Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Lớp 3 theo bộ sách Kết nối tri thức

Hiện nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trong thời đại 4.0 các em không chỉ được tiếp xúc với nguồn thông tin từ sách từ thầy cô mà các em còn được tiếp cận với một lượng thông tin khổng lồ từ các trang báo mạng, internet.... Với tôi, tôi mong muốn rằng: Học sinh của mình khi đọc được những thông tin ấy, các em sẽ biết chắt lọc, lựa chọn những thông tin phù hợp, những thông tin đúng trong đó để tránh được những điều không hay xảy ra. Để làm được điều đó, kĩ năng không thể thiếu đó chính là đọc hiểu đúng không ạ?

Mục đích cuối cùng của việc đọc hiểu đó là trong giao tiếp các em có thể hiểu được người khác nói gì với mình và diễn đạt được những gì mình hiểu cho người khác nghe một cách dễ hiểu và chính xác nhất.

Khi các em đọc hiểu tốt ở phân môn tập đọc các em mới có thể chiếm lĩnh được kiến thức ở các môn học khác như Toán học, Khoa học,....... Đồng thời các em sẽ cập nhật được với những thành tựu khoa học tiến bộ của loài người, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển không ngừng, đưa đất nước chúng ta đi lên một tầm cao mới. Có thể nói “làm như thế nào để học sinh đọc hiểu tốt văn bản” không phải là một đề mới nhưng nó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đặt lên hàng đầu khi dạy học trong phân môn Tiếng Việt ở Tiểu học để làm tiền đề cho các cấp học lớn hơn.

Chính vì những lý do trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và ứng dụng đề tài "Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 3”

docx 25 trang Thanh Ngân 08/11/2024 550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Lớp 3 theo bộ sách Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Lớp 3 theo bộ sách Kết nối tri thức

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Lớp 3 theo bộ sách Kết nối tri thức
 2
học vì các em hiểu được văn bản đó truyền tải đến các em thông điệp gì?” Từ đây 
hình thành ở các em những phẩm chất quan trọng: biết yêu cái đẹp, yêu gia đình, 
yêu xã hội và yêu đất nước; giúp các em có thêm vốn sống, vốn hiểu biết để tiếp 
thu những bài học, những kinh nghiệm quý giá, thừa hưởng những tinh hoa mà 
thế hệ trước để lại.
 Hiện nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trong thời 
đại 4.0 các em không chỉ được tiếp xúc với nguồn thông tin từ sách từ thầy cô mà 
các em còn được tiếp cận với một lượng thông tin khổng lồ từ các trang báo mạng, 
internet.... Với tôi, tôi mong muốn rằng: Học sinh của mình khi đọc được những 
thông tin ấy, các em sẽ biết chắt lọc, lựa chọn những thông tin phù hợp, những 
thông tin đúng trong đó để tránh được những điều không hay xảy ra. Để làm được 
điều đó, kĩ năng không thể thiếu đó chính là đọc hiểu đúng không ạ?
 Mục đích cuối cùng của việc đọc hiểu đó là trong giao tiếp các em có thể 
hiểu được người khác nói gì với mình và diễn đạt được những gì mình hiểu cho 
người khác nghe một cách dễ hiểu và chính xác nhất.
 Khi các em đọc hiểu tốt ở phân môn tập đọc các em mới có thể chiếm lĩnh 
được kiến thức ở các môn học khác như Toán học, Khoa học,....... Đồng thời các 
em sẽ cập nhật được với những thành tựu khoa học tiến bộ của loài người, góp 
phần thúc đẩy xã hội phát triển không ngừng, đưa đất nước chúng ta đi lên một 
tầm cao mới. Có thể nói “làm như thế nào để học sinh đọc hiểu tốt văn bản” không 
phải là một đề mới nhưng nó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đặt 
lên hàng đầu khi dạy học trong phân môn Tiếng Việt ở Tiểu học để làm tiền đề 
cho các cấp học lớn hơn. 
 Chính vì những lý do trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và ứng dụng đề tài 
"Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 3” 4
 Một số em khi đọc văn bản còn chưa lưu loát, chưa ngắt nghỉ đúng văn bản 
nên việc hiểu nghĩa của từ quan trọng, của câu văn còn bị hạn chế vì vậy khi học 
xong bài các em còn chưa hiểu được nội dung bài đọc.
 Mặt khác, do các em còn rất nhỏ, vốn từ vựng còn hạn chế nên việc diễn 
đạt ý hiểu của bản thân còn gặp khó khăn, chính vì điều này mà một số em khi 
trả lời câu hỏi còn ngắn gọn, cộc lốc, chưa thành câu.
 Ngoài ra học sinh chưa có thói quen đọc sách, ham đọc sách vì thế khi gặp 
những văn bản ngoài sách giáo khoa các em thường bị lúng túng khi đọc. Đó cũng 
chính là một lí do khiến các em bị nản khi tìm hiểu nội dung văn bản.
 Nhận thấy tình hình như vậy, ngay từ đầu năm khi nhận lớp, tôi đã tiến 
hành khảo sát về kĩ năng đọc hiểu văn bản của các em và thu thập được kết quả 
như sau:
 Kết quả điểm đọc hiểu môn Tiếng Việt đầu năm
 TS 
 Năm học Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Dưới 5
 HS
 TS % TS % TS % TS %
 2022 - 2023 32 6 18.7 12 37.5 10 31.2 2 12.6
Nguyên nhân của hạn chế:
 Học sinh lớp 3E tôi chủ nhiệm năm 2022-2023, là một trong nhiều lớp chịu 
ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid 19. Năm học lớp 1 và lớp 2, các em không 
được học trực tiếp ở trường, các em chỉ được học qua Zoom mà các em còn quá 
nhỏ nên việc đọc đúng, đọc to, rõ ràng của các em còn chưa đạt được hiệu quả 
cao dẫn đến việc đọc hiểu văn bản lại càng trở nên khó khăn với các em.
 Do tâm lí của các em còn ham chơi, chưa có tính kiên trì trong việc đọc 
nên khi đọc hiểu mà gặp câu hỏi trong sách giáo khoa là ngại suy nghĩ để trả lời.
 Do giáo viên chưa biết cách làm như thế nào để giúp các em hiểu được ý 
nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc và đọc hiểu, chưa truyền được cảm hứng 
đọc cho các em nên kết quả đọc hiểu chưa cao. 6
nhà đọc bài trước nhiều lần. Để kiểm chứng các em có đọc bài hay không, tôi yêu 
cầu các em: sau khi đã đọc trôi chảy thì quay bài gửi qua zalo cho cô giáo. 
 - Đọc phần giải nghĩa các từ khó có trong bài theo sách giáo khoa và xác 
định xem trong bài còn từ nào em còn cảm thấy chưa hiểu nghĩa rồi ghi ra vở.
 - Sau đó, các em sẽ trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
 - Cuối cùng các em tự viết ra nội dung bài Tập đọc theo ý hiểu của mình.
 - Tôi thường xuyên trao đổi với PHHS, tuyên truyền để PHHS hiểu được 
tầm quan trọng của việc đọc hiểu, các em có đọc hiểu tốt ở môn Tiếng Việt thì 
các em sẽ chiếm lĩnh được kiến thức ở các môn khác một cách dễ dàng hơn, từ 
đó họ kết hợp cùng cô để kiểm tra việc đọc và trả lời các câu hỏi có trong bài một 
cách thường xuyên liên tục.
* Đối với giáo viên:
 - Tôi nhận thấy rằng: để học sinh của mình hiểu được nội dung văn bản thì 
người giáo viên đóng một vai trò vô cùng quan trọng, giáo viên có hiểu nội dung 
của bài một cách sâu sắc thì mới tìm ra được nhiều phương pháp truyền đến các 
em một cách dễ hiểu nhất. Chính vì vậy, bước chuẩn bị trước khi dạy một bài Tập 
đọc là vô cùng quan trọng. Với tôi, trước khi dạy một bài tập đọc, tôi sẽ nghiên 
cứu thật kĩ bài đọc, tôi luôn coi sách giáo viên như là một công cụ để kiểm chứng 
mạch hiểu văn bản của mình, xem có đi đúng với ý đồ của tác giả viết văn bản đó 
hay không? 
 + Đầu tiên là tôi sẽ đọc tên bài trước. Khi đọc tên bài tôi sẽ cảm nhận xem 
tên bài đọc đó có ý nghĩa gì, đã toát ra được nội dung bài tập đọc chưa? Với những 
tên đầu bài mà sau khi đọc xong tôi chưa thấy nó toát ra được nội dung, tôi còn 
mơ hồ, chưa hiểu, tôi sẽ dùng từ điển hoặc tra Google để tra nội dung tên đầu bài.
 + Tiếp theo, tôi sẽ đọc văn bản đó nhiều lần và tự đặt mình vào vị trí của 
học sinh với những từ hay cụm từ còn chưa hiểu nghĩa, tôi tiếp tục tra từ điển.
 + Sau khi đã hiểu rõ về tên đầu bài, tôi sẽ tự xác định mục tiêu của bài Tập 
đọc đó theo ý hiểu của bản thân. Rồi tôi sẽ kiểm chứng lại với sách giáo viên
+ Để hiểu rõ nội dung của văn bản hơn nữa, một thói quen mà tôi hay làm đó là 8
 Hình ảnh khen thưởng học sinh đọc tốt trong giờ học Tiếng Việt
 Tôi tiếp tục theo dõi, bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê, hứng thú 
học tập thông qua những hội thi như: “Giới thiệu cuốn sách tôi yêu” cấp trường, 
cấp huyện.
 Hình ảnh học sinh tham dự cuộc thi: Giới thiệu cuốn sách tôi yêu
 + Với các em đã chăm chỉ đọc và tiến bộ còn ít, tôi cũng vẫn khen và động 
viên các em cố gắng, tôi thường xuyên gần gũi các em để tìm hiểu tâm lí. Các em 
này vẫn phải gửi bài qua zalo cho cô đến khi nào cô thấy các em đọc tốt rồi mới 
thôi. 10
 - Riêng giờ truy bài của ngày thứ Năm và thứ Sáu hàng tuần, mỗi hôm 2 
bạn sẽ lần lượt thay phiên nhau ngồi lên bàn cô giáo để đọc các bài đọc có trong 
quyển “Văn tuổi thơ”, hay những mẩu truyện ngắn mà mình sưu tầm được cho cả 
lớp nghe. 
 Hình ảnh học sinh đọc văn tuổi 
 thơ cho cả lớp nghe
 - Trong các giờ “đọc mở rộng”, khen và tuyên dương những em học sinh 
sưu tầm và đọc được từ 2 bài văn, bài thơ, câu chuyện trở lên.
 - Trong các giờ đọc thư viện, khen các em có kĩ năng đọc xong câu chuyện 
nhanh nhất và tóm tắt lại được nội dung câu chuyện cho các bạn trong lớp nghe. 12
 Hình ảnh góc thư viện của lớp
 2.3. Biện pháp 3: Rèn kĩ năng đọc hiểu
a) Mục tiêu:
 - Giúp các em học sinh hiểu được nội dung văn bản, cảm nhận được cái 
hay, cái đẹp của văn bản đó, tạo nên những điều tích cực trong cuộc sống.
b) Cách thực hiện:
 - Khi dạy đọc hiểu tôi chú ý đến 2 vấn đề:
 + Hiểu nghĩa của câu từ.
 + Hiểu nội dung bài.
* Hiểu nghĩa của từ:
 - Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy: Ở bất kỳ một văn bản nào, người 
viết thường đưa ra những câu từ mới, từ khó hiểu hoặc trừu tượng để tạo nên điểm 
nhấn cho văn bản của mình. Bởi vậy, hiểu nghĩa của từ nó như mở ra nút thắt 
giúp học sinh hiểu nội dung văn bản một cách dễ dàng.
 - Mặc dù cô giao bài tập về nhà là đọc giải nghĩa từ rồi nhưng khi giảng 
dạy tôi thấy không phải từ nào sau khi đọc xong các em đều hình dung và hiểu 
được được ngay nên khi giải nghĩa từ cho học sinh tôi lựa chọn nhiều phương 
pháp khác nhau: giải nghĩa bằng lời, bằng hình ảnh trực quan, hoặc bằng video, 14
 Đi men: bám vào vật gì
 đó để đi cho vững.
 Hình ảnh khi giải nghĩa từ đi men
 Có những bài tôi lại chọn cách giải nghĩa từ bằng ngôn ngữ hình thể của 
các em. 
 Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc “ Cô giáo tí hon” ở SGK Tiếng Việt trang 78. 
Khi cần giải nghĩa từ “ Khoan thai” tôi cho 5 em học sinh lên bảng biểu diễn dáng 
đi khoan thai, các em ở dưới quan sát, các em rất hứng thú xem bạn mình biểu 
diễn và tiếng cười vang lên khắp lớp tôi khi các em nhìn thấy bạn của mình đi 
nhanh như người mẫu trên sàn catwalk, chính những tiếng cười ấy đã cho thấy 
rằng: các em hiểu “khoan thai” là dáng đi thong thả, nhẹ nhàng. 
 + Giải nghĩa từ lồng ghép ở phần tìm hiểu nội dung bài.
 Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc “ Những bậc đá chạm mây”. Ở câu hỏi số 2 
của bài: Vì sao cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi?. Để trả lời 
được câu hỏi này học sinh phải hiểu: vì đường lên núi, nơi mà họ sinh sống là 
những dãy núi cao dựng đứng nên họ phải đi theo đường vòng rất xa. Tôi sẽ giải 16
khoa. Vì đã được chuẩn bị bài trước ở nhà nên trong giờ học tôi đã áp dụng các 
biện pháp sau để các em tự kiểm chứng câu trả lời của mình:
 + Tổ chức cho các em hoạt động trả lời câu hỏi theo nhóm ( có thể nhóm 2 
hoặc nhóm 4).
 Hình ảnh học sinh trả lời câu hỏi của bài đọc theo nhóm 4
 + Tiếp theo, tôi mời 1 em đứng lên tổ chức cho các bạn trao đổi và chia sẻ 
trước lớp về các câu hỏi này để các em tự đánh giá lẫn nhau. Giáo viên sẽ là người 
chốt lại câu trả lời đúng. Trong quá trình các em trả lời: sẽ có những em trả lời 
đúng tôi sẽ khen các em. Bên cạnh đó cũng có những em trả lời chưa chính xác, 
tôi sẽ nhẹ nhàng hướng dẫn để các em hiểu mà không trách móc.
 + Tôi nhận thấy rằng để học sinh có thể nêu được nội dung của một bài tập 
đọc, bản thân người giáo viên phải xác định được: câu nào trong những câu hỏi 
mà học sinh chia sẻ đã nêu bật được nội dung bài học. Khi đó giáo viên sẽ kết 
hợp với học sinh để đưa ra nội dung luôn mà không cần đợi đến khi học sinh trả 
lời câu hỏi cuối cùng trong bài.Ví dụ: Trong bài “Ngày gặp lại”, mặc dù bài có 4 
câu hỏi 18
 Theo em, hình ảnh “con đường xa tắp” muốn nói đến điều gì? Chọn câu 
trả lời hoặc nêu ý kiến khác của em? 
a. Hành trình học tập còn dài lâu
b. Nhiều điều mới mẻ chờ đón em ở phía trước
c. Đường đến tương lai còn xa
d. Nêu ý kiến khác của em.
Để giải quyết câu hỏi này, sau khi cho các em trình bày ý hiểu của bản thân một 
cách dân chủ, tôi sẽ chiếu hình ảnh của một con đường thật để các em quan sát. 
 Hình ảnh con đường
 Câu hỏi gợi mở để khẳng định câu trả lời của câu hỏi này như sau: Theo 
em hình ảnh “con đường xa tắp” mà tác giả nhắc đến có phải là “con đường đi” 
hay không? Và từ đó chốt kiến thức: À! “Con đường xa tắp” ở đây, nó không phải 
con đường đi mà đó là đường để đến tương lai, để đi trên con đường đó các em 
phải trải qua một hành trình học tập lâu dài và cũng trên con đường đó các em sẽ 
khám phá ra nhiều điều mới mẻ của cuộc sống. Như vậy kỉ niệm của bạn nhỏ 
gắn với ngưỡng cửa, với những người thân yêu từ thuở ấu thơ đến lúc khôn lớn.
 + Trong một số bài văn, các câu văn chứa các biện pháp nghệ thuật nhân 
hóa hay so sánh chính là các câu văn để đưa ra được nội dung của bài. Tôi sẽ 
hướng dẫn các em đưa ra được nội dung bằng cách đặt câu hỏi trực tiếp như sau: 20
 Ví dụ: Khi dạy bài “Những tia nắng bé nhỏ” tôi sẽ thiết kế câu hỏi:
Nội dung bài “Những tia nắng bé nhỏ” nói về Na, một cô bé:
A. Lười làm việc.
B. Chưa lễ phép.
C. Ngoan ngoãn, hiếu thảo với bà.
 + Với tôi, việc giáo viên đọc mẫu một văn bản rất quan trọng. Khi tôi đọc 
mẫu, tôi sẽ sử dụng sức mạnh của giọng nói với những âm thanh trầm, bổng khác 
nhau để nhấn nhá ở các từ quan trọng. Nhiều lần trong tiết Tập đọc, tôi nhận thấy 
rằng, khi tôi đọc mẫu xong có những em học sinh giỏi của lớp, em đã cảm nhận 
và nêu được nội dung của bài đọc cho nên đây là bước tôi không bao giờ bỏ qua 
trong mỗi giờ dạy. Tôi nhận thấy rằng, hoạt động đọc mẫu này đã truyền được 
cảm hứng cho các em rất tốt. Từ đó các em cứ bắt chước theo tôi, nên lớp tôi có 
rất nhiều bạn đọc văn bản diễn cảm rất hay.
 Với tất cả các biện pháp nêu trên, các em học sinh sẽ dễ dàng rút ra được 
bài học cho bản thân, từ đó có thêm vốn sống, vốn hiểu biết để hình thành ở các 
em nhũng phẩm chất tốt đẹp.
3. Kết quả đạt được
 Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy rèn kỹ năng đọc hiểu 
cho học sinh đã thu được kết quả đáng khích lệ; học sinh đọc đúng, rành mạch, 
đúng tiếng phổ thông, phát âm đúng chính âm, chính tả, lưu loát và diễn cảm, 
cảm thụ được nội dung bài từ cái hay cái đẹp qua bài văn, bài thơ mà mình đã 
được học, được đọc. Hơn nữa học sinh không còn rụt rè, nhút nhát đã mạnh dạn 
tự tin hơn khi đọc bài và khi giao tiếp với người lớn và chỗ đông người. 
 Qua thực tế giảng dạy khi áp dụng các biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học 
sinh ở lớp tôi chủ nhiệm có tiến bộ rõ rệt vào cuối năm học 2022 - 2023. Cụ thể:
Năm học TS HS Kết quả điểm đọc hiểu môn Tiếng Việt cuối năm.
 Kết quả điểm đọc hiểu môn Tiếng Việt cuối năm
 Năm học TS HS
 Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Dưới 5

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_hieu.docx