Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh khi giảng dạy chủ đề Liên kết hóa học trong 3 bộ SGK Hóa học 10 (Chương trình 2018)

Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu. Ngày nay xã hội không ngừng phát triển nên đòi hỏi nền giáo dục cũng không ngừng thay đổi. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đầu tư để phát triển giáo dục để tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo phần định hướng đã chỉ rõ “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn liền với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Nghị quyết cũng đưa ra giải pháp “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực; chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”.
Trong chương trình GDPT 2018 thì chương trình môn Hoá học đề cao tính thực tiễn; tránh khuynh hướng thiên về tính toán; chú trọng trang bị các khái niệm công cụ và phương pháp sử dụng công cụ, đặc biệt là giúp học sinh có kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng vận dụng các tri thức hóa học vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống. Về kiến thức thực tiễn thì trong quá trình dạy học có thể chúng ta đã đưa vào bài dạy, nhưng để tạo hứng thú học tập cho học sinh từ kiến thức này thì chưa thực sự có nhiều, nhất là trong chương trình hiện hành. Do đó, với mục tiêu giáo dục của chương trình 2018 là đào tạo ra những con người mới, có nhiều phẩm chất năng lực mới, nhằm phát triển mạnh mẽ năng lực số cho các em trong thời đại 4.0, tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh khi giảng dạy chủ đề Liên kết hóa học - Hóa học 10 (Chương trình 2018)” nhằm đáp ứng yêu cầu đó.
pdf 77 trang Thanh Ngân 11/01/2025 90
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh khi giảng dạy chủ đề Liên kết hóa học trong 3 bộ SGK Hóa học 10 (Chương trình 2018)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh khi giảng dạy chủ đề Liên kết hóa học trong 3 bộ SGK Hóa học 10 (Chương trình 2018)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh khi giảng dạy chủ đề Liên kết hóa học trong 3 bộ SGK Hóa học 10 (Chương trình 2018)
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 TÊN ĐỀ TÀI: 
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG CHUYỂN ĐỔI 
 SỐ CHO HỌC SINH KHI GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ 
 “LIÊN KẾT HÓA HỌC” - HÓA HỌC 10 
 (CHƯƠNG TRÌNH 2018) 
 Môn : Hóa học 
 Tên tác giả : Đặng Sỹ Nam – Phan Văn Hưng 
 Tổ : Khoa học tự nhiên 
 Nhóm : Hóa học 
 Số điện thoại : 0945476369 - 0988031114 
 N¨m häc 2022 - 2023 
 2 
 bày kết quả hoạt động nhóm trực tiếp và trên môi trường số 
2.2. Giáo án minh họa áp dụng “rèn luyện kĩ năng chuyển đổi số cho 19 
học sinh khi giảng dạy chủ đề Liên kết hóa học” 
2.2.1. Kế hoạch thực hiện chủ đề “ Liên kết hóa học” 19 
2.2.2. Kế hoạch bài dạy 20 
2.3. Kiểm tra, đánh giá 42 
2.3.1. Mục tiêu 42 
2.3.2. Tổ chức kiểm tra đánh giá. 43 
2.3.3. Cấu trúc và nội dung kiểm tra 43 
2.4. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp 43 
2.4.1. Nội dung và phương pháp khảo sát 43 
2.4.1.1 Mục đích khảo sát. 43 
2.4.1.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 44 
2.4.1.3. Đối tượng khảo sát. 44 
2.4.2. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 44 
đã đề xuất 
2.5. Thực nghiệm 46 
2.5.1. Khảo sát mức độ yêu thích và hiệu quả tiết dạy 46 
2.5.2. Kết quả kiểm tra đánh giá 47 
2.5.3. Nhận xét 48 
 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 
1. Kết luận 49 
2. Kiến nghị 50 
2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo 50 
2.2. Với các nhà trường và cơ sở giáo dục 50 
2.3. Với giáo viên 50 
2.4. Với học sinh 50 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO - PHỤ LỤC 51-75 
 4 
 Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 1. Lý do chọn đề tài 
 Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, giáo dục được coi là quốc 
sách hàng đầu. Ngày nay xã hội không ngừng phát triển nên đòi hỏi nền giáo dục 
cũng không ngừng thay đổi. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đầu tư để phát triển 
giáo dục để tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nghị quyết số 29-
NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn 
diện giáo dục và đào tạo phần định hướng đã chỉ rõ “Phát triển giáo dục và đào 
tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá 
trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và 
phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn liền với thực tiễn; giáo dục 
nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Nghị quyết cũng 
đưa ra giải pháp “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng 
hiện đại; phát huy tính tích cực; chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng 
của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập 
trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập 
nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. 
 Trong chương trình GDPT 2018 thì chương trình môn Hoá học đề cao tính 
thực tiễn; tránh khuynh hướng thiên về tính toán; chú trọng trang bị các khái niệm 
công cụ và phương pháp sử dụng công cụ, đặc biệt là giúp học sinh có kĩ năng thực 
hành thí nghiệm, kĩ năng vận dụng các tri thức hóa học vào việc tìm hiểu và giải 
quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của 
cuộc sống. Về kiến thức thực tiễn thì trong quá trình dạy học có thể chúng ta đã 
đưa vào bài dạy, nhưng để tạo hứng thú học tập cho học sinh từ kiến thức này thì 
chưa thực sự có nhiều, nhất là trong chương trình hiện hành. Do đó, với mục tiêu 
giáo dục của chương trình 2018 là đào tạo ra những con người mới, có nhiều phẩm 
chất năng lực mới, nhằm phát triển mạnh mẽ năng lực số cho các em trong thời đại 
4.0, tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng chuyển đổi số cho 
học sinh khi giảng dạy chủ đề Liên kết hóa học - Hóa học 10 (Chương trình 
2018)” nhằm đáp ứng yêu cầu đó. 
 2. Mục đích nghiên cứu 
 Mục đích của đề tài là nghiên cứu xây dựng một số phương pháp rèn luyện kĩ 
năng tự học theo hướng phát triển năng lực, khai thác các nội dung được học về 
liên kết hóa học để từ đó nâng cao năng lực tìm hiểu và giải quyết các vấn đề liên 
quan và phát triển năng lực số cho học sinh, từ đó góp phần nâng cao hứng thú và 
chất lượng dạy học hóa học ở trường phổ thông theo định hướng đổi mới giáo dục 
phổ thông. 
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 - Nghiên cứu các vấn đề lí luận liên quan đến đề tài: Xu hướng đổi mới giáo 
dục phổ thông hiện nay; tầm quan trọng phát triển năng lực số cho học sinh trong 
 6 
 Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 
 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 
 1.1.1.Quan điểm về năng lực 
 Theo tác giả Bernd Meiner và Nguyễn Văn Cường [11, tr.68], NL được định 
nghĩa như sau: “Năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các 
hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong các tình huống thay đổi thuộc 
các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo 
và kinh nghiệm cũng như sẵn sàng hành động”. 
 Theo Denys Tremblay (2002), nhà tâm lý học người Pháp: “Năng lực là khả 
năng hành động, đạt được thành công và chứng minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng 
huy động và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết 
các vấn đề trong cuộc sống”. 
 Theo PGS.TS Nguyễn Công Khanh [9] “Năng lực là khả năng thực hiện 
thành công hoạt động trong bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến 
thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, Năng 
lực của các cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá 
nhân đó khi giải quyết các vấn đề xác định của cuộc sống”. 
 Như vậy, NL là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp 
với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động, nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động 
đó đạt hiệu quả cao. 
 1.1.2. Cấu trúc năng lực 
 NL được chia thành 2 loại NL cốt lõi là NL chung và NL chuyên biệt. Trong 
đó: 
 - NL chung bao gồm: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải 
quyết vấn đề và sáng tạo. 
 + NL đặc chuyên biệt gồm: NL ngôn ngữ, NL tính toán, NL khoa học, NL 
công nghệ, NL tin học, NL thẩm mĩ, NL thể chất, NL tìm hiểu tự nhiên và xã hội. 
 + Theo tác giả Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường [5] cấu trúc chung của NL 
hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 NL thành phần: NL chuyên môn, NL 
phương pháp, NL xã hội, NL cá thể. 
 NL chuyên môn (Professional competency): là khả năng thực hiện các nhiệm 
vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, 
có PP và chính xác về mặt chuyên môn. 
 NL phương pháp (Methodical competency): là khả năng đối với những hành 
động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn 
đề. 
 NL xã hội (Social competency): là khả năng đạt được mục đích trong những 
tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau 
trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. 
 8 
 hàng ngày đối với trẻ, tất cả đã hình thành nên phương thức giáo dục trong đó trẻ 
hòa nhập xã hội bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông số tại nhà” 
(Mascheroni et al. 2016). Livingstone và Byrne (2015) lưu ý về vai trò của cha mẹ 
và gia đình là phương tiện số trung gian thay đổi tùy theo bối cảnh địa phương với 
sự khác biệt rõ rệt giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, đồng thời 
đề xuất chính phủ các nước và các bên liên quan khác nên đầu tư nhiều hơn vào 
nâng cao năng lực công nghệ số nhằm hỗ trợ cha mẹ để họ có thể tạo điều kiện cho 
con cái họ học tập và phát triển trong thời đại công nghệ số. 
 Các nhà trường đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các năng lực 
số bao gồm khả năng sáng tạo khi tích hợp công nghệ kỹ thuật số như một công cụ 
học tập tích cực (Chaudron et al. 2018). Các trường học cũng như các trung tâm 
học tập cộng đồng là chìa khóa để nâng cao nhận thức, xây dựng kĩ năng tư duy 
phản biện và khả năng thích nghi cũng như có ảnh hưởng đến chiến lược công 
nghệ hỗ trợ trung gian của các gia đình. 
 1.2.3. Kỹ năng chuyển đổi 
 Theo các tổ chức Quốc tế, bên cạnh năng lực số thì những kĩ năng qua trọng 
đối với học sinh là những kĩ năng chuyển đổi (Transferable Skills) bao gồm các kỹ 
năng tư duy bâc cao và kĩ năng sống như: giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, 
quản lý cảm xúc, thấu hiểu và giao tiếp tạo điều kiện cho trẻ em và thanh thiếu 
niên trở thành những người học nhanh nhẹn, dễ thích nghi và là những công dân 
được trang bị để tự điều chỉnh, định hướng khi phải đối mặt với các thách thức cá 
nhân, học tập, 3 xã hội và kinh tế. Kỹ năng chuyển đổi đi kèm với kiến thức và giá 
trị nhằm kết nối, củng cố và phát triển các kỹ năng khác cũng như xây dựng kiến 
thức sâu rộng hơn. 
 Các kĩ năng chuyển đổi được hình thành phát phát triển cho học sinh thông 
qua việc giáo viên khai thác công cụ CNTT để tổ chức dạy học gồm: 
 (a) Kỹ năng tự học được hình thành khi học sinh xem video bài giảng, tài 
liệu học tập, bài tập; 
 (b) Khi học sinh tương tác với bạn trong nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ, sản 
phẩm học tập (thông qua các ứng dụng được kết nối trên Internet) các kỹ năng hợp 
tác chia sẻ của học sinh được phát triển; 
 (c) Khi học sinh đánh giá bài học của từng nhóm, các kỹ năng tương tác với 
nhau được phát triển; 
 (d) Khi học sinh trong nhóm hoàn thiện sản phẩm và trao đổi với các nhóm 
khác, các kỹ năng trao đổi, hợp tác cũng được pháp triển; 
 (e) Khi học sinh trong nhóm báo cáo kết quả với cả lớp, kỹ năng thuyết trình 
và hợp tác được củng cố và phát triển; 
 (f) Ngoài ra, các kĩ năng tư duy bậc cao và kĩ năng sống như: giải quyết vấn 
đề, sáng tạo, quản lý cảm xúc, thấu hiểu và giao tiếp được phát triển; đây chính là 
 10 
 Câu 3: Khó khăn của GV khi tổ chức dạy học để rèn luyện kĩ năng chuyển đổi số 
cho học sinh. 
 Mất thời gian, Khó đảm bảo tiến Giáo viên chưa thành Năng lực công 
 tốn công sức độ thực hiện thạo về công nghệ nghệ thông tin của 
 chuẩn bị chương trình chung thông tin học sinh không 
 đáp ứng được 
 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 
 9 56,25 10 62,5 6 37,5 8 50 
 Câu 4: Thầy cô có đồng ý nên Đồng ý Không đồng ý 
tổ chức dạy học rèn luyện kĩ năng 
 Số lượng % Số lượng % 
chuyển đổi số cho học sinh hay 
không? 15 93,75 1 6.25 
 1.3.1.2. Thực trạng học tập của học sinh 
 Tác giả đã tiến hành khảo sát tìm hiểu thực trạng học tập của học sinh bằng 
cách phỏng vấn lấy ý kiến trực tiếp cho học sinh lớp 10 của một số trường THPT 
trên địa bàn tỉnh Nghệ an. 
 Sau khi phát phiếu tìm hiểu (Phụ lục 1.2) về mức độ hứng thú của HS trong 
học tập hoá học nói chung ; thực tế việc học tập hoá học của HS; khả năng và mức 
độ hứng thú được tham gia vào các chủ đề học tập áp dụng công nghệ thông tin. 
 Kết quả thu được ở các bảng sau : 
 Câu hỏi Số học Có Không 
 sinh khảo (chiếm %) (chiếm %) 
 sát 
 Câu 1: Em có yêu thích và hứng thú với 196 164 32 
 việc học môn hoá học ở trường THPT (83,7%) (16,3%) 
 không? 
 Câu 2: Em có hứng thú với việc dạy học có 196 175 21 
 rèn luyện kĩ năng chuyển đổi số ở trường (89,3%) (10,71%) 
 THPT không? 
 12 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_luyen_ki_nang_chu.pdf