Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 8 (SGK mới) tại trường THCS Hoàng Hoa Thám
- Mô tả các giải pháp cũ thường làm
- Lựa chọn học sinh dựa vào nguyện vọng của các em: cách làm này tuy chọn được học sinh có đam mê với môn học nhưng năng lực của các em lại chưa tốt, nhiều em kết quả học tập các môn chưa cao, trong đó có cả môn GDCD vì thế quá trình bồi dưỡng gặp nhiều khó khăn và nhiều trường hợp đi thi không có giải.
- Tăng cường tự học và nghiên cứu: khuyến khích học sinh tự học và nghiên cứu thông qua việc đọc thêm tài liệu tham khảo là rất cần thiết, tuy nhiên quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi thực hiện song song với chương trình chính khóa nên học sinh thường ưu tiên tự học và tự nghiên cứu bài học trên lớp là chủ yếu, vì vậy chất lượng tự học và tự nghiên cứu tài liệu tham khảo của đội tuyển chưa đạt yêu cầu.
- Kiểm tra lý thuyết cơ bản: học sinh nắm được nội dung chính của bài học tuy nhiên khi áp dụng vào dạng câu hỏi thông hiểu học sinh còn loay hoay, lúng túng.
- Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến
Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi chính là một hoạt động quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Thông qua hoạt động này, học sinh sẽ được lĩnh hội hệ thống kiến thức chuyên sâu và có điều kiện thuận lợi để phát huy tối đa khả năng của bản thân trong những môn học có ưu thế. Đồng thời giáo viên cũng có điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện kĩ năng sư phạm.
Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi là một tiêu chí không thể thiếu để đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên và sự phát triển của các nhà trường. Mỗi học sinh không chỉ là niềm tự hào của cha mẹ, thầy cô mà còn là niềm tự hào của nhà trường và cả cộng đồng.
Tuy nhiên tâm lý của nhiều phụ huynh và học sinh vẫn coi môn GDCD là môn phụ nên chưa quan tâm và hứng thú tham gia vào đội tuyển ôn thi học sinh giỏi, bên cạnh đó với chương trình sách giáo khoa mới, tài liệu bồi dưỡng của môn học cũng không nhiều là một trong những khó khăn đối với giáo viên thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng.
- Mục đích của giải pháp sáng kiến
Giúp giáo viên lựa chọn ra được những học sinh có năng lực, có ý chí, quyết tâm đạt được mục tiêu. Tạo cho học sinh hứng thú và niềm yêu thích đối với môn GDCD, thay đổi quan điểm cho rằng GDCD là môn phụ, không quan trọng của một số phụ huynh và học sinh hiện nay.
Giúp học sinh nắm vững kiến thức, tự tin làm các dạng câu hỏi, các dạng bài tập trong cấu trúc đề thi.
Giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao uy tín đối với nhà trường, phụ huynh và các em học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 8 (SGK mới) tại trường THCS Hoàng Hoa Thám

năng lực chuyên môn của giáo viên và sự phát triển của các nhà trường. Mỗi học sinh không chỉ là niềm tự hào của cha mẹ, thầy cô mà còn là niềm tự hào của nhà trường và cả cộng đồng. Tuy nhiên tâm lý của nhiều phụ huynh và học sinh vẫn coi môn GDCD là môn phụ nên chưa quan tâm và hứng thú tham gia vào đội tuyển ôn thi học sinh giỏi, bên cạnh đó với chương trình sách giáo khoa mới, tài liệu bồi dưỡng của môn học cũng không nhiều là một trong những khó khăn đối với giáo viên thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng. 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến Giúp giáo viên lựa chọn ra được những học sinh có năng lực, có ý chí, quyết tâm đạt được mục tiêu. Tạo cho học sinh hứng thú và niềm yêu thích đối với môn GDCD, thay đổi quan điểm cho rằng GDCD là môn phụ, không quan trọng của một số phụ huynh và học sinh hiện nay. Giúp học sinh nắm vững kiến thức, tự tin làm các dạng câu hỏi, các dạng bài tập trong cấu trúc đề thi. Giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao uy tín đối với nhà trường, phụ huynh và các em học sinh. 7. Nội dung 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến Biện pháp 1: Phát hiện nhân tố bồi dưỡng học sinh giỏi Vấn đề này là một bước khởi đầu quan trọng vì có phát hiện đúng đối tượng học sinh thì những công việc tiếp theo mới tiến triển tốt được. Nếu chọn những học sinh không đúng yêu cầu thì kết quả mang lại sẽ bị hạn chế rất nhiều, có khi lại uổng công vô ích. Vì vậy theo tôi việc phát hiện học sinh, đưa học sinh vào đội tuyển là bước quan trọng không thể thiếu được trong quá trình ôn luyện học sinh giỏi của bộ môn. Do đó, muốn chọn đúng đối tượng cần phải có một số sự chuẩn bị như sau: - Nghiên cứu hồ sơ lý lịch của học sinh. Tìm hiểu kết quả học tập, ý thức học loại đối tượng trong đội tuyển (Đối tượng cần uốn nắn về cách trình bày hay các diễn đạt hoặc kiến thức, ... ) để có kế hoạch phù hợp. + Thời gian thực hiện: tuần 4 tháng 10 năm 2023 Biện pháp 2: Chọn tài liệu, nội dung bồi dưỡng Bên cạnh bám sát nội dung chương trình có trong sách giáo khoa, giáo viên cũng cần tìm tòi, sưu tầm thêm những tài liệu bổ trợ cho quá trình bồi dưỡng. Đặc biệt trong thành phố hiện nay đang thực hiện giảng dạy hai bộ sách đó là sách Kết nối tri thức với cuộc sống và sách Cánh diều, về cơ bản hai bộ sách có sự thống nhất nội dung tuy nhiên còn một số phần có sự khác biệt, giáo viên cần tổng hợp bổ sung kiến thức cho học sinh trên cả hai bộ sách đang được sử dụng. Ngoài ra việc chọn tài liệu tham khảo là rất quan trọng, bởi vậy giáo viên phải chịu khó tìm tòi sưu tầm, đa dạng hóa các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao thuộc khối THCS của các nhà xuất bản phù hợp với trình độ học sinh và yêu cầu kiến thức. Tham khảo các đề thi học sinh giỏi của các năm học trước, sưu tầm tài liệu trên báo, tạp chí, Internet... để chuẩn bị tốt cho bài giảng của mình người dạy phải luôn luôn chủ động tự trau dồi. Biện pháp 3: Lập kế hoạch bồi dưỡng Trao đổi với Ban giám hiệu nhà trường về việc lên thời khóa biểu bồi dưỡng. (2 buổi/ tuần). Lập kế hoạch khoa học sẽ tạo điều kiện cho các em học sinh và giáo viên sắp xếp thời gian hợp lí dành cho bộ môn ôn thi và các công việc khác, tạo điều kiện cho các em có thể theo học mà không ảnh tới việc học thêm Toán, Văn, Anh vào các buổi chiều của các em. Giáo viên dành thời gian cho học sinh tự học ở nhà và đặc biệt kết hợp cả bồi dưỡng online. Tổ chức các buổi học theo chủ đề có sự xen kẽ giữa lý thuyết và bài tập nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng. Những buổi học bồi dưỡng tại lớp giáo viên sử dụng hình thức kiểm tra vấn đáp và kiểm tra viết để theo dõi quá trình tự học và sự tiến bộ của học sinh, đồng thời kết hợp giao bài tập và chấm chữa bài cho học sinh thông qua nhóm Zalo chung của giáo viên bồi dưỡng và học sinh đội tuyển. Cách kết hợp này tận dụng linh hoạt được thời gian ôn tập cho các em, việc giao nhiệm vụ và kiểm tra việc thực trọng để người giáo viên xác định được nhiệm vụ của mình dạy cho học sinh nội dung gì và dạy như thế nào? Để thực hiện nhiệm vụ này, tôi đã căn cứ vào: + Kế hoạch, nội dung giới hạn kiến thức thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 8 của Phòng GD-ĐT thành phố Bắc Giang. + Cấu trúc đề thi các năm học trước mà phòng giáo dục đào tạo tổ chức. Với kinh nghiệm của nhiều năm qua, tôi đã xây dựng hệ thống chủ đề bồi dưỡng học sinh giỏi như sau: + Chủ đề 1: Giáo dục đạo đức + Chủ đề 2: Giáo dục kỹ năng sống + Chủ đề 3: Dạng bài tập xử lý tình huống + Chủ đề 4: Cách làm câu hỏi nghị luận xã hội Ở mỗi chủ đề giáo viên cung cấp kiến thức cơ bản và kiến thức nâng cao. Cụ thể: * Về kiến thức cơ bản: + Chủ đề 1: giáo dục đạo đức Bài 1- Tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam: học sinh hiểu và nêu được một số truyền thống quý báu của dân tộc ta, biết tự hào và có ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống, có ý thức lên án, phê phán hành vi sai trái, làm tổn hại đến giá trị truyền thống của dân tộc, điều chỉnh hành vi, suy nghĩ của bản thân cho đúng đắn... Bài 2- Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc: học sinh nêu được biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc, phân tích được yếu tố tác động đến sự đa dạng văn hóa, có ý thức, thái độ phù hợp, đúng mức... Bài 3- Lao động cần cù, sáng tạo: học sinh nắm được thế nào là cần cù, sáng tạo, hiểu được vì sao phải rèn luyện tính cần cù, sáng tạo và thôi thúc bản thân rèn luyện, phấn đấu để trở thành người cần cù, sáng tạo... Bài 4 - Bảo vệ lẽ phải: học sinh biết được các khái niệm quan trọng, ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải từ đó hoàn thiện nhân cách của bản thân thông qua những lí, thiếu sáng suốt như thế nào? Từ đó dẫn đến bất lợi, tác hại, hậu quả gì cho bản thân người khác và cho gia đình, xã hội? + Thái độ, hành vi đó bị mọi người đánh giá như thế nào? Khi nhận xét thái độ, hành vi của 1 nhân vật, có thể chỉ có mặt tốt hoặc mặt xấu; có thể có cả hai mặt: tốt về mặt này nhưng xấu, hạn chế về mặt kia. * Dạng câu hỏi: hãy chỉ rõ lỗi/ vi phạm của người đó? Họ có thể bị xử lí như thế nào? - Thái độ, hành vi đó đã làm sai đạo đức, quy định của nhà trường, cơ quan, tổ chức, pháp luật. + Lỗi sai/vi phạm đạo đức: thái độ, hành vi đó bị mọi người chê bai, không ủng hộ, thừa nhận, coi thường, lên án, xa lánh.... + Lỗi sai/vi phạm nội quy nhà trường (đối với HS): bị giáo viên chủ nhiệm phê bình trước lớp, Ban giám hiệu phê bình trước trường. Nếu nặng hơn sẽ bị kỉ luật, hạ hạnh kiểm cuối kì, cuối năm, nặng nhất là bị đình chỉ học. + VP nội quy, quy định của cơ quan tổ chức: ..... + Lỗi sai/vi phạm pháp luật: bị cơ quan chức năng xử lí theo quy định pháp luật. * Dạng câu hỏi: nếu em là người chứng kiến cảnh vi phạm hay thấy lôi sai, hạn chế của người đó em sẽ làm gì? - Nhìn nhận, đánh giá đúng ai đúng ai sai, tính chất, mức độ sai phạm của họ. - Tìm cách tiếp cận người mắc lỗi (tùy từng trường hợp mà cách tiếp cận như thế nào cho hợp lí): tâm sự, hỏi thăm, cảm thông, góp ý, phân tích, giải thích cho họ hiểu về sai phạm của mình và hậu quả có thể xảy ra, biết nhận lỗi và xin lỗi người đã gây ảnh hưởng đến. - Khuyên họ, hoặc đề nghị họ sửa chữa sai phạm đó; hướng dẫn, chỉ bảo họ cách sửa chữa, khắc phục lỗi sai, hạn chế. - Kết quả cuối cùng cần đạt được của tình huống là: + Người tốt, việc làm tốt phải được thừa nhận, ủng hộ, khen ngợi, phát huy + Người xấu, việc làm xấu phải nhận ra lỗi, phải sửa sai, làm lại cho đúng. ❖ Lập luận so sánh ❖ Lập luận bác bỏ Các bước viết đoan văn nghị luân xã hôi Bước 1: phân tích vấn đề - Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận (có thể dẫn dắt trực tiếp hoặc gián tiếp) - Đánh giá khái quát vấn đề (đây là vấn đề tích cực hay tiêu cực) Bước 2: phân tích biểu hiện và thực trạng của vấn đề cần nghị luận - Giải thích vấn đề cần nghị luận (giải thích khái niệm hoặc các từ ngữ liên quan) - Bàn luận về vấn đề: biểu hiện, tác dụng, ý nghĩa của vấn đề cần nghị luận + Nêu thực trạng của vấn đề cần nghị luận + Đưa ra các dẫn chứng tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác Bước 3: phân tích nguyên nhân dẫn tới các thực trạng, dẫn chứng Khi phân tích nguyên nhân trong bài văn nghị luận xã hội, ta cần đưa ra được những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan của vấn đề xã hội. Nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân xuất phát từ bên trong vấn đề, do chính những yếu tố liên quan tới vấn đề đó tác động và gây ra. Ví dụ: nghị luận xã hội về tình trạng nạo phá thai của giới trẻ hiện nay ngày càng nhiều thì nguyên nhân chủ quan tới từ việc kiến thức sinh sản chưa được nắm rõ. Ngược lại, nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân xuất hiện bên ngoài của vấn đề. Bước 4: phân tích những tác động của vấn đề xã hội + Đối với nhân vật trong tác phẩm (nếu là một vấn đề được đưa ra trong một tác phẩm văn học): phân tích từ thực trạng và hoàn cảnh của nhân vật để đưa tới kết luận. + Đối với xã hội: từ những biểu hiện và thực trạng, nêu lên những ảnh hưởng của vấn đề đối với xã hội. + Đối với mỗi người: những tác động xã hội đó dẫn tới ảnh hưởng tới cá nhân hoặc mỗi nhóm người. Bước 5: bình luận mở rộng vấn đề Đưa ra quan điểm của cá nhân về vấn đề nghị luận. Đây là một vấn đề tốt hay Dạng 2: nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống xã hội * Giới thiệu về hiện tượng đời sống xã hội * Chứng minh vấn đề + Nêu thực trạng của vấn đề (biểu hiện của hiện tượng đời sống đó, số liệu chứng minh) + Nêu những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đó + Đưa ra giải pháp để thực hiện vấn đề. Đưa ra các biện pháp khắc phục hạn chế hoặc phát huy những ưu điểm + Liên hệ bản thân, bài học nhận thức và bài học hành động. * Kết bài: khẳng định lại tầm quan trọng, tính đúng đắn của hiện tượng đời sống. Soạn hệ thống câu hỏi và bài tập nâng cao để luyện đề cho mỗi phần dạy. Sau khi dạy xong một chủ đề, một bài GDCD , tôi thường soạn hệ thống câu hỏi và bài tập liên quan tới chủ đề đó, yêu cầu học sinh phải dành thời gian để phân tích, nhìn nhận vấn đề đó. Ví dụ: Sau khi dạy xong chủ đề Giáo dục đạo đức - Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam + Tôi đưa ra bài tập: Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, những giá trị tốt đẹp của văn hoá, con người Việt Nam ngày càng lan tỏa, chuyển hoá thành sức mạnh, tạo thành động lực để chúng ta vượt qua khó khăn, thực hiện “mục tiêu kép” vừa đẩy lùi được dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. a. Em hãy trình bày giá trị của các truyền thống dân tộc Việt Nam được thể hiện trong đại dịch Covid - 19. b. Em hãy nêu những việc làm cần thiết để giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. + Học sinh trình bày được: a. Trong đại dịch Covid-19, nhân dân Việt Nam đã phát huy nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như: yêu nước, dũng cảm, đoàn kết, tương thân tương ái,.. học và sự liên hệ ngoài xã hội của học sinh. Vấn đề xã hội thì nhiều nhưng giáo viên phải biết chọn lựa những vấn đề mang tính thời sự mà cả xã hội đang quan tâm như: Vấn đề an toàn giao thông, môi trường, văn hóa, tệ nạn xã hội, phòng chống cháy nổ và các chất độc hại.Năm học nào cũng vậy, các đề thi đều có một phần kiến thức về hiểu biết xã hội. Chính vì vậy giáo viên dạy cần thường xuyên cập nhật những thông tin, kiến thức xã hội để bổ sung cho bài dạy của mình. Việc làm này không chỉ phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi mà nó còn là việc làm cần thiết cho giờ học GDCD. Biện pháp 5: Kiểm tra kiến thức Đây là giai đoạn cũng rất quan trọng trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, bởi lẽ nếu ta chỉ dạy mà không kiểm tra thì ta sẽ không thể biết được sự tiếp thu kiến thức của học sinh đạt đến mức độ nào. Kiểm tra giúp các em rèn kĩ năng làm bài, không chỉ vậy nó còn tăng sự cạnh tranh, thúc đẩy ý chí phấn đấu của các em. Việc rút kinh nghiệm sau mỗi bài kiểm tra thật sự rất cần thiết, từ những lần rút kinh nghiệm học sinh có thể nhận ra mình còn yếu ở phần nào để có thể khắc phục. Để thực hiện khâu này giáo viên có thể chuẩn bị nội dung kiến thức liên tục và phù hợp, có quy định thời gian làm bài, có chấm điểm, có khen thưởng nếu các em làm bài tốt, nhưng nếu các em làm bài chưa tốt thì ta không nên quở trách mà chỉ nên động viên các em cố gắng hơn lần sau. Giáo viên nên đem đến cho học sinh sự hứng thú đối với môn học, như vậy việc giảng dạy mới có thuận lợi và hiệu quả. Trong quá trình kiểm tra và chữa bài giáo viên không chỉ đơn thuần đưa ra đáp án mà hãy để học sinh tự phân tích, tự lựa chọn cách làm bài thể hiện sự sáng tạo của bản thân rồi sau đó giáo viên mới góp ý. Luôn để học sinh trình bày ý kiến của mình sau đó các em tranh luận như vậy học sinh sẽ nhớ kiến thức lâu hơn. Nếu bài tập khó giáo viên mới giải thích kĩ, việc giáo viên thường xuyên chấm và sửa bài cho học sinh để biết các em còn thiếu và yếu ở điểm nào, từ đó có phương án bồi dưỡng, bổ sung thêm cho các em. Biện pháp 6: Hướng dẫn học sinh làm bài theo từng dạng bài và chủ đề
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_boi.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công d.pdf