Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tiếng Việt 1 theo bộ sách Kết nối tri thức
Một trong những nhiệm vụ cơ bản của việc việc dạy học môn Tiếng Việt 1 hiện nay là: Trang bị cho các em đầy đủ những kiến thức, kỹ năng của môn học nhằm mục đích giúp các em hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực, học tốt tất cả các môn học khác và chuẩn bị cho việc học Tiếng Việt các lớp sau này.
Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy và học, môn Tiếng Việt là môn học rất cần phải tạo điều kiện cho học sinh tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Thực hiện việc dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong quá trình giảng dạy Tiếng Việt góp phần vào việc giáo dục học sinh yêu nước, chăm chỉ, nhân ái, trung thực, trách nhiệm; năng lực tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác. Phát năng lực ngôn ngữ ở cả bốn kĩ năng đọc - viết - nói và nghe cho học sinh lớp 1 là một việc làm thiết thực, rất cần thiết đối với mỗi giáo viên tiểu học. Môn Tiếng Việt chiếm nhiều thời lượng giờ dạy nhất bởi nó đặc biệt quan trọng với các em lớp 1. Bản thân tôi và đồng nghiệp của tôi thông qua việc giảng dạy học sinh Tiểu học nhiều năm đều băn khoăn, trăn trở: Làm thế nào để có nhiều học sinh yêu thích học phân môn Tiếng Việt? Làm thế nào để có nhiều học sinh học tốt môn Tiếng Việt? Làm thế nào để phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh thông qua dạy học môn Tiếng Việt? Đây là một việc làm, một sáng kiến hết sức cần thiết, là vấn đề lý thú và cần được giải đáp, bổ sung trong giảng dạy môn Tiếng Việt 1. Xuất phát từ những lý do đã nêu ở trên, tôi chọn cho mình nội dung: “ Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tiếng Việt 1” để nghiên cứu.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tiếng Việt 1 theo bộ sách Kết nối tri thức
Một trong những nhiệm vụ cơ bản của việc việc dạy học môn Tiếng Việt 1 hiện nay là: Trang bị cho các em đầy đủ những kiến thức, kỹ năng của môn học nhằm mục đích giúp các em hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực, học tốt tất cả các môn học khác và chuẩn bị cho việc học Tiếng Việt các lớp sau này. Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy và học, môn Tiếng Việt là môn học rất cần phải tạo điều kiện cho học sinh tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Thực hiện việc dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong quá trình giảng dạy Tiếng Việt góp phần vào việc giáo dục học sinh yêu nước, chăm chỉ, nhân ái, trung thực, trách nhiệm; năng lực tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác. Phát năng lực ngôn ngữ ở cả bốn kĩ năng đọc - viết - nói và nghe cho học sinh lớp 1 là một việc làm thiết thực, rất cần thiết đối với mỗi giáo viên tiểu học. Môn Tiếng Việt chiếm nhiều thời lượng giờ dạy nhất bởi nó đặc biệt quan trọng với các em lớp 1. Bản thân tôi và đồng nghiệp của tôi thông qua việc giảng dạy học sinh Tiểu học nhiều năm đều băn khoăn, trăn trở: Làm thế nào để có nhiều học sinh yêu thích học phân môn Tiếng Việt? Làm thế nào để có nhiều học sinh học tốt môn Tiếng Việt? Làm thế nào để phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh thông qua dạy học môn Tiếng Việt? Đây là một việc làm, một sáng kiến hết sức cần thiết, là vấn đề lý thú và cần được giải đáp, bổ sung trong giảng dạy môn Tiếng Việt 1. Xuất phát từ những lý do đã nêu ở trên, tôi chọn cho mình nội dung: “ Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tiếng Việt 1” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu của sáng kiến: - Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc dạy học Tiếng Việt 1, - Tìm hiểu thực trạng ban đầu việc dạy học Tiếng Việt 1 - Tìm hiểu thực trạng ban đầu việc rèn kĩ năng đọc - viết - nói và nghe cho học sinh lớp 1. - Tìm hiểu khả năng tự học của học sinh. I. HIỆN TRẠNG VẤN ĐỀ. 1. Vị trí và tầm quan trọng của Tiếng Việt. Trong trường Tiểu học, Tiếng Việt là môn học quan trọng có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh, được thể hiện qua bốn dạng hoạt động: đọc - viết - nói và nghe. Đọc - viết - nói và nghe là nội dung giữ vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình dạy học ở lớp 1. Nó giúp học sinh tiếp cận, trau dồi vốn tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng hiểu biết về cuộc sống, làm giàu và tích cực hóa vốn từ, vốn diễn đạt; bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực, hứng thú đọc sách. Thông qua đó bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vì vậy việc tìm hiểu các biện pháp, để nâng cao hiệu quả giờ dạy Tiếng Việt là một việc làm hết sức cần thiết của người giáo viên Tiểu học. 2.Hiện trạng về giáo viên. * Thuận lợi: - Thực trạng dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học được quan tâm, chương trình GDPT 2018 dành cho lớp 1 được xây dựng chiếm nhiều thời lượng nhất.( gồm 420 tiết /năm; 12 tiết / tuần). - Giáo viên được tập huấn phương pháp dạy học mới: Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực HS. - Giáo viên đã tập huấn về việc thực hiện dạy và đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. - Giáo viên có nhiều năm giảng dạy, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, có nhiều sáng tạo trong quá trình giảng dạy. * Khó khăn: - GV thực hiện dạy học, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực còn hạn chế. - Khi nghe viết các em còn sai nhiều lỗi chính tả do phát âm không chuẩn, do nghe phát âm không chuẩn ở các tiếng có âm đầu dễ lẫn như n/l, s/x, tr/ch, r/d/gi,... *. Lỗi trình bày, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài trong đọc hiểu còn hạn chế, chưa biết cách diễn đạt gọn, dễ hiểu, đúng trọng tâm câu hỏi. - Nhiều học sinh trong giờ học chưa có sự tập trung cao vào bài giảng, chưa trả lời đúng câu hỏi mà giáo viên đưa ra. - Trả lời câu hỏi chưa gọn, câu trả lời chưa đúng trọng tâm câu hỏi. - Việc diễn đạt câu trả lời bằng văn bản viết còn rất hạn chế về cách diễn đạt và sai lỗi chính tả và ngữ pháp 4. Kết quả khảo sát đầu năm. Qua thực tế giảng dạy ở lớp vào đầu năm học, tôi nhận thấy trong lớp có nhiều học sinh đọc và viết rất yếu, có học sinh chưa biết nhận diện chữ cái, chưa biết cầm bút, ngồi đúng tư thế, chưa tập chung nghe, nói rụt rè, thậm chí có em không nói khi được cô giáo hỏi. Cụ thể kết quả khảo sát ở đầu năm đánh giá kết quả Tiếng Việt của lớp 1C ( lớp thực nghiệm) và lớp 1A,1B ( lớp đối chứng) cho kết quả như sau: Loại Tổng số Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 6-5 Điểm dưới 5 Lớp học sinh SHS % SHS % SHS % SHS % 1C 29 5 17,2 12 41,4 10 34,5 2 6,9 1B 26 3 11,5 12 46,2 10 38,5 1 3,8 1A 29 3 10,3 11 37,9 12 41,4 3 10,3 - Qua khảo sát cho thấy số học sinh đạt mức Hoàn thành tốt nhận rất ít, tỉ lệ học sinh chưa nhận diện mặt chữ còn nhiều, nhiều em chưa biết viết, viết không đạt tốc độ, viết sai các nét chữ, mẫu chữ; chưa biết hợp tác nói và nghe với bạn, với cô. này miệng hơi mở. Cuốn nhanh đầu lưỡi lên; luồng hơi từ họng đi qua hai mép lưỡi tạo thành âm l ( lờ ) * Tìm nguyên dẫn đến phát âm sai n/l. Thứ nhất, do ảnh của hưởng của địa phương, môi trường sống Một bộ phận lớn học sinh trong một thôn của xã nhà bị ảnh hưởng bao đời nay của cách phát âm địa phương. Ngay từ lúc còn nhỏ khi tiếp xúc với ông bà, cha mẹ, thậm chí khi đến trường tiếp xúc với thầy cô giáo, học sinh đã phát âm sai n/l, thậm chí cũng không phân biệt được mình nói, viết thế nào cho đúng. Bởi vậy, chúng ta khó mà phát âm chuẩn n/l. Thứ hai, do ý thức rèn luyện. - Giao tiếp trong môi trường mà nếu nói ngọng, phát âm không chuẩn n/l thì cũng không bị phát hiện, không bị chê cười nên chưa có ý thức, quyết tâm trong việc điều chỉnh lỗi phát âm này. *Biện pháp để khắc phục lỗi phát âm ngọng n / l: - Luyện đọc các tiếng, từ, câu, đoạn văn thơ có các từ ngữ bắt đầu bằng phụ âm đầu n/l Hầu hết trong các văn bản đọc của học sinh lớp 1 đều có chứa một số các từ ngữ có phụ âm đầu bắt đầu bằng n/ l. Vì vậy giáo viên cần thường xuyên uốn nắn, nhắc nhở để học sinh phát âm đúng. Ngoài việc rèn luyện cho học sinh đọc đúng các tiếng phụ âm n/l trong các bài tập đọc, giáo viên có thể đưa ra một số câu, đoạn, bài có chưa nhiều tiếng bắt đầu bằng phụ âm l/n để luyện thêm, giúp học sinh có kĩ năng, thói quen đọc đúng. Ví dụ: + Đọc đúng các tiếng, từ ngữ có phụ âm đầu l/ n: lê, nón, náo nức, long lanh, lập lòe.... +Đọc đúng các từ ngữ có phụ âm đầu l/ n trong mỗi câu sau a) Phụ nữ Việt Nam thường lên núi lấy lá non về làm nón. - Phải kiên trì, liên tục và có hệ thống trong việc sửa lỗi phát âm sai cho học sinh. 2. Biện pháp thứ hai: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh. Muốn rèn đọc cho học sinh có hiệu quả, giáo viên phải xác định đúng yêu cầu cần đạt của môn Tiếng Việt 1 để lựa chọn phương pháp, hình thức dạy phù hợp. Kĩ năng đọc là quan trọng nhất, được quan tâm nhất, dành nhiều thời gian nhất (chiếm khoảng 60% thời lượng của môn học này). Để học sinh đọc tốt, tôi đặc biệt chú trọng việc học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm. Với tôi việc tổ chức luyện đọc trong nhóm rất cần thiết cho quá trình luyện đọc của học sinh lớp 1. Hình thức này thường được tổ chức luyện đọc nối tiếp câu, đoạn hoặc đọc cả bài. Mục đích của luyện đọc trong nhóm là để các em góp ý nhau, học hỏi nhau, sửa sai cho nhau, tạo sự đoàn kết, hợp tác giữa học sinh với học sinh, giúp nhau cùng đọc tốt. Muốn luyện đọc nhóm có hiệu quả, giáo viên cần phân nhóm sao cho phù hợp. Giáo viên cần thực hiện phân nhóm xen kẽ giữa các đối tượng học sinh để trong quá trình luyện đọc, những học sinh đọc tốt sẽ giúp học sinh yếu đọc tiến bộ. Ví dụ: Khi dạy luyện đọc đoạn trong bài Chuyện ở lớp giáo viên cho học sinh đọc theo cặp, yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ, nghe bạn đọc, sửa sai lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi dòng thơ, khổ thơ cho bạn, sau đó báo cáo với cô giáo kết quả đọc trong nhóm theo gợi ý: + Bạn đọc đúng, rõ ràng chưa? + Bạn đọc sai ở đâu? + Em sửa sai cho bạn như thế nào? Đối với học sinh lớp 1, việc tạo ý thực tự học, tự quản, giao tiếp và hợp tác trong nhóm để đạt được yêu cầu như trên lúc đầu rất khó, ngay từ buổi học đầu tiên giáo viên và học sinh có thể làm mẫu cho cả lớp quan sát, sau đó gọi học sinh tiếp thu nhanh làm mẫu. Tôi đã thực hiện với lớp chỉ sau vài lần cả lớp sẽ thực hiện hợp tác trong nhóm rất tốt, đạt hiệu quả cao trong việc rèn đọc. ra sợ đọc. Biện pháp đối với những học sinh này giáo viên nên luyện cho các em đọc từng âm, vần, tiếng, từ, câu hoặc đoạn ngắn, khi học sinh đọc có tiến bộ thì nâng dần cho học sinh đọc nhiều âm, vần, tiếng,từ, đoạn, đến bài. Tuỳ theo theo trình độ đọc của từng em mà giáo viên có biện pháp rèn đọc phù hợp cho các em. Không thể một lúc sửa sai hết các lỗi của học sinh, mà giáo viên chọn một lỗi nào cần sửa trước. Trong trường hợp này, giáo viên nên sửa lỗi phát âm cho học sinh trước. Với học sinh đọc đạt mức hoàn thành tốt là em có khả năng: Đọc trôi chảy, rành mạch; ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ; có thể đọc diễn cảm được bài văn, bài thơ. Khi luyện đọc, giáo viên có thể cho học sinh bỏ qua bước đọc câu, luyện đọc đoạn. Các em có thể thay cô đọc mẫu, đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi khó, kèm bạn đọc yếu... Giáo viên cần gọi các em trả lời câu hỏi đòi hỏi phải tư duy để phát triển năng khiếu cho các em. Ví dụ: Khi đọc bài Nếu không may bị lạc (Chủ điểm 4: Điều em cần biết- TV1 tập 2 trang 74) giáo viên cho học sinh ở mức độ này giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi: Điều em cần biết, cần ghi nhớ sau khi học xong bài Nếu không may bị lạc là gì?... (Nếu không may bị lạc em đi ra cổng nhờ chú bảo vệ hay công an giúp đỡ, không lên xe người lạ...) Lưu ý: Khi rèn kĩ năng đọc cho học sinh giáo viên cần: - Đọc mẫu chuẩn. - Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi phù hợp với từng đối tượng. - Trang bị cho các em kiến thức chuẩn về từ mới, từ khó. - Phát động nhiều phong trào thi đua học tập “Đôi bạn cùng tiến”, “ Giúp bạn đọc tốt”có đánh giá sự tiến bộ của các em theo từng tuần học và chủ đề. - Phối hợp với phụ huynh để rèn đọc ở nhà cho học sinh, đặc biệt là những học sinh đọc yếu. - Không chỉ rèn kĩ năng đọc ở phân môn tập đọc cần chú ý rèn đọc cho học sinh ở tất cả những môn học khác. + Trang bị kiến thức về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng, tên gọi các nét chữ, cách viết, trình bày câu, đoạn văn, đoạn thơ. + Chú trọng động viên khích lệ từng tiến bộ nhỏ nhất của học sinh. + Quan tâm chữ viết thường xuyên. 4. Biện pháp thứ tư: Rèn kĩ năng nói và nghe cho HS. Nói và nghe là một trong những kỹ năng quan trọng trong việc dạy tiếng Việt để học sinh có khả năng thực hành giao tiếp, phát triển phẩm chất, năng lực. Học sinh lớp 1 nhìn chung còn yếu kỹ năng nói này do nhiều nguyên nhân khác nhau như: vốn từ của các em còn hạn chế, tâm lý ngượng ngùng, dè dặt, ngại các bạn cười khi mình nói sai; do lớp học đông, giáo viên ít có thời gian rèn luyện kỹ năng cho mỗi học sinh. Mới vào đầu năm học, các em còn bỡ ngỡ, chưa quen việc nói và nghe trong nhóm, nói và nghe trước lớp vì vậy giáo viên cần giúp HS, tạo được nhu cầu hội thoại, hoàn cảnh giao tiếp cho học sinh, ở những dạng bài hỏi – đáp, giáo viên cần khuyến khích HS hỏi được càng nhiều câu hỏi càng tốt. Ví dụ: Khi dạy bài Giờ ra chơi. Ở hoạt động khởi động: Yêu cầu HS hỏi- đáp: Giờ ra chơi, bạn thích chơi trò chơi nào?Giáo viên khuyến khích HS đặt và trả lời nhiều câu hỏi như: + Bạn cho tôi biết, bạn thích chơi trò chơi nào? + Bạn chơi trò chơi này với ai? + Theo bạn trò chơi này mang lại ích lợi gì? + Bạn cảm thấy thế nào khi ra chơi? Ngoài việc hỏi đáp để rèn kĩ năng nói và nghe, tôi thường cho học sinh luyện nói theo chủ đề hay đóng vai. Cách làm này giúp cho học sinh giải quyết tình huống của nội dung học tập gắn liền với cuộc sống thực tế, giúp học sinh thể hiện tình huống giao tiếp chủ động, trau dồi trí tưởng tượng, rèn kỹ năng nói trong hội thoại, biết thể hiện ngữ điệu, cử chỉ, hành động khi vào vai nhân vật. Lưu ý: Rèn kĩ năng nói và nghe cho HS giáo viên cần: + Chú ý cung cấp vốn từ cho các em. Nhẹ nhàng tay bà hái Là bạn của cau vôi Cho môi bà thắm mãi. *. Dạng bài điền tiếng hoặc từ ngữ thích hợp: Ví dụ: a) Gần .thì đen, gần .thì rạng. b) Mái tóc của bà nội đã . c) Cô . em Hiền như cô Tấm . cô đầm ấm Như.mẹ . Đáp án: a) Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. b) Mái tóc của bà nội đã bạc trắng c) Cô giáo em Hiền như cô Tấm Giọng cô đầm ấm Như lời mẹ ru. *. Dạng sắp xếp từ ngữ để tạo câu. Ví dụ: a) đố, làm, nên, mày, không thầy b) nhiều, có, Việt Nam, tài năng, người c) kiến trúc sư, thích, em, trở thành, khi, lớn lên Đáp án: a) Không thầy đố mày làm nên. b) Việt Nam có nhiều người tài năng. c) Khi lớn lên, em thích làm kiến trúc sư. *. Dạng bài đọc hiểu văn bản. Ví dụ:
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tiếng Việt 1 theo bộ sách Kết nối tri t.pdf