Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập bổ trợ thể lực cho học sinh khối 8 khi học môn Cầu lông

Cùng với giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức thì giáo dục thể chất (GDTC) là một bộ phận không thể thiếu trong việc đào tạo con người phát triển toàn diện. GDTC trong học đường là một bộ phận hết sức quan trọng và cơ bản của hoạt động thể dục thể thao (TDTT) có vai trò tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh, góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng, đào tạo con người phát triển toàn diện để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Việc đưa các môn thể thao đồng đội vào trong chương trình học chẳng hạn như bóng đá, bóng rổ hoặc cầu lông, giúp học sinh rèn luyện sức khỏe, kỹ năng giao tiếp và tinh thần đồng đội. Bên cạnh đó, thể thao còn giúp trẻ rèn kỹ năn g quản lý thời gian và học cách làm việc nhóm. Điều quan trọng là khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể thao một cách vui vẻ và không áp lực

Trong những năm gần đây phong trào cầu lông phát triển mạnh mẽ không chỉ ở thành phố mà còn phát triển ở các vùng nông thôn. Đặc biệt phát triển mạnh vào những năm ngành GDĐT đưa môn cầu lông thành môn thể thao tự chọn. Khi đưa vào thành môn tự chọn đối với các khối lớp không những tăng được hứng thú tập luyện cho tiết học môn GDTC mà còn gây hưng phấn, say mê giúp học sinh không nhàm chán nên tập luyện chuyên cần hơn, tích cực hơn kết quả học tập và rèn luyện tiến bộ rõ rệt.

Cầu lông là môn thể thao đòi hỏi người chơi phải có thể lực tốt, bao gồm sức bền, sức mạnh, sự dẻo dai và khả năng phối hợp. Việc tập luyện các bài tập bổ trợ thể lực sẽ giúp người chơi cải thiện các yếu tố này, từ đó nâng cao hiệu quả tập luyện và thi đấu.

Giáo viên môn giáo dục thể chất phải không ngừng trau dồi kiến thức, thường xuyên rèn luyện thể lực, kỹ chiến thuật để đáp ứng với những tiến bộ kĩ thuật của người học và đạt được chuẩn mực

Để đáp ứng với sự phát triển của xã hội đòi hỏi người thầy phải thật sự chuẩn mực về tư cách nhà giáo, vừa phải chuẩn mực về kiến thức, kỹ năng. Để giải quyết vấn đề này nên tôi quyết định đưa “Một sổ bài tập bồ trợ thể lực cho học sinh khối 8 khi học môn Cầu lông

docx 16 trang Thanh Ngân 23/03/2025 230
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập bổ trợ thể lực cho học sinh khối 8 khi học môn Cầu lông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập bổ trợ thể lực cho học sinh khối 8 khi học môn Cầu lông

Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập bổ trợ thể lực cho học sinh khối 8 khi học môn Cầu lông
 giải quyết vấn đề này nên tôi quyết định đưa “Một sổ bài tập bồ trợ thể lực cho 
học sinh khối 8 khi học môn Cầu lông
II. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm:
 Để nghiên cứu đề tài này, tôi xác định 2 nhiệm vụ sau:
 - Nhiệm vụ 1: Lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực.
 - Nhiệm vụ 2: Đưa vào áp dụng các bài tập phát triển thể lực đã chọn trong quá 
trình giảng dạy môn Cầu lông cho HS khối 8.
III. Phạm vi và đối tượng thực hiện:
 - Đối tượng lựa chọn học sinh các lớp : 8A1, 8A2, 8A3
 - Thời gian: Từ tháng 9/2023 - 1/2024
IV. Phương pháp thực hiện:
- Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu.
- Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá các tố chất thể lực và kỹ thuật
- Phương pháp tính toán và xử lí số liệu. khăn cho việc tiếp thu kỹ thuật của học sinh.
 - Hiện nay đa số học sinh dành nhiều thời gian cho việc học nên ít lao động, ít 
tập luyện TDTT dẫn đến tình trạng thiếu vận động, lười vận động.
 Việc đưa các bài tập bổ trợ phát triển thể lực vào trong giờ học môn Cầu 
lông là một yếu tố cần thiết và rất quan trọng trong việc nâng cao thể lực chuyên 
môn, từ đó học sinh mới có thể đáp ứng được các yếu tố kỹ chiến thuật khi kiểm 
tra hoặc thi đấu. Nếu người giáo viên không đưa các bài tập bổ trợ thể lực vào để 
giảng dạy mà chỉ thực hiện các bài tập đơn thuần trong yêu cầu của PPCT và các 
bài tập hướng dẫn trong SGK thì:
Thứ nhất: HS chỉ biết được kỹ thuật cơ bản chứ khi áp dụng kỹ thuật đó vào thi 
đấu thì không thực hiện được vì thiếu thể lực, di chuyển chậm, lực cổ tay không 
đủ để đánh đường cầu đúng yêu cầu.
Thứ hai: Yêu cầu của chương trình mới thay sách giáo khoa chủ yếu là hướng dẫn 
cho học sinh kĩ thuật động tác là chính .
Thứ ba: Nếu không củng cố thể lực chuyên môn cho các em thường xuyên thì 
người học sẽ yếu về kĩ thuật, dẫn đến sớm mệt mỏi, nhàm chán, thiếu hứng thú tập 
luyện.
II. Nội dung giải pháp:
 Để góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học cầu lông tôi đã nghiên cứu và 
vận dụng đem vào giảng dạy các bài tập bổ trợ phát triển thể lực với thời gian 15- 
20phút/buổi (vào phần thể lực của mỗi giáo án) liên tục từ tiết thứ nhất cho đến 
tiết cuối cùng của chương trình cầu lông.
1. Giải pháp 1: Bài tập về sức mạnh
 Đặc điểm thi đấu và tập luyện cầu lông là người chơi cầu lông luôn phải di 
chuyển liên tục với tốc độ cao trong phạm vi diện tích sân của mình bằng bước 
chạy, bật nhảy, cùng với đó là việc kết hợp các động tác đánh cầu hợp lý, nhanh, 
mạnh để thực hiện được ý đồ chiến thuật v.v.. .Từ đó cho ta thấy sức mạnh trong 
môn cầu lông là sức mạnh tốc độ.
 Năng lực làm việc biểu hiện lớn nhất trong một thời gian ngắn nhất mang Một số hình ảnh GV và HS trong tiết học
2. Bài tập Lunges:
Lunge là dạng bài tập thể lực tập trung vào phát triển nhóm cơ mông và đùi.
Lunge xoay quanh động tác đưa 1 chân lên trước và gập gối, thay vì ngồi xổm 
như squat
 HS luyện tập nhau. Song tuỳ theo mục đích hành động với từng trường hợp cụ thể mà một năng 
lực nào đó sẽ cần được thể hiện trội hơn năng lực khác, đặc biệt là các năng lực 
liên kết, định hướng, phân biệt, phản ứng và thích ứng; ngoài ra còn có sự khéo 
léo dẻo dai .
 Khéo léo, dẻo dai được thể hiện sự phối hợp các bộ phận của cơ thể như 
chân, thân mình và tay vào thực hiện một nhiệm vụ cụ thể của cầu lông. Nó bắt 
đầu khâu quan sát, phán đoán, di chuyển và thực hiện kỹ thuật đánh cầu. Trong 
mỗi kỹ thuật đơn lẻ khi ta giảng dạy kỹ thuật cho HS việc kết hợp các động tác đặt 
chân chuyển trọng tâm cơ thể đến hoạt động của tay đòi hỏi người HS phải liên 
kết các yếu tố không gian, thời gian và mức độ dùng sức một cách chính xác mới 
đảm bảo đánh cầu đúng yêu cầu, cầu ít bị rơi. Phản ứng nhanh thể hiện khả năng 
phản ứng nhanh với cầu trong mọi tình huống.
- Khéo léo điều này thể hiện ở những HS chơi Cầu lông nhiều và có trình độ cao 
hơn. Các em có thể thay đổi mức độ dùng sức hoặc thay đổi các động tác, đặc biệt 
cổ tay để có thể điều chỉnh đường cầu.
- Năng lực phối hợp vận động trong Cầu lông đòi hỏi phải kết hợp nhiều năng 
lực khác nhau. Song, tuỳ theo mục đích hành động với từng trường hợp cụ thể mà 
một năng lực nào đó sẽ cần được thể hiện trội hơn năng lực khác. Đặc biệt là các 
năng lực liên kết, định hướng, phân biệt, phản ứng và thích ứng, ngoài ra còn có 
năng lực nhịp điệu và thăng bằng.
- Năng lực liên kết: Dược thể hiện sự phối hợp các bộ phận của cơ thể như chân, 
thân mình và tay vào thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.
- Năng lực định hướng: Được thể hiện ở khả năng xác định hướng đánh cầu chính 
xác và đỡ cầu chính xác.
- Năng lực phân biệt vận động: Được thể hiện khả năng dùng sức cùng với cảm 
giác về lưới, về sân bãi chính xác, về cảm giác với vợt, với cầu. Học sinh khi mới 
tập do khả năng này còn hạn chế nên tỷ lệ đánh cầu chưa qua lưới hoặc ra ngoài 
sân còn cao.
- Năng lực phản ứng nhanh: Thể hiện khả năng phản ứng nhanh với cầu trong GV và HS trong giờ luyện tập thể lực
 Bài tập 2:Yoga là một phương pháp luyện tập lâu đời có nguồn gốc từ Ân
 Độ khoảng 5.000 năm trước. Người ta thường cho rằng tập yoga là tập những
động tác, tư thế uốn éo kỳ lạ. Nhưng thật ra, yoga bao gồm các bài tập giúp cải
 thiện thể chất, sự dẻo dai, tinh thần, tình cảm của người tập.
 Giáo viên hướng dẫn HS luyện tập
 HS luyện tập trong tiết học lùi đến góc sân trái thì di chuyển ngang đến góc sân phải và ngược lại. Tập mỗi 
sân 2 HS, mỗi em chạy 1 vòng thuận, 1 vòng nghịch. Tổ chức thực hiện trên 2 sân.
 Học sinh thực hiện các động tác
 Trên đây là toàn bộ hệ thống các bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn cầu 
lông mà tôi đưa vào giảng dạy cho HS trong thời gian các em học nội dung cầu 
lông. Trong một tiết tôi có thể chọn từ 2-3 bài tập cho phù hợp.
III. Kết quả:
 Để đánh giá năng lực phát triển về thể lực chuyên môn cũng như kỹ thuật 
mà các em đã được học tôi đã đưa ra 1 nội dung kiểm tra :
- Phát cầu thuận tay cao sâu 10 quả
Người kiểm tra đứng vào ô phát cầu, phát vào ô chéo bên sân còn lại 10 quả rơi 
đúng ô cao sâu về sau.
- Kết quả: Tính số quả rơi vào ô. Kỹ thuật được đánh giá theo mức độ cao và điểm 
rơi của quả cầu theo mức độ A, B, C.
+ Loại A: Cầu bay cao và rơi xa về phía cuối sân, kỹ thuật phát tốt.
+ Loại B: Cầu bay cao nhưng chưa xa hoặc xa nhưng chưa cao, kỹ thuật phát 
đúng.
+ Loại C: Cầu bay điểm rơi gần, không cao, kỹ thuật phát chưa tốt.
Nhóm không đưa các bài tập bổ trợ, tập các bài tập đơn thuần C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận:
 Nâng cao thể lực là yếu tố quan trọng để thành công trong môn cầu lông. 
Việc áp dụng các phương pháp tập luyện khoa học, kết hợp với chế độ dinh dưỡng 
hợp lý sẽ giúp người chơi đạt được hiệu quả tối ưu và phát triển toàn diện.Thời 
gian nghiên cứu và đem vào áp dụng các bài tập bổ trợ trên vào môn học cầu lông 
cho các em học sinh, tôi thấy thể lực chuyên môn của các em được nâng lên rõ rệt. 
Từ đó các em nắm bắt kỹ thuật được tốt hơn. Giờ học của các em sinh động hơn, 
không bị nhàm chán, gò bó. Khi các em vui chơi thể thao (chơi cầu lông) ở ngoài 
giờ học, ở nhà, ở các câu lạc bộ ở địa phương cũng tốt hơn. Và nhất là các buổi 
đấu tập, các em đã nhanh nhẹn hơn, bền bỉ hơn trong từng sét đấu.
 Trên đây là một số biện pháp của tôi để nâng cao thể lực cho học sinh trong 
môn cầu lông nói riêng và môn GDCT nói chung. Với mong muốn nâng cao chất 
lượng dạy học và tạo hứng thú học tập cho học sinh, rất mong nhận được sự đóng 
góp của các đồng nghiệp để biện pháp của tôi được hoàn thiện và phát huy hiệu 
quả hơn nữa.
 Vì vậy tôi mạnh dạn đem một phần biện pháp nhỏ của mình trong nhiều năm 
làm công tác giảng dạy ở trường THCS để góp phần chung vào việc đào tạo thế 
hệ trẻ.
 II. KHUYẾN NGHỊ:
 - Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên cần tổ chức các tiết chuyên đề, 
mở lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, giao lưu học hỏi cho các 
giáo viên.
 - Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp bồi 
dưỡng chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ giảng dạy, phục vụ tốt cho công tác 
chăm lo sức khoẻ học sinh.
 - Để đảm bảo công tác Giáo dục thể chất cho học sinh đòi hỏi phải tăng cường 
các thiết bị dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy của thầy cô và của việc tập luyện 
của trò. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aulic I.V. (1982), Đánh giá trình độ luyện tập thể thao, Nxb TDTT Hà Nội.
2. Hoàng Thị Đông (2007), Giáo trình lý luận và phương pháp TDTT, Nxb
 TDTT.
3. Nông Thị Hồng - Trần Hạnh Dung - Quách Văn Tỉnh (2006), Sinh lý học 
 TDTT, Nhà xuất bản TDTT
4. Hướng Xuân Nguyên - Mai Thị Ngoãn - Trần Văn Vinh (2004), Giáo trình 
 cầu lông, Nxb TDTT.
5. Trần Văn Vinh - Đào Chí Thành (1998), Giáo trình cầu lông, Nxb TDTT.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bai_tap_bo_tro_the_luc_cho_hoc.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập bổ trợ thể lực cho học sinh khối 8 khi học môn Cầu.pdf