật lí lớp 10 (sách Kết nối tri thức và cuộc sống) ở trường THPT
Theo tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW, hiện nay dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh (HS) được đặt ra như một yêu cầu bức thiết. Nghị quyết khẳng định: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc (Ban Chấp hành Trung ương, 2013). Vì vậy, trong dạy học, giáo viên (GV) cần quan tâm đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) để người học có cơ hội tự cập nhật tri thức và phát triển năng lực bản thân.
Thông thường, mỗi bài học được thiết kế thành các hoạt động nối tiếp nhau, đó là: Hoạt động khởi động (HĐKĐ); Hoạt động hình thành kiến thức; Hoạt động luyện tập; Hoạt động vận dụng/tìm tòi, mở rộng. Trước yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay, tất yếu GV cần coi trọng HĐKĐ sao cho tạo được ấn tượng đầu tiên tốt đẹp nhất giúp HS chủ động, tự tin khám phá kiến thức.
Một hoạt động khởi động hiệu quả sẽ có tác dụng tích cực trong việc kích thích trí tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh, tạo tâm thế và định hướng nội dung học tập cho các em. Từ đó các em yêu thích môn học hơn, đồng thời chất
lượng bộ môn được nâng cao hơn.
Từ những lí do trên cùng với kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được qua nhiều năm giảng dạy tại Trường THPT Hoàng Mai, Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy và tôi chọn đề
tài: “Một số biện pháp tổ chức hoạt động khởi động giờ học tạo tạo hứng thú phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn Vật lí lớp 10 (sách Kết nối tri thức và cuộc sống) ở trường THPT” làm biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Trong thực tế giảng dạy phân môn Vật lí cấp trung học phổ thông nói chung, lớp 10 nói riêng, tôi nhận thấy phần lớn học sinh học khó khăn, thiếu hứng thú với tiết học. Nên dẫn đến nhiều em còn có thái độ chưa quan tâm, chưa chú ý vào bài học. Điều này đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn.
Thông thường, mỗi bài học được thiết kế thành các hoạt động nối tiếp nhau, đó là: Hoạt động khởi động (HĐKĐ); Hoạt động hình thành kiến thức; Hoạt động luyện tập; Hoạt động vận dụng/tìm tòi, mở rộng. Trước yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay, tất yếu GV cần coi trọng HĐKĐ sao cho tạo được ấn tượng đầu tiên tốt đẹp nhất giúp HS chủ động, tự tin khám phá kiến thức.
Một hoạt động khởi động hiệu quả sẽ có tác dụng tích cực trong việc kích thích trí tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh, tạo tâm thế và định hướng nội dung học tập cho các em. Từ đó các em yêu thích môn học hơn, đồng thời chất
lượng bộ môn được nâng cao hơn.
Từ những lí do trên cùng với kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được qua nhiều năm giảng dạy tại Trường THPT Hoàng Mai, Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy và tôi chọn đề
tài: “Một số biện pháp tổ chức hoạt động khởi động giờ học tạo tạo hứng thú phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn Vật lí lớp 10 (sách Kết nối tri thức và cuộc sống) ở trường THPT” làm biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Trong thực tế giảng dạy phân môn Vật lí cấp trung học phổ thông nói chung, lớp 10 nói riêng, tôi nhận thấy phần lớn học sinh học khó khăn, thiếu hứng thú với tiết học. Nên dẫn đến nhiều em còn có thái độ chưa quan tâm, chưa chú ý vào bài học. Điều này đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động khởi động giờ học tạo hứng thú phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn Vật lí lớp 10 (sách Kết nối tri thức và cuộc sống) ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động khởi động giờ học tạo hứng thú phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn Vật lí lớp 10 (sách Kết nối tri thức và cuộc sống) ở trường THPT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HOÀNG MAI SÁNG KIẾN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG GIỜ HỌC TẠO HỨNG THÚ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG) Ở TRƯỜNG THPT LĨNH VỰC: VẬT LÍ Nhóm tác giả: 1. NGUYỄN VĂN TOẠI 2. ĐẬU HUY PHƯƠNG Tổ: KHTN Số điện thoại: 096677.4656 Năm thực hiện: 2022- 2023 2 1. Tính mới .......................................................................................................................... 50 2. Tính sáng tạo ................................................................................................................... 50 3. Hướng phát triển ............................................................................................................ 51 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 52 4 Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lý lớp 10 đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung. 2. Mục đích nghiên cứu Một hoạt động khởi động hiệu quả sẽ có tác dụng tích cực trong việc kích thích trí tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh, tạo tâm thế và định hướng nội dung học tập cho các em. Từ đó các em yêu thích môn học hơn, đồng thời chất lượng bộ môn được nâng cao hơn. Việc tổ chức hoạt động khởi động cho học sinh trong học dạy phân môn Vật lý lớp 10 nhằm xây dựng một số biện pháp tổ chức hoạt động khởi động tạo hứng thú cho học sinh trong dạy phân môn Vật lý lớp 10 từ đó nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 3. Đối tượng nghiên cứu - Hoạt động khởi động giờ học trong dạy học Vật lí 10 ở trường THPT. - Học sinh lớp 10 (10A1 – 10A6), trường THPT Hoàng Mai 4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu - Trong thời gian hạn hẹp và phạm vi của sáng kiến này, đề tài chỉ giới hạn ở một số biện pháp tổ chức hoạt động khởi động giờ học môn Vật lý lớp 10 (sách KNTT). - Tôi mong muốn đề tài thể hiện rõ một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động trong giờ dạy Vật Lí có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy bộ môn Vật Lí trong nhà trường THPT. Cũng qua đề tài này, tôi muốn cụ thể hoá một số hình thức tổ chức khởi động cho từng bài học cụ thể 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu về các quan điểm, sự định hướng việc dạy và học tích cực cũng như đổi mới PPDH, tổ chức hoạt động khởi động giờ học, SGK, sách GV và các tài liệu khác liên quan. - Phương pháp điều tra: Tìm hiểu việc dạy (thông qua nghiên cứu giáo án, dự giờ, trao đổi với GV) và việc học (thông qua trao đổi với HS, bài kiểm tra) nhằm sơ bộ đánh giá tình hình tổ chức hoạt động khởi động giờ học trong dạy học Vật lí lớp 10 ở trường THPT - Phương pháp TN khoa học giáo dục: Tiến hành TN sư phạm với tiến trình dạy học đã soạn thảo theo kế hoạch. Phân tích kết quả thu được trong quá trình TN sư phạm, đối chiếu với mục đích nghiên cứu và rút ra kết luận của đề tài. - Phương pháp thống kê toán học: sử dụng những kĩ năng thống kê toán học để thống kê, đối chiếu so sánh kết quả khảo sát, kết quả kiểm tra chất lượng học tập trước và sau khi áp dụng sáng kiến. 6 góp phần giúp giáo viên có những biện pháp mới trong tổ chức khởi động giờ học hấp dẫn, hiệu quả. - Với những biện pháp này đã thực sự tạo nên tính hấp dẫn trong khởi động giờ học, góp phần đổi mới PHDH, nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn. - Các biện pháp đã giúp cho GV tránh được lối mòn trong tư duy giảng dạy 1 chiều; giúp học sinh định hướng được tốt hơn trong việc tiếp cận bài học. Luôn có ý thức tự làm mới mình, làm chủ nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức dạy học giúp HS chủ động, tích cực, sáng tạo trong tiếp cận nội dung bài học từ đó có ý thức giải quyết vấn đề bằng nhiều hình thức khác nhau. 8 Thực chất bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của HS, và cũng được diễn ra theo quy luật nhận thức chung của loài người từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý. Vì vậy, những yếu tố trực quan như các sự vật, hiện tượng có thật hoặc các mô hình, tranh vẽ lời nói giàu hình tượng cả GV giúp HS xây dựng được những biểu tượng về chúng, đó là những tài liệu cảm tính, từ những điều đó và thao tác tư duy của HS mà giúp HS hình thành được các khái niệm khoa học. 1.2. Một số vấn đề về khởi động a. Khái niệm Theo từ điển tiếng Việt, Khởi động được hiểu là “thực hiện những động tác nhẹ trước khi bắt đầu”. Như vậy hoạt động khởi động được hiểu là một hoạt động nhằm thực hiện những thao tác cơ bản, nhẹ nhàng trước khi bắt đầu thực hiện một công việc cụ thể nào đó. b. Một số vấn đề chung về hoạt động khởi động giờ dạy * Yêu cầu của hoạt động khởi động giờ dạy - Giáo viên hoặc học sinh thực hiện cần có sự đầu tư về trí tuệ, công sức, thời gian. - Ngắn gọn về thời lượng (2 đến 5 phút). - Tạo được không khí vui vẻ, thoải mái trong lớp học; tạo sự thân thiện thầy và trò. - Có tính hấp dẫn, gây được sự sôi nổi, hào hứng, kích thích được sự hứng thú, tò mò hay tâm lý thi đua, thích khen thưởng của học sinh. - Gợi được vấn đề của bài học. - Học sinh chỉ có thể phán đoán một phần mà chưa thể dùng tri thức cũ vấn đề, buộc phải chú ý bài học mới có thể khám phá điều muốn biết. * Đặc điểm của hoạt động khởi động - Hoạt động khởi động là một hoạt động đầu tiên nằm trong chuỗi hoạt động học tập bởi vậy: hoạt động khởi động chính là hoạt động tạo nền móng, đạp để các hoạt động sau được diễn ra hiệu quả. - Nhiệm vụ học tập trong hoạt động khởi động cần đảm bảo học sinh thể giải quyết trọn vẹn với kiến thức - kỹ năng cũ mà cần phải học thêm kiến thức mới trong các hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập. - Hoạt động khởi động diễn ra nhanh chóng trong một thời gian chỉ tối đa là 5 phút sau khi ổn định tổ chức và trước khi vào bài, nếu lâu hơn sẽ bất lợi. * Phân loại hoạt động khởi động 10 Hoạt động khởi động không tạo được tình huống vấn đề chưa phải là một hoạt động thuyết phục và có tính khoa học. 1.3. Hứng thú và vai trò của hứng thú trong học tập a. Khái niệm hứng thú Hứng thú là một thuộc tính tâm lý của nhân cách, là một hiện tượng tâm lý phức tạp được thể hiện phổ biến trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân con người với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động. Khi con người có hứng thú về điều gì đó, thì cái đó bao giờ cũng được con người ý thức, ta hiểu ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của ta. Khi đó xuất hiện ở bản thân mình một tình cảm đặc biệt đối với nó, do đó hứng thú lôi cuốn hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng và cũng tạo ra tâm lý khát khao tiếp xúc đi sâu vào nó. Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng, thể hiện ở sự chú ý tới đối tượng, khao khát đi sâu nhận thức đối tượng trong sự thích thú được thỏa mãn với đối tượng. b. Đặc điểm của hứng thú Bình thường con người chỉ hứng thú với những cái mới, chưa được khám phá. Còn những điều đã biết nếu không biết cách đưa nó vào một vị trí khác, thổi vào thêm một điều mới lạ, tích cực hơn thì sẽ không tạo được hứng thú. Tuy nhiên thực tế cho thấy không phải cái mới nào cũng tạo được hứng thú. Chỉ khi nào con người thấy được cái mới, cái phong phú, tính sáng tạo và triển vọng trong hoạt động của mình thì mới có thể hình thành những hứng thú vững chắc được. Hứng thú của mỗi cá nhân hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng lĩnh hội tri thức ttrong thời đại đó. Hứng thú phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng và phẩm chất nhân cách. Nghĩa là sự liên hệ qua lại giữa chủ thể và khách thể, giữa yêu cầu của đối tượng với yêu cầu của chủ thể tồn tại ở mức độ tương ứng. Mối quan hệ này có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành những hứng thú ở từng người, từng lứa tuổi. Ví dụ, nếu đối tượng gây cảm xúc cho HS tiểu học chủ yếu là những sự vật, hình ảnh cụ thể, thì hứng thú của HS THPT đa dạng và rộng hơn, HS THPT có thể hứng thú với khoa học kỹ thuật, thể thao, chính trị - xã hội. Hứng thú sẽ luôn bền vững và phong phú nếu nó thường xuyên thức tỉnh sự chú ý và ý nghĩa của mỗi cá nhân và ngược lại tính hay thay đổi hứng thú sẽ nói lên phong cách sống chưa được xác định của một người nào đó. c. Sự hình thành hứng thú Sự hình thành hứng thú có thể được diễn ra theo 2 con đường: tự phát và tự giác. 12 môn Vật lí tác động đến HS cả trong và ngoài giờ lên lớp, kích thích họ tìm kiếm tri thức từ nhiều nguồn tài liệu tham khảo để thỏa mãn nhu cầu nhận thức, đồng thời suy nghĩ tìm ra nhiều hình thức học tập phù hợp, hiệu quả với bản thân hơn. Chính vì vậy, hình thành và phát triển hứng thú học tập cho HS trong quá trình dạy học là mục tiêu quan trọng mà mỗi GV nhằm hướng tới nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. 1.4. Đặc điểm cơ bản của lứa tuổi học sinh lớp 10 với việc tiếp thu môn Vật lí Mỗi giai đoạn phát triển của lứa tuổi học sinh có những đặc điểm riêng biệt, với lứa tuổi học sinh THPT nói chung, lớp 10 nói riêng là giai đoạn tuổi thanh niên. Nội dung và tính chất của hoạt động học tập khác rất nhiều so với hoạt động học tập ở bậc THPT, hoạt động học tập ở mức độc lập cao hơn nhiều, kinh nghiệm sống các em đã phong phú hơn, ý thức về trách nhiệm của bản thân cao hơn. Do vậy, thái độ có ý thức của các em lứa tuổi này đối với học tập ngày càng phát triển. - Thái độ có lựa chọn hơn đối với các môn học cho nên ở các em hình thành hứng thú học tập gắn liền với môn học. Các em đã xác định cho mình một hứng thú về một môn học nào đó và thường liên quan đến việc chọn ngành nghề của HS, nên nhiều em rất tích cực học một số môn mà các em chọn các môn yêu thích, mặt khác các em lại sao nhãng các môn học khác. - Ở độ tuổi này các em đã có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo, tư duy của các em chặt chẽ, có căn cứ và nhất quán hơn trước đó. Những đặc điểm đó tạo điều kiện cho HS thực hiện các thao tác tư duy phức tạp, phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và nắm được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên. Các em có khả năng tự làm thí nghiệm, tự tạo ra các thí nghiệm đơn giản, vận dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống. Do vậy, các em thuận lợi hơn trong việc tiếp thu các kiến thức về Vật lí và vận dụng vào thực tiễn. 14 Việc tổ chức khởi động như vậy khiến học sinh không được chuẩn bị tâm thế cho việc học bài mới. Học sinh bước vào bài mới mà không có sự hứng thú học tập, không được định hướng nội dung chủ yếu của bài học. HS sẽ chán học, uể oải. Để tìm hiểu thực tiễn cho việc tổ chức hoạt động khởi động giờ dạy Vật lý lớp 10 ở trường THPT Hoàng Mai, chúng tôi đã tiến hành điều tra về nhận thức, mức độ sử dụng, hiệu quả cũng như việc cải tiến, thiết kế phần khởi động của giáo viên trường THPT (Nội dung điều tra theo mẫu phiếu điều tra thực trạng, phụ lục). Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của GV về việc thiết kế phần khởi động trong quá trình dạy học Vật lý lớp 10 ở trường THPT thể hiện qua bảng 1.1 Bảng 1.1. Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của giáo viên về việc thiết kế phần khởi động trong quá trình dạy học ở trường THPT Mức độ nhận thức Số phiếu Tỉ lệ % Rất cần thiết 8 80 Cần thiết 2 20 Không cần thiết 0 0 Kết quả thu được cho thấy: Hiện nay, giáo viên đều đánh giá cao tầm quan trọng và sự cần thiết của việc thiết kế phần khởi động trong quá trình dạy học. 100% GV được khảo sát đều khẳng định không thể thiếu phần khởi động trong quá trình dạy học Vật lý lớp 10. Theo đánh giá của giáo viên THPT, việc thiết kế phần khởi động trong dạy học Vật lý lớp 10 làm bộc lộ những hiểu biết có sẵn của học sinh, tạo mối liên tưởng đến kiến thức bài học mới; kích thích sự tò mò, mong muốn hiểu biết bài học mới của học sinh, phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Từ sự phân tích trên cho thấy giáo viên THPT đã có sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của thiết kế phần khởi động trong quá trình dạy học Vật lý lớp 10. Điều đó có thể cho phép khẳng định mức độ cần thiết và ý nghĩa của Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học ở trường THPT hiện nay. Để đánh giá mức độ thiết kế phần khởi động hiện nay tôi dựa trên cơ sở đánh giá của GV và kết quả điều tra được trình bày trong bảng 1.2 như sau: Bảng 1.2. Kết quả khảo sát mức độ thiết kế phần khởi giờ dạy môn Vật lý lớp 10 ở trường THPT Mức độ sử dụng Số phiếu Tỉ lệ (%) Thường xuyên 4 40 Thỉnh thoảng 4 40 Không sử dụng 2 20 16
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_kho.pdf