Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng hiệu quả ôn tập từ vựng tiếng Anh cho học sinh Lớp 7 Trung học cơ sở
Nội dung chương trình sách giáo khoa môn Tiếng Anh thuộc Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 Cấp Trung học Cơ sở bao gồm các chủ điểm gần gũi với cuộc sống, sát thực với nhu cầu và hứng thú của các em học sinh. Nhờ vậy, một số học sinh rất yêu thích môn học và tự hình thành cho mình phương pháp học tập bộ môn này hiệu quả.
Trong thời gian giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở cấp Trung học Cơ sở, các khảo sát của bản thân và đồng nghiệp đã cho thấy, để sử dụng tốt Tiếng Anh, đòi hỏi các em học sinh phải đảm bảo việc học tốt từ vựng. Tuy nhiên, do những yếu tố chủ quan và khách quan, phần lớn các em học sinh vẫn gặp khó khăn khi học từ vựng, đặc biệt là ghi nhớ từ, dẫn tới vốn từ vựng của các em rất hạn chế. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng kết quả học tập của các em, mà còn khiến các em thiếu đi sự tự tin khi thực hành giao tiếp Tiếng Anh trong đời sống. Để khắc phục điều này, một trong những yếu tố tiên quyết là phải có sự hỗ trợ tốt của giáo viên về các thủ thuật học và ghi nhớ từ vựng.
Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay, toàn ngành giáo dục đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động dạy và học. Trong dạy học ngoại ngữ, những định hướng đổi mới này càng thiết thực vì không ai có thể thay thế người học trong việc nắm bắt, ôn luyện và sử dụng kiến thức trong hoạt động giao tiếp bằng chính năng lực của mình.
Từ thực trạng trên, với vai trò là một giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh, tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp các em ghi nhớ từ vựng nhiều hơn, lâu hơn và có thể sử dụng vốn từ học được trong giao tiếp. Tôi đã đặt ra nhiệm vụ cho mình là đổi mới phương pháp dạy – học từ vựng sao cho vừa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, vừa đảm bảo mục tiêu tăng khả năng ghi nhớ từ vựng Tiếng Anh cho các em. Đó là lý do tôi lựa chọn đề tài Một số biện pháp tăng hiệu quả ôn tập từ vựng tiếng Anh cho học sinh Trung học cơ sở. Để kiểm tra tính hiệu quả của biện pháp, tôi đã triển khai thực nghiệm với lớp mà tôi đảm nhiệm giảng dạy tại trường Trung học Cơ sở Bồ Đề là lớp 7A3, trong phạm vi thời gian là từ giữa học kỳ I đến giữa học kỳ II năm học 2022 – 2023.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng hiệu quả ôn tập từ vựng tiếng Anh cho học sinh Lớp 7 Trung học cơ sở

nhiệm giảng dạy tại trường Trung học Cơ sở Bồ Đề là lớp 7A3, trong phạm vi thời gian là từ giữa học kỳ I đến giữa học kỳ II năm học 2022 – 2023. II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 1. Cơ sở lý thuyết Bộ nhớ của con người có khả năng thu nạp thông tin nhanh nhưng cũng dễ dàng bị mai một. Khi người học lần đầu tiếp nhận một kiến thức mới, khả năng ghi nhớ là 100%. Tuy nhiên, nếu không có sự tiếp cận lại, ôn tập lại phù hợp, người học sẽ nhanh chóng quên đi những kiến thức đã học. Đây là lý do vì sao dù người học có cách ghi nhớ kiến thức hiệu quả nhưng nếu những kiến thức này không được củng cố liên tục và đúng cách, sẽ dẫn đến việc chúng bị lãng quên. Vậy nên, bên cạnh việc thu nạp kiến thức mới, người học nên dành thời gian ôn lại mảng kiến thức đã học một cách chủ động và liên tục để lưu trữ chúng một cách lâu dài. Việc ôn tập kiến thức với tần suất thường xuyên và phương pháp phù hợp mang rất nhiều lợi ích cho người học. Về kiến thức môn học, chúng giúp chuyển những kiến thức ở dạng trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn; tăng khả năng linh hoạt và vận dụng kiến thức trong nhiều tình huống khác nhau; tạo dựng sợi dây kết nối giữa các thông tin đa dạng, thuận lợi cho việc hệ thống hóa kiến thức. Về kỹ năng học, chúng giúp người học đánh giá việc học của chính mình và xác định điểm mạnh của bản thân cũng như bất kỳ lỗ hổng nào trong quá trình học, nhằm đưa ra biện pháp kịp thời để tăng hiệu quả trau dồi kiến thức. 2. Thực trạng vấn đề Trên thực tế dạy và học Tiếng Anh ở trường phổ thông, việc ôn tập từ vựng được ứng dụng qua các hình thức truyền thống như: vào đầu tiết học, học sinh gấp hết sách vở rồi đọc lại nghĩa của một số từ vựng trong bài cũ, hay làm những bài kiểm tra viết ngắn. Ưu điểm của chúng là dễ dàng thực hiện, tiết kiệm thời gian và chi phí cho giáo viên, nhanh chóng đưa ra kết quả, phù hợp với lớp có sĩ số lớn (khoảng 40 học sinh). 2 chỉ chuyển thẻ nhớ sang bộ tiếp theo sau khi đã truy hồi kiến thức thành công tối thiểu 3 lần. Mục đích của việc này là để chắc chắn rằng học sinh đã hiểu rõ và có phản xạ tốt với lượng từ vựng mới, nhằm tránh việc chủ quan. Ví dụ: Khi dạy Unit 5: Food and drink các bài 1, 2, 7, tôi đã áp dụng thẻ từ vựng để kiểm tra khả năng ghi nhớ của học sinh. Thay vì nhanh chóng lật thẻ lên sau khi nhớ được nghĩa, học sinh cần tự gợi nhớ lại tất cả nội dung liên quan đến từ vựng như cách phát âm, loại từ, hay ngữ cảnh mà từ đó được sử dụng, thông qua việc hồi tưởng, liên hệ hoặc đặt ví dụ. Hình ảnh 1: Một số thẻ từ vựng Unit 5: Food and Drink 3.1.2. Sơ đồ tư duy Đây là một phương pháp học tập rất phổ biến trong việc giúp ôn tập từ vựng. Ở cách học này, học sinh sẽ xây dựng một sơ đồ biểu thị quan hệ giữa các từ vựng. Cụ thể, học sinh có thể xây dựng các sơ đồ từ vựng theo chủ đề, sau đó gợi nhớ tới những từ vựng liên quan tới chủ đề đó rồi từ từ chia ra các nhánh như các từ loại có liên quan. Cách này sẽ giúp cho các từ vựng đã học được hệ thống hóa tốt hơn và cũng dễ dàng cho việc tìm kiếm và ôn luyện theo từng chủ đề sau này. Học sinh có thể sử dụng tài liệu trong quá trình xây dựng sơ đồ tư duy. Điều này có thể tạo cho học sinh cơ hội xem và nghiên cứu lại những chùm từ vựng đã học đồng thời chắt lọc ra những từ bản thân cần phải nhớ. 4 việc liệu học sinh có thực sự hiểu từ hay chưa. Bên cạnh đó, việc góp ý, bổ sung cho nhau cũng là cách củng cố kiến thức một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Hình ảnh 3: Trang viết những từ, cụm từ và câu nhớ được sau khi học Bài 2 - Unit 1: Hobbies của hai học sinh 3.2. Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin Bên cạnh những tấm thẻ từ vựng ở dạng truyền thống, học sinh được khuyến khích sử dụng một số ứng dụng học tập miễn phí có thiết kế ở dạng thẻ từ vựng, điển hình như Quizlet. Với đồ họa đẹp mắt, âm thanh chuẩn bản xứ cùng hiệu ứng sống động, học sinh luôn cảm thấy thích thú khi học tập trên Quizlet. Ngoài ra, ứng dụng này còn có nhiều lợi ích khác như tối ưu thời gian, không gian, tức là học sinh có thể học các bộ thẻ từ vựng mà giáo viên giao mọi lúc, mọi nơi; tìm thêm hoặc tự tạo cho riêng mình những bộ thẻ từ vựng tùy theo nhu cầu học; hay chia sẻ bộ thẻ từ vựng của mình cho học sinh khác. Ví dụ: Ở Unit 3: Community Service, mỗi học sinh được giao nhiệm vụ sưu tầm một bộ thẻ từ vựng trên ứng dụng Quizlet và thực hiện luyện tập với bộ thẻ từ vựng của mình. 6 hình thức mới lạ. Với chùm từ vựng của Unit 4 này, nhóm học sinh đã lựa chọn hình thức Sơ đồ tư duy. - Thực hiện trên lớp Nhóm học sinh được giao nhiệm vụ sẽ lên đảm nhận vị trí ‘quản trò’. Các em tự giới thiệu cách thức, điều khiển hoạt động và báo cáo tình hình học từ vựng của các bạn trong lớp sau hoạt động nêu trên. Cụ thể, nhóm trình bày lên bảng một Sơ đồ tư duy với chủ đề trung tâm và phát những tấm thẻ có ghi các từ trong danh sách cho các bạn trong lớp. Nhóm yêu cầu các bạn đặt những tấm thẻ này vào vị trí phù hợp trong Sơ đồ tư duy. Unit 4: Music and Arts Từ Nghĩa của từ composer nhà soạn nhạc actress diễn viên nữ painter họa sĩ art gallery triển lãm nghệ thuật concert hall phòng hòa nhạc puppet theatre nhà hát biểu diễn rối paintbrush cọ vẽ camera máy ảnh Bảng 1: Danh sách từ thuộc Unit 4 được nhóm học sinh lựa chọn 4. Hiệu quả Sau khi vận dụng các biện pháp trên vào tiết dạy trên lớp, tôi nhận thấy chất lượng kiến thức cũng như thái độ học tập của học sinh có chuyển biến rõ rệt. Do có sự luyện tập từ vựng thường xuyên và đa dạng, học sinh trở nên chủ động trong việc học từ vựng. Các em cũng rất tích cực tham gia các hoạt động ôn luyện từ vựng trên lớp, đồng thời biết nhận xét và bổ sung cho nhau. Học sinh có thể đọc và hiểu được những đoạn văn và bài văn tiếng Anh thuộc nhiều chủ đề. Các em cho biết bản thân cảm thấy yêu thích việc học từ vựng hơn; hiểu bài và nhớ bài tốt hơn. 8 Giữa học kỳ Giữa học kỳ I II Biểu đồ 3: Mức độ yêu thích việc học từ mới III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Như vậy đề tài mà tôi nghiên cứu bước đầu đã mang lại kết quả, với minh chứng là khả năng học và nhớ các từ vựng của học sinh trong các lớp mà tôi đảm nhiệm giảng dạy ở trường THCS Bồ Đề được nâng cao. Tôi hy vọng những biện pháp này không chỉ được áp dụng với đối tượng học sinh lớp 7 và với bộ môn Tiếng Anh, mà còn được áp dụng để thực hiện cho nhiều đối tượng học sinh khác, ở nhiều bộ môn khác. Tôi chân thành mong muốn được nhận sự góp ý từ Ban giám khảo và đồng nghiệp để tôi có thể rút kinh nghiệm khi vận dụng những biện pháp trên đây được hiệu quả hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bồ Đề, ngày 23 tháng 3 năm 2023 Người viết Tạ Hà Thảo BAN GIÁM HIỆU DUYỆT 10
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tang_hieu_qua_on_tap.docx