Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói cho học sinh THPT thông qua tiết dạy thực hành nói nghe trong chương trình Ngữ văn 10 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, thay thế cho chương trình hiện hành được ban hành năm 2006. Chương trình 2018 được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, trong đó phải kể đến năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. Tuy nhiên, cho đến nay, dạy học theo định hướng phát triển năng lực nói chung, năng lực văn học nói riêng vẫn là một thử thách đối với giáo viên Ngữ văn ở trường phổ thông. Vì thế, việc tìm ra những biện pháp hướng dẫn giáo viên dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực người học, trong đó có năng lực văn học, đáp ứng yêu cầu của chương trình 2018 là điều vô cùng cần thiết.

Kĩ năng nói là một trong những yêu cầu đặc biệt quan trọng trong giao tiếp. Tuy nhiên quá trình dạy học văn ở nhà trường phổ thông lâu nay đang bị bất cân xứng về việc hình thành kĩ năng này cho học sinh. Học sinh chủ yếu được rèn luyện nhiều ở mặt đọc và viết. Vì thế “nghe” và đặc biệt kĩ năng “nói” của HS còn nhiều khiếm khuyết. Hầu hết các em yếu về kĩ năng nói, thuyết trình và tranh luận. Cho nên, nhiều em trong lớp thụ động, rụt rè; ra ngoài xã hội thì khép nép thu mình vì sợ nói, sợ sai. Dạy học văn bị cho thiếu thực tiễn là vì thế.

Việc phát triển kĩ năng nói là một yêu cầu quan trọng của đổi mới giáo dục môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học trong chương trình giáo dục 2018. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình thực hiện hoạt động nói trong dạy học Ngữ văn 10 tại trường THPT chưa thực sự đạt hiệu quả. Nhìn chung khi đối diện với chương trình dạy học mới đa số GV đều có sự băn khoăn, bỡ ngỡ nhất định khi tổ chức dạy học đặc biệt các tiết dạy nói và nghe. Về phía HS các em khá thụ động khi tiếp cận hoạt động này, hầu hết chỉ chú trọng vào đối phó hoặc mang tính hình thức mà chưa đi vào thực chất.

Xuất phát từ những thực tế trên tôi lựa chọn giải pháp “Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói cho học sinh THPT thông qua tiết dạy thực hành nói nghe trong chương trình Ngữ văn 10”để nghiên cứu và thực hiện trong quá trình giảng dạy.

docx 63 trang Thanh Ngân 02/12/2024 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói cho học sinh THPT thông qua tiết dạy thực hành nói nghe trong chương trình Ngữ văn 10 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói cho học sinh THPT thông qua tiết dạy thực hành nói nghe trong chương trình Ngữ văn 10 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói cho học sinh THPT thông qua tiết dạy thực hành nói nghe trong chương trình Ngữ văn 10 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
 Năm học: 2022 - 2023
 1 MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài 3
2. Mục tiêu, ýnghĩa3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................4
4. Tính mới4
5. Phương pháp nghiên cứu4
6.Thời gian thực hiện4
PHẦN II. NỘI DUNG5
1. Cơ sở lí luận5
1.1. Mục tiêu của môn Ngữ văn theo chương trình 2018 5
1.2. Lí luận về dạy học phát triển năng lực, phẩm chất học sinh 6
1.3. Lí thuyết về kĩ năng nói 6
2. Cơ sở thực tiễn7
2.1.Thực trạng việc phát triển năng lực nói của HS tại địa phương7
2.2. Thực tiễn về thiết kế dạy học tiết“ Nói và nghe” ở các trường THPT hiện 
nay 9
2.3. Sự cần thiết của việc nâng cao kĩ năng nói cho học sinh hiện nay 10
3. Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói cho học sinh THPT thông qua tiết dạy 
thực hành nói nghe trong chương trình Ngữ văn 10 11
3.1.Phương pháp rèn luyện nói theo mẫu. 11
3.2. Phát huy hiệu quả tối đa của hình thức “lớp học đảo ngược” trong tiết thực 
hành nói nghe 13
3.3. Thiết kế những giờ học đối thoại khi tổ chức hoạt động nói nghe 16
3.4. Sử dụng hiệu quả và linh hoạt các tiêu chí và cách thức đánh giá đối năng 
lực nói của học sinh 21
3. 5. Đa dạng hóa hình thức, môi trường rèn luyện kĩ năng nói 25
4. Giáo án thể nghiệm (Hình ảnh tiết dạy kèm theo phụ lục 1) 33
5. Kết quả và ứng dụng 43
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.........................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
PHỤ LỤC 51
 1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
 Năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình giáo dục phổ 
thông môn Ngữ văn, thay thế cho chương trình hiện hành được ban hành năm 2006. 
Chương trình 2018 được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng 
lực học sinh, trong đó phải kể đến năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. Tuy 
nhiên, cho đến nay, dạy học theo định hướng phát triển năng lực nói chung, năng 
lực văn học nói riêng vẫn là một thử thách đối với giáo viên Ngữ văn ở trường phổ 
thông. Vì thế, việc tìm ra những biện pháp hướng dẫn giáo viên dạy học Ngữ văn 
theo định hướng phát triển năng lực người học, trong đó có năng lực văn học, đáp 
ứng yêu cầu của chương trình 2018 là điều vô cùng cần thiết.
 Kĩ năng nói là một trong những yêu cầu đặc biệt quan trọng trong giao tiếp. 
Tuy nhiên quá trình dạy học văn ở nhà trường phổ thông lâu nay đang bị bất cân 
xứng về việc hình thành kĩ năng này cho học sinh. Học sinh chủ yếu được rèn luyện 
nhiều ở mặt đọc và viết. Vì thế “nghe” và đặc biệt kĩ năng “nói” của HS còn nhiều 
khiếm khuyết. Hầu hết các em yếu về kĩ năng nói, thuyết trình và tranh luận. Cho 
nên, nhiều em trong lớp thụ động, rụt rè; ra ngoài xã hội thì khép nép thu mình vì sợ 
nói, sợ sai. Dạy học văn bị cho thiếu thực tiễn là vì thế.
 Việc phát triển kĩ năng nói là một yêu cầu quan trọng của đổi mới giáo dục 
môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học trong chương 
trình giáo dục 2018. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình thực hiện hoạt động nói trong 
dạy học Ngữ văn 10 tại trường THPT chưa thực sự đạt hiệu quả. Nhìn chung khi đối 
diện với chương trình dạy học mới đa số GV đều có sự băn khoăn, bỡ ngỡ nhất định 
khi tổ chức dạy học đặc biệt các tiết dạy nói và nghe. Về phía HS các em khá thụ 
động khi tiếp cận hoạt động này, hầu hết chỉ chú trọng vào đối phó hoặc mang tính 
hình thức mà chưa đi vào thực chất.
 Xuất phát từ những thực tế trên tôi lựa chọn giải pháp “Một số biện pháp nâng 
cao kĩ năng nói cho học sinh THPT thông qua tiết dạy thực hành nói nghe trong 
chương trình Ngữ văn 10”để nghiên cứu và thực hiện trong quá trình giảng dạy.
2. Mục tiêu, ýnghĩa
2.1. Mục tiêu
Thông qua việc áp dụng đề tài nhằm trang bị cho các em những kiến thức cơ bản để 
diễn đạt, trình bày bằng ngôn ngữ một cách rõ ràng, tự tin, có khả năng hiểu đúng, 
biết tôn trọng người nói người nghe, có thái đọ phù hợp trong trao đổi. 
Từ thực tế nghiên cứu, tìm hiểu và giảng dạy, mỗi GV xây dựng được cho mình một 
số biện pháp trong dạy học tiết nói và nghemang tính ứng dụng, sáng tạokhông chỉ 
phát triển năng lực giao tiếp mà còn giáo dục phát triển năng lực, phẩm chất của HS.
 3 PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Mục tiêu của môn Ngữ văn theo chương trình 2018
 Chương trình GDPT 2018 chuyển hướng hoàn toàn từ chương trình coi trọng 
truyền đạt kiến thức sang chương trình chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực, 
lấy các kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết làm trục chính. Trong đó, Chương trình GDPT 
2018 đã quy định rõ thời lượng dành cho hoạt động nói và nghe là 10% số tiết của 
năm học. Lộ trình dạy học kĩ năng nói và nghe trong chương trình có sự nhất quán, 
liên tục cả ba cấp học. Ở cấp THPT, Chương trình định hướng người dạy tiếp tục 
phát triển các năng lực đã hình thành ở cấp trung học cơ sở với các yêu cầu cần đạt 
cao hơn: Nói và nghe linh hoạt; có khả năng nghe và đánh giá được nội dung cũng 
như hình thức biểu đạt của bài thuyết trình; có chủ kiến, cá tính, có thái độ tranh luận 
phù hợp Chương trình GDPT 2018 quy định cụ thể về các kĩ năng cần đạt trong 
học tập nói và nghe ở cấp phổ thông như sau: Kĩ năng nói yêu cầu về âm lượng, tốc 
độ, sự liên tục, cách diễn đạt, trình bày, thái độ, sự kết hợp các cử chỉ, điệu bộ, 
phương tiện hỗ trợ khi nói,...; Kĩ năng nghe yêu cầu về cách nghe, cách ghi chép, 
hỏi đáp, thái độ, sự kết hợp các cử chỉ, điệu bộ khi nghe, nghe qua các phương tiện 
kĩ thuật,
 Đề cao mục tiêu hình thành và phát triển năng lực ngữ văn, mà trước hết là 
năng lực giao tiếp với việc sử dụng thành thạo 4 kỹ năng cơ bản: đọc, viết, nghe, nói. 
Sau đó mới là các kỹ năng khác Môn Ngữ văn vừa là môn khoa học, vừa là môn 
công cụ nên việc xác đinh phương pháp dạy học gắn với đặc trưng bộ môn và đạt 
được mục tiêu của môn học là việc làm hết sức cần thiết. Dạy học Ngữ văn theo 
quan điểm giao tiếp là một trong những định hướng quan trọng. Hiện nay nhiều nước 
trên thế giới rất coi trọng quan điểm này, lấy hoạt động giao tiếp là một trong những 
căn cứ để hình thành và phát triển các hoạt động ngôn ngữ cụ thể là năng lực nghe, 
nói, đọc, viết cho người đọc. Nếu như nghe và đọc là hai kĩ năng quan trọng của hoạt 
động tiếp nhận thông tin thì nói và viết là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động bộc 
lộ, truyền đạt thông tin. Cả bốn kĩ năng năng này đều cần được rèn luyện và phát 
triển trong nhà trường. Đặc biệt, với việc dạy học gắn liền với quan điểm giao tiếp 
3 như vừa nêu trên thì việc rèn luyện kĩ năng nói và viết càng trở nên cần thiết hơn 
bao giờ hết. Luyện nói trong nhà trường là giúp học sinh có thói quen nói trong 
những môi trường giao tiếp khác nhau.
 Trong chương trình Ngữ văn THPT, nói và nghe được thực hiện một cách hệ 
thống, theo những chủ đề nhất định, gắn với những vấn đề quen thuộc trong cuộc 
sống hàng ngày, đảm bảo những yêu cầu cơ bản về ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (lời 
văn, liên kết, quy tắc hội thoại, cử chỉ, điệu bộ, âm lượng...). Nói tốt sẽ giúp người 
học có được một công cụ giao tiếp hữu hiệu trong cuộc sống. Trong chương trình 
 5 cảm nhận được sự giàu đẹp của tiếng Việt, nắm được các quy tắc về từ ngữ, ngữ 
pháp, chính tả để sử dụng tốt tiếng Việt. Năng lực giao tiếp ngôn ngữ đòi hỏi học 
sinh phải biết sử dụng thuần thục tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) để giao tiếp trong nhiều 
tình huống khác nhau với những đối tượng khác nhau trong gia đình, nhà trường và 
xã hội. Năng lực sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản là một năng lực đặc trưng rất 
quan trọng của năng lực ngôn ngữ học sinh trong nhà trường.
 7 không còn là vấn đề tự phát liên quan đến kinh nghiệm và nguyên tắc dạy học của 
mỗi giáo viên. Nếu như trước đây mỗi GV chỉ quan tâm đến việc viết hoặc việc đọc 
của HS và xem đó là yêu cầu chính, thì nay ngoài phát triển kĩ năng đó thì một trong 
những yêu cầu mục tiêu của chương trình giáo dục mới quan tâm và đưa vào xây 
dựng thành mục tiêu của môn học là phát triển kĩ năng nói và nghe cho HS. Với 
điểm mới trong chương trình này, việc dạy học sẽ tạo được một sự thống nhất trong 
việc rèn luyện kĩ năng nói cho HS.
 Sự hưởng ứng của giáo viên và học sinh: Cùng với sự phát triển của nền kinh 
tế xã hội, mỗi GV đều trăn trở về nội dung, phương pháp của mình để bắt nhịp với 
yêu cầu của thời đại. Vì thế việc phát triển kĩ năng nói được mỗi GV môn Ngữ văn 
hưởng ứng. Trên cơ sở khảo sát thực tế tại địa phương, cơ sở giảng dạy cho thấy 
không chỉ GV hưởng ứng mà còn có sự đồng tình về của cả HS và phụ huynh. Xưa 
nay, việc dạy học môn Văn chỉ nghiêng về kĩ năng viết, nên một số học sinh dù viết, 
cảm nhận rất tốt song vẫn không thể tự diễn đạt một cách rõ ràng trước đám đông 
và không thể khẳng định tiếng nói, vị trí của mình trong xã hội. Đa số các em đều 
muốn thể hiện suy nghĩ, nhận thức và cảm nhận của riêng mình. Tuy nhiên nói như 
thế nào, làm sao có thể nói, cách bắt đầu, triển khai và cần có điều gì trong khi nói 
để thuyết phục người khác là điều các em chưa thể nắm bắt. Vì thế rèn luyện kĩ năng 
nói là nhu cầu tha thiết của học sinh ngay trên ghế nhà trường.
 Việc phát triển kĩ năng và năng lực cho HS là vấn đề quan trọng đầu tiên tại 
các trường học, vì thế ngoài việc đảm bảo yêu cầu về kiến thức các trường phổ thông 
tăng cường các hoạt trải nghiệm được tổ chức thường xuyên. Việc phát triển các 
hoạt động này làm tăng cơ hội giao lưu, học hỏi và đặc biệt là năng lực giao tiếp. 
Trong chuỗi các hoạt động sôi nổi, bổ ích vừa phát triển các kĩ năng mềm cho HS 
đồng thời tăng cường cơ hội để rèn luyện kĩ năng nói, giao tiếp cho HS.
 2.1.2. Những khó khăn và hạn chế 
 Những hạn chế của phương ngữ Nghi Lộc mà đặc biệt là học sinh các vùng 
trong trường đã gây không ít khó khăn trở ngại khi giao tiếp. Xuất phát từ vị trí địa 
lí của trường xây dựng, hầu hết HS thuộc vùng ven biển của vùng Nghi Lộc, các em 
chịu ảnh hưởng của việc sử dụng từ, cách phát âm địa phương, trong đó phải kế đến 
HS các xã như Nghi Quang, Nghi Ân, Nghi Long...Ngôn ngữ các em nhiều khi 
không phân biệt thanh sắc và thanh ngang, thanh hỏi; trong khi thanh ngã và thanh 
nặng lại rất giống nhau. Thậm chí nhiều địa phương lại có ngữ điệu phát âm rất nặng, 
rất cao, rất lạ gây nhiều bỡ ngỡ, tò mò cho người nghe. Cách phát âm còn bị lẫn lộn 
giữa dấu câu, vần trở thành một hạn chế khiến các em dè dặt trong giao tiếp và đặc 
biệt là nói, thuyết trình.
 Năng lực nói không đồng đều ở các nhóm học sinh. Một thực tế cho thấy ngay 
 9 để tham khảo hầu như không có.
 Về phía học sinh, hầu hết các em mới chỉ được rèn luyện phần viết là chủ yếu, 
vì thế có nhiều em chưa có kiến thức tối thiếu trong khi trình bày trước đám đông. 
Vốn kĩ năng trang bị để nói của học sinh còn rất hạn chế. Cùng với đó là những hạn 
chế của phương ngữ địa phương trở thành một trở ngại lớn trong quá trình giao tiếp.
 Về thời lượng chương trình, mỗi bài được bố trí một tiết nói nghe, thời lượng 
để rèn luyện cho cả lớp mới chỉ đáp ứng được những vấn đề cơ bản, chưa có thời 
gian để rèn luyện chuyên sâu cho mỗi cá nhân.
 Về cách tổ chức GV lúng túng về phương pháp và cách thức tổ chức cho HS 
luyện kĩ năng nghe-nói. Năng lực sử dụng ngôn ngữ và kĩ năng nghe – nói của HS 
chưa tốt. Đa số GV không quan tâm nhiều đến vấn đề luyện kĩ năng nghe – nói cho 
HS. GV thường bị phụ thuộc vào những câu hỏi gợi ý trong SGK và yêu cầu HS tự 
chuẩn bị trước. Bên cạnh đó, GV có tâm lí ngại chuẩn bị đồ dùng học tập, chưa chủ 
động sử dụng phương pháp dạy học tích cực hóa vai trò của học sinh trong hoạt 
động, chưa hấp dẫn được sự chú ý của HS đầu cấp tiểu học
 2.2.3. Nguyên nhân
 Mỗi giáo viên đều được tập huấn, song thời lượng là không nhiều trong lúc kiến 
thức đưa vào là hoàn toàn mới. Kinh nghiệm cho việc giảng dạy chương trình hầu 
như là không có, vì thế mỗi giáo viên đều tự tìm tòi để triển khai.
 Thực tế giảng dạy tại đơn vị cơ sở tôi nhận thấy chất lượng học sinh không 
đồng đều. Trong một lớp học đại trà, số học sinh học khá, giỏi môn, tích cực tham 
giavào các hoạt động học tập còn chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn. Bên cạnh đó, còn nhiều 
học sinh thiếu cố gắng trong học tập, thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, hạn chế 
cả kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Các em rất ngại nói trong giờ học, có tâm lý ngượng 
ngùng, dè dặt, sợ mình nói sai về khả năng diễn đạt, thậm chí có những học sinh 
thuộc vào diện “không hợp tác” trong các tiết học. Bên cạnh đó hạn chế về vốn sống, 
vốn hiểu biết và kinh nghiệm giao tiếp dẫn đến học sinh thiếu sự đa dạng, linh hoạt 
trongviệc thực hiện các chủ đề, hình thức nói năng.
 Cùng với sự phát triển của thời đại công nghệ, nhiều HS bị cuốn hút vào các 
trò chơi hiện đại như game, chat,... khiến vốn từ vựng không được bổ sung. Lối sống 
hiện đại, công việc tất bật... khiến nhiều phụ huynh không có thời gian giao tiếp, 
chuyện trò với con em mình nên tạo điều kiện cho các em dần dần khép kín, ngại 
nói năng, giao tiếp, có thái độ tự kỷ.
 Quy mô mỗi lớp học đông nên giáo viên ít có thời gian rèn luyện kĩ năng nói 
cho từng HS. Một bộ phận giáo viên chú trọng rèn luyện kỹ năng viết, chưa có 
phương pháp linh hoạt, sáng tạo để động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho HS 
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_ki_nang_noi.docx