Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 6 học tốt môn Toán, bộ sách Kết nối tri thức
Toán học là một trong những môn khoa học ra đời từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Cùng với sự phát triển của Toán học các môn khoa học khác cũng dần được phát triển. Trong chương trình phổ thông, Toán học giữ một vai trò hết sức quan trọng. Đây là môn học tương đối khó mang tính tư duy cao đòi hỏi người học phải chịu khó tìm tòi, khám phá và say mê nghiên cứu. Với đặc thù là môn khoa học tự nhiên, Toán học không chỉ giúp học sinh phát triển tư duy, óc sáng tạo, khả năng tìm tòi và khám phá tri thức. Vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tế cuộc sống mà toán học còn là công cụ giúp các em học tốt các môn học khác và góp phần giúp các em phát triển một cách toàn diện. Do đó, đòi hỏi học sinh phải có khả năng tư duy trong nhận thức đồng thời học sinh phải có sự đam mê, yêu thích môn học này. Thông qua việc tiếp thu kiến thức, học sinh phải có kĩ năng thực hành, kĩ năng làm bài tập, tính toán cẩn thận, chính xác, biết vận dụng kiến thức toán học vào các môn học khác, vào đời sống.
Chương trình giáo dục phổ thông mới với mục tiêu cốt lõi là phát triển toàn diện các năng lực chung như tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo và năng lực đặc thù của từng môn học. Điều này đòi hỏi học sinh luôn chủ động tìm tòi, sáng tạo, tìm hiểu trước chương trình học tập, đồng thời biết ứng dụng kiến thức trong sách vở vào cuộc sống. Toán học là bộ môn mang tính suy luận lôgic, đòi hỏi học sinh biết suy luận, phân tích, so sánh, tổng hợp từ những định nghĩa, định lí, tính chất nên với các em môn Toán tương đối khó. Rất ít học sinh thích học Toán, các em cho rằng: Toán là môn quá khô khan, chỉ toàn đối mặt với các con số, các hình vẽ vô cùng rắc rối. Đặc biệt đối với học sinh khối lớp 6, học sinh đầu cấp, các em chưa có phương pháp học tập bộ môn đúng đắn mà phải đối mặt với nhiều phân môn như Số học, Hình học, Xác suất - Thống kê. Các em rất sợ học Toán vì quá nhiều dạng, nhiều kiến thức và phải vận dụng giải bài tập nhiều. Bên cạnh đó, một bộ phận học sinh chưa xác định đúng động cơ, thái độ học tập, chưa phát huy hết tính tích cực, còn thụ động trong hoạt động học, chưa thấy được cái hay và tầm quan trọng của Toán học trong đời sống hằng ngày. Một số em hỏng kiến thức cũ, nay lại phải tiếp thu kiến thức mới nên rất vất vả, đâm ra chán nản, chây lười, quậy phá dẫn đến chất lượng yếu kém. Toán học có những đặc điểm riêng, đặt ra yêu cầu cần tổ chức tiết dạy sao cho hợp lí, sinh động, hấp dẫn để lôi cuốn được người học, tránh tẻ nhạt, khô khan, nhàm chán, giúp học sinh hứng thú, tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên nhất.
Từ vai trò quan trọng đó mà mỗi giáo viên dạy Toán cần biết phát huy tính tích cực của học sinh, kích thích được niềm yêu thích, say mê Toán học của mỗi học sinh, giúp các em học tốt môn Toán. Chính vì những lí do đó mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 học tốt môn Toán”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 6 học tốt môn Toán, bộ sách Kết nối tri thức

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến huyện Đại Lộc. Tôi kính đề nghị Quý cơ quan/đơn vị xem xét, công nhận sáng kiến như sau: Tỷ lệ (%) đóng Nơi Trình Ngày góp vào việc tạo công tác độ tháng Chức ra sáng kiến TT Họ và tên (hoặc nơi chuyên năm danh (ghi rõ đối với thường môn sinh từng đồng tác giả, trú) nếu có) Trường Đỗ Thị THCS Giáo 1 Ngọc 21/10/1996 Đại học 100% Quang viên Huyền Trung Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 học tốt môn Toán” - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đỗ Thị Ngọc Huyền - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10/09/2023 - Hồ sơ đính kèm: + Báo cáo sáng kiến. + Các tài liệu, giấy tờ, hình ảnh liên quan (nêu cụ thể, nếu có). Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đại Hưng, ngày 20 tháng 3 năm 2024 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Đỗ Thị Ngọc Huyền 2 động, hấp dẫn để lôi cuốn được người học, tránh tẻ nhạt, khô khan, nhàm chán, giúp học sinh hứng thú, tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên nhất. Từ vai trò quan trọng đó mà mỗi giáo viên dạy Toán cần biết phát huy tính tích cực của học sinh, kích thích được niềm yêu thích, say mê Toán học của mỗi học sinh, giúp các em học tốt môn Toán. Chính vì những lí do đó mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 học tốt môn Toán”. 2.1.1. Hướng dẫn học sinh học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài mới ở nhà 2.1.1.1. Hướng dẫn học sinh học bài, làm bài tập ở nhà a) Mục đích Để học sinh học tốt môn Toán, ngoài sự tập trung chú ý nghe giảng, tích cực phát biểu xây dựng bài, học sinh còn cần phải chăm chỉ học bài và làm bài ở nhà. Nếu chỉ học tập trên lớp mà không ôn bài, không vận dụng kiến thức đã học trên lớp để giải bài tập cũng như liên hệ với thực tiễn cuộc sống thì tư duy phát triển của học sinh sẽ ảnh hưởng rất lớn. Do đó, học bài và làm bài tập ở nhà là việc vô cùng quan trọng đối với tất cả học sinh. b) Nội dung và cách thực hiện - Hướng dẫn HS cần phải có phong cách học tập khoa học, tự rèn luyện cho mình các thói quen chú ý, lập và học tập theo thời gian biểu. - Hướng dẫn HS hệ thống hóa kiến thức được hình thành trong bài học và giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh học bài và ôn tập kiến thức. * Một số lưu ý khi giao nhiệm vụ về nhà cho HS: - Yêu cầu các em báo cáo kết quả thực hiện ở nhà thông qua các sản phẩm học tập ở buổi học sau. - Không nên giao nhiệm vụ về nhà cho HS bằng những câu hỏi, bài tập có tính chất học thuộc lòng máy móc, mà nên lựa chọn những tình huống, nhiệm vụ học tập bổ ích liên quan đến thực tiễn đòi hỏi các em phải hợp tác với cộng đồng để tìm tòi, khám phá. c) Ví dụ Sau khi học xong bài “Tập hợp. Phần tử của tập hợp” (Toán 6 – Tập 1), GV hệ thống kiến thức có trong bài và yêu cầu học sinh làm bài tập về nhà trên phiếu học tập mà GV đã phát ra. Phiếu học tập Bài 1. Viết tập hợp A các chữ cái trong từ “HOC SINH”. Bài 2. Viết tập hợp M các số tự nhiên lớn hơn 12 và nhỏ hơn 21 bằng hai cách. Bài 3. Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê phần tử: 4 Học tập bằng trò chơi sẽ khơi dạy hứng thú tự nguyện, làm giảm thiểu sự căng thẳng thần kinh ở các em. Trong lúc chơi tinh thần của học sinh thường rất thỏa mái nên khả năng tiếp thu kiến thức trong lúc chơi sẽ tốt hơn, hoặc sau khi chơi cũng sẽ tốt hơn. Trò chơi dạy học giúp xua đi lỗi lo âu nặng nề của việc học cho học sinh, giúp gắn kết tình cảm giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên. Trong quá trình chơi, học sinh huy các giác quan để tiếp nhận thông tin. Học sinh phải tự phân tích, tổng hợp, so động sánh, khái quát hóa làm cho các giác quan tinh nhạy hơn, ngôn ngữ mạch lạc hơn, các thao tác trí tuệ được hình thành. Học sinh tiếp thu, lĩnh hội và khắc sâu được nhiều kiến thức, nhiều khái niệm. Học sinh được rèn kĩ năng hoạt động nhóm, phát huy tinh thần tập thể, tác phong nhanh nhẹn, vừa ghi nhớ kiến thức, vừa trao đổi kiến thức lẫn nhau làm cho tiết học trở nên sôi động. Học sinh lớp 6 luôn ham hiểu biết, thích tìm tòi cái mới, muốn thể hiện mình và khẳng định mình, muốn tham gia vào các hoạt động một cách độc lập, muốn thử sức mình, thích học mà chơi, chơi mà học, từ đó việc tổ chức các hoạt động trò chơi trong dạy học Toán chắc chắn sẽ gây hứng thú học tập của học sinh, hình thành và phát triển kĩ năng quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa kiến thức, khả năng suy luận, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn và kĩ năng hoạt động nhóm cho học sinh. Tuy nhiên, việc tiến hành tổ chức các trò chơi trong giờ học đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, điều khiển tốt, nếu không tiết học trở thành lộn xộn, học sinh có thể cãi nhau, ảnh hưởng không tốt đến các lớp xung quanh. b) Nội dung và cách thực hiện - GV chuẩn bị sẵn một số trò chơi trên powerpoint hoặc một số trò chơi cho HS hoạt động khám phá kiến thức. * Một số lưu ý khi sử dụng trò chơi dạy học: - Trò chơi phải thích hợp với đặc điểm của người học. Với cùng một nội dung học tập, GV cần thay đổi hình thức chơi tùy theo đặc điểm của HS. - GV cần giải thích rõ luật chơi để HS không làm sai lệch nội dung học tập. Xoa dịu tính hiếu thắng của người chơi để HS không hiếu thắng, dẫn đến mâu thuẫn, bất đồng với nhau. c) Ví dụ 1. Trò chơi “Ghép hình” Mục đích: Trò chơi giúp HS ôn tập lại kiến thức sau mỗi bài học, mỗi chương hoặc giúp HS nắm lại kiến thức trước khi vào bài mới, tạo hứng thú học tập cho HS. Chuẩn bị: Số nhóm, số người, hình thức, luật chơi, các bộ miếng ghép tam giác và một hình mẫu cho trước. Luật chơi: - Mỗi nhóm (4-6 HS) được phát bộ các miếng ghép tam giác và một hình mẫu cho trước. 6 2. Trò chơi “Nhanh! Nhanh! Nhanh!” Mục đích: Phần hình học trực quan là nội dung mới trong chương trình GDPT 2018 môn Toán 6, các em dễ bị nhầm lẫn các đặc điểm nhận biết các hình, nên trò chơi nhằm giúp các em giảm căng thẳng cũng như tạo hứng thú trong tiết hình học, phát huy tinh thần tập thể, phân chia nhiệm vụ cho nhau, đoàn kết trong tập thể, kích thích học sinh ghi nhớ lại kiến thức, rèn tác phong nhanh nhẹn hơn. Trong trò chơi này, các vật liệu sử dụng làm đồ dùng được lấy từ những vật liệu gần gũi, ít tốn kém. Tên trò chơi thể hiện tính chất trò chơi là ba nhanh: Suy nghĩ nhanh, chạy nhanh, nhớ nhanh, vận dụng cả trí óc và thể lực. Chuẩn bị: Số nhóm, số người, hình thức, hệ thống câu hỏi, luật chơi, các tấm bìa có vẽ các hình đã học. Luật chơi: Chia lớp làm 3 đội chơi. - Lượt 1: Cử đại diện 1 em lắng nghe câu hỏi, sau đó chạy nhanh lên chọn tấm bìa, nếu đúng sẽ được 5 điểm, sau đó học sinh đọc câu hỏi dán phía sau tấm bìa và các em còn lại của đội trả lời, nếu đúng cộng thêm 5 điểm nữa, tổng cộng lượt chơi đúng được 10 điểm. Nếu sai, đội khác được quyền trả lời và có số điểm tương ứng. - Cứ thế, sau 7 lượt sẽ tiến hành tổng kết và có hình thức thưởng, phạt. * Hệ thống câu hỏi của trò chơi: Câu 1: Em hãy tìm hình có bốn góc vuông và bốn cạnh bằng nhau? Câu hỏi mặt sau: Nêu công thức tính chu vi hình vuông? (C = 4.a) Câu 2: Em hãy tìm hình chữ nhật? Câu hỏi mặt sau: Hãy kể tên 3 vật trong lớp học có dạng hình chữ nhật? Câu 3: Tìm hình có 3 cạnh bằng nhau, ba góc ở đỉnh bằng nhau? Câu hỏi mặt sau: Ta sử dụng công cụ nào để vẽ tam giác đều? (Thước và compa) Câu 4: Em hãy tìm bình hành? Câu hỏi mặt sau: Nêu công thức tính diện tích hình bình hành? (S = a.h) Câu 5: Em hãy tìm hình thoi? 1 Câu hỏi mặt sau: Công thức tính diện tích hình thoi là gì? (S = m.n) 2 Câu 6: Tìm hình có 6 cạnh bằng nhau? Câu hỏi mặt sau: Ba đường chéo chính của hình lục giác đều có đặc điểm gì? Câu 7: Em hãy tìm hình thang cân? Câu hỏi mặt sau: Nêu các đặc điểm nhận biết hình thang cân? 8 Học sinh đang tìm đường ra khỏi mê cung. 4. Trò chơi “Con số may mắn” Mục đích: Trò chơi giúp học sinh ôn tập kiến thức một cách sâu sắc, thông qua việc chơi trò chơi được chiếu trên màn hình powerpoint, tạo không khí vui tươi, nhẹ nhàng, từ đó khuyến khích các em tích cực chủ động hơn trong hoạt động học tập của mình. Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một số nội dung kiến thức cần thiết liên quan đến bài học trình chiếu trên powerpoint. Luật chơi: Cả lớp được chia thành 4 đội chơi. - Bốn đội cùng chơi lần lượt chọn một ô bất kỳ trong số 8 ô số từ 1 đến 8 có chứa 7 câu hỏi và 1 con số may mắn. - Nếu đội nào chọn vào ô chứa câu hỏi thì phải trả lời câu hỏi đó. Nếu trả lời đúng được cộng 2 điểm. Nếu trả lời sai không được điểm nào và các đội còn lại được quyền trả lời, đội nhanh nhất trả lời đúng được cộng 1 điểm. - Nếu đội nào chọn vào ô có con số may mắn thì đương nhiên có được 2 điểm. - Kết thúc cuộc chơi đội nào có số điểm lớn hơn thì đội đó chiến thắng. *Ví dụ: Khi dạy bài “Số thập phân”, giáo viên sử dụng trò chơi để luyện tập kiến thức cho học sinh. 10 Học sinh tham gia trò chơi “Cuộc đua kì thú”. 2.1.3. Vận dụng kiến thức vào các bài toán thực tế a) Mục đích Chương trình Sách giáo khoa mới luôn chú trọng đến phần mở đầu vào bài nhằm tạo sự hứng thú, kích thích sự tìm tòi, trí tò mò của các em, đồng thời vận dụng các bài toán thực tiễn, gần gũi ở địa phương vào toán học khá đa dạng, phong phú. Hiện nay, chủ đề Toán thực tế là một chủ đề mới mẻ và đang được đẩy mạnh đưa vào chương trình nhằm giúp các kiến thức toán học trở nên gần gũi hơn trong cuộc sống và giúp học sinh biết cách vận dụng các kiến thức toán đã học để giải quyết các tình huống có trong thực tế, đồng thời đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh. b) Nội dung và cách thực hiện Trong quá trình dạy học, GV đưa các dạng bài tập, những câu hỏi mang tính thực tiễn để giúp các em hiểu hơn, thấy Toán học có ở mọi lĩnh vực, kích thích sự tò mò, mong muốn được khám phá thế giới xung quanh, giúp các em ngày càng hứng thú với môn học này hơn. 12 + Một số câu giúp các em có thêm thông tin về trường lớp: Viết tập hợp tên các bạn ở tổ 1? Viết tập hợp tên các thầy cô trong ban giám hiệu nhà trường? * Ví dụ 2: Trong chương hình học trực quan, ngoài phần nhận biết các hình, học sinh cũng phải nắm được công thức tính diện tích các hình, nhằm giúp các em khắc sâu kiến thức hơn, tôi đã cho các em đo đạc các vật có hình dạng đã học và tự tính toán. GV chia nhóm, mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ như sau: Nhóm 1: Tính diện tích mặt bàn học. Nhóm 2: Tính diện tích viên gạch dưới nền lớp học. Nhóm 3: Tính diện tích một ô của chiếc kệ sách trên tường. Nhóm 4: Tính diện tích một mặt của chậu cây (Có hướng dẫn) Học sinh đo đạc các vật có hình dạng đã học. * Ví dụ 3: Trong bài “Tấm thiệp và phòng học của em”, học sinh được thực hành cắt dán các hình chữ nhật, hình tam giác đều để tạo ra tấm thiệp. Ngoài ra, các em có thể sáng tạo cắt dán nhiều hình dạng khác nhau về những hình phẳng đã học, cắt những chiếc lá hay hình bông hoa có tính đối xứng. 14 chỉ là người tiếp nhận thông tin mà còn cần phải suy nghĩ về các thông tin đó, giải thích nó và kết nối nó với cách hiểu biết của mình. Điều quan trọng hơn là học sinh học được một quá trình tổ chức thông tin, tổ chức các ý tưởng. Dạy học với sơ đồ tư duy có tính kế thừa các phương pháp dạy học tích cực, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế. Việc áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lại không đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian, không phải đầu tư thêm về kinh phí, trang thiết bị dạy học (sử dụng phấn màu, bút màu, giấy, bìa, mặt sau của tờ lịch,). Sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh trong việc phát triển ý tưởng, ghi nhớ kiến thức, từ đó sẽ nhớ nhanh, nhớ lâu, hiểu sâu kiến thức bằng cách tự ghi lại một bài học theo cách hiểu của mình. Tuy nhiên chỉ khi nào các em tự mình vẽ được sơ đồ tư duy và sử dụng nó, mới thấy rõ được hiệu quả mà khó có thể diễn tả được bằng lời của sơ đồ tư duy, lúc này học sinh sẽ thích học hơn và đặc biệt là cảm nhận được niềm vui của việc học. b) Nội dung và cách thực hiện *Cách thực hiện: - Để các tiết học Toán của học sinh đạt hiệu quả. GV nên tự thiết kế một số sơ đồ tư duy bằng việc vẽ trên máy hoặc trên bảng phụ,... sau đó giới thiệu cho HS làm quen và biết cách vẽ lại. - Tổ chức cho HS tập “đọc hiểu” sơ đồ tư duy, sao cho chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy bất kì một HS nào cũng có thể trình bày được nội dung bài học, hay một chủ đề. - Sau đó, GV hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy theo 3 bước: + Bước 1. Chọn từ khóa trung tâm. + Bước 2. Vẽ các nhánh con cấp 1 + Bước 3. Vẽ các nhánh con cấp 2;3;... và hoàn thiện sơ đồ. - Cho HS thực hành vẽ sơ đồ trên giấy, bìa cứng hoặc bảng phụ. Trước tiên, GV chọn tên chủ đề hoặc hình ảnh của chủ đề chính cho vào vị trí trung tâm, chẳng hạn: Định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết, để cho HS có thể tự mình ghi tiếp kiến thức vào tiếp các nhánh “con” theo cách hiểu của học sinh. * Một số lưu ý cho học sinh khi vẽ sơ đồ tư duy là: + Mỗi cụm từ hay hình ảnh, hình vẽ, liên quan đến nhánh nào nên đứng độc lập và được nằm gần với đường cong của nhánh đó. + Tạo ra một kiểu sơ đồ tư duy theo sở thích của mình. + Nên dùng các đường cong thay vì các đường thẳng. + Sắp xếp thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm. + Điều chỉnh để hình thức đẹp, chữ viết rõ, vẽ phác bằng bút chì trước để dễ tẩy xoá. + Không viết dài dòng, tránh viết nhiều ý không cần thiết.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_6_h.docx