Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 2 theo bộ sách Kết Nối Tri Thức với Cuộc Sống

Dưới sự lãnh đạo của Đảng với mục tiêu đổi mới giáo dục là một trong những trọng tâm của việc đổi mới. Như chúng ta ai cũng biết môn Toán là một trong những môn học có vị trí quan trọng ở bậc Tiểu học. Trong những năm gần đây, xu thế chung của ngành giáo dục cũng đang đổi mới về phương pháp dạy học, về cách đánh giá nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học. Giải toán có lời văn là những bài toán thực tế nội dung bài toán được thông qua những câu văn nói về những mối quan hệ, tương quan và phụ thuộc liên quan đến cuộc sống hằng ngày với các em. Từ đó giúp học sinh những hiểu biết cần thiết khi tiếp xúc với những “ Tình huống toán học” trong cuộc sống hàng ngày.

Môn Toán ở Tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời, bằng viết, các suy luận đơn giản góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo.

Năm học 2022-2023 là năm thứ 3 đánh giá xếp loại học sinh Tiểu học dựa vào thông tư 22 của Bộ GD&ĐT có rất nhiều điểm mới, thông tư không yêu cầu chấm điểm mà chỉ nhận xét và động viên các em. Đây cũng là lý do để giáo viên cần quan tâm tỉ mỉ và thường xuyên hơn với tất cả đối tượng học sinh trong lớp khi học sinh học các môn học trong đó có môn Toán. Năm học 2022-2023 tôi được phân công dạy lớp 2A3. Tôi nhận thấy việc dạy các em giải toán có lời văn trong chương trình toán ở bậc tiểu học nói chung và ở lớp 2A3 nói riêng là hết sức cần thiết, ở lứa tuổi học sinh tiểu học, tư duy của các em còn chưa phát triển về mặt suy luận, phân tích. Giải toán có lời văn là hoạt động bao gồm những thao tác: xác lập được mối quan hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái phải tìm, chọn được phép tính thích hợp, trả lời đúng câu hỏi của bài toán. Vì vậy đây là một hoạt động tương đối phức tạp và khó đối với học sinh Tiểu học. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 2, tư duy của các em còn nặng về tư duy cụ thể, tư duy ngôn ngữ trừu tượng còn nghèo nàn và non nớt mà các em đã phải tiếp xúc với nhiều loại toán khác nhau. Vì vậy, nếu các em được rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn một cách tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo ngay từ lớp 2 sẽ là bước tạo đà vững chắc để các em giải toán có lời văn ở các lớp tiếp theo được tốt hơn.

Mặt khác qua đợt khảo sát đầu năm học tôi thấy lớp tôi còn hạn chế về kĩ năng giải toán có lời văn.

Chính vì những lí do nêu trên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 theo bộ sách Kết Nối Tri Thức với Cuộc Sống”.

doc 27 trang Thanh Ngân 08/11/2024 601
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 2 theo bộ sách Kết Nối Tri Thức với Cuộc Sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 2 theo bộ sách Kết Nối Tri Thức với Cuộc Sống

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 2 theo bộ sách Kết Nối Tri Thức với Cuộc Sống
 2
bao gồm những thao tác: xác lập được mối quan hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã 
cho và cái phải tìm, chọn được phép tính thích hợp, trả lời đúng câu hỏi của bài 
toán. Vì vậy đây là một hoạt động tương đối phức tạp và khó đối với học sinh 
Tiểu học. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 2, tư duy của các em còn nặng về tư 
duy cụ thể, tư duy ngôn ngữ trừu tượng còn nghèo nàn và non nớt mà các em đã 
phải tiếp xúc với nhiều loại toán khác nhau. Vì vậy, nếu các em được rèn luyện 
kĩ năng giải toán có lời văn một cách tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo 
ngay từ lớp 2 sẽ là bước tạo đà vững chắc để các em giải toán có lời văn ở các 
lớp tiếp theo được tốt hơn.
 Mặt khác qua đợt khảo sát đầu năm học tôi thấy lớp tôi còn hạn chế về kĩ 
năng giải toán có lời văn.
Chính vì những lí do nêu trên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng 
giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 theo bộ sách Kết Nối Tri Thức với 
Cuộc Sống”.
 2. Cơ sở thực tế :
 2.1. Thuận lợi 
 - Năm học 2022 -2023 được sự quan tâm của nhà trường lớp tôi được 
trang bị ti vi to, hiện đại và các đồ dùng cho dạy học toán tương đối đầy đủ.
 - Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học toán.
 - Phần lớn học sinh thích học môn Toán.
 2.2. Khó khăn : 
 - Môn toán là môn học khô khan, học sinh dễ chán.
 - Trình độ nhận thức học sinh không đồng đều.
 - Một số học sinh còn chậm, nhút nhát, kĩ năng tóm tắt bài toán còn hạn 
chế, các em còn lười đọc và tìm hiểu kĩ bài toán dẫn tới thường nhầm lẫn giữa 
các dạng toán, lựa chọn phép tính còn sai, chưa bám sát vào yêu cầu bài toán để 
tìm lời giải thích hợp với các phép tính. 
 - Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên 
còn chóng quên các dạng bài toán. 4
 - Mạnh dạn tham gia cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp trường để đồng nghiệp 
góp ý.
 - Tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
 - Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của đề tài.
 PHẦN II : NỘI DUNG ĐỀ TÀI
 ----------------------
 I. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC TOÁN Ở LỚP 2 : 
 1. Thực trạng chung của giáo viên : 
 Từ thực tế nhiều năm trực tiếp giảng dạy, tôi thấy rằng một số giáo viên 
chưa vận dụng triệt để các phương pháp dạy giải toán có lời văn.
 - Khi dạy chưa bám sát vào yêu cầu cần đạt, của từng bài. 
 - Một số giáo viên còn hiểu sai cho rằng dạy giải toán chỉ cần dạy cho học 
sinh tìm ra đáp số đúng mà quên ý nghĩa bài toán. 
 - Việc sử dụng đồ dùng còn hạn chế, giáo viên còn dạy “chay” chưa coi 
phương tiện trực quan là cần thiết trong việc dạy giải toán.
 - Phương pháp dạy học chưa đổi mới nên chưa gây hứng thú cho học sinh 
trong học tập. 
 2. Thực trạng của học sinh lớp 2A3 : 
 Năm học 2022 – 2023 tôi được phân công giảng dạy lớp 2A3. Lớp 2A3 do 
tôi chủ nhiệm và giảng dạy có 28 học sinh. Trong đó : 
 - Con cán bộ công chức có : 4 em.
 - Con gia đình nông nghiệp, buôn bán, nghề tự do : 24 em.
 - Nam : 15 em; nữ: 13 em.
 Các em sống đa số ở trên địa bàn của xã Chu Minh chủ yếu làm nông 
nghiệp, bố mẹ đi làm ăn xa nên các em gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng không 
nhỏ đến việc học tập của các em.
 - Qua thực tế giảng dạy và thảo luận cùng đồng nghiệp, tôi nhận thấy: 6
cho học sinh, gây hứng thú để học sinh tự bổ sung tri thức, tự khẳng định mình, 
tự khám phá trong quan hệ hợp tác với giáo viên và bạn bè.
 Trong quá trình giảng dạy, qua việc tìm hiểu điều tra cho thấy học sinh giải 
toán vẫn còn một số học sinh gặp khó khăn trong việc nhận dạng bài toán, đặc 
biệt là tìm lời giải cho bài toán. Nhiều học sinh còn hiểu sai khi giải bài toán về 
"nhiều hơn một số đơn vị" và "ít hơn một số đơn vị" cứ thấy bài toán có cụm từ 
" nhiều hơn " thì làm tính cộng và " ít hơn " thì làm tính trừ. Hoặc đặt phép tính 
sai ý nghĩa của bài toán dạng toán ''Tìm tích 2 số"; nhầm lẫn danh số của phép 
tính ở dạng toán ''Chia thành các phần bằng nhau và chia theo nhóm''. 
 Song song với việc tìm hiểu thực trạng về dạy giải toán có lời văn ở nhà 
trường, tôi đã tiến hành khảo sát thực tế việc giải toán có lời văn ngay trong lớp 
2A3 tôi phụ trách để nắm bắt những sai sót của từng học sinh và kết quả như 
sau. 
 * Kết quả : 
 Sĩ số Bài đúng, đầy đủ Bài đúng, chưa đầy đủ Bài giải sai
 28 3 16 9
 Tuy học sinh đã có khả năng phân tích đề, 
song khả năng thiết lập các dữ kiện 
để xây dựng qui trình, khả năng nêu lời giải đúng ,chính xác cho mỗi phép tính 
và khả năng trình bày bài toán đúng và đẹp còn rất hạn chế dẫn đến kết quả làm 
bài còn chưa cao. 
II. NỘI DUNG, YÊU CẦU CẦN ĐẠT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY GIẢI TOÁN Ở LỚP 
2 
 1. Nội dung :
 Ở lớp 2 chương trình sách giáo khoa mới Kết nối tri thức với cuộc sống học 
sinh được học các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, vì vậy các em được học giải 
toán đơn về cả các phép tính đó. Chương trình toán lớp 2 học sinh được học giải 
các bài toán đơn sau :
 - Hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị. 8
 10 – 5 = 5 (thùng)
 Đáp số: 5 thùng
 * Dạng toán về " Bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị ", chẳng hạn
Bài 2: (Toán 2 tập 1/ trang 51) : Trên sân có 14 con gà, số vịt nhiều hơn số gà 
là con. Hỏi trên sân có bao nhiêu con vịt?
 Cần làm cho học sinh hiểu phương pháp giải:
Bước đầu giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề bài sau đó tóm tắt đề bài.
Hướng dẫn phân tích giáo viên phải đưa ra một số câu hỏi dẫn dắt để học sinh 
nhận biết các điều kiện đã có và điều kiện cần phải giải quyết với hệ thống các 
câu hỏi như sau:
? Bài toán đã cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì ? Bài toán yêu cầu tìm gì?
Hoặc: Trong bài toán đã cho em biết gì và cần tìm gì?...
Tóm tắt
Gà: 14 con
Vịt nhiều hơn gà: 5 con
Vịt: ... con?
Hướng dẫn học sinh xác định dạng toán và cách làm bài giải
Để tìm số con vịt có trên sân ta lấy số con gà cộng với phần hơn.
 Bài giải
 Số con vịt trên sân là:
 = (con)
 Đáp số: con.
Lời giải chi tiết:
 Trên sân có số con vịt là:
 14 + 5 = 19 (con)
 Đáp số: 19 con vịt.
Câu trả lời của học sinh linh hoạt giáo viên không áp đặt. 10
 Đây là các bài toán cơ bản nhất trong các bài toán đơn giải bằng một 
bước tính nhân, chia. Các bài toán này thường là những bài toán ngược lẫn 
nhau. Để giúp các em giải được những bài toán này, cần làm cho các em nắm 
vững ý nghĩa của phép nhân và phép chia: phép nhân là phép cộng các số hạng 
bằng nhau; phép chia là phép tính ngược của phép nhân.
 Bài giải
 Có số bó hoa cúc là:
 40 : 5 = 8 ( bó)
 Đáp số: 8 bó
 Khi dạy phần tính độ dài đường gấp khúc hoặc tính chu vi hình tam giác, 
chu vi hình tứ giác, các bài toán dạng đó (bài toán có nội dung hình học) được 
trình bày bài giải như ở các bài toán có lời văn đã học, phép tính trung gian ứng 
với câu lời giải có thể có đến 2,3 dấu phép tính cộng, học sinh chỉ cần viết dãy 
phép tính và ghi ngay kết quả bên phải dấu "=", không phải ghi kết quả của 
phép tính trung gian. Chẳng hạn : 
Bài 3: (Toán 2 tập 1/ trang 103) : Tính độ dài đường gấp khúc ABCD 
 AB =5cm, BC = 4cm, CD = 4cm,.
 Bài giải:
 Độ dài đường gấp khúc ABCD là :
 5 + 4 + 4 = 13 (cm)
 Đáp số : 13 cm
 III. QUY TẮC CHUNG HƯỚNG DẪN VIỆC GIẢI TOÁN : 
 Giải toán là một hoạt động trí tuệ khó khăn, phức tạp. Hình thành kĩ năng 
giải toán khó hơn nhiều so với hình thành kĩ năng tính, vì bài toán là sự kết hợp 
đa dạng nhiều khái niệm, nhiều quan hệ toán học. Giải toán không chỉ là nhớ 
mẫu giải rồi áp dụng, mà đòi hỏi nắm chắc khái niệm, quan hệ toán học, nắm 
chắc ý nghĩa các phép tính, đòi hỏi khả năng độc lập suy luận của học sinh, đòi 
hỏi biết tính đúng. 12
 - Bước này về nguyên tắc không phải là bước bắt buộc với quy trình giải toán 
 nhưng lại là bước không thể thiếu trong dạy học toán với các mục đích:
 - Giải xong bài toán, khi cần thiết, cần thử xem đáp số tìm được có trả lời đúng 
 câu hỏi của bài toán, có phù hợp với các điều kiện của bài toán không? 
 - Tìm cách giải khác và so sánh cách giải.
 - Suy nghĩ khai thác thêm đề bài.
 IV. MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA : 
 Trong phạm vi bài viết này tôi đưa ra ví dụ minh họa bằng dạng toán 
 ''nhiều hơn'' , ''ít hơn'' và biện pháp hướng dẫn giải một số bài toán nâng cao dành 
 cho học sinh khá giỏi có liên quan đến dạng toán ''nhiều hơn'', ''ít hơn''. 
 Với việc sử ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tôi sẽ hướng dẫn 
 học sinh trên ti vi qua sự chuẩn bị bằng giáo án điện tử để thu hút sự tập trung 
 của học sinh. Ví dụ dạy các dạng:
1. Dạy bài toán về ''nhiều hơn'' một số đơn vị.
 Bài toán:Có 6 bông hoa mầu đỏ, số bông hoa mầu vàng nhiều hơn số bông 
 hoa mầu đỏ là 3 bông. Hỏi có bao nhiêu bông hoa mầu vàng ? 
 Bước 1 : Tìm hiểu bài toán : 
 - Học sinh đọc bài toán 
 - Giáo viên lần lượt chiếu 6 bông hoa màu đỏ trên ti vi (hình ảnh)
 - Gợi ý để học sinh diễn tả lại đề toán:
 + Có 6 bông hoa màu đỏ (Giáo viên chiếu 6 bông hoa màu đỏ).
 + Số bông hoa mầu vàng nhiều hơn số bông hoa mầu đỏ là 3 bông. Cho 
 các em hoạt động với vật thật, với mô hình để hiểu ''nhiều hơn' có nghĩa là 
 ''bằng ấy ngoài ra còn thêm''. Tức là đã có bằng số hoa màu đỏ rồi nhưng nhiều 
 thêm 3 bông hoa màu vàng nữa. (Giáo viên chiếu tiếp 3 bông hoa màu vàng 
 vào bên phải).
 - Giáo viên cho học sinh nhắc lại bài toán: Có 6 bông hoa màu đỏ ( Giáo 
 viên chỉ hình 6 bông hoa màu đỏ), Số bông hoa mầu vàng nhiều hơn số bông 
 hoa mầu đỏ là 3 bông (Giáo viên chỉ 3 bông hoa màu vàng ở bên phải theo hình 14
 Hoa vàng = Hoa đỏ + phần hơn
Bước 4 : Thực hiện kế hoạch giải.
 Khi học sinh mới học, có thể hỏi lại từng câu để học sinh tìm cách giải và trình 
bày bài toán. Khi học sinh đã quen, có thể để các em tự trình bày bài giải. 
 Bài giải
 Có số bông hoa mầu vàng là .:
 6 + 3 = 9 ( bông)
 Đáp số : 7 bông
 Bước này chú ý trình bày đẹp, viết đúng đáp số và danh số kèm theo. 
 Từ cách hướng dẫn học sinh giải theo cách trên, học sinh đã nắm chắc được 
các bước giải và trình tự giải bài toán để học sinh tiến hành việc học và giải 
bài toán tiếp theo phức tạp hơn một cách dễ dàng.
 Bước 5 : Kiểm tra lại bài toán :
 Kiểm tra lại chỉnh tả, cách trình bày, kết quả phép tính, đáp số. Trong bài này 
không cần thử lại đáp số, vì hai cách giải khác nhau cùng dẫn tới một đáp số, 
như vậy đáp số này có nhiều khả năng là đáp số đúng.
 Học sinh vận dụng cách giải bài toán về nhiều hơn để giải các bài toán 
cùng dạng trong chương trình. Song mỗi bài toán được đưa ra với dữ kiện khác 
nhau và lời văn khác nhau. thuật ngữ về ''nhiều hơn'' được ẩn sau một số từ : 
''cao hơn'', ''lớn hơn'', ''đông hơn'', ''dài hơn'', ''nhẹ hơn'', ''nặng hơn'', 
''hơn''. Đề toán có lời văn thực chất là những bài toán có nội dung thực tế. Do 
vậy câu và từ thường gần gũi với học sinh. Khi phân tích đề, tôi thường chú ý 
giúp học sinh hiểu chắc các thuật ngữ, ý nghĩa của từng từ đó trong bài toán để 
học sinh không lúng túng khi giải bài. 
 * Mức độ sau bài toán về nhiều hơn cũng được nâng dần vào các tiết học 
tiếp theo như bài toán dạng giải toán theo tóm tắt bằng lời và bằng sơ đồ hình 
vẽ. Chẳng hạn : 
Yêu cầu: Giải bài toán theo tóm tắt sau 
 15 người 16
 Mai: 
 Ít hơn 2 cái
 Nam: 
 ? cái
 Bài giải 
 Nam gấp được số cái thuyền là:
 8 - 2 = 6 (cái)
 Đáp số : 5 cái
➢ Sau phần thực hành giải các bài toán theo 2 dạng ''nhiều hơn một số đơn 
 vị'' và ''ít hơn một số đơn vị ''. Giáo viên có thể tóm tắt cách giải từng loại bài 
 toán về nhiều hơn, ít hơn như sau
 Bài toán nhiều hơn Bài toán ít hơn
 - Biết số bé. - Biết số lớn.
 - Biết phần “nhiều hơn” của số lớn so - Biết phần “ ít hơn” của số bé so với 
 với số bé. số lớn.
 - Tìm số lớn: - Tìm số bé:
 Số lớn = số bé + phần “nhiều hơn”. Số bé = Số lớn - phần ít hơn.
 * Lưu ý: + Với bài toán ''nhiều hơn một số đơn vị”, “ít hơn một số đơn vị” 
 giáo viên nên hướng dẫn học sinh dùng sơ đồ đoạn thẳng để biểu thị trực quan 
 khái niệm “nhiều hơn”, “ít hơn”. Từ sơ đồ học sinh dễ dàng nhận ra bài toán 
 thuộc dạng gì ?. Tránh nhầm lẫn với bài toán ngược (Toán mở rộng). 
 Chẳng hạn : Mai gấp dược 8 cái thuyền, Mai gấp được ít hơn Nam 2 cái. 
 Hỏi Nam gấp được mấy cái thuyền?
 + Bài toán về “ nhiều hơn” và “ ít hơn” được vận dụng trong cả 
 chương trình ôn tập và luyện tập xuyên suốt chương trình Toán 2 Kết Nối tri 
 thức với cuộc sống, song dưới nhiều mức độ và hình thức khác nhau nhằm nâng 
 cao kĩ năng giải đúng cho học sinh và giúp học sinh phân biệt được cách giải 
 bài toán về “ nhiều hơn” và “ ít hơn” tránh nhầm với dạng về "sự chênh lệch'':

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_giai_toan.doc