Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 1 trong các tiết tập đọc góp phần phát triển năng lực học sinh

Tập đọc là một phân môn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. Dạy tốt phân môn Tập đọc không những rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn khác. Nhiệm vụ quan trọng nhất của dạy học Tập đọc là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Đọc giúp các em học sinh lĩnh hội được ngôn ngữ để sử dụng trong giao tiếp và hoạt động học tập. Nó là điều kiện để cho học sinh có khả năng tự học.

Đặc biệt đối với học sinh lớp 1 - Lớp đầu cấp - việc dạy đọc cho các em thật vô cùng quan trọng, bởi các em có đọc tốt được ở lớp 1 thì khi học các lớp tiếp theo, các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt. Việc dạy đọc ở lớp 1 cũng quan trọng bởi từ chỗ các em còn phải đọc đánh vần từng tiếng đến việc đọc thông thạo được một văn bản là việc tương đối khó với các em, mà mục tiêu của giờ dạy Tiếng Việt là phải hướng đến giáo dục học sinh yêu tiếng Việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc biểu đạt nội dung. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy trăn trở lớn đối với mỗi người giáo viên khi dạy phân môn Tập đọc là luôn tự đặt ra câu hỏi làm thế nào để chữa lỗi phát âm cho học sinh để các em đọc đúng, đọc nhanh hơn, giúp các em hiểu nội dung bài đọc sâu sắc hơn. Và trên hết, người giáo viên cần làm thế nào để mỗi tiết tập đọc thực sự hiệu quả và chất lượng. Để làm được tất cả những điều đó, theo tôi, yếu tố có tính chất quyết định chính là phải nâng cao được kĩ năng đọc cho các em học sinh, do vậy tôi đã lựa chọn và đưa ra “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc góp phần phát triển năng lực học sinh”.

docx 16 trang Thanh Ngân 29/03/2025 240
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 1 trong các tiết tập đọc góp phần phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 1 trong các tiết tập đọc góp phần phát triển năng lực học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 1 trong các tiết tập đọc góp phần phát triển năng lực học sinh
 giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc biểu đạt nội dung. 
 Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy trăn trở lớn đối với mỗi người 
giáo viên khi dạy phân môn Tập đọc là luôn tự đặt ra câu hỏi làm thế nào để 
chữa lỗi phát âm cho học sinh để các em đọc đúng, đọc nhanh hơn, giúp các em 
hiểu nội dung bài đọc sâu sắc hơn. Và trên hết, người giáo viên cần làm thế nào 
để mỗi tiết tập đọc thực sự hiệu quả và chất lượng. Để làm được tất cả những 
điều đó, theo tôi, yếu tố có tính chất quyết định chính là phải nâng cao được kĩ 
năng đọc cho các em học sinh, do vậy tôi đã lựa chọn và đưa ra “Một số biện 
pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc góp phần 
phát triển năng lực học sinh”.
2. Thực trạng
 Việc hiểu được thực tế vấn đề đọc của các em đang ở mức độ nào, các em 
còn vướng mắc ở đâu về kĩ năng đọc có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc 
định hướng các phương pháp rèn đọc cho các em. Vậy nên, ngay từ đầu năm 
học, tôi đã tiến hành điều tra và khảo sát kĩ năng đọc của học sinh trong lớp 
bằng cách cho các em đọc trực tiếp một đoạn văn hay một đoạn thơ. Sau đó, tôi 
đưa ra câu hỏi nhằm kiểm tra mức độ hiểu nội dung văn bản của các em. Tôi đã 
tiến hành thống kê số lượng học sinh trong lớp theo một số tiêu chí đã đề ra và 
thu được kết quả như sau:
 TT Lớp 1 (Sĩ số: 41 học sinh) Số lượng Tỉ lệ
 1 Đọc sai phụ âm đầu 5 12,1%
 2 Đọc sai dấu 4 9,7%
 3 Đọc thiếu (hoặc thừa) tiếng 6 14,6%
 4 Ngắt, nghỉ hơi chưa đúng 5 12,1%
 5 Tốc độ đọc còn nhanh (hoặc chậm) 3 7,4%
 6 Đọc đúng 18 44,1%
 đọc thêm nhiều sách truyện và phối hợp tốt với phụ huynh học sinh để các em 
chăm chỉ luyện đọc không chỉ trên lớp mà còn ở nhà. Có như vậy, kĩ năng đọc 
của các em mới dần trở nên tốt hơn được.
 Đối với những HS đã đọc đúng, đảm bảo tốc độ đọc tốt thì GV có thể 
hướng các em đến việc đọc diễn cảm văn bản, một bước cao hơn của việc đọc.
 2. Biện pháp 2: Chuẩn bị tốt tâm thế học cho HS khi học Tập đọc
 Trước khi rèn đọc đúng, người giáo viên cần xây dựng cho học sinh một 
tâm thế tốt khi học bài. Theo tôi, xây dựng tâm thế đọc tốt cho học sinh tức là 
người giáo viên cần giúp HS làm tốt hai việc: cường độ đọc và tư thế khi đọc.
 Trong hoạt động giao tiếp, khi đọc thành tiếng, người đọc một lúc đóng 
hai vai: Một vai là người tiếp nhận thông tin và một vai là đưa văn bản đến 
người nghe. Khi đọc thành tiếng phải tính đến người nghe. Giáo viên cần cho 
các em hiểu rằng: Các em đọc không phải chỉ cho mình cô giáo và để tất cả các 
bạn cùng nghe nên cần đọc đủ lớn để cho cả lớp cùng nghe rõ. Để luyện cho 
những em đọc quá nhỏ, giáo viên cần tập cho các em đọc to chừng nào bạn ở xa 
nhất trong lớp nghe thấy mới thôi. Việc đọc với cường độ vừa phải, hợp lí còn 
giúp cho các bạn trong lớp có thể đưa ra được những nhận xét đúng, từ đó mới 
biết được mình cần phát huy điều gì hay cần khắc phục ở đâu để đọc tốt hơn. 
Đồng thời rèn tư thế cầm sách đọc, tư thế ngồi đọc.
 3. Biện pháp 3: Thực hiện tốt và đầy đủ các bước lên lớp trong một 
tiết học Tập đọc theo đúng quy trình
 Để rèn kĩ năng đọc tốt cho học sinh, người giáo viên cần tổ chức tốt tiết 
học theo đúng quy trình và đặc trưng bộ môn. Đó là yếu tố đầu tiên quyết định 
đến chất lượng của tiết học. 
 - Việc đọc mẫu của giáo viên chính là cái đích mẫu hình thành kỹ năng 
đọc của giáo viên phải đảm bảo chất lượng đọc chuẩn, đọc đúng, rõ ràng, trôi 
chảy và diễn cảm. Giáo viên yêu cầu lớp ổn định trật tự tạo cho học sinh tâm lý 
nghe đọc, hứng thú nghe đọc và yêu cầu học sinh đọc thầm theo. Khi đọc giáo Học sinh sẽ được luyện đọc từng câu rồi đọc nối tiếp nhau cho đến hết 
bài. Giáo viên có thể cho các em dùng ký hiệu đánh dấu vào sách để khi đọc.
 Đến giai đoạn sau (khoảng từ giữa học kỳ II trở đi) tôi đã để học sinh 
nhìn vào sách và nêu cách ngắt giọng của mình ở từng câu thơ (vì những bài 
thơ của lớp 1 thường là ngắn nên công việc này cũng không chiếm quá nhiều 
thời gian trong tiết dạy). 
 * Đọc đúng dạng văn xuôi cần phải dựa vào nghĩa và các dấu câu để ngắt 
hơi. Khi đọc không được tách một từ ra làm hai, tức là không ngắt hơi trong một 
từ. Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu. Đối với những câu văn dài cần 
hướng dẫn học sinh ngắt hơi cho phù hợp. Cụ thể tôi cho học sinh tự tìm những 
câu văn dài hoặc do giáo viên đưa ra. Sau đó yêu cầu học sinh xác định cách 
ngắt giọng, gọi học sinh nhận xét đúng sai. Đối với học sinh lớp 1 giáo viên 
cũng chưa nên hỏi quá nhiều tại sao các em lại ngắt giọng như vậy mà nếu thấy 
đúng thì giáo viên công nhận ngay còn nếu sai thì sửa cho các em và giải thích 
để các em thấy rõ hơn. Sau khi xác định ngắt giọng ở mỗi câu văn dài bao giờ 
giáo viên cũng phải nhấn mạnh cho các em thấy tầm quan trọng trong việc ngắt, 
nghỉ đúng ở các câu văn, đoạn văn. Muốn xác định cách ngắt giọng đúng thì 
phải dựa vào nghĩa vào các tiếng, từ, dấu câu.
Ví dụ 1: Bài “Trường em”
- Câu dài trong bài cần hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi là: “Ở trường/có cô giáo 
hiền như mẹ/có nhiều bè bạn thân thiết như anh em/”.
 - Tôi treo bảng phụ chép sẵn câu này lên bảng và hướng dẫn cách ngắt 
hơi
 như trên (vì đây là bài đầu tiên trong chương trình tập đọc nên tôi hướng dẫn 
luôn cách đọc).
Những câu trả lời của cậu bé.
“Con bị đứt tay. Lúc nãy ạ! Vì bây giờ mẹ mới về”. (đọc xuống giọng ở cuối 
câu) VD: 1 - n; ch - tr; r - d. Học sinh không đọc "cây che", "dực rỡ", "nàm 
việc", mà phải đọc "cây tre", "rực rỡ", "làm việc.....
 + Đọc đúng các âm chính - đặc biệt là một số âm khó:
 VD: Không đọc: "ốc biêu", "con hiêu", "cấp cíu" mà phải đọc "ốc bươu", 
"con hươu", "cấp cứu"
 + Đọc đúng các âm cuối:
 VD: Học sinh có ý thức không đọc "thủa nào" "quai lại" mà phải đọc là: 
 "thưở nào" "quay lại".
 + Đọc đúng các dấu thanh do ngọng thành thói quen.
 VD: Không đọc "lá chá", "bớ ngớ" mà đọc là "lã chã", "bỡ ngỡ".
 * Rèn cách ngắt, nghỉ hơi đúng
 Đọc đúng không chỉ là phát âm đúng các âm vị mà còn bao gồm đúng cả 
về tiết tấu, ngữ điệu câu. Cần phải dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa các 
tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng.
 Trong một số bài văn xuôi, học sinh thường mắc lỗi ngắt giọng ở một số 
câu dài để lấy hơi một cách tuỳ tiện (còn gọi là ngắt giọng sinh lý) mà không 
tính đến nghĩa, tạo ra những lỗi ngắt giọng lô gích.
 Hoặc trong một số bài thơ, HS hay mắc lỗi ngắt nhịp do không tính đến 
nghĩa mà chỉ đọc theo áp lực của nhạc thơ, (tạo ra sự cân đối về mặt âm thanh 
khi đọc từng câu thơ). Với thơ 4 tiếng các em, ngắt nhịp 2/2, thơ 5 tiếng sẽ ngắt 
nhịp 2/3 hoặc 3/2, thơ lục bát, ngắt theo nhịp chân 2/2/2 nên đã ngắt nhịp sai.
 Trên thực tế, ngay cả một số giáo viên cũng còn lúng túng trong việc 
xác định chỗ ngắt giọng trong một câu văn hay cho ngắt nhịp trong một câu 
thơ.
 - Với kinh nghiệm tôi đã vận dụng để hướng dẫn học sinh ngắt, nghỉ hơi 
cho đúng đảm bảo theo nguyên tắc:
+ Không được tách 1 từ ra làm 2;
+ Không tách từ chỉ loại với danh từ mà nó đi kèm;
 + Không tách giới từ với danh từ đi sau nó; Các từ ngữ được đưa ra để học sinh luyện đọc gần như có mặt đầy đủ các đại 
diện về âm - vần cần luyện đọc trong bài (phân biệt r - d; x - s; l - n)
 Tương tự như vậy, khi hướng dẫn học sinh ngắt giọng, giáo viên nên chọn 
những câu mà chỗ cần ngắt giọng không hoàn toàn trùng với dấu câu, sau đó 
cho học sinh tự tập xác định chỗ ngắt giọng - qua đó dần hình thành cho các em 
quy tắc ngắt giọng khi đọc cho phù hợp - tuy không nêu ra thành lời nhưng học 
sinh cảm nhận bằng trực giác thông qua quá trình luyện tập thường xuyên. 
Ngoài ra học sinh cũng cần biết cách nghỉ hơi đúng theo dấu câu, nghỉ hơi ít ở 
dấu phẩy, nghỉ hơi lâu ở dấu chấm, biết lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ giọng ở 
cuối câu kể ...
 6. Biện pháp 6: Rèn kĩ năng đọc hiểu
 Đọc hiểu (hay còn gọi là khả năng thông hiểu văn bản đọc), ở đây muốn
 nói đến kỹ năng làm việc với văn bản chiếm lĩnh được văn bản ở các mức độ 
khác nhau như: Nội dung các sự kiện, cấu trúc, chủ đề... Nắm được ý nghĩa của 
bài đọc. Khi dạy đọc hiểu, chúng ta chủ yếu sử dụng biện pháp đọc thầm. Tuy 
nhiên, với học sinh lớp 1 kĩ năng đọc thầm phải được chuyển dần theo hai bước.
Bước 1: Đọc to -> nhỏ -> nhẩm.
Bước 2 (đọc thầm): đọc bằng mắt theo que chỉ hoặc ngón tay -> đọc chỉ có mắt 
di chuyển. 
 Rèn kĩ năng đọc hiểu thông qua phần trả lời câu hỏi tìm hiểu bài:
 Tìm hiểu bài là một bước dạy quan trọng giúp học sinh nắm được nội 
dung, ý nghĩa của bài tập đọc. Thông thường, ở phần tìm hiểu bài, học sinh sẽ 
được lần lượt trả lời các câu hỏi trong sách. Tuy nhiên, để làm tốt công việc 
này, người giáo viên cần khéo léo trong việc tổ chức hoạt động, đưa ra các hình 
thức phù hợp để giúp các em tiếp cận với nội dung bài học một cách dễ dàng 
nhất.
 Trước hết, đối với mỗi câu hỏi mà phần tìm hiểu bài đưa ra, giáo viên cho 
học sinh đọc to trước lớp. Sau đó, để giúp học sinh có thể trả lời được câu hỏi 
đó, giáo viên cần cho học sinh đọc thầm nội dung đoạn văn có chứa ý trả lời viên tổ chức cho học sinh cả lớp luyện đọc diễn cảm trong nhóm. Các em sẽ lần 
lượt đọc cho nhau nghe, nhận xét và góp ý cho nhau để đọc thật tốt đoạn văn 
bản đó. Sau khi các nhóm luyện đọc xong, giáo viên tổ chức thi đọc cho học 
sinh trong lớp. Các nhóm sẽ lần lượt đọc bài, các bạn trong lớp nhận xét, bình 
bầu nhóm đọc hay nhất. Cuối cùng, giáo viên có thể cho một học sinh giỏi đọc 
diễn cảm văn bản một lần nữa. Giáo viên cần động viên, khích lệ các em thông 
qua các hình như tuyên dương, khen thưởng trước lớp để các em hào hứng và tự
 nhiên hơn trong việc thể hiện. 
 8. Biện pháp 8: Kết hợp cùng gia đình học sinh
 Việc học đọc của học sinh lớp 1 mới chỉ dừng lại ở những bước đầu. Bởi 
vậy, việc luyện đọc cần diễn ra thường xuyên, liên tục mới đem lại hiệu quả tốt.
 Ngay từ đầu năm học, giáo viên cần trao đổi với phụ huynh nắm rõ được 
những yêu cầu cần đạt đối với việc đọc, những ưu điểm và nhược điểm cần 
khắc phục của mỗi học sinh để phụ huynh có thể nắm được. Trên cơ sở đó, giáo 
viên đưa ra một số biện pháp phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh để giúp các 
em có kĩ năng tốt trong việc đọc như: Đôn đốc, kiểm tra các con việc luyện đọc 
ở nhà; Khuyến khích các con đọc thêm sách, báo, truyện để rèn luyện thêm khả 
năng đọc; Hướng dẫn các con đọc đúng văn bản.
 Giáo viên cũng phải thường xuyên thông báo tình hình của học sinh cho 
phụ huynh biết để kịp thời có những biên pháp can thiệp hợp lí giúp em ngày 
càng tiến bộ hơn trong việc đọc.
 9. Biện pháp 9: Tích hợp dạy học Tập đọc trong các môn học khác
 Để giúp phát huy được hiệu quả của các biện pháp trên, việc tích hợp dạy 
học đọc trong tất cả các phân môn khác là vô cùng cần thiết. Học sinh cần đọc 
đúng, đọc tốt thì mới có thể học tốt các môn học khác được. Bởi vậy, trong quá 
trình dạy học, người giáo viên cần cho học sinh vận dụng tối đa kĩ năng đọc để 
các em càng có thêm cơ hội rèn luyện cho việc đọc. Dạy học tích hợp cũng là 
một trong những nguyên tắc cơ bản trong giảng dạy Tiếng Việt nói chung và III.3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng của sáng kiến
 - Đề tài mà tôi nghiên cứu giúp cho mỗi GV có thể vận dụng để rèn đọc 
cho học sinh lớp 1 trong trường và các trường khác, đồng thời áp dụng ở các 
phân môn của Tiếng Việt và các môn học khác liên quan đến rèn đọc cho HS.
 - Thể hiện:
 + Việc phân loại khả năng đọc của học sinh ngay từ đầu năm học là việc làm 
cần và đủ để đưa ra mức độ, phương pháp rèn đọc cho mỗi học sinh. Vì vậy, bất 
kỳ giáo viên nào cũng thực hiện được nội dung này.
+ Dạy tiết Tập đọc theo quy trình đã được sách thiết kế thể hiện rất rõ, giáo viên 
nào cũng thuận lợi trong việc thực hiện.
+ Hiện nay, 100% GV các nhà trường đều được tiếp cận với Chương trình 
giáo dục mới, đều hiểu rõ việc dạy học tích hợp liên môn là cần thiết và đang 
được áp dụng đại trà tại các bậc học. 
+ Đặc biệt hiện nay phát triển văn hóa đọc đang trở thành phong trào đối với 
các nhà trường, ý thức đọc sách, truyện đã tạo nên một nhiệm vụ, một việc làm 
không thể thiếu với cả giáo viên, học sinh. Điều này hỗ trợ đắc lực cho học sinh 
đọc tốt hơn.
+ Mỗi biện pháp đưa ra trong đề tài đều mang tính khả thi cao, thuận lợi cả về 
kiến thức, hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy; giáo viên nào dạy lớp 1 
hay bất cứ lớp nào cũng có thể áp dụng và mang lại hiệu quả tối ưu cho học sinh 
trong việc rèn kỹ năng đọc đúng.
III.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
Sau một thời gian áp dụng những biện pháp nêu trên, tôi thấy hiệu quả giờ dạy 
được nâng lên rõ rệt. Học sinh có hứng thú học tập, các em mạnh dạn tự tin hơn 
khi đọc bài, số em đọc đúng đã được nâng lên, số em đọc chưa đạt yêu cầu đã 
giảm đi. Kết quả thu được cụ thể như sau: 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_doc_dung.docx