Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng phân tích đa thức thành nhân tử cho học sinh Lớp 7
Trong chương trình Đại số lớp 8, dạng toán phân tích đa thức thành nhân tử là nội dung hết sức quan trọng, việc áp dụng của dạng toán này rất phong phú, đa dạng cho việc học sau này như rút gọn phân thức, quy đồng mẫu thức nhiều phân thức, giải phương trình và đích cuối cùng là bài toán rút gọn và các bài giải phương trình trong đề thi vào 10… Qua thực tế giảng dạy và ôn thi vào 10 nhiều năm, cũng như qua việc theo dõi kết quả bài kiểm tra, bài thi của học sinh lớp 8 (các lớp đã và đang giảng dạy), việc phân tích đa thức thành nhân tử là không khó, nhưng vẫn còn nhiều học sinh làm sai hoặc chưa thực hiện được, chưa nắm vững chắc các phương pháp giải, chưa vận dụng kĩ năng biến đổi một cách linh hoạt, sáng tạo vào từng bài toán cụ thể.
Năm học 2020 - 2021, tôi được nhà trường tin tưởng phân công giảng dạy bộ môn Toán lớp 8A1 với số học sinh là 39 em. Với tất cả nhiệt huyết và những kinh nghiệm vốn có của mình, tôi liên tục tìm tòi, lựa chọn các phương pháp, biện pháp dạy học hay, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng học sinh để giúp các em học tốt môn Toán. Một trong những biện pháp mà tôi nhận thấy rất hiệu quả, đó là: “Rèn kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử”.
Chính vì vậy, với mục đích giúp học sinh phân tích đa thức thành nhân tử thành thạo, chính xác, khoa học tạo tiền đề cho năm học cuối cấp và làm tốt bài thi toán trong đề thi vào 10, tôi đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp rèn kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử cho học sinh trong môn Đại số 8”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng phân tích đa thức thành nhân tử cho học sinh Lớp 7

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu về: “Một số biện pháp rèn kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử cho học sinh trong môn Đại số lớp 8”. - Học sinh lớp 8A1 tại đơn vị công tác. IV. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Năm học 2020 – 2021. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu qua tài liệu: Sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo. - Nghiên cứu từ thực tế giảng dạy từng đối tượng học sinh. - Nghiên cứu qua thực hành giải bài tập và bài kiểm tra của học sinh. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Dạng toán “ Phân tích đa thức thành nhân tử” là một trong những dạng toán rất quan trọng trong chương trình đại số lớp 8. Tuy nhiên, do thời lượng chương trình học và để phù hợp với nhận thức của học sinh lớp 8 mà chương trình chỉ đề cập đến 4 phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử cơ bản: Phương pháp 1: Đặt nhân tử chung Phương pháp 2: Dùng hằng đẳng thức Phương pháp 3: Nhóm hạng tử Phương pháp 4: Tổng hợp nhiều phương pháp Quá trình phân tích các đa thức thành nhân tử được thông qua các ví dụ cụ thể, từng bước rõ ràng, việc phân tích không quá phức tạp và không quá ba nhân tử. Đối với học sinh khá giỏi, ngoài việc nắm vững 4 phương pháp trên thì giáo viên cần giúp các em nắm vững thêm 2 phương pháp: Phương pháp 5: Tách hạng tử (thường gặp với đa thức ax2 + bx + c) Phương pháp 6: Thêm, bớt hạng tử (thường gặp trong bài toán nâng cao) 2 thành nhân tử. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này nhưng theo tôi, nguyên nhân chính là: + Các em chưa nắm vững kiến thức cơ bản cần sử dụng vào bài toán phân tích đa thức thành nhân tử như: Chưa nắm vững tính chất phân phối giữa phép nhân và phép cộng (trừ) nên khó khăn việc xác định nhân tử chung và đặt nhân tử chung. Chưa học thuộc “ Bảy hằng đẳng thức” và áp dụng thành thạo 2 chiều của các hằng đẳng thức nên không biết phát hiện hằng đẳng thức để phân tích thành nhân tử hoặc nhóm hạng tử. + Các em chưa có phương pháp để giải bài toán phân tích đa thức thành nhân tử nên các em còn “ngại”, chán nản khi chưa tìm ra hướng giải và khi giải, các em chưa biết cách phân tích dẫn đến một số sai lầm không đáng có như sai dấu, đặt nhân tử chung sai, dùng hằng đẳng thức sai Bài kiểm tra 15 phút đầu tiên về phần phân tích đa thức thành nhân tử của lớp 8A1 có kết quả rất thấp: Bài KT Bài KT Bài KT Bài KT Bài KT TS Thời gian: điểm điểm điểm điểm điểm bài HKI năm học Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém KT 2020 - 2021 SL % SL % SL % SL % SL % 39 5 12,8 7 17,9 8 20,5 16 41 3 7,8 Nhận xét: Đa số học sinh chưa nắm được kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử, chưa áp dụng linh hoạt các phương pháp, mắc rất nhiều sai lầm khi làm bài, trình bày lời giải còn lung tung. CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ CHO HỌC SINH TRONG MÔN ĐẠI SỐ LỚP 8 4 Sau khi học sinh đã học thuộc bảy hằng đẳng thức đáng nhớ thì giáo viên đưa ra hệ thống bài tập từ đơn giản đến phức tạp giúp học sinh áp dụng thành thạo bảy hằng đẳng thức đáng nhớ vào phân tích đa thức thành nhân tử. Ví dụ: Phân tích đa thức thành nhân tử: a) x2 + 2x + 1: Áp dụng hằng đẳng thức số 1 với A là x, B là 1 b) x2 – 6x + 9: Áp dụng hằng đẳng thức số 2 với A là x, B là 3 c) 4x2 + 4x + 1: Mở rộng của hằng đẳng thức số 1 với A là 2x, B là 1 d) 25x2 – 30xy + 9y2: Mở rộng của hằng đẳng thức số 2 với A là 5x, B là 3y e) x2 – 4: Học sinh dễ dàng áp dụng hằng đẳng thức số 3 với A là x, B là 4 f) 36x2 – y2: Mở rộng của hằng đẳng thức số 3 với A là 6x, B là y g) (2x + 3)2 – ( 5x – 1)2: Mở rộng của hằng đẳng thức số 3 - Đối với nhóm học sinh đại trà: Mục tiêu mà tôi đặt ra cho các em là vận dụng và phát triển kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử. Vì vậy, biện pháp để rèn nhóm học sinh này là: + Đối với những học sinh chưa thành thạo phương pháp nhóm, giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp để nhóm các hạng tử một cách thích hợp rồi phân tích đa thức thành nhân tử đối với từng nhóm, từ đó phân tích được đa thức đã cho thành nhân tử. + Đối với đa thức ax2 + bx + c, khi không thể áp dụng hằng đẳng thức số 1,2 thì phương pháp duy nhất là tách hạng tử. Đối với nhóm học sinh đại trà, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tách hệ số giữa để dễ dàng đặt nhân tử chung và phân tích đa thức thành nhân tử. Ví dụ: Phân tích đa thức thành nhân tử: x2 + 10x + 9 = x2 + x + 9x + 9 = x(x + 1) + 9(x + 1) = (x + 1)(x + 9) 6 nhưng với A, B, C là các đơn thức, đa thức thì các em đã có ngay kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung. Khi dạy bài tiếp theo là bài: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp sử dụng Hằng đẳng thức, tôi yêu cầu học sinh nhắc lại 7 hằng đẳng thức đã học ở tiết trước và chỉ ra chiều áp dụng khi đề bài yêu cầu: Phân tích đa thức thành nhân tử: Đó là: + Hằng đẳng thức số 1, 2, 4, 5: Áp dụng từ phải sang trái. + Hằng đẳng thức số 3, 6, 7: Áp dụng từ trái sang phải. Khi dạy bài “Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp Nhóm hạng tử”, tôi luôn đặt ra câu hỏi để học sinh ghi nhớ phương pháp làm bài: Nhóm để làm gì? Học sinh sẽ nhớ và trả lời: Nhóm để đặt nhân tử chung và nhóm để dùng hằng đẳng thức. Từ đó, học sinh sẽ biết mục đích của phương pháp nhóm hạng tử. Khi dạy bài: “Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách tổng hợp nhiều phương pháp”, trong đó, có phương pháp tách hạng tử mà gặp nhiều nhất là tách hạng tử giữa trong đa thức ax2 + bx + c. Đây là kiến thức mới đối với các em lớp 8. Tôi sẽ hướng dẫn các em tách bằng 2 phương pháp: Phương pháp 1: Không sử dụng máy tính (dùng cho 1 số trường hợp đơn giản) Cách 1: Tách hệ số giữa từ hệ số đầu và cuối Chú thích: Hệ số đầu là hệ số trước x2 Hệ số giữa là hệ số trước x Hệ số cuối là hệ số tự do VD: Phân tích đa thức x2 + 5x + 4 GV hướng dẫn HS: Hệ số đầu là 1, hệ số giữa là 5, hệ số cuối là 4 Vì 5 = 1 + 4 nên 5x sẽ tách là x + 4x Cách 2: Tách hệ số giữa từ vào ước của số cuối (khi không sử dụng được cách 1) VD: Phân tích đa thức x2 - x - 6 GV hướng dẫn HS: Hệ số đầu là 1, hệ số giữa là - 1, hệ số cuối là - 6 Vì - 1 không có mối quan hệ gì với 1 và - 6 nên không thể tách theo cách 1. 8 + Lỗi về đổi dấu: Giáo viên cần cung cấp cho học sinh quy tắc đổi dấu và phân tích cách đổi dấu cho học sinh 1 cách dễ hiểu nhất: Việc đổi dấu thường được thực hiện khi ta cần làm xuất hiện 2 hạng tử giống nhau bằng cách đổi chỗ số bị trừ và số trừ trong phép trừ. Cần lưu ý cho học sinh là chỉ đổi dấu cho mũ lẻ. + Lỗi thiếu dấu ngoặc: Trong phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức thì đây là một trong những lỗi nhiều học sinh mắc phải. Biện pháp 4: Xây dựng phiếu bài tập phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh Sau khi phân loại được từng nhóm đối tượng học sinh, tôi đã tiến hành xây dựng phiếu bài tập từ trong Sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo hoặc tự ra đề để các em rèn kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử. VD với phiếu bài tập như sau: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử: a) 3x - 12 f) x2 - y2 - 2x + 2y b) x2 - 49 g) 3a2 - 6ab + 3b2 - 12c2 c) 3x2 + 6x + 3 h) x2 + 8x + 15 d) 2x (x + 3) - 5(3 + x) i) x2 - x - 12 e) x2 (x -1) + 16(1 - x) j) x4 + 1 Đối với phiếu bài tập 10 câu như trên, tôi sẽ yêu cầu học sinh yếu kém thực hiện thành thạo 4 câu đầu tiên, học sinh đại trà thực hiện thành thạo 7 câu đầu tiên và học sinh khá giỏi thực hiện thành thạo tất cả các câu. Xây dựng học sinh thói quen học tập, biết quan sát, nhận dạng bài toán, nhận xét đánh giá bài toán theo quy trình nhất định, biết lựa chọn phương pháp thích hợp vận dụng vào từng bài toán, sử dụng thành thạo kĩ năng giải toán trong thực hành, rèn luyện khả năng tự học, tự tìm tòi sáng tạo. Khuyến khích học sinh học theo nhóm, học theo tổ để tìm ra các cách giải hay, các cách giải khác nhau. 10 b) Áp dụng biện pháp lần 2: Kết quả bài kiểm tra cuối kì về phần phân tích đa thức thành nhân tử: Bài KT Thời gian: TS Bài KT Bài KT Bài KT Bài KT loại Trung HKI năm bài loại Giỏi loại Khá loại Yếu loại Kém bình học 2020 - KT SL % SL % SL % SL % SL % 2021 39 27 69,2 9 23 3 7,8 0 0 0 0 Nhận xét: 36/39 học sinh nắm chắc kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử và làm thành thạo, trình bày cẩn thận tất cả các bài toán có liên quan. Chỉ còn 3 học sinh chưa có ý thức học nên chưa thực hiện tốt. PHẦN THỨ TƯ: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Sau khi nghiên cứu và triển khai những biện pháp nêu trên, bản thân tôi nhận thấy: Việc rèn kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử cũng như việc rèn kĩ năng học toán là việc làm vô cùng quan trọng trong quá trình dạy và học đối với học sinh THCS. Phải có kĩ năng học toán, kĩ năng làm bài thì các em mới có hứng thú với môn học, yêu thích môn học, thúc đẩy ý trí, quyết tâm giải bằng được khi đứng trước bất kì bài toán nào. Vì vậy, giáo viên cần phải gần gũi, tìm hiểu những khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu để có những phương pháp phù hợp giúp truyền động lực để học sinh yêu thích và học tốt môn Toán. II. KIẾN NGHỊ 1. Đối với Phòng Giáo dục: + Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên bộ môn Toán. + Thường xuyên tổ chức các tiết dạy mẫu để các giáo viên toán được học hỏi các phương pháp dạy học và kinh nghiệm từ đồng nghiệp. 2. Đối với giáo viên nhà trường: 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Toán tập 1 của Bộ giáo dục và đào tạo. 2. Sách bài tập Toán tập 1 của nhóm tác giả, tác giả Tôn Thân (chủ biên). 3. Sách thiết kế bài giảng Toán 8 của tác giả Hoàng Ngọc Diệp. 4. Sách củng cố và ôn luyện Toán 8 tập 1 của Fermat. 5. Sách nâng cao và phát triển toán 8 tập 1 của tác giả Vũ Hữu Bình. 14 MỤC LỤC Trang PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1 IV. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 1 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2 I.CƠ SỞ LÝ LUẬN 2 II.CƠ SỞ THỰC TIỄN 2 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 CHƯƠNG III: MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG PHÂN 4 TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ CHO HỌC SINH TRONG MÔN ĐẠI SỐ 8 Biện pháp 1: Rèn học sinh theo mục tiêu đặt ra khi phân loại học 4 sinh. Biện pháp 2: Rèn học sinh học kiến thức mới từ những kiến thức 6 đã học và theo cách dễ hiểu nhất. Biện pháp 3: Rèn học sinh làm bài có phương pháp và không mắc 7 phải các lỗi thường gặp. Biện pháp 4: Xây dựng phiếu bài tập phù hợp với từng nhóm đối 8 tượng học sinh. PHẦN THỨ BA: KẾT QUẢ 8 PHẦN THỨ TƯ: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 9 I. KẾT LUẬN 9 II. KIẾN NGHỊ 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_phan_tich.docx