Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy năng lực nói và nghe của học sinh trong giờ học Ngữ văn Lớp 10 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
Tiếp nối chương trình môn Ngữ văn lớp 6 - GDPT 2018, trong chương trình Ngữ văn lớp 10, tiết dạy nói và nghe là một tiết học vô cùng quan trọng đối với học sinh. Qua tiết dạy nói và nghe giáo viên giúp cho học sinh mở rộng vốn từ, biết cách vận dụng từ ngừ, ngữ pháp để diễn đạt ý tưởng chính xác, rõ ràng, trong sáng. Hơn nữa giáo viên còn rèn luyện cho học sinh các mặt cụ thể về lời nói (phải rõ nghĩa, rõ ý), giọng nói (phải vừa nghe, vừa cố gắng truyền cảm) và tư thế nói (phải mạnh dạn, tự tin giúp cho lời nói có sức thuyết phục hơn). Đồng thời qua dạy nói và nghe góp phần củng cố các kiến thức (về phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận); kĩ năng (tìm hiểu đề, làm dàn ý, liên kết câu, liên kết đoạn...) đã và đang học trong chương trình. Nói và nghe tốt có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các em không chỉ trong thời gian học tập ở trường mà còn trong suốt thời gian sống và làm việc sau này.
Rèn luyện kĩ năng nói và nghe cho học sinh là một việc khó, nhưng dù khó thế nào, yêu cầu của 2 kĩ năng này phải luôn luôn được coi trọng. Nếu như đọc và viết là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì nói và nghe là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường. Luyện nói và nghe trong nhà trường là giúp cho học sinh có thói quen nói trong những môi trường giao tiếp khác nhau. Nó được thực hiện một cách hệ thống, theo những chủ đề nhất định, gắn với những vấn đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên, thực tế giảng dạy các tiết nói và nghe này (trước đây còn gọi là tiết Luyện nói) còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: Kỹ năng nói và khả năng lắng nghe, phản hồi của học sinh chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, trong quá trình tham gia giảng dạy cho học sinh, tôi rất chú trọng tới các tiết học này. Sử dụng kinh nghiệm giảng dạy trong các tiết Luyện nói trước đây, áp dụng và điều chỉnh trong các tiết Nói và nghe của chương trình mới hiện nay, tôi đã tổ chức được một số tiết học Nói và nghe thực sự có hiệu quả. Vì vậy, tôi mạnh dạn chia sẻ tới quý đồng nghiệp đề tài: “Một số biện pháp phát huy năng lực nói và nghe của học sinh trong giờ học Ngữ văn Lớp 10”.
2. Mục đích của đề tài
Trao đổi kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy bộ môn Ngữ văn 10 theo phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm tạo cho học sinh có tâm thế nhẹ nhàng, thoải mái khi tiếp nhận kiến thức. Góp phần tích cực vào đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đây cũng là cách để giáo viên chúng tôi tiếp cận những phương pháp, những mô hình dạy học mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện trong dạy học, đáp ứng Chương trình GDPT 2018, thực hiện tốt cho việc giảng dạy SGK mới năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo.
Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực của HS trong giờ học Nói và nghe nhằm nâng cao chất lượng môn Ngữ văn ở trường THPT, nhằm tạo ra sự hứng thú, niềm say mê yêu thích môn học và rèn kĩ năng nói - nghe tốt nhất của học sinh. Qua giờ học Nói nghe phát triển năng lực cốt lõi của học sinh bao gồm cả năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Những năng lực đó là năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực, năng lực quản lý, năng lực giao tiếp tiếng Việt; năng lực cảm thụ văn học; năng lực sử dụng công nghệ thông tin…
Chính vì vậy, áp dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giờ Nói - Nghe để cả lớp tích cực tham gia và được thể hiện năng lực, góp phần làm cho tiếng Việt vang lên tất cả sự giàu đẹp và nhạc điệu của nó trong giờ học Ngữ văn. Từ đó giúp các em thêm yêu tiếng Việt cũng như nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực trình bày trước tập thể. Qua đó góp phần hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy năng lực nói và nghe của học sinh trong giờ học Ngữ văn Lớp 10 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT KIM LIÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY NĂNG LỰC NÓI VÀ NGHE CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN 10” Họ và tên: Nguyễn Đức Chiến Lĩnh vực, bộ môn: Ngữ văn Năm học 2022 – 2023 Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY NĂNG LỰC NÓI VÀ NGHE CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN LỚP 10” PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Tiếp nối chương trình môn Ngữ văn lớp 6 - GDPT 2018, trong chương trình Ngữ văn lớp 10, tiết dạy nói và nghe là một tiết học vô cùng quan trọng đối với học sinh. Qua tiết dạy nói và nghe giáo viên giúp cho học sinh mở rộng vốn từ, biết cách vận dụng từ ngừ, ngữ pháp để diễn đạt ý tưởng chính xác, rõ ràng, trong sáng. Hơn nữa giáo viên còn rèn luyện cho học sinh các mặt cụ thể về lời nói (phải rõ nghĩa, rõ ý), giọng nói (phải vừa nghe, vừa cố gắng truyền cảm) và tư thế nói (phải mạnh dạn, tự tin giúp cho lời nói có sức thuyết phục hơn). Đồng thời qua dạy nói và nghe góp phần củng cố các kiến thức (về phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận); kĩ năng (tìm hiểu đề, làm dàn ý, liên kết câu, liên kết đoạn...) đã và đang học trong chương trình. Nói và nghe tốt có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các em không chỉ trong thời gian học tập ở trường mà còn trong suốt thời gian sống và làm việc sau này. Rèn luyện kĩ năng nói và nghe cho học sinh là một việc khó, nhưng dù khó thế nào, yêu cầu của 2 kĩ năng này phải luôn luôn được coi trọng. Nếu như đọc và viết là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì nói và nghe là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường. Luyện nói và nghe trong nhà trường là giúp cho học sinh có thói quen nói trong những môi trường giao tiếp khác nhau. Nó được thực hiện một cách hệ thống, theo những chủ đề nhất định, gắn với những vấn đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, thực tế giảng dạy các tiết nói và nghe này (trước đây còn gọi là tiết Luyện nói) còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: Kỹ năng nói và khả năng lắng nghe, phản hồi của học sinh chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, trong quá trình tham gia giảng dạy cho học sinh, tôi rất chú trọng tới các tiết học này. Sử dụng kinh nghiệm giảng dạy trong các tiết Luyện nói trước đây, áp dụng và điều chỉnh trong các tiết Nói và nghe của chương trình mới hiện nay, tôi đã tổ chức được một số tiết học Nói và nghe thực sự có hiệu quả. Vì vậy, tôi mạnh dạn chia sẻ tới quý đồng - Phương pháp thực nghiệm khoa học: Áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy để kiểm tra giả thuyết khoa học đưa ra có hiệu quả hay không. - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu các văn bản chỉ đạo về vấn đề mà sáng kiến đưa ra. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu thực tế, thực trạng của quá trình dạy học và tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực hiện nay. 6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu - Phạm vi: các tiết dạy Nói và nghe Ngữ văn 10 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 năm 2022. - Áp dụng sáng kiến: từ tháng 10 năm 2022. Chính vì vậy, áp dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giờ Nói - nghe để cả lớp tích cực tham gia và được thể hiện năng lực, làm cho tiếng Việt vang lên tất cả sự giàu đẹp và nhạc điệu của nó trong giờ học Ngữ văn. Từ đó giúp các em thêm yêu tiếng Việt cũng như nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực trình bày trước tập thể. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Ưu điểm: Thực tế đối với hầu hết tất cả mọi người hàng ngày, ai cũng cần sử dụng ngôn ngữ để thực hiện quá trình giao tiếp. Điều đó để chứng tỏ rằng ngôn ngữ thực sự có một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình kết nối giữa người với người trong quá trình xử lý mọi việc. Vì thế, vai trò của ngôn ngữ rất quan trọng đối với mỗi người khi thực hiện giao tiếp. Có người cần 2 năm để học nói và cần 60 năm để học cách giữ gìn lời ăn tiếng nói của mình. Chương trình giáo dục phổ thông đổi mới xây dựng rất chú trọng trục lý thuyết dựa trên bốn yếu tố đọc, viết, nói, nghe nhằm rèn luyện cho học sinh năng lực giao tiếp một cách nhuần nhuyễn nhất ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trường THPT Kim Liên cũng tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học mới nhằm hướng đến việc cung cấp tri thức và rèn luyện năng lực cho học sinh, trong đó có năng lực giao tiếp. Học sinh lớp 10 là lứa tuổi bắt đầu lớn, có sự chuyển biến nhanh về thể chất và phẩm chất. Sự tiếp thu và sáng tạo của các em trong giai đoạn này rất nhanh. Các em thích những khám phá, trải nghiệm mới mẻ, có ý nghĩa nhưng lập trường chưa được vững vàng. Bản thân làm giáo viên giảng dạy khá nhiều năm yêu nghề và rất yêu thương học sinh của mình, tôi nắm được khá rõ tính cách và đặc điểm tâm lí lứa tuổi của đối tượng học sinh. Khi nghiên cứu và thực hiện giải pháp này, tôi nhận được một số thuận lợi như: Thứ 1: Chương trình mới của sách giáo khoa hiện nay đặc biệt chú trọng và nhấn mạnh “Trọng tâm của việc rèn luyện kĩ năng Ngữ Văn cho học sinh là làm cho học sinh có kĩ năng đọc, viết, nói và nghe tiếng Việt khá thành thạo theo kiểu loại văn bản. Trong chương trình Sách giáo khoa, mỗi bài học phần nói và nghe đều được tách + GV không hướng dẫn cặn kẽ HS khâu chuẩn bị nội dung bài nói và cách thức nói. b, Về phía học sinh: + HS không quen diễn đạt theo ngôn ngừ nói nên tiết nói chủ yếu là HS đọc (cầm bài đọc hoặc đọc thuộc lòng) làm cho việc nói, trình bày thiếu tự nhiên, gượng ép. + HS nói thường thiếu mạch lạc, không theo một bố cục hợp lí; khi nói thiếu tự tin, lúng túng, ấp úng nói không thành lời. + Học sinh chuẩn bị bài nói chưa kĩ khiến các em không chủ động trong việc trình bày bài nói. Từ đó, tiết luyện nói và nghe trở thành “chán” nhất đối với giáo viên và học sinh. Chính vì vậy, tôi nhận thấy vấn đề đặt ra là phải tạo cho học sinh tính tự tin, mạnh dạn, tinh thần chủ động; bồi dưỡng cho học sinh thêm vốn từ, rèn luyện kĩ năng nói và hình thành những chuẩn mực trong bài nói, nhằm nâng cao chất lượng tiết luyện nói đạt hiệu quả. Tiến hành khảo sát thực trạng về kỹ năng nói và nghe cho học sinh lớp 10 tại trường THPT Kim Liên vào đầu năm học (2022- 2023) và cho kết quả như sau: PHIẾU KHẢO SÁT NÓI VÀ NGHE Nội dung khảo sát Tốt Khá B. thường Còn yếu SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1. Phần chuẩn bị bài ở nhà 7 17,9% 13 33,3% 10 25,6% 9 23,1% trước tiết Nói và nghe. 2. Em tự tin thuyết trình trước 6 15,9% 13 33,3% 10 25,6% 10 25,6% các bạn. 3. Khả năng diễn đạt ngôn ngữ 6 15,9% 13 33,3% 10 25,6% 10 25,6% của em. 4. Em tích cực tham gia nhận xét, chia sẻ trước bài nói của 9 23,1% 11 28,2% 9 23,1% 10 25,6% bạn. Từ kết quả khảo sát tỷ lệ học sinh đạt mức Khá và Tốt ở 4 tiêu chí trên chiếm chưa đến 50% cũng như đánh giá thực tế thực trạng các tiết dạy luyện nói và nghe cho HS lớp 10 tại trường THPT Kim Liên, tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài: “Một số biện Ví dụ: Trong Tiết Nói và nghe giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm truện. Mẫu phiếu học tập hướng dẫn học sinh bước tìm ý: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Đề bài: Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một truyện. BƯỚC TÌM Ý CHO ĐỀ BÀI Yêu cầu Nội dung chuẩn bị 1. Nội dung tác phẩm truyện đó là gì? .. .. .. 2. Đặc sắc nghệ thuật của truyện? .. .. ... .. .. .. 3. Đánh giá về ý nghĩa, thông điệp của .. truyện? .. .. Cách 2. Giao nhiệm vụ cho nhóm thông qua phương pháp dự án hoặc hoàn tất một nhiệm vụ. - Cách thức giao nhiệm vụ: + Chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm về xác định nội dung dự định sẽ trình bày, tìm ý cho nội dung nói và nghe. + Hướng dẫn các nhóm thống nhất và lập dàn ý theo kỹ thuật sơ đồ tư duy. + Từ hệ thống sơ đồ tư duy thống nhất của nhóm, các thành viên sẽ chuẩn bị bài nói theo cách của riêng mình. Hay giáo viên cũng có thể giao nhiệm vụ cho học sinh các nhóm thống nhất dàn ý chung trong bài Nói và nghe với 3 nội dung cơ bản như: Xác định yêu cầu, tìm ý, lập dàn ý. Sau đó, mỗi nhóm học sinh sẽ lựa chọn hình thức trình bày để chia sẻ bài nói của mình trước lớp. Có thể dùng hình thức này đối với lớp dạy có nhiều học sinh trung bình, chưa quen nói trước tập thể, lại ít có nhân tố tích cực (HS khá giỏi, lanh lợi, hoạt bát) làm nòng cốt. Cách nói này yêu cầu nói trong phạm vi thời gian nhất định, tạo không khí sôi nổi, kích thích sự mạnh dạn, tự tin... Bước 1: Nói trong nhóm Giáo viên phân loại học sinh (giỏi, khá, trung bình,...) trong mỗi nhóm. Ở các nhóm đều thống nhất phần nói: - Phần mở bài: học sinh trung bình, yếu. - Một phần của thân bài: học sinh khá, giỏi. - Phần kết bài: học sinh trung bình, yếu. HS dựa trên dàn ý đã xây dựng, luyện nói với nhau trong nhóm. Các bạn trong nhóm nhận xét, góp ý về nội dung bài nói và cách thức nói (Bài nói đã đủ ý chưa? Bài nói có mạch lạc không? Ngôn ngữ diễn dạt như thế nào? Phong cách nói ra sao? Giọng nói có rõ ràng, tự nhiên không?...) Bước 2: Nói trước tập thể lớp - Mỗi nhóm lần lượt lên nói theo hình thức tiếp sức. Cụ thể nhóm 1: Hs trung bình, yếu nói phần mở bài; học sinh khá giỏi nói một phần của thân bài; học sinh trung bình, yếu nói phần kết bài. Tiếp theo nhóm 2 tương tự như vậy.... - Học sinh trong lớp theo dõi, nhận xét. - Gv nhận xét chung về nội dung nói và cách nói đổi với các nhóm và cho điểm. GV lưu ý nhấn mạnh phần cho điểm đối với nhóm có học sinh trung bình, yếu nói khá tốt, mạnh dạn, tự tin; học sinh khá giỏi nói tốt kèm giọng điệu, thái độ, cử chỉ.... 3.3.2. Thi nói có hình ảnh minh họa. Cách nói này dành cho nhiều đối tượng học sinh, có những học sinh trung bình, yếu; những học sinh tuy có khả năng viết bài nhưng chưa mạnh dạn tự tin nói trước tập thể. Cách này tương tự như cách thi nói tiếp sức nhưng có vật dụng trực quan, hình ảnh minh họa phần nào giúp các em tự tin nói hơn. Để bài nói của mình trở nên hấp dẫn hơn, tôi đã hướng dẫn các em có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện bài nói để thu hút người nghe hơn. Vậy, ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách nào? - Hướng dẫn học sinh sử dụng trang Google hoặc Youtobe để tải và nghe các bài nói mới. Từ đó học sinh có thể học cách thức điều chỉnh giọng nói, tác phong, nét mặt, cử chỉ của bản thân khi tham gia nói. - Hướng dẫn học sinh cách sử dụng âm nhạc phù hợp với bài nói mà mình lựa chọn để tăng thêm tính hấp dẫn cho bài nói (nên lựa chọn âm thanh ở mức vừa phải, nhạc điệu lựa chọn cần phù hợp với chủ đề trong bài nói). + Có thể hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm cắt và ghép nhạc trực tuyến để có những đoạn nhạc phù hợp. + Sử dụng các phần mềm Catcut hoặc ticktok trên điện thoại để có được những đoạn nhạc phù hợp. (cách sử dụng nhạc này, học sinh lớp 6 khá thành thạo) - Sử dụng phương tiện trực quan như hình ảnh, đồ dùng để thu hút người nghe. 3.5. Giải pháp 5: Hướng dẫn học sinh cách tập luyện trước khi trình bày trước lớp. Việc hướng dẫn học sinh cách tập luyện trước khi trình bày trước lớp rất quan trọng. Bởi khi các em được tập luyện, các em sẽ tự tin hơn, mạnh dạn hơn và hiệu quả phần nói sẽ tốt hơn. - Tập luyện cách điều chỉnh giọng nói và tốc độ nói. + Âm lượng giọng nói: thay đổi phù hợp lúc to, lúc nhỏ. + Tốc độ nói: Có thể nhanh hay chậm phù hợp với từng chi tiết, sự việc trong bài. + Cách thể hiện: Giọng nói cần thay đổi phù hợp với giọng kể, giọng nhân vật, giọng vui hay buồn, sôi nổi hay suy tư. + Cao độ: Cách lên xuống giọng. - Sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả. + Sử dụng cử chỉ tay trong khi nói: Việc kết hợp nhiều cử chỉ tay phù hợp sẽ tạo cho người giáo viên một dáng vẻ thân thiện và thu hút học sinh tập trung hơn vào hệ thống tri thức mà các em đang chinh phục. Tuy nhiên cần phải tránh những cử chỉ tay tiêu cực như: bối rối, khua chân múa tay liên tục, khoanh tay, cho tay vào túi quần Các cử chỉ tay cần phù hợp với nội dung của câu chuyện.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_huy_nang_luc_noi.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy năng lực nói và nghe của học sinh trong giờ học Ngữ.pdf