Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy học Mĩ thuật cho học sinh Tiểu học
Mĩ thuật có vai trò lớn trong việc rèn luyện một con người, vì thế môn mĩ thuật đã được Bộ giáo dục và đào tạo đưa vào khung của chương trình giáo dục phổ thông nói chung và bậc Tiểu học nói riêng thành một môn học độc lập, có nội dung chương trình được biên soạn một cách cụ thể, rõ ràng.
Là một giáo viên giảng dạy mĩ thuật tiểu học, tôi nhận thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục học sinh, để các em học sinh có được cách nhìn nhận sự vật, sự việc quanh em một cách đúng đắn thì đòi hỏi các em cần có một tư duy tốt, có được tư duy tốt sẽ giúp các em phát triển toàn diện về mọi lĩnh vực.
Qua việc thực hiện, bản thân tôi nhận thấy những mặt tích cực và hạn chế như sau: Có thể nói từ khi áp dụng phương pháp dạy học mới, giáo viên thoát khỏi hẳn tâm lý lo lắng vì sợ học sinh không kịp hoàn thành bài vẽ theo đúng phân phối chương trình. Ngoài vấn đề thay đổi nội dung phân phối chương trình, sự thay đổi hình thức tổ chức lớp học phần lớn được thông qua hoạt động nhóm là một trong những vấn đề trọng tâm khiến giáo viên không khỏi tránh được những khó khăn, vướng mắc.
Tại sao phải tổ chức hình thức học tập theo nhóm?
Tổ chức hình thức học tập theo nhóm như thế nào cho hiệu quả?
Ở hoạt động nào thì cần phải tổ chức hình thức học tập theo nhóm?
Khi học tập theo nhóm thì đánh giá học sinh như thế nào để đảm bảo đúng, chính xác với năng lực thực tế của từng học sinh
Nói chung bất cứ một phương pháp hình thức tổ chức dạy học nào cũng có mặt tích cực và tiêu cực. Nhưng làm thế nào để phát huy tính tích cực và khắc phục mặt tiêu cực thì đòi hỏi giáo viên phải tự tìm tòi, nghiên cứu.
Vì những lí do trên tôi đã chọn nghiên cứu “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy học Mĩ thuật cho học sinh tiểu học”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy học Mĩ thuật cho học sinh Tiểu học

2 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Mĩ thuật có vai trò lớn trong việc rèn luyện một con người, vì thế môn mĩ thuật đã được Bộ giáo dục và đào tạo đưa vào khung của chương trình giáo dục phổ thông nói chung và bậc Tiểu học nói riêng thành một môn học độc lập, có nội dung chương trình được biên soạn một cách cụ thể, rõ ràng. Là một giáo viên giảng dạy mĩ thuật tiểu học, tôi nhận thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục học sinh, để các em học sinh có được cách nhìn nhận sự vật, sự việc quanh em một cách đúng đắn thì đòi hỏi các em cần có một tư duy tốt, có được tư duy tốt sẽ giúp các em phát triển toàn diện về mọi lĩnh vực. Qua việc thực hiện, bản thân tôi nhận thấy những mặt tích cực và hạn chế như sau: Có thể nói từ khi áp dụng phương pháp dạy học mới, giáo viên thoát khỏi hẳn tâm lý lo lắng vì sợ học sinh không kịp hoàn thành bài vẽ theo đúng phân phối chương trình. Ngoài vấn đề thay đổi nội dung phân phối chương trình, sự thay đổi hình thức tổ chức lớp học phần lớn được thông qua hoạt động nhóm là một trong những vấn đề trọng tâm khiến giáo viên không khỏi tránh được những khó khăn, vướng mắc. Tại sao phải tổ chức hình thức học tập theo nhóm? Tổ chức hình thức học tập theo nhóm như thế nào cho hiệu quả? Ở hoạt động nào thì cần phải tổ chức hình thức học tập theo nhóm? Khi học tập theo nhóm thì đánh giá học sinh như thế nào để đảm bảo đúng, chính xác với năng lực thực tế của từng học sinh Nói chung bất cứ một phương pháp hình thức tổ chức dạy học nào cũng có mặt tích cực và tiêu cực. Nhưng làm thế nào để phát huy tính tích cực và khắc phục mặt tiêu cực thì đòi hỏi giáo viên phải tự tìm tòi, nghiên cứu. Vì những lí do trên tôi đã chọn nghiên cứu “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy học Mĩ thuật cho học sinh tiểu học”. PHẦN II: NỘI DUNG 1.Thực trạng “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy học Mĩ thuật cho học sinh ở Trường tiểu học Bình Dương”. a.Thuận lợi. Đa số học sinh thích học môn mĩ thuật, chuẩn bị đồ dùng tương đối đầy đủ. Cơ sở vật chất, bàn ghế, phòng học khang trang rộng rãi.Ban giám hiệu quan tâm, tổ chuyên môn thường xuyên dự giờ góp ý cho giáo. 4 2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy học Mĩ thuật cho học sinh ở Trường tiểu học Để khắc phục được những nhược điểm nêu trên, tuỳ vào dạng bài ở từng khối lớp để đưa ra các một số biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động nhóm. a. Biện pháp 1: Chia nhóm cho hợp lý. Mục đích: Giúp học sinh các nhóm có cơ hội ngang bằng nhau trong học tập và hoàn thành nhiệm vụ nhóm. Thúc đẩy tinh thần thi đua của học sinh giữa các nhóm với nhau. Cách thực hiện;Tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu của tiết học mà ta có nhiều cách chia nhóm, nhiều mô hình nhóm khác nhau. - Sắp xếp chỗ ngồi cho cặp đôi: Cho hai học sinh cùng bàn quay vào nhau để tạo cặp đôi. Tùy thuộc khối lớp, mục đích và yêu cầu của tiết học mà ta có, nhiều mô hình nhóm khác nhau. Sắp xếp nhóm 4 em: Phân nhóm theo vị trí các em đang ngồi, cho bàn trên và bàn dưới tạo nhóm với nhau ( hay còn còn gọi là nhóm ngẫu nhiên) để không mất thời gian di chuyển .Với cách sắp xếp nhóm như vậy tôi thường áp dụng vào tiết 1 ở phần tìm hiểu của hầu hết các chủ đề.VD dạy bài “Sáng tạo với những chiếc lá” tổ chức cho các em thảo luận nhóm 4 để tìm hiểu về đặc điểm của những chiếc lá. Ngoài ra tôi còn thay đổi nhóm tùy theo từng hoạt động của chủ đề,từng tiết như nhóm 5 em hoặc 6 em. Giáo viên có thể tạo nhóm bằng hình thức ngẫu nhiên, ghép ai nhóm nhỏ thành một nhóm lớn hơn hoặc giáo viên có thể chia hai nhóm ngồi liền nhau ghép lại để đỡ mất thời gian.Với việc chia nhóm này tôi thường áp dụng vào các phần hướng dẫn thực hành của những chủ đề, vẽ theo nhạc . Bởi vì những chủ đề cần nhiều người tham gia nhóm để hoàn thành công việc giao.VD dạy bài “Âm nhạc và sắc màu” tôi cho học sinh thực hiện vẽ theo nhạc nhóm 6 người để các em hoàn thành sản phẩm đúng tiến độ của bản nhạc.Hay chủ đề “Sự liên kết thú vị của các hình khối” cũng tổ chức nhóm 6 người để liên kết các hình khối lại với nhau để tạo thành 1 chủ đề. Để hoạt động nhóm có hiệu quả, thì một việc không thể thiếu đó là bầu nhóm trưởng. - Một nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động của nhóm, nhóm trưởng có thể do các thành viên trong nhóm bầu lên hoặc do cô giáo chỉ định. Ngoài việc phân nhóm hợp lý giáo viên cần tạo khoảng cách giữa các nhóm sao cho các nhóm không làm ảnh hưởng lẫn nhau khi hoạt động. Tôi sắp xếp khoảng cách giữa các nhóm rộng rãi sao cho các em có thể di chuyển dễ dàng xung quanh bàn học hay hoạt động một cách thuận lợi.Với việc tạo 6 Với việc giao nhiệm vụ học tập một cách cụ thể sẽ thúc đẩy được tư duy sáng tạo, năng lực giao tiếp của các em. c. Biện pháp 3: Tổng kết, đánh giá hoạt động nhóm. Mục đích: Để các em chia sẻ những việc các em đã làm cùng trong nhóm với nhau ,giúp giáo viên đánh giá kết quả học tập của các em. Thảo luận để tìm ra một vấn đề gì đó hay giới thiệu được sản phẩm của nhóm mình với nhóm bạn với thầy cô giáo trước lớp. Với biện pháp này tôi áp dụng vào phần trưng bày sản phẩm.Ví dụ: Mỗi một chủ đề đều có phần trưng bày sản phẩm của nhóm hay của cá nhân, nhằm mục đích giới thiệu cho các nhóm khác biết được kết quả làm việc của nhóm mình đạt được của cả nhóm và chia sẻ nhận xét về sản phẩm của nhóm mình nhóm bạn. 3. Kết quả đạt được. Với việc áp dụng các biện pháp trên tôi thấy việc tổ chức trong hoạt động nhóm có hiệu quả hơn so với trước. * Kết quả được thể hiện bằng bản thống kê số liệu chất lượng về học lực ở học kì như sau: KẾT KHẢO SÁT ĐẦU NĂM HỌC 2022-2023 8 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Mục lục 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẦN II: NỘI DUNG 1 1. Thực trạng của vấn đề 2 a. Thuận lợi 2 b. Khó khăn 2 2. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy 2 a. Biện pháp 1 3 b. Biện pháp 2 3 c. Biện pháp 3 5 3 Kết quả đạt được 6 4. Kết luận 7 5. Kiến nghị, đề xuất 7 a. Đối với tổ, nhóm chuyên môn 7 b. Đối với Ban giám hiệu nhà trường 7 c. Đối với Phòng giáo dục và đào tạo 7 10 UBND HUYỆN GIA BÌNH PHIẾU ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH DƯƠNG BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY, CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP NĂM HỌC 2022 - 2023 Họ và tên:........ KIM THỊ KHÁNH ......Đơn vị: Tiểu học Bình Dương Tên biện pháp:.Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó Ngày báo cáo:12/10/2022. Người đánh giá: Vũ Thị Sử . .Đơn vị: Tiểu học Bình Dương 1. Các nội dung và tiêu chí đánh giá Nội dung Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm đánh giá 1. Bài báo 1. Hình thức trình bày. 3,0 cáo 2. Tính khoa học. 3,0 (được đóng 3. Tính mới, sáng tạo. 3,0 quyển gửi 4. Tính thực tiễn. 3,0 trước) 2. Phần nội 5. Nội dung, thời gian trình bày. 3,0 dung, 6. Khả năng diễn đạt. 3,0 thuyết trình 7. Vấn đáp 3,0 8. Hiệu quả 3,0 Tổng cộng 24,0 (Các mức điểm đánh giá cho điểm mỗi tiêu chí là: 0; 0,5; 1,0; 1,5; 2,0; 2,5 và 3,0) 2. Đánh giá chung * Ưu điểm ... ... ... * Hạn chế ... ... Người đánh giá Đánh giá (ký và ghi họ tên) Đạt Không đạt Hướng dẫn đánh giá. + Đánh giá “Đạt”: Điểm tổng cộng đạt từ 16 điểm trở lên; không có tiêu chí đạt dưới 1,5 điểm; các tiêu chí 3; 4; 7; 8 đạt từ 2 điểm trở lên. + Đánh giá “Không đạt”: Điểm tổng cộng đạt dưới 16 điểm hoặc đạt từ 16 điểm trở lên nhưng có tiếu chí dưới 1,5 điểm hoặc các tiêu chí 3; 4; 7; 8 đạt dưới 2 điểm.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qu.docx