Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển năng lực tự học của học sinh nhằm góp phần nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (phần Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945)
Vấn đề tự học, tự đào tạo của người học đã được Đảng, Nhà nước quan tâm quán triệt sâu sắc từ nhiều năm qua. Nghị quyết Trung ương V khóa 8 từng nêu rõ: “Tập trung sức nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học, tự sáng tạo của học sinh, sinh viên; Bảo đảm mọi điều kiện và thời gian tự học cho học sinh, sinh viên, phát triển mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân”. Ngày 04/11/2013 tại Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Nghị quyết chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội";
Mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 được xác định sẽ giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Trong đó, năng lực tự học là một trong ba năng lực chung cốt lõi của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018.
Hiện nay, học sinh trung học phổ thông còn nhiều vướng mắc, khó khăn khi học tập, chưa thực sự dành nhiều thời gian cho việc tự học, chưa xây dựng và rèn luyện kĩ năng tự học hợp lí. Mặt khác, do nhiều nguyên nhân nên giáo viên đang chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức mà ít quan tâm đến rèn luyện kĩ năng toàn diện cho học sinh trong đó có kĩ năng tự học. Vì vậy, mỗi nhà trường cần đưa phương pháp tự học vào mục tiêu dạy học. Điều đó không chỉ giúp bản thân học sinh nắm được vấn đề một cách chắc chắn và bền vững; chủ động bồi dưỡng phương pháp học tập và kĩ năng vận dụng tri thức mà còn là dịp tốt để rèn luyện ý chí và năng lực hoạt động độc lập sáng tạo. Đó là những phẩm chất mà chỉ có chính bản thân học sinh tự rèn luyện kiên trì mới có được, không một ai có thể cung cấp hay làm thay.
Trong những năm gần đây, chất lượng thi tốt nghiệp của bộ môn Lịch sử thường thấp hơn các môn học khác. Các em học sử một cách thụ động, máy móc và mang tính đối phó để tránh liệt vượt qua kì thi. Để nâng cao chất lượng bộ môn, bồi dưỡng nhu cầu tự học, tự tìm hiểu, tự khám phá của học sinh là niềm trăn trở của rất nhiều giáo viên dạy lịch sử. Vấn đề phát triển năng lực tự học cho học sinh càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Qua việc nghiên cứu ma trận đề thi của Bộ trong những năm gần đây, tôi nhận thấy phần lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945 là một trong những phần kiến thức quan trọng thường xuất hiện trong đề thi với bốn mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
Xuất phát từ những khó khăn hiện tại của đơn vị công tác trong việc nâng cao chất lượng môn Lịch sử nói chung và chất lượng thi tốt nghiệp THPT của môn Lịch sử nói riêng, đồng thời góp phần hình thành năng lực tự học cho học sinh phù hợp với thời kì quá độ tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển năng lực tự học của học sinh nhằm góp phần nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (phần Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945)” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển năng lực tự học của học sinh nhằm góp phần nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (phần Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÔN THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (PHẦN VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1945) LĨNH VỰC: LỊCH SỬ Tên tác giả: HOÀNG DANH HÙNG Năm thực hiện: 2022 - 2023 SĐT liên hệ: 0384461812 Yên Thành, tháng 4 năm 2023 3.2.5.2. Tổng hợp, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử theo nhóm kiến thức..........................................................................................................20 3.2.5.3. Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu...................................22 3.2.5.4. Sử dụng sơ đồ tư duy..................................................................26 3.2.5.5. Sử dụng từ khóa kết hợp “ôn tập nhanh” ...................................28 3.2.5.6. Học tự luận để thi trắc nghiệm ...................................................33 3.2.5.7. Hướng dẫn học sinh trả lời các dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi hàng năm và kỹ thuật phân tích các câu hỏi ........................37 3.2.5.8. Xây dựng nội dung ôn tập cho học sinh theo các mức độ nhận thức .................................................................................................42 3.2.5.9. Ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển năng lực tự học cho học sinh.....................................................................................42 4. Khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp............................43 4.1. Mục đích khảo sát.....................................................................................43 4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát..........................................................43 4.3. Đối tượng khảo sát ...................................................................................43 4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất .............................................................................................................44 4.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất..........................................44 4.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất ..............................................45 5. Những kết quả đạt được sau khi áp dụng các giải pháp ..................................45 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................47 3.1. Những bài học kinh nghiệm .........................................................................47 3.2. Kết luận chung..............................................................................................47 3.3. Ý nghĩa của đề tài.........................................................................................47 3.3.1. Tính mới ................................................................................................47 3.3.2. Tính khoa học........................................................................................47 3.3.3. Tính hiệu quả.........................................................................................47 3.4. Kiến nghị ......................................................................................................48 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Vấn đề tự học, tự đào tạo của người học đã được Đảng, Nhà nước quan tâm quán triệt sâu sắc từ nhiều năm qua. Nghị quyết Trung ương V khóa 8 từng nêu rõ: “Tập trung sức nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học, tự sáng tạo của học sinh, sinh viên; Bảo đảm mọi điều kiện và thời gian tự học cho học sinh, sinh viên, phát triển mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân”. Ngày 04/11/2013 tại Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Nghị quyết chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội"; Mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 được xác định sẽ giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Trong đó, năng lực tự học là một trong ba năng lực chung cốt lõi của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018. Hiện nay, học sinh trung học phổ thông còn nhiều vướng mắc, khó khăn khi học tập, chưa thực sự dành nhiều thời gian cho việc tự học, chưa xây dựng và rèn luyện kĩ năng tự học hợp lí. Mặt khác, do nhiều nguyên nhân nên giáo viên đang chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức mà ít quan tâm đến rèn luyện kĩ năng toàn diện cho học sinh trong đó có kĩ năng tự học. Vì vậy, mỗi nhà trường cần đưa phương pháp tự học vào mục tiêu dạy học. Điều đó không chỉ giúp bản thân học sinh nắm được vấn đề một cách chắc chắn và bền vững; chủ động bồi dưỡng phương pháp học tập và kĩ năng vận dụng tri thức mà còn là dịp tốt để rèn luyện ý chí và năng lực hoạt động độc lập sáng tạo. Đó là những phẩm chất mà chỉ có chính bản thân học sinh tự rèn luyện kiên trì mới có được, không một ai có thể cung cấp hay làm thay. Trong những năm gần đây, chất lượng thi tốt nghiệp của bộ môn Lịch sử thường thấp hơn các môn học khác. Các em học sử một cách thụ động, máy móc và mang tính đối phó để tránh liệt vượt qua kì thi. Để nâng cao chất lượng bộ môn, bồi dưỡng nhu cầu tự học, tự tìm hiểu, tự khám phá của học sinh là niềm trăn trở của rất nhiều giáo viên dạy lịch sử. Vấn đề phát triển năng lực tự học cho học sinh càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. 1 học của học sinh và mức độ trả lời các câu hỏi trong ma trận phần Lịch sử Việt Nam 1919-1945. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài. - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: Để hệ thống kiến thức tự luận nâng cao cho học sinh vận dụng vào làm câu hỏi trắc nghiệm mức độ khó cần phải sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp các bài, chương, phần học trong Sách giáo khoa. 5. Những điểm mới và đóng góp của đề tài - Hệ thống nội dung kiến thức phần Lịch sử Việt Nam 1919 - 1945 để các em chinh phục các câu hỏi trắc nghiệm ở 4 mức độ. - Phát triển năng lực tự học, hình thành kĩ năng tự học không chỉ đối với bộ môn Lịch sử mà còn đối với các môn học khác. Trên cơ sở hình thành năng lực chung, phát triển các năng lực chuyên biệt đối với môn Lịch sử. - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, xem đối tượng người học là trung tâm, thay đổi tư duy, lối học thụ động của học sinh. Bản thân giáo viên cũng không ngừng phải tự học, tự nghiên cứu để nâng cao chất lượng dạy và học. 3 năng lực giải quyết vấn đề; năng lực xác định các kết luận đúng (kiến thức,cách thức, con đường, giải pháp, biện pháp) từ quá trình giải quyết vấn đề; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn; năng lực đánh giá và tự đánh giá. 1.1.4. Vai trò của năng lực tự học Năng lực tự học có bốn vai trò chính sau: tự tìm ra ý nghĩa, làm chủ các kĩ năng nhận thức, tạo ra cầu nối nhận thức trong tình huống học; tự làm chủ tri thức hiện diện trong chương trình học và tri thức qua các tình huống hoc; tự biến đổi mình, tự làm phong phú mình bằng cách thu lượm và xử lý thông tin từ môi trường xung quanh mình; tự học, tự nghiên cứu, tự mình tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình, cá nhân hóa việc học, đồng thời hợp tác với bạn trong cộng đồng lớp học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề 1.2.1. Những khó khăn trong việc thực hiện nội dung chương trình, sách giáo khoa và thời lượng ôn tập Đối với việc thực hiện nội dung chương trình, sách giáo khoa: Nội dung sách giáo khoa tập trung các dạng bài cung cấp kiến thức, ôn tập ít, thiếu thực hành... nên từ trước đến nay học sinh chủ yếu học tập thụ động, máy móc, mang tính đối phó. Sách giáo khoa dù đã giảm tải nhiều nội dung không cần thiết nhưng vẫn còn nặng và quá ôm đồm về kiến thức, nhiều sự kiện, khái niệm và quy luật, bài học học sinh cần phải nắm, nhớ, hiểu, vận dụng. Bên cạnh đó, thời gian phân bổ cho môn học chưa hợp lý. Môn Lịch sử lớp 12 chỉ được tiến hành học trong 52 tiết, trung bình 1,5 tiết/tuần với nội dung kiến thức cả thế giới 1945 - 2000 và lịch sử Việt Nam từ 1919 - 2000. Về thời lượng ôn tập: Việc bố trí các buổi ôn thi tốt nghiệp cho môn sử trong cả năm học khoảng từ 10 đến 12 buổi, chủ yếu chỉ có thể giúp các em hệ thống kiến thức, luyện tập một số dạng câu hỏi. Chính vì thế việc phát triển năng lực tự học của các em trong quá trình ôn tập có ý nghĩa vô cùng quan trọng. 1.2.2. Thực trạng vấn đề tự học của học sinh trong việc ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông Để đánh giá thực trạng vấn đề tự học của học sinh trong việc ôn thi tốt nghiệp, trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra (Phiếu điều tra - xem ở phần Phụ lục 1). Cụ thể như sau: - Đối tượng khảo sát: Toàn bộ học sinh khối 12 đang học tại trường. Tổng số học sinh khảo sát: 420/453 (chiếm 92,7%) - Thời gian khảo sát: từ ngày 10/02/2023 đến ngày 13/04/2023 - Phương pháp khảo sát: Khảo sát trực tuyến qua đường link Google Form (Đường link khảo sát: https://forms.gle/n8Ht43E2F5BMMr5Y9) - Kết quả khảo sát: 5 Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ học sinh cho rằng khối lượng bài tập, nội dung phải tự học là vừa đủ, chiếm 50%; tỷ lệ học sinh cho rằng khối lượng bài tập, nội dung phải tự học là nhiều và quá nhiều chiếm 45%. Liên hệ với kết quả khảo sát thời gian tự học cho thấy cũng có 48% học sinh dành thời gian dưới 2 giờ hoặc không nhớ thời gian tự học của học sinh. Có thể số học sinh đánh giá khối lượng bài tập tự học là nhiều và quá nhiều chưa dành đủ thời gian cho tự học hoặc có khả năng số học sinh này chưa biết cách tự học hoặc khối lượng kiến thức tự học là quá sức đối với nhóm học sinh này. Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ học sinh cho rằng thời gian cần thiết để hoàn thành bài tập tự học là nhiều và quá nhiều chiếm 32%. Nhóm này có khả năng là chưa dành đủ thời gian cho việc tự học hoặc có thể có năng lực tự học, quản lý, phân bổ thời gian chưa khoa học, hợp lý. Kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ học sinh thường chuyên lên thư viện trường hoặc vào mạng Internet để tìm tài liệu, bài tập cho môn học của mình chỉ chiếm 8%. Trong khi đó, tỷ lệ học sinh thỉnh thoảng lên thư viện hoặc vào Internet phục vụ cho việc tự học chiếm 48%, tỷ lệ học sinh mới 1-2 lần lên và không lên thư viện hoặc vào mạng Internet vì mục đích học tập đang chiếm 44%. 7 - Kết quả tốt nghiệp môn Lịch sử của trường THPT Yên Thành 2 năm 2021 - Kết quả tốt nghiệp môn Lịch sử của trường THPT Yên Thành 2 năm 2022 (Nguồn: Kết quả thi tốt nghiệp các năm do Sở GD&ĐT Nghệ An công bố) 9 đề thi tham khảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) trong các năm. Đây là nguyên tắc quan trọng để định hướng cho học sinh những vấn đề trọng tâm và xác định phương pháp ôn thi phù hợp. Theo đề thi THPT do Bộ GD&ĐT đã thực hiện từ năm 2017 đến năm 2023, có thể thấy cấu trúc đề thi gồm 40 câu, phân hóa thành 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Trong đó, 30 câu đầu là ở mức độ nhận biết và thông hiểu, 10 câu còn lại ở mức độ vận dụng và vận dụng cao. Các câu hỏi trong đề thi trải rộng trên nội dung kiến thức lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam của chương trình Lịch sử lớp 11 và lớp 12 nhưng phần lớn là thuộc về chương trình Lịch sử lớp 12. Phần lịch sử Việt Nam luôn chiếm phần lớn các câu hỏi trong cấu trúc của đề thi: năm 2017 đến năm 2019 có khoảng 34 - 35 câu, năm 2020 đến năm 2022 có khoảng 36 đến 38 câu. Trong đó, phần từ năm 1919 đến năm 1945 có số lượng câu hỏi khá nhiều. Cụ thể, qua các đề tham khảo của Bộ trong những năm gần đây, có thể thấy số lượng các câu hỏi thuộc phần này như sau: Mức độ Chủ đề Tổng NB TH VD VDC Năm 2020 Lịch sử Việt Nam (1930 - 1945) 3 1 1 1 6 Lịch sử Việt Nam (1919 - 1930) 3 2 3 1 9 Tổng 6 3 4 2 15 câu Năm 2021 Lịch sử Việt Nam (1919 - 1930) 4 1 2 7 Lịch sử Việt Nam (1930 - 1945) 4 1 3 1 9 Tổng 8 2 5 1 16 câu Năm 2022 Lịch sử Việt Nam (1919 - 1930) 2 3 1 6 Lịch sử Việt Nam (1930 - 1945) 1 5 1 1 8 Tổng 3 8 2 1 14 câu Năm 2023 - Đề tham khảo Lịch sử Việt Nam (1919 - 1930) 2 1 2 1 6 Lịch sử Việt Nam (1930 - 1945) 2 1 2 1 6 Tổng 4 2 4 2 12 câu Như vậy, qua phân tích cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT qua các năm gần đây, có thể thấy phần Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945 chiếm một phần khá lớn (từ 12 câu đến 16 câu, chiếm từ 3 đến 4 điểm), khoảng từ 30 đến 40% tổng số điểm của toàn bài thi. Số lượng câu hỏi phần kiến thức này phần nhiều vẫn là các câu thuộc mức độ nhận biết và thông hiểu (năm 2020 có 9/15 câu, năm 2021 có 10/16 câu, năm 2022 có 11/14 câu và năm 2023 sẽ có 6/12 câu). Do đó, có thể khẳng định đây là một phần kiến thức rất quan trọng trong quá trình ôn thi. Mặt khác, đây 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_nang_luc_t.docx