Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh Lớp 2 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống ở trường Tiểu học Tự Lập B

Ở chương trình tiểu học, phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt. Đây là phân môn sử dụng và tổng hợp các kiến thức, kỹ năng Tiếng Việt từ các phân môn Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu. Tập làm văn giúp cho học sinh vận dụng các hiểu biết và kỹ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp. Để làm được một bài văn nói hoặc viết, người làm phải hoàn thiện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết phải vận dụng các hiểu biết kiến thức về Tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này, các kỹ năng và kiến thức đó được hoàn thiện và nâng cao dần. Do đó, Tiếng Việt không chỉ xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ tổng hợp để giao tiếp. Phân môn Tập làm văn thực hiện mục tiêu quan trọng nhất của dạy học là dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập. Việc học tốt môn Tập làm văn giúp cho học sinh phát triển tư duy logic, có sự hiểu biết, có tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, gắn bó với con người và vạn vật xung quanh. Từ đó, tâm hồn và nhân cách của các em sẽ được hình thành và phát triển. Việc dạy cho học sinh cách viết và trình bày một đoạn văn rất quan trọng, nó góp phần giúp cho học sinh học tốt hơn phân môn Tập làm văn ở các lớp trên.

Trên thực tế hiện nay tôi thấy việc dạy học sinh viết đoạn văn trong phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 2 còn nhiều khó khăn vì các em vừa mới lớp Một lên, mới tập làm quen với phân môn này, các em còn nhiều bỡ ngỡ, chưa có phương pháp học hợp lý. Mặt khác vốn sống của các em còn nghèo nàn, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn hạn chế, các em còn ít xúc cảm nên ngay từ những tiết học đầu tiên về viết đoạn văn ngắn, mặc dù đã được giáo viên hướng dẫn cụ thể cách viết, các em chưa tiếp nhận được mà các em còn nghĩ sao viết vậy, không theo trật tự logic nào, thậm chí không sử dụng dấu câu trong quá trình viết văn, có em chỉ trả lời câu hỏi gợi ý cộc lốc, gạch đầu dòng, xuống dòng tùy tiện, không rõ ý, rõ câu, không thành đoạn.

Khi dạy Tập làm văn, giáo viên thường gặp khó khăn là học sinh thụ động, ít phát biểu, có chăng cũng chỉ là những học sinh có năng khiếu hoạt động hoặc các em chỉ trả lời câu hỏi mà không có sự liên kết thành đoạn, diễn đạt lủng củng, … nói đã khó, viết càng khó hơn. Do đó, tôi suy nghĩ nên làm cách nào để giúp các em hứng thú khi học phân môn này.

Với mong muốn được đóng góp kinh nghiệm nhỏ của mình trong việc hướng dẫn học sinh lớp 2 viết đoạn văn. Tôi đã mạnh dạn tìm ra “ Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống ở trường Tiểu học Tự Lập B

docx 29 trang Thanh Ngân 08/11/2024 932
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh Lớp 2 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống ở trường Tiểu học Tự Lập B", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh Lớp 2 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống ở trường Tiểu học Tự Lập B

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh Lớp 2 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống ở trường Tiểu học Tự Lập B
 A. MỞ ĐẦU 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Ở chương trình tiểu học, phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học 
môn Tiếng Việt. Đây là phân môn sử dụng và tổng hợp các kiến thức, kỹ năng Tiếng Việt từ các 
phân môn Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu. Tập làm văn giúp cho học sinh vận dụng 
các hiểu biết và kỹ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp. Để làm 
được một bài văn nói hoặc viết, người làm phải hoàn thiện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết phải vận 
dụng các hiểu biết kiến thức về Tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này, các kỹ năng và kiến thức 
đó được hoàn thiện và nâng cao dần. Do đó, Tiếng Việt không chỉ xem xét từng phần, từng mặt qua 
từng phân môn mà trở thành một công cụ tổng hợp để giao tiếp. Phân môn Tập làm văn thực hiện 
mục tiêu quan trọng nhất của dạy học là dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học 
tập. Việc học tốt môn Tập làm văn giúp cho học sinh phát triển tư duy logic, có sự hiểu biết, có tình 
cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, gắn bó với con người và vạn vật xung quanh. Từ đó, tâm hồn 
và nhân cách của các em sẽ được hình thành và phát triển. Việc dạy cho học sinh cách viết và trình 
bày một đoạn văn rất quan trọng, nó góp phần giúp cho học sinh học tốt hơn phân môn Tập làm văn 
ở các lớp trên. 
Trên thực tế hiện nay tôi thấy việc dạy học sinh viết đoạn văn trong phân môn Tập làm văn cho học 
sinh lớp 2 còn nhiều khó khăn vì các em vừa mới lớp Một lên, mới tập làm quen với phân môn này, 
các em còn nhiều bỡ ngỡ, chưa có phương pháp học hợp lý. Mặt khác vốn sống của các em còn 
nghèo nàn, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn hạn chế, các em còn ít xúc cảm nên ngay từ những tiết 
học đầu tiên về viết đoạn văn ngắn, mặc dù đã được giáo viên hướng dẫn cụ thể cách viết, các em 
chưa tiếp nhận được mà các em còn nghĩ sao viết vậy, không theo trật tự logic nào, thậm chí không 
sử dụng dấu câu trong quá trình viết văn, có em chỉ trả lời câu hỏi gợi ý cộc lốc, gạch đầu dòng, 
xuống dòng tùy tiện, không rõ ý, rõ câu, không thành đoạn. 
Khi dạy Tập làm văn, giáo viên thường gặp khó khăn là học sinh thụ động, ít phát biểu, có chăng 
cũng chỉ là những học sinh có năng khiếu hoạt động hoặc các em chỉ trả lời câu hỏi mà không có sự 
liên kết thành đoạn, diễn đạt lủng củng,  nói đã khó, viết càng khó hơn. Do đó, tôi suy nghĩ nên 
làm cách nào để giúp các em hứng thú khi học phân môn này. 
Với mong muốn được đóng góp kinh nghiệm nhỏ của mình trong việc hướng dẫn học sinh lớp 2 
viết đoạn văn. Tôi đã mạnh dạn tìm ra “ Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh 
lớp 2 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống ở trường Tiểu học Tự Lập B” CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 
I. Cơ sở lý luận 
Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo sử dụng toàn bộ các kỹ năng được 
hình thành và phát triển từ nhiều phân môn khác của môn Tiếng Việt. Tập làm văn còn đòi hỏi học 
sinh huy động kiến thức từ nhiều mặt (hiểu biết cuộc sống, tri thức văn hóa ) có liên quan đến đề 
bài. 
Bài tập làm văn - viết đoạn văn ngắn, là sản phẩm tổng hợp của vốn sống, vốn văn học, năng lực tư 
duy, giao tiếp, sự thành thạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, sự sáng tạo của cá nhân học sinh. Qua 
bài Tập làm văn ta sẽ thấy được trình độ sử dụng Tiếng Việt, tri thức và hiểu biết về cuộc sống của 
học sinh. 
Đối với lớp 2, dạy Tập làm văn trước hết là rèn luyện cho học sinh các kỹ năng phục vụ học tập và 
giao tiếp hằng ngày. Bước đầu dạy cách làm quen với đoạn văn thông qua nhiệm vụ kể một số việc 
đơn giản hoặc tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh hoặc bằng câu hỏi. Vì vậy 
cần dạy cho học sinh biết cách sử dụng lời nói, tạo ra động cơ, nhu cầu nói, kích thích học sinh tham 
gia vào quá trình giao tiếp (nói, viết). 
Để tạo lập một văn bản (đoạn văn) phải tạo nên tính thống nhất thể hiện cả hai mặt: Sự liên kết về 
nội dung và sự liên kết về hình thức. Sự liên kết này có được là nhờ tính định hướng mục đích của 
văn bản. Vì vậy để rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn cho học sinh chúng ta phải giúp học sinh 
xác định được mục đích của đoạn viết thông qua việc tìm hiểu đề. Phải xác định được đề bài yêu 
cầu ta làm gì? Nói, viết về cái gì? Xác định được chủ đề của bài viết và duy trì chủ đề này trong suốt 
bài viết để bài văn, không lan man bằng cách tìm ý, sắp xếp ý theo một trình tự nhất định, đồng thời 
phải chọn từ ngữ để dùng từ đặt câu cho chính xác, rõ ý, có hình ảnh, có cảm xúc. 
Mặt khác sự liên kết nội dung là liên kết bên trong khó nhận thấy trong dạy bài Tập làm văn, nhiều 
người thường chú ý đến hình thức ngôn từ mà không coi trọng đúng mức đến logic của các ý trong 
bài. Khi sửa bài cho học sinh, nhiều giáo viên thường chú ý sửa lời (khi nói) mà không sửa ý (khi 
viết). 
II. Cơ sở thực tiễn. 
Học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 2, các em vừa chuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi 
sang học tập. Các em hiếu động, ham chơi, Tư duy của các em nặng về trực quan cụ thể, tư duy trừu 
tượng chưa phát triển. Nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi chúng không tập trung 
cao độ. Vì vậykhi tổ chức dạy học người giáo viên phải linh hoạt tạo ra hứng thú trong học tập và Phân môn Tập làm văn giúp học sinh có kỹ năng sử dụng Tiếng Việt được phát triển từ thấp đến 
cao, từ luyện đọc cho đến luyện nói, luyện viết thành bài văn theo suy nghĩ của từng cá nhân. Tập 
cho các em ngay từ nhỏ có những hiểu biết sơ đẳng đó cũng là rèn cho các em tính tự lập, tự trọng. 
Con người văn hóa sẽ hình thành từ các em từ những việc nhỏ nhặt, tưởng như không quan trọng 
đó. 
3.2. Nhiệm vụ 
Đối với lớp 2, dạy Tập làm văn là trước hết phải rèn luyện cho học sinh kỹ năng phục vụ học tập và 
giao tiếp hàng ngày, cụ thể là: 
- Dạy các nghi thức lời nói tối thiểu, như: chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu, khẳng 
định, phủ định, tán thành, 
- Dạy một số kỹ năng phục vụ học tập và đời sống, như: khai bản tự thuật ngắn, viết những bức thư 
ngắn, nhận và gọi điện thoại, đọc và lập danh sách học sinh, 
- Trau dồi cho học sinh thái độ ứng xử có văn hóa, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng 
những tình cảm lành mạnh cho các em. 
- Thực hành rèn kỹ năng nghe. 
- Thực hành rèn kỹ năng diễn đạt (nói, viết) như: kể lại một sự việc được chứng kiến( tham gia), tả 
đồ dùng trong nhà 
Mở đầu ngay ở tuần 1, đã yêu cầu học sinh tự viết 1 đoạn văn giới thiệu về bản thân. Đây chính là 
hình thức giúp học sinh vận dụng linh hoạt kỹ năng vốn hiểu biết khi học phân môn kể chuyện vào 
viết đoạn văn ngắn. 
I. THUẬN LỢI. 
1. Về phía giáo viên. 
- Được sự quan tâm của Phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường, sự đồng thuận, vào cuộc của 
cha mẹ học sinh. 
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo sâu sắc qua các buổi thăm lớp dự giờ, xây dựng 
các bước dạy cũng như bài dạy của một số môn học. 
- Tổ chức nhiều chuyên đề của nhiều môn thể hiện sự đổi mới trong phương pháp dạy học. 
- Tạo mọi điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, cũng như tài liệu để tôi hoàn thành sáng kiến. 
2. Về phía học sinh: 
- Học sinh có cơ hội chia sẻ những trải nghiệm, được thực hành và vận dụng kiến thức, kĩ năng qua 
những tiết học. - Khi viết đoạn văn các em thường dùng từ bị lặp nhiều lần. 
Ví dụ: Khi viết đoạn văn giới thiệu về một đồ vật được dùng để vẽ. một học sinh đã viết như sau : “ 
Đồ vật ấy là chiếc bút chì. Đồ vật ấy có đặc điểm là dài khoảng 15 mét. Em dùng đồ vật ấy để 
vẽ..”.
Đôi khi học sinh viết câu dùng từ diễn đạt nội dung có hình ảnh song chưa chính xác. Có em viết : 
“Em có một con búp bê. Mắt nó to màu nâu to như hòn bi ve. Tay nó dài 5cm” 
- Học sinh hầu như chưa nắm được cấu trúc của một đoạn văn ngắn, chưa có năng lực tư duy, sáng 
tạo. Do tâm lý lứa tuổi và chưa được rèn luyện thường xuyên nên các em chưa có cách quan sát cụ 
thể chi tiết. Các em chỉ quan sát thoáng qua, hời hợt, thậm chí có em còn không để ý đến đối tượng 
cần quan sát. Thêm vào đó khả năng tưởng tượng còn hạn chế. Do vậy khi viết đoạn văn còn có 
những câu văn lạc lõng không sát thực với yêu cầu của đề bài. Các em không biết viết thế nào, viết 
từ đâu để thành một đoạn văn. Một số em chưa có kỹ năng sắp xếp câu thành đoạn. Từ chỗ nói chưa 
thành câu, nói câu cộc lốc nên khi viết các em bị chi phối nhiều. Hơn nữa các em còn không biết 
viết câu nào trước, câu nào sau, viết chưa thành câu đã chấm hết câu, do vậy nhiều bài văn của các 
em viết không thành đoạn theo nội dung yêu cầu. 
IV. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 
- Qua thực tế giảng dạy, khảo sát 2 tiết đầu tiên (kể về một việc làm ở nhà, kể về một hoạt động thể 
thao hoặc trò chơi.) khi học sinh thực hành làm bài tập viết đoạn văn ngắn tôi thấy kết quả như sau: 
Bảng 1: Kết quả khảo sát viết đoạn văn của học sinh lớp 2 đầu năm học 2022- 2023
Tổng số Viết câu văn trọn ý, Viết câu văn có ý Chưa biết viết văn, Không sử dụng dấu 
học sinh đảm bảo yêu cầu, theo yêu cầu đề bài, gạch đầu dòng, câu khi viết văn
 đoạn viết giàu hình diễn đạt câu chưa xuống dòng tùy tiện, 
 ảnh, có cảm xúc. gãy gọn, một số từ không rõ ý, rõ 
 dùng chưa chính câu.lặp từ
 xác, ít xúc cảm.
 33 em SL TL SL TL SL TL SL TL
 2 0,6% 16 48,5% 11 33,3% 4 12,1%
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG VIẾT 
ĐOẠN VĂN CHO HỌC SINH LỚP 2 được qua buổi sinh hoạt ngoại khóa như 26/3 (kéo co, đá bóng.) Từ đó giúp các em có thêm hứng 
thú học tập đồng thời nhanh chóng hơn trong việc lựa chọn con vật phù hợp để kể.
.Video kéo co của lớp 2A và Lớp 2B trong ngày 26/3 vừa qua. 
-Tổ chức hoạt động học theo nhóm : Học theo nhóm là hình thức học tập có sự hợp tác của hai hay 
nhiều thành viên nhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập chung, qua đó giúp những học sinh yếu 
mạnh dạn, hòa đồng hơn đồng thời xóa bỏ tâm lý ngại học ở các em. 
- Tổ chức dạy học ngoài trời : Dạy học ngoài trời tạo điều kiện để HS quan sát thiên nhiên nhằm 
gây hứng thú, sự tích cực học tập cho các em. Các em có điều kiện gần gũi, hiểu biết về thiên nhiên, 
từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh. (tuy nhiên hình thức dạy học 
này phụ thuộc vào từng loại bài.) 
Ví dụ:Khi viết đoạn vănkể về chăm sóc cây cối tôi đã cho các em thực hành một buổi chăm sóc cây 
tại vườn trường. 
Hình ảnh học sinh lớp 2A chăm sóc cây tại vườn trường. +Công việc đó diễn ra như thế nào? Cô giáo phân công cho tổ em tưới cây, tổ bạn Nam bắt sâu, tỉa 
cành 
+ Kết quả thu được sau buổi trải nghiệm: Chỉ sau một lát sau vườn trường chở nên sạch cỏ, cây 
được cắt tỉa gọn gang 
+ Cho học sinh nêu từ các em đã chọn để tả, từ đó giáo viên giúp học sinh phân tích, chọn lọc 
những từ ngữ, câu văn hay để sử dụng vào viết đoạn văn. 
Biện pháp 3:Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh, chú trọng hình thức dạy 
học cá nhân . 
Tổ chức tốt các hình thức dạy học sẽ cuốn hút học sinh vào các hoạt động học tập một cách chủ 
động tích cực. Muốn rèn kĩ năng cho học sinh thì giáo viên phải tổ chức giờ học theo hướng phát 
triển năng lực cho học sinh, tạo nhiều cơ hội cho học sinh hoạt động. Giáo viên sử dụng các hình 
thức dạy học như: Thảo luận nhóm, đàm thoại với nhau, với chính thầy cô hoặc hoạt động cá nhân 
(độc thoại) về một vấn đề. Các hình thức tổ chức hoạt động học có thể là: Đóng hoạt cảnh, chơi trò 
chơi, thi tiếp sức. Qua đó học sinh lĩnh hội kiến thức tích cực, tự giác “học mà chơi, chơi mà học”. 
Không khí học tập thoải mái khiến học sinh mạnh dạn, tự tin khi nói. Các em dần có khả năng diễn 
đạt, phát biểu ý kiến, đánh giá trước đông người một cách lưu loát, rành mạch, dễ hiểu. 
Trong chương trình lớp 2, mỗi tiết Tập làm văn là một hệ thống bài tập có tính định hướng, gợi mở, 
với nhiều dạng bài. Vì vậy, giáo viên vẫn bám sát mục tiêu của tiết dạy, bài dạy nhưng linh hoạt, 
chủ động hơn trong cách tổ chức các hoạt động dạy-học, phân bố thời gian hợp lý tạo được không 
khí học tập phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh. 
Ví dụ: Khi dạy bài Tập làm văn (Tuần 14) Kể về một việc người thân đã làm cho em. Ở bài này tôi 
tiến hành như sau: 
+ Bước 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị: 
- Xác định yêu cầu: Kể về một việc người thân đã làm cho em. 
+ Bước 2: Hướng dẫn học sinh làm bài: 
Em kể về việc làm của người thân mình theo các câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa theo nhóm đôi 
dưới sự hướng dẫn của giáo viên 
Giáo viên cho một vài học sinh nói trước lớp. các bạn nhận xét, giáo viên hướng dẫn sửa từ, câu. 
Học sinh có thể viết được đoạn văn hoàn chỉnh như sau: Trong gia đình em ai cũng đáng yêu, đáng 
quý nhưng người mà em yêu thương nhất vẫn là mẹ em. Mỗi buổi sáng, mẹ em thường dậy sớm để 
chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà, trong đó có em. Em rất thích ăn cơm mẹ nấu. Em rất yêu mẹ, em Ví dụ: Khi học về chủ đề ‘Mái ấm gia đình” (từ tuần 14 đến tuần 17 sách tiếng Việt 2 tập một Kết 
nối tri thức với cuộc sống) với rất nhiều những bài học thắm đượm tình cảm thương yêu trong gia 
đình, cùng với những tiết học phân môn Luyện từ và câu cung cấp, mở rộng vốn từ ngữ cho học 
sinh, ngoài việc giúp học sinh hiểu rõ và biết chắc người thân của mình là những ai, ngoài việc khai 
thác và giáo dục tình cảm cho học sinh thông qua các nhân vật trong bài tập đọc, nhấn mạnh cái 
hay, cái đẹp của nội dung bài, hướng cho học sinh liên hệ đến bản thân, gia đình, người thân của 
mình, tôi còn cung cấp thêm từ ngữ, hướng dẫn các em hệ thống, lựa chọn, ghi nhớ các từ ngữ phù 
hợp với đề tài (ông bà, cha mẹ, anh em) để chuẩn bị cho bài tập làm văn sắp tới (viết về người thân). 
Tôi luôn nói với các em sự cần thiết phải học thuộc và lựa chọn những từ ngữ đã học để các em vận 
dụng vào bài tập làm văn, khơi gợi và kích thích tinh thần học tập của các em. 
Chẳng hạn, khi học Tập làm văn (tuần 14 sách tiếng Việt 2 tập một tri thức kết nối với cuộc sống): 
Viết đoạn văn kể một việc người thân đã làm cho em. 
Trước hết, tôi cho học sinh nắm rõ yêu cầu bài bằng cách cho học sinh đọc kĩ các gợi ý như:
a) Người thân của em bao nhiêu tuổi? 
b) Người thân của em làm nghề gì? 
c) Người thân) của em yêu quý và làm cho em việc gì? 
Với gợi ý (a), (b) học sinh sẽ nói được ngay không mấy khó khăn. Nhưng với gợi ý (c) học sinh nhớ 
lại những việc mà người thân đã làm cho mình là việc gì? Vào thời gian nào trong ngày như ? việc 
làm đó mang lại ý nghĩa gì cho bản thân em ? Từ ngữ nào diễn tả việc làm mà người thân đã làm 
cho em ? 
Ngoài ra tôi sẽ gợi ý để học sinh nhớ lại trong bài tập đọc, luyện từ và câu, môn Đạo đức, môn Tự 
nhiên xã hội và môn Hoạt động trải nghiệm( Bài Tham gia trò chuyện về chủ đề “ Lòng biết ơn và 
tình cảm gia đình” có những từ ngữ, hình ảnh nào nói về sự quan tâm, chăm sóc, hành động của ông 
bà, cha mẹ, người thân đối với con cái để các em có thể vận dụng những từ ngữ đó để có một bài 
nói hoàn chỉnh, rèn lối diễn đạt mạch lạc, lôgic, câu văn có hình ảnh cảm xúc. Trên cơ sở đó bài 
luyện nói của các em sẽ trôi chảy, sinh động, giàu cảm xúc, đồng thời hình thành cho các em cách 
ứng xử linh hoạt hoạt trong cuộc sống, hình thành cho học sinh kiến thức về mối quan hệ yêu 
thương gắn bó giữa những người trong gia đình. 
Khi viết bài, tôi hướng dẫn học sinh lựa chọn từ ngữ, hình ảnh phù hợp mà các em vừa sử dụng ở 
bài luyện nói để viết đoạn văn hoàn chỉnh theo đúng luật chính tả. Xuất phát từ các phân môn Tập 
đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập viết xoay quanh chủ đề “Gia đình”, học sinh biết kể về người 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_viet_doan.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh Lớp 2 theo bộ sách Kết.pdf