Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khắc phục tình trạng viết sai trong hoạt động viết cho học sinh Lớp 3 theo bộ sách Kết Nối Tri Thức
Các giờ học Tiếng Việt ở Tiểu học, giáo viên vẫn giữ vai trò chủ đạo, học sinh thụ động thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, học sinh ít có cơ hội thực hành theo nhịp độ của riêng mình.
Hoạt động viết trong trường Tiểu học có nhiệm vụ giúp học sinh nắm vững các quy tắc viết, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng. Vì vậy, dạy học hoạt động viết có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện 4 yêu cầu cơ bản của môn Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết).
Dạy Hoạt động viết là một quá trình rèn luyện lâu dài, không chỉ ở giờ viết mà có thể rèn luyện phân tích từ các hoạt động như ( Đọc, nói và nghe, viết, luyện tập )
Ví dụ: Một học sinh làm một bài văn rất hay nhưng mắc nhiều lỗi viết thì bài văn đó không đạt điểm cao. Hay một học sinh viết sai nhiều lỗi viết thì không thể học tốt các môn học khác.
Chương trình GDPT 2018 chú trọng vào đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tích cực học tập của học sinh, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Những yêu cầu cần đạt về năng lực và phẩm chất được thực hiện rất rõ nét trong quá trình vận dụng học thông qua chơi. Chính vì điều đó, áp dụng học làm sao sẽ giúp cho thầy và trò có được những tiết học sôi nổi, thú vị nhưng vẫn giúp học sinh đạt được mục tiêu bài học. Việc dạy như thế nào? sẽ giúp học sinh có cơ hội trải nghiệm, tương tác, vận dụng và từ đó bộc lộ phẩm chất, năng lực. Mỗi phân môn đều có mục đích, nhiệm vụ riêng của nó, song đều có một điểm chung là hình thành và phát triển bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) thông qua giao tiếp của học sinh. Riêng hoạt động Viết có vị trí đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu của môn Tiếng Việt là rèn luyện và phát triển tiếng phổ thông cho học sinh trong đó có năng lực chữ viết.
Cho nên, việc nghiên cứu phương pháp giúp các em khắc phục được những lỗi viết là vô cùng quan trọng. Vì vậy mỗi giáo viên phải thực sự quan tâm tới từng đối tượng học sinh. Có biện pháp cụ thể, sát thực trong việc luyện cho học sinh viết đúng, viết đẹp. Xuất phát từ những lí do chủ yếu trên đây, tôi đã mạnh dạn chọn sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp khắc phục tình trạng viết sai trong hoạt động viết cho học sinh lớp 3”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khắc phục tình trạng viết sai trong hoạt động viết cho học sinh Lớp 3 theo bộ sách Kết Nối Tri Thức
2 phân môn khác của Tiếng Việt. Cùng với hoạt động Đọc, hoạt động viết cung cấp kiến thức và hoàn thiện kĩ năng tạo ra hình thức vật chất biểu hiện ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp. Mục đích của hoạt động viết là rèn luyện khả năng “đọc thông, viết thạo” chủ yếu là viết đúng chuẩn mực và dạng thức viết của ngôn ngữ. 3. Đối tượng nghiên cứu: “Một số biện pháp khắc phục tình trạng viết sai trong hoạt động viết cho học sinh lớp 3”. 4. Phạm vi nghiên cứu: Sáng kiến nghiên cứu về một số biện pháp khắc phục tình trạng viết sai trong hoạt động viết cho học sinh lớp 3A2, Trường tiểu học Chu Minh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. 5. Thời gian nghiên cứu: 1 năm, năm học 2022-20023 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ A. Thực trạng của vấn đề: I. Cơ sở lí luận: Chữ viết hiện nay của người Việt là chữ viết ghi lại theo phát âm. Do đó việc viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sở của viết đúng. Tuy nhiên do yếu tố vùng miền, cách phát âm mỗi nơi mỗi khác. Mặc dù những quy tắc, quy ước về hoạt động viết được thống nhất theo ngữ pháp chung. Nhưng việc “viết đúng” cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng còn nhiều khó khăn, tồn tại. Người giáo viên muốn đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng phải thông qua năng lực viết đúng của các em. Vì vậy mỗi thầy, cô giáo cần phải nhiệt tình trong công tác giảng dạy, cần quan tâm đến các em nhiều hơn, giúp các em hiểu được giá trị của Tiếng Việt, rèn luyện các em viết đúng, viết chuẩn Tiếng Việt để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt mà cha ông ta đã để lại. II. Cơ sở thực tiễn: 1. Thuận lợi: - Giáo viên tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ, ý thức cao trong việc học hỏi để nâng cao tay nghề. - Trường, lớp có cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp tạo điều kiện cho các em học tập, vui chơi và sinh hoạt tập thể. - Đa số các em đều ngoan ngoãn, lễ phép, chăm học, biết lắng nghe và biết chia sẻ với bạn bè. 4 để khắc phục tình trạng viết sai cho học sinh. Vì vậy, tôi đã vận dụng các biện pháp sau đây vào quá trình dạy học hoạt động viết ở lớp 3A2 như sau: * Biện pháp thứ nhất: Rèn nề nếp tư thế cho học sinh khi ngồi viết. * Biện pháp thứ hai: Luyện phát âm. * Biện pháp thứ ba: Phân tích so sánh. * Biện pháp thứ tư: Giúp học sinh hiểu nghĩa của từ. * Biện pháp thứ năm: Giúp học sinh ghi nhớ mẹo luật viết đúng. * Biện pháp thứ sáu: Biện pháp giúp học sinh viết và làm đúng qua các bài tập. * Biện pháp thứ bảy: Tổ chức dạy học tiết hoạt động viết ở lớp . * Biện pháp thứ tám: Giáo viên gương mẫu về chữ viết. B. Tổ chức thực nghiệm các giải pháp để khắc phục tình trạng viết sai trong hoạt động viết cho học sinh : Khi đã hoàn thiện việc xây dựng kế hoạch và các giải pháp, tôi đã triển khai thực nghiệm cụ thể là: I. Biện pháp thứ nhất: Rèn nề nếp tư thế cho học sinh khi ngồi viết. Trước hết, muốn học sinh viết đúng, đẹp thì người giáo viên cần “Rèn nề nếp tác phong cho học sinh khi viết”. Bởi tư thế ngồi viết của học sinh là cái quan trọng đầu tiên giúp học sinh có nét chữ đẹp và đúng. Vì vậy, ngay từ buổi đầu bước vào lớp, tôi chú ý ngay đến tư thế ngồi viết cho từng em. Để giúp các em biết ngồi ngay ngắn khi viết, trước hết giáo viên phải giải thích cho các em hiểu cần ngồi viết đúng tư thế để giúp chữ viết đẹp hơn, đúng hơn, có lợi cho sức khỏe và ngược lại, nếu ngồi xiêu vẹo người thì sẽ bị tật vẹo cột sống hoặc nếu các em nhìn sát vào vở quá thì mắt sẽ bị cận thị. Sau đó, giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát và làm theo. Trong các tiết dạy viết, tôi luôn nhắc nhở để các em nhớ và ngồi đúng, tạo thói quen cho học sinh khi viết bài. Bạn nào ngồi đúng tư thế tôi khuyến khích tuyên dương ngay trước lớp. Một vấn đề cần lưu ý trong khi học sinh viết bài đó là yêu cầu các em cầm bút đúng cách để khi viết bài được dễ dàng. Thường xuyên chú ý nhắc nhở học sinh giữ sách vở cẩn thận không để nhàu nát. Muốn thành công trong việc rèn viết cho các em phải có sự bàn bạc ở tập thể chuyên môn, phải phối hợp với nhiều người, phối hợp giữa gia đình và nhà trường. Điều cần chú ý là rèn chữ viết cho học sinh ngay từ các lớp đầu cấp, nhằm rèn cho các em có ý thức ngay từ khi bắt đầu bước vào lớp học đầu tiên của bậc học tiểu học. Từ đó các em sẽ có thói quen viết cẩn thận, viết đúng, viết đẹp. Khi đã hình thành được thói quen 6 “iu” viết thành “ưu” “ui” viết thành “uy” “iên viết thành “uyên” “ênh” viết thành “êch” “inh” viết thành “ich” “ut” viết thành “uc” * Lỗi viết thanh điệu: Dấu “ngã” viết thành dấu “sắc”. IV. Biện pháp thứ tư: Giúp học sinh hiểu nghĩa của từ. Do phương ngữ của từng vùng miền khác nhau, cách phát âm đôi khi chưa thống nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng. Ví dụ 1: Nghe - viết: Cánh rừng trong nắng (Bài 2 trang 20 Tiếng Việt 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1) Học sinh viết: chúng tôi ra về trong tiếc nuối. (viết sai “tiếc” thành “ tiết”) Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa của từ: Cần hiểu “tiếc” có nghĩa là là một phản ứng cảm xúc tiêu cực có ý thức đối với một tình huống không mong muốn, còn “tiết” là tiết kiệm. Vì vậy các em phải viết là “tiếc nuối”. Ví dụ 2: Nghe - viết: Lời giải toán đặc biệt (Bài 11 trang 53 Tiếng Việt 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1) 8 + Viết “q” khi đứng trước vần có “u” là âm đệm: (quân đội, Quốc kì, quê hương, quả quýt, quần áo, ). * Khi dạy đọc hay dạy các môn học khác, tôi luôn uốn nắn cho các em phát âm đúng, và còn cung cấp cho các em một số "mẹo" để phân biệt x/s, r/d/gi, ... + Để phân biệt x/s cần nhớ "mẹo" sau: Hầu hết tên các sự vật (các danh từ) được viết là s như: Từ chỉ người: ông sư; sứ thần ... Từ chỉ cây: sim; sung; sắn, su su, Hiện tượng tự nhiên: sao; sương; sấm; ... Chỉ đồ vật: hòn sỏi; cái sọt; sợi dây... Chỉ con vật: cá sấu; con sóc; con sên, sư tử, sói... Trừ ngoại lệ: xưởng; cái xe; cái xuồng; cây xoan; cây xoài; trạm xá; mùa xuân. Để nhớ được ngoại lệ này tôi đưa ra cho học sinh một câu ngộ nghĩnh dễ nhớ như: " Mùa xuân đi xuồng gỗ xoan, mang xoài đến xã đổi xẻng ở xưởng để đem cho trạm xá." Tên các thức ăn thường đi với x như: xôi; xốt vang; xúc xích; xà lách... Phụ âm đầu x thường đi với vần có âm đệm như vần oa; oac; oach; oai; oam; oan; oang; oay; oăn; oe; oen; oet... Ví dụ: xoa bóp; xoạc chân; loảng xoảng, lốc xoáy, loẹt xoẹt... + Để phân biệt r/d/gi: r và gi không kết hợp với âm đệm (trừ ngoại lệ "cu roa ") d thường đi với vần có âm đệm như oa; oe; uê; uy... Như: dọa dẫm; hậu duệ; kinh doanh, duy nhất... Lớp bì bọc ngoài cơ thể động vật; thực vật ghi là d Ví dụ: màu da; da thịt; da cam... Viết gi với nghĩa thêm vào Ví dụ: gia hạn; gia vị... + Để phân biệt tr/ch: - Những từ chỉ quan hệ gia đình thường viết là ch Ví dụ : chú; cha; cháu; chị... - Những từ chỉ đồ dùng trong gia đình viết là ch Ví dụ: chậu; chén; chổi; chiếu... Từ việc giúp các em phát âm đúng và cung cấp cho các em một số "mẹo" viết, tôi còn cung cấp cho các em một số quy định về viết chuẩn như cách viết tên riêng Việt Nam và tên riêng nước ngoài: 10 Thanh Ngang, Sắc, Hỏi kết hợp với dấu Hỏi. Ví dụ: Âm trầm + Huyền – Ngã: vững vàng, vẽ vời, vồn vã, lững lờ, sẵn sàng, + Nặng – Ngã: đẹp đẽ, nhẹ nhõm, mạnh mẽ, lạnh lẽo, vội vã, + Ngã – Ngã: dễ dãi, lẽo đẽo, nhõng nhẽo, mũm mĩm, nghễnh ngãng, + Ngang – Hỏi: vui vẻ, nho nhỏ, lẻ loi, trong trẻo, + Sắc – Hỏi: vắng vẻ, mát mẻ, nhắc nhở, trắng trẻo, sắc sảo, vất vả, + Hỏi – Hỏi: hổn hển, lỏng lẻo, thỏ thẻ, thủ thỉ, rủ rỉ, Cũng có thể cung cấp thêm cho học sinh mẹo luật sau: Từ có âm đầu là M, N, Nh, V, L, D, Ng thì viết là dấu ngã (Mình Nên Nhớ Viết Là Dấu Ngã). Ví dụ: M: mĩ mãn, mã lực, từ mẫu, cần mẫn, N: nỗ lực, trí não, truy nã, nữ giới, Nh: nhẫn nại, nhẵn bóng, quấy nhiễu, nhõng nhẽo, V: vĩnh viễn, vỗ về, vũ trang, võ nghệ, vũ trụ, L: lễ phép, lữ hành, kết liễu, thành lũy, lạnh lẽo, D: dã man, dã tràng, dũng cảm, dỗ dành, hướng dẫn, diễm lệ, Ng: ngưỡng mộ, hàng ngũ, ngữ nghĩa, ngôn ngữ, ngỡ ngàng, ngã (té), VI. Biện pháp thứ sáu: Giúp học sinh viết và làm đúng qua các bài tập. Các dạng bài tập ở hoạt động viết thường gặp ở lớp 3 là các dạng bài: Bài tập điền vào chỗ trống (Bài tập điền khuyết), bài tập tìm từ, bài tập tìm tiếng, bài tập giải câu đố, bài tập lựa chọn và một số dạng bài tập đặt câu (Bài tập phân biệt hai từ trong từng cặp từ). Mỗi bài viết giáo viên cần luyện học sinh phát âm từ khó, phân tích, so sánh tiếng, từ khó, giải nghĩa từ, ghi nhớ mẹo luật viết đúng. Ngoài nhiệm vụ trên giáo viên còn hướng dẫn học sinh làm các bài tập khác nhau để giúp học sinh tận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp các em rút ra các quy tắc viết để ghi nhớ. 6.1.Bài tập điền vào chỗ trống : Giúp học sinh điền đúng âm đầu, vần Ví dụ: * Bài tập 3a (Bài 5 trang 29 TV 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1) 12 Giáo viên chia nhóm, tổ chức thành trò chơi cho học sinh thi đua nhau tạo hứng thú học tập. 6.3. Bài tập tìm tiếng: Ví dụ : Bài tập 2 (Bài 11 trang 53 Tiếng Việt 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1) Tìm những từ có thể ghép với mỗi tiếng sau: - giao - dao - rao Giáo viên chia nhóm và tổ chức cho học sinh thi ghép đúng, nhóm nào ghép đúng được nhiều từ nhất nhóm đó thắng cuộc. 14 6.6. Bài tập đặt câu: (Bài tập phân biệt) Với dạng bài tập này sang HKII, học sinh làm quen với bài tập: Tập đặt câu để phân biệt hai từ trong từng cặp từ để hiểu nghĩa của từng cặp từ. Bài tập 2a (Bài 19 trang 92 Tiếng Việt 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) Đặt câu phân biệt hai từ trong từng cặp từ sau: h. Một số bài tập ngoài giờ học chính khóa (Giờ thực hành Tiếng Việt) Ngoài các bài tập trên, giáo viên còn tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi viết đúng qua các buổi học phụ đạo với các dạng bài tập ngoài bài. Nội dung các bài tập giáo viên đưa ra phải phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm gây sự hứng thú trong giờ học, cụ thể các bài tập sau: 6.7. Bài tập trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái trước từ ngữ viết đúng: a - suy nghỉ; b - nghĩ hè; c - nghỉ phép d - im lặn; e - lặn lội; g - vắng lặn h - muối cam; i - hạt múi; k - sương muối Đáp án: khoanh vào c, e, k * Bài tập điền Đúng – Sai: 16 - Luyện viết những chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn (tiếng mang vần khó, tiếng có âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ hay thói quen). - Khi đọc cho học sinh viết bài, giáo viên cần phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải, tạo điều kiện cho học sinh chú ý đến những hiện tượng cần viết đúng. * Chữa bài: - Cho học sinh tự chữa lỗi của mình qua bài mẫu trên bảng cụ thể, chu đáo, không sửa qua loa, lấy lệ và hướng dẫn kĩ để học sinh dễ nhớ. - Sửa lỗi theo nhóm, phân những học sinh thường cùng mắc một loại lỗi thành một nhóm. Mỗi nhóm do một em khá, giỏi trong lớp phụ trách, dưới sự gợi ý của giáo viên, nhóm trưởng hướng dẫn các bạn trong nhóm phát hiện ra lỗi trong các bài viết của bạn cùng nhóm, cùng bàn bạc thống nhất cách sửa lỗi đó. - Đối với những học sinh mắc nhiều lỗi do ảnh hưởng của tiếng địa phương hoặc thói quen, giáo viên cần chữa bài cho các em đó, chỉ ra từng lỗi sai và cho các em viết lại các từ đã sửa dưới bài viết. Nếu các em sai trên 5 lỗi thì cho chép lại toàn bài. * Thực hành luyện tập - Khi tổ chức các hoạt động thực hành luyện tập, giáo viên lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp với từng đối tượng học sinh và phù hợp với từng nội dung bài tập nhằm tạo hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học. VIII. Biện pháp thứ tám : Giáo viên gương mẫu về chữ viết. Muốn rèn chữ viết của học sinh có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên phải có ý thức trách nhiệm cao, nhiệt tình chỉ bảo uốn nắn chữ viết cho các em, dành nhiều thời gian cũng như tâm huyết với nghề, thực sự yêu thương học sinh, quan tâm và thường xuyên nhắc nhở, động viên khen ngợi các em kịp thời, đúng mức ở các bài viết (khen, chê hợp lí, tránh tình trạng khen ngợi quá mức để rồi các em không cố gắng hay chê trách nhiều để các em tự ti mặc cảm với các bạn). Giáo viên phải nắm vững quy tắc viết đúng, thuật ngữ khi viết, thuật nhớ và mẹo viết. Nắm vững cơ sở ngữ âm, ngữ nghĩa của Tiếng Việt. Có hiểu biết đầy đủ về khả năng kết hợp của các thành phần trong âm tiết Tiếng Việt. Mặt khác phải quán triệt nguyên tắc nói viết tại địa phương. Để giúp học sinh viết đúng, người giáo viên phải rèn chữ viết thường xuyên, viết chữ đúng mẫu, chuẩn, đẹp. Phải gương mẫu về chữ viết trên bảng, chữ viết nhận xét, chữa lỗi
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_khac_phuc_tinh_trang.docx