Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển năng lực giao tiếp trong môn Tiếng Việt cho học sinh Lớp 2 bộ sách giáo khoa Kết nối Tri thức với Cuộc sống
Tiểu học là bậc học đầu tiên được xem là nền tảng của Giáo dục và Đào tạo, là cơ sở ban đầu để hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất cần có của con người Việt Nam. Trong cấp tiểu học thì các lớp đầu cấp (lớp 1,2) lại càng được coi trọng vì đây là thời kỳ các em bắt đầu làm quen với một hệ thống các tri thức mới của rất nhiều các môn học đồng thời cũng hình thành cho các em một số năng lực như: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, …
Năng lực giao tiếp là một trong những năng lực quan trọng của con người trong xã hội hiện nay. Không chỉ là cầu nối gắn kết mối quan hệ với mọi người mà năng lực giao tiếp còn là chìa khoá dẫn lối thành công trong mọi lĩnh vực. Giao tiếp tốt sẽ giúp chúng ta đạt được thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Để đạt được những mục tiêu trên, môn Tiếng Việt đã đóng một vai trò rất quan trọng. Khi học môn Tiếng Việt giúp cho các em hình thành và phát triển các kĩ năng (đọc, viết, nói và nghe) để học tập tốt các môn học khác và tham gia giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi đồng thời rèn luyện các thao tác tư duy. Thông qua môn Tiếng Việt, học sinh sẽ được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác, phù hợp trong mối quan hệ với người thân, cộng đồng, môi trường tự nhiên, biết sống tích cực, yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp. Dạy môn Tiếng Việt không có nghĩa là chỉ dạy các em kĩ năng đọc, viết, nghe mà dạy các em biết sử dụng những lời nói biểu cảm trong giao tiếp, hợp tác hằng ngày.
Trong những năm qua bên cạnh những học sinh mạnh dạn trong giao tiếp với bạn bè, với mọi người xung quanh thì vẫn còn không ít học sinh chưa biết giao tiếp theo những quy tắc tối thiểu trong gia đình, nhà trường và xã hội. Nhiều học sinh thiếu tự tin trong giao tiếp; lúng túng trước thầy cô, bạn bè. Nhiều em vốn từ còn hạn chế, chưa biết nói một câu trọn vẹn, đủ ý. Chính vì điều đó mà tôi muốn hướng tới mục đích là giáo dục các em trở thành con người mạnh dạn, tự tin, làm chủ trong giao tiếp với mọi người xung quanh, giúp các em đạt được những điều mình mong muốn nên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển năng lực giao tiếp trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 2” bộ sách giáo khoa Kết nối Tri thức với Cuộc sống tại Trường Tiểu học Vân Hòa làm sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2023 – 2024 để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển năng lực cần thiết để tự phục vụ bản thân và những người xung quanh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển năng lực giao tiếp trong môn Tiếng Việt cho học sinh Lớp 2 bộ sách giáo khoa Kết nối Tri thức với Cuộc sống
Việt cho học sinh lớp 2” bộ sách giáo khoa Kết nối Tri thức với Cuộc sống tại Trường Tiểu học Vân Hòa làm sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2023 – 2024 để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển năng lực cần thiết để tự phục vụ bản thân và những người xung quanh. II. Mục tiêu nghiên cứu : Trên cơ sở nội dung chương trình môn Tiếng Việt lớp 2, tôi tìm tòi và áp dụng một số biện pháp giúp học sinh tích cực, chủ động học tập môn Tiếng Việt từ đó nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt. III. Khách thẻ và Đối tượng nghiên cứu : - Khách thể nghiên cứu: Các hoạt động giáo dục trong công tác giảng dạy lớp 2 - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 2A1, Trường Tiểu học Vân Hòa. IV. Phương pháp nghiên cứu : - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, đọc sách báo, tìm tư liệu... - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Điều tra: Phỏng vấn, hỏi đáp,... + Quan sát, so sánh... - Phương pháp thống kê, phương pháp thử nghiệm, kể chuyện, đóng vai, hỏi đáp... V. Phạm vi – Giới hạn nghiên cứu : - Học sinh lớp 2A1 tại Trường Tiểu học Vân Hòa. Năm học 2023 - 2024. B. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận: Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng rất cần thiết để đem lại sự thành công cho học sinh cũng như các hoạt động giao tiếp xã hội. Ở vùng miền núi do hạn chế về điều kiện địa lý, kinh tế vùng miền, môi trường giao tiếp hẹp, nên giao tiếp của các em còn một số hạn chế như: còn nhút nhát, tự ti và lúng túng khi đứng trước đám đông, chưa có kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm, chưa có kỹ năng thích ứng, kỹ năng giải quyết vấn đề còn nghèo nàn. Chính vì vậy, giáo dục và phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh là yêu cầu cần thiết và khách quan nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. II. Thực trạng của việc dạy và học năng lực giao tiếp môn Tiếng Việt ở Trường Tiểu học Vân Hòa. Khi ở nhà các em thường chăm chú xem tivi, điện thoạidẫn đến các em ngại tiếp xúc, giao tiếp với mọi người xung quanh. * Đối với phụ huynh: Một số phụ huynh chỉ chú trọng đến việc học kiến thức, xem nhẹ việc rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh, phó mặc hoàn toàn việc dạy dỗ con em cho nhà trường. Phụ huynh mải lo việc mưu sinh kiếm sống ít quan tâm đến việc giao tiếp, trò chuyện hằng ngày với con. Một số gia đình hay cãi cọ, có hành động, nói năng khiếm nhã, làm ảnh hưởng không nhỏ đến thói quen giao tiếp của trẻ. 3. Khảo sát Sau một tuần đầu làm quen, trò chuyện tôi tiến hành khảo sát năng lực giao tiếp của học sinh trong lớp, thu được kết quả như sau: Tổng Học sinh nói Học sinh nói đủ Học sinh nói Học sinh còn số học mạch lạc, diễn ý chưa đủ ý nhút nhát, ít sinh đạt tốt phát biểu SL % SL % SL % SL % 35 7 20% 9 25,7% 8 22,9% 11 31,4% Qua kết quả khảo sát, tôi thấy việc phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết. III. Một số biện pháp phát triển năng lực giao tiếp trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 2. Trong các chủ đề môn Tiếng Việt đều có các dạng bài giống nhau: đọc, viết, nói và nghe. Trong các hoạt động đó đều hướng tới mục đích phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh. Để phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh trong môn Tiếng Việt đạt hiệu quả tôi thực hiện 4 biện pháp: Biện pháp 1: Phát triển năng lực giao tiếp qua khởi động đầu giờ tạo sự tập trung và chú ý cho học sinh. Biện pháp 2: Phát triển năng lực giao tiếp trong các tiết đọc. Biện pháp 3: Phát triển năng lực giao tiếp trong các tiết nói và nghe. Ví dụ 2: Trò chơi “Rung chuông vàng” ôn tập giữa học kì I tiết 7+8 Tiếng Việt 2/ tập 1 – trang 75. Cách chơi: GV đưa ra các câu hỏi mỗi câu hỏi có nhiều đáp án. HS ghi đáp đáp án đúng ra bảng con. HS chọn đáp án đúng sẽ được chơi tiếp, những bạn chưa chọn được đáp án đúng sẽ dừng lại. + Hoạt động thi đọc: rèn học sinh kĩ năng thể hiện cảm xúc của mình qua nét mặt, cử chỉ. Ví dụ 2: Khi học bài “Cô giáo lớp em” Tiếng Việt 2/ tập 1- trang 40. Tôi tổ chức cho 3 tổ thi đọc. Trước khi thi, tôi đưa ra các tiêu chí đánh giá (đọc to, rõ ràng, diễn cảm, kết hợp được cả cử chỉ, nét mặt khi đọc lời của cô ở khổ 2, giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm khi đọc khổ cuối). Qua hoạt động đó rèn các em kĩ năng giao tiếp tự tin, mạnh dạn trước đám đông. Giáo viên đưa ra các tiêu chí thi đọc. Theo thói quen một số em nói không có thưa gửi, lễ phép. Các em thường trả lời: Con đi học/ Chào thầy/ Chào cô/ Chào bạn. Trước khi học sinh thực hiện yêu cầu tôi hướng dẫn các em xác định được đối tượng giao tiếp để có cách xưng hô, nói năng phù hợp, đúng mực. Khi nói với mẹ, thầy cô là sự giao tiếp với người lớn cần sử dụng ngôn ngữ lễ phép, thái độ kính trọng, thưa gửi khi nói: a) Con chào mẹ con đi học ạ! b) Con chào thầy (cô) ạ! c) Tớ chào bạn nhé! Ví dụ 3: Bài“ Nhím nâu kết bạn” Tiếng Viêt 2/tập 1 - trang 89 ở phần trả lời theo văn bản đọc yêu cầu: “Đóng vai Bình và An để nói và đáp lời xin lỗi trong tình huống: Bình vô tình va vào An, làm An ngã.” Lúc đầu học sinh lớp tôi chỉ biết nói và đáp lời xin lỗi bạn đơn giản: - Xin lỗi tớ làm bạn ngã! - Không sao đâu! Khi đó tôi uốn nắn, hướng dẫn các em khi đưa ra lời xin lỗi phải thể hiện thái độ hối lỗi của mình đối với bạn, người đáp lại lời xin lỗi cũng phải có thái độ bao dung, tha thứ. Sử dụng thêm vốn ngôn ngữ, cử chỉ để lời hội thoại hay hơn. Khi dạy tích hợp giáo dục địa phương HS tìm hiểu và tự do chia sẻ những hiểu biết của mình về danh nhân Việt Nam. Qua đó giúp HS hiểu biết thêm về lịch sử và giáo dục lòng tự hào dân tộc. Tôi thường tạo cơ hội để học sinh thể hiện bản thân và tích cực tham gia vào hoạt động học tập, không để học sinh chỉ ngồi yên một chỗ và đợi đến khi giáo viên giao nhiệm vụ, khuyến khích học sinh tự thực hiện thêm các nhiệm vụ trong khi cá nhân học sinh đó đã hoàn thành tốt các yêu cầu của giáo viên. Qua hoạt động này rèn cho học sinh kĩ năng giao tiếp tự tin, mở rộng vốn từ, biết cách chia sẻ thông tin với các bạn và thầy cô. * Biện pháp 3: Phát triển năng lực giao tiếp trong các tiết nói và nghe. Ở các tiết này học sinh dựa vào các bức tranh, câu hỏi gợi ý trong các câu chuyện, dùng vốn từ của mình để sắp xếp, kể lại câu chuyện theo nội dung từng tranh. Học sinh liên kết, kết hợp vốn từ kể lại câu chuyện theo từng tranh. Học sinh ngoài kể đúng nội dung tranh thì phải biết kết hợp ngôn ngữ hình thể, cử chỉ điệu bộ, liên kết các đoạn với nhau. Ví dụ 1: Khi học tiết Nói và nghe: “Hoạ mi, vẹt và quạ” Tiếng Việt 2/ tập 1- trang 65. Tôi cho học sinh quan sát tranh, dựa vào câu hỏi nói về nội dung từng bức tranh. Với mỗi bức tranh tôi cho học sinh thực hành nói trong nhóm để tất cả học sinh trong lớp được nói và sửa cho nhau. Sau đó các nhóm lên báo cáo bằng nhiều hình thức khác nhau như: kể chuyện, sắm vaitùy vào năng lực của học sinh để các em thỏa sức Thông qua tiết học này, giúp các em tìm hiểu thêm kiến thức, kĩ năng giao tiếp trao đổi tương tác với các bạn. Đồng thời mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Ví dụ 3: Khi dạy bài nói - nghe “Ngôi trường của em” Tiếng Việt 2/ tập 1- trang 50. Tôi cho học sinh quan sát hình ảnh ngôi trường của em, thảo luận theo nhóm đôi nói những điều em thích về ngôi trường thân yêu của mình. Ngoài những câu hỏi gợi ý trong sách tôi hướng dẫn các em hỏi – đáp thêm những câu khác về ngôi trường của mình như: Ví dụ: Hỏi: Bạn thấy ngôi trường của mình như thế nào? Đáp: Mình thấy trường rất đẹp nhiều nhà tầng, nhiều cây xanh, hoa đẹp. Hỏi: Bạn thích nhất điều gì ở ngôi trường đó? Đáp: Ở trường có rất nhiều thầy cô giáo thương yêu học sinh. Bạn muốn ngôi trường thay đổi gì không?..................... Bạn có yêu ngôi trường của mình không?................... Bạn có muốn trường mình thay đổi không? Đó là những thay đổi nào?......... Trong khi HS hỏi - đáp nhau, tôi đã cùng với các HS khác chỉnh sửa, bổ sung các câu hỏi, các câu đáp chưa đủ ý, chưa thành câu. Tuyên dương khen những nhóm có câu hỏi đáp hay. GV cho HS thảo luận nhóm kể tên các đồ vật có trong SGK và nêu được đặc điểm, công dụng của chúng trong đời sống hằng ngày. HS quan sát, chia sẻ những hiểu biết của mình về những đồ vật đó. Nón có hình chóp được dùng để che mưa, che nắng; mũ được đan bằng len dùng để đội đầu vào mùa lạnh ; Áo mưa thường được làm bằng ni lon có khả năng chống nước vô cùng hiệu quả. Bảo vệ cơ thể an toàn trước những hôm thời tiết xấu, mưa lớn , Từ kết quả thảo luận trên HS dễ dàng làm được bài tập 2: Viết 3-5 câu tả một đồ vật em cần dùng để tránh nắng hoặc tránh mưa. Thông qua hoạt động này, học sinh được tự nêu ý kiến của mình, mở rộng vốn từ và kĩ năng giao tiếp. Bài tập 2: Nói tiếp để hoàn thành câu nêu công dụng của đồ vật. Nhờ có điện thoại, em có thể (...). Nhờ có máy tính, em có thể (...). Nhờ có ti vi, em có thể (...). GV cho HS thảo luận nhóm 4 về công dụng của điện thoại, máy tính, ti vi. Sau đó cho HS chia sẻ ý kiến của mình trước lớp Mẫu: Nhờ có điện thoại, em có thể nói chuyện với bà nội ở quê. Bài tập 3: Chọn dấu câu thích hợp cho mỗi ô vuông trong đoạn văn sau. HS làm bài cá nhân, phiếu bài tập. HS chia sẻ bài của mình, các bạn khác nhận xét (bổ sung). HS nêu tác dụng của dấu phẩy, dấu chấm. GV nhận xét chốt lại. Qua các tiết học này các em đã được cung cấp thêm một vốn từ nhất định. HS được giao tiếp, chia sẻ ý kiến của mình trước lớp. Từ đó giúp HS tự tin nói trước đám đông kĩ năng giao tiếp được phát triến. Ví dụ 3: Khi dạy bài: Từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm; Câu nêu đặc điểm -Tiếng Việt 2/ tập 1- trang 100. Bài tập 2: Sắp xếp từ ngữ thành câu và viết câu vào vở. a. rất, mềm mại, chú gấu bông Nếu như trước đây khi chưa áp dụng các biện pháp này học sinh còn rất nhút nhát, rụt rè, chưa biết cách giao tiếp phù hợp. Sau khi áp dụng các biện pháp nêu trên, tôi nhận thấy học sinh học tập tích cực, hứng thú, sôi nổi, hăng hái với các hoạt động học tập. So sánh kết quả đầu năm học và cuối học kì II, nhìn vào bảng số liệu thấy rõ số lượng học sinh nói mạch lạc diễn đạt tốt, nói đủ câu đủ ý đọc đúng ở thời điểm cuối học kì II đã tăng đáng kể so với thời điểm đầu năm học. V. Hiệu quả của sáng kiến : Trước khi áp dụng sáng kiến nhiều học sinh chưa mạnh dạn trong giao tiếp, sợ làm việc nhóm và thảo luận nhóm nên chưa thể hiện được tình đoàn kết, chưa thể hiện được tính chủ động, sáng tạo và tự chiếm lĩnh tri thức còn mang tính hình thức. Gia đình phụ huynh lo lắng, không yên tâm lao động sản xuất. Sáng kiến sau khi áp dụng đã đem lại hiệu quả rõ rệt, cụ thể như sau: 1. Hiệu quả về khoa học Học sinh có sự sáng tạo, tự tin hợp tác, giao tiếp học hỏi lẫn nhau, tự tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức. Các em nhút nhát sẽ tự tin hơn. Học sinh hứng thú, vui vẻ tích cực trong học tập, tiết dạy sinh động và hiệu quả, lớp học trở nên thân thiện. Học sinh có sự đoàn kết, sự thông cảm, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ nhau giữa các đối tượng học sinh trong lớp. Học sinh phát triển năng lực tư duy. Tự phát hiện tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới. 2. Hiệu quả về kinh tế - Học sinh học tập tiếp thu bài tốt, làm ít sai sót không phải làm lại nhiều lần, không tốn giấy vở, bút viết, tiết kiệm tiền bạc cho gia đình , tham gia thi các cuộc thi sẽ có phần thưởng. - Khi thấy con em mình học tập tiến bộ, phụ huynh yên tâm làm việc hơn sẽ nâng cao thu nhập kinh tế cho gia đình. 3. Hiệu quả về xã hội - Học sinh yêu quý trường, lớp sẽ không trốn học hạn chế các tệ nạn xã hội. - Học sinh học tập tốt, thích chia sẻ những điều mình biết với người thân. Phụ huynh phấn khởi gia đình hòa thuận, hạnh phúc. VI. Tính khả thi của sáng kiến : TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. SGV, SGK - Tiếng Việt 2 (Tập 1, tập 2 – Bộ sách KNTT) Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2. Dạy học phát triển năng lực môn Tiếng Việt Tiểu học - Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội 3. Hướng dẫn dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 - Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội 4. Giúp em học tốt Tiếng Việt 2 - Nhà xuất bản Giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội 5. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học- Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: nhà xuất bản, mục lục. - Phát hiện từ khó đọc và đọc. - HDHS chia đoạn: (3 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến viết về điều gì. - 2-3 HS đọc. + Đoạn 2: Tiếp cho đến phía dưới bìa sách. + Đoạn 3: Từ phần lớn các cuốn sách đến - HS chia đoạn hết. - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện - HS đọc nối tiếp đoạn. đọc đoạn (nhóm đôi). - 2-3 HS luyện đọc. - GV tuyên dương HS đọc tiến bộ. *Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi - GV chiếu yêu cầu lên bảng - HS lần lượt đọc các câu hỏi. GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.64. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi . - HS chia sẻ ý kiến - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - GV chốt câu trả lời đúng. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Thư viện: - GV chia lớp làm 4 nhóm. Giao nhiệm vụ - HS các nhóm thực hiện nhiệm di chuyển cho các nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu 1-3 cuốn về khu vực theo yêu cầu. sách với nội dung sau: Tên sách, tác giả, nhà xuất bản, mục lục. + Nhóm 1: Tìm sách ở vị trí khu A. + Nhóm 2: Tìm sách ở vị trí khu B + Nhóm 3: Tìm sách ở vị trí khu C + Nhóm 4: Tìm sách ở vị trí khu D
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_nang_luc_g.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển năng lực giao tiếp trong môn Tiếng Việt cho học si.pdf