Sáng kiến kinh nghiệm Một cách tiếp cận để thêm hiểu, thêm yêu đại thi hào Nguyễn Du qua tác phẩm Độc tiểu thanh kí và truyện Kiều

Xưa nay nói đến Nguyễn Du, mọi người nghĩ ngay đến Truyện Kiều. Trong “Về tác giả và tác phẩm” của Trịnh Bá Tĩnh (NXB Giáo dục 2003), phần viết về Truyện Kiều lên đến 815 trang, trong khi viết về thơ chữ Hán chỉ vẻn vẹn 128 trang.

Tiếp tục thống kê, ta thấy sự cảm thụ từ những cây bút nghệ sĩ như Hoài Thanh, Xuân Diệu lẫn chuyên gia như Nguyễn Lộc, tỉ lệ cũng là tương tự. Giáo trình của Nguyễn Lộc dành số trang viết về Kiều lớn hơn năm lần so với thơ chữ Hán.

Bên cạnh Kiều, phần thơ này cũng là một kho tàng vô giá. Tỉ mỉ ra còn phải nói: “Truyện Kiều là diễn âm, lỡ tay mà thành kiệt tác, còn thơ chữ Hán mới đích là sáng tác và nên xem nó là phát ngôn viên chính thức của Nguyễn Du”. Trong hoàn cảnh này, chúng tôi muốn làm một đề tài để hệ thống lại một cách đầy đủ về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác... những yếu tố góp phần tạo nên một thiên tài, một nhà nhân đạo chủ nghĩa Nguyễn Du, đồng thời nghiên cứu thêm về một tác phẩm thơ chữ Hán tiêu biểu của Nguyễn Du trong Thanh Hiên thi tập - Độc Tiểu Thanh kí.

Nép trong tác phẩm là những giá trị vô giá về nội dung, nghệ thuật và tư tưởng, đối với cả giới nghiên cứu và hậu thế - và học sinh nói chung. Tuy nhiên, “Độc Tiểu Thanh kí” có vẻ chưa được chú trọng tìm hiểu sâu với giáo viên dạy môn Ngữ văn và học sinh có năng khiếu và đam mê môn Ngữ văn THCS lại chưa có điều kiện tiếp cận. Tác phẩm cần được nhìn nhận đầy đủ, đa diện và sâu sắc hơn.

Từ đó, giúp giáo viên có vốn hiểu biết sâu sắc hơn về tác giả, tác phẩm, tiếp tục thắp lên trong mình ngọn lửa đam mê môn học và truyền lửa cho các em học sinh nhiệt tình đó, đặc biệt là đối tượng học sinh khá giỏi môn Ngữ văn, góp phần hình thành thói quen tự tìm tòi, nghiên cứa sâu hơn một vấn đề, một tác phẩm, tác giả

* Khảo sát trước khi thực hiện đề tài.

Người nghiên cứu đã làm một cuộc khảo sát nhỏ về thái độ của giáo viên và học sinh khi tiếp cận với tác giả Nguyễn Du, Truyện Kiều nói riêng, văn học trung đại nói chung. Kết quả như sau:

95% cho rằng đó là nội dung khó.

80% cho rằng không thích học và tìm hiểu; chỉ nghiên cứu miễn cưỡng chúng vì bị ép buộc (có trong chương trình dạy học).

Đó chính là lý do khiến chúng tôi quyết định nghiên cứu và thực hiện đề tài này.

docx 21 trang Thanh Ngân 13/03/2025 290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một cách tiếp cận để thêm hiểu, thêm yêu đại thi hào Nguyễn Du qua tác phẩm Độc tiểu thanh kí và truyện Kiều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một cách tiếp cận để thêm hiểu, thêm yêu đại thi hào Nguyễn Du qua tác phẩm Độc tiểu thanh kí và truyện Kiều

Sáng kiến kinh nghiệm Một cách tiếp cận để thêm hiểu, thêm yêu đại thi hào Nguyễn Du qua tác phẩm Độc tiểu thanh kí và truyện Kiều
 2
 MỤC LỤC
 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................3
 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................4
 3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................4
 4. Mục đích đề tài..........................................................................................5
 B.NỘI DUNG...............................................................................................5
 I. TÌM HIỂU CHUNG................................................................................5
 1.Sơ lược tác giả - tác phẩm ..........................................................................5
 1.1. Tác giả Nguyễn Du................................................................................5
 1.2. Tác phẩm 8 
 2. Nét hiện thực xã hội liên quan đến Độc Tiểu Thanh ki 10
 2.1. Về số phận hồng nhan phong kiến.......................................................10
 2.2. Về hiện thực tài mệnh tương đố...........................................................13
 II. HÌNH TƯỢNG NGUYỄN DU QUA ĐỘC TIỂU THANH KÍ, 
TRUYỆN KIỀU.................................................................................................13
 1. Tư tưởng nhân văn với con người...........................................................13
 2. Cảm hứng tự thương................................................................................15
 C.QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ...................................................16
 D. ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ...................................................................18
 E. PHỤ LỤC ............................................................................................19 4
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 1.1. Đối tượng nghiên cứu:
 Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu của đề tài là Tác giả Nguyễn Du (về cuộc 
đời, con người từ những gì các nhà nghiên cứu đã công bố và thông qua phân tích 
tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí - bên cạnh tác phẩm Truyện Kiều đã được giảng dạy 
trong chương trình Ngữ văn 9). Ngoài ra, con người Nguyễn Du phản ánh qua hai 
tác phẩm cũng được chú trọng.
 1.2. Phạm vi nghiên cứu:
 Bên cạnh có khảo sát một vài tác phẩm văn học khác cùng tác giả, đồng thời, 
tìm hiểu những nhận định của các nhà nghiên cứu về con người - tâm hồn Nguyễn 
Du liên quan đến Độc Tiểu Thanh kí, Truyện Kiều.
 Chúng tôi thực hiện trong năm học 2019 – 2020, tập trung vào đối tượng: giáo 
viên dạy môn ngữ văn nói riêng, giáo viên tổ Khoa học xã hội nói chung và các 
em học sinh khá, giỏi có niềm yêu thích, say mê khám phá văn chương trong ngôi 
trường mình đang giảng dạy.
 1. Phương pháp nghiên cứu
 Với đặc trưng của đề tài, người viết tiến hành các bước nghiên cứu như:
 - Phương pháp lịch sử
 - Phương pháp so sánh
 - Phương pháp phân tích tổng hợp
 Những phương pháp trên được tích hợp với nhau cùng thống kê, phân tích 
và được sử dụng xuyên suốt đề tài. 6
Nguyễn Khản, cũng đậu tiến sĩ, làm quan đến chức Tham Tụng. Các anh khác đều 
khoa giáp xuất thân, cùng làm quan Lê triều cả. Câu ca dao “bao giờ ngàn Hống 
hết cây, sông Rum hết nước, họ này hết quan” là nói về họ Nguyễn Tiên Điền.
 Dòng họ Nguyễn Du không chỉ nổi tiếng về khoa hoạn, mà còn nổi tiếng về 
văn chương. Nguyễn Nghiễm để lại hai tập thơ chữ Hán Quân trung biên vịnh, 
Xuân đình tạp vịnh và một quyển Việt sử bị lãm. Nguyễn Nễ, anh Nguyễn Du, 
cũng để lại hai tập thơ Quế hiên giáp ất tập, Hoa trình hậu tập và cũng sở trường 
về quốc văn. Cháu Nguyễn Du là Nguyễn Thiện có tập thơ Đông Phủ và là người 
nhuận sắc Hoa Tiên, còn Nguyễn Đạm, một cháu khác, có tập Minh quyên. Theo 
Đào Duy Anh, nước Nam bấy giờ có "An Nam ngũ tuyệt" thì nhà họ Nguyễn Tiên 
Điền đã chiếm mất hai người là Nguyễn Du và Nguyễn Đạm rồi. 
 Cần phải kể thêm, mẹ Nguyễn Du là một cô gái quan họ Bắc Ninh - một tỉnh 
“giàu có, thích văn chương và phong tình diễm lệ vào bậc nhất ở Bắc Kì”. Tóm 
lại, chảy trong mạch máu Nguyễn Du là một huyết thống nho sĩ thư lại có tài văn 
chương. Huyết thống này đã ảnh hưởng nhiều đến sự hình thành cá tính của nhà 
thơ, đặc biệt khi đẳng cấp này suy tàn và thất thế vào thời mạt Lê.
 Yếu tố thứ hai tạo nên cá tính Nguyễn Du là quê quán. Nghệ Tĩnh là một vùng 
đất rừng rậm, núi cao, sông sâu, biển rộng. Một thiên nhiên hùng vĩ, khắc nghiệt 
thường kích thích ở con người một sức chống cự bền bỉ, một lòng kiên nhẫn phi 
thường trước hết để tồn tại và sau đó để tồn tại một cách xứng đáng. Bởi thế, dân 
Nghệ là những người kiên cường, cứng cỏi, tuy ăn "cá gỗ" mà ý chí sắt thép. Hơn 
nữa, Nghệ Tĩnh từ xưa vốn là một vùng đất biên cương, phân chia giữa Đại Việt 
và Chiêm Thành. Sự cọ xát miền biên viễn bao giờ cũng trau dồi con người thêm 
ý chí. Vả lại, nơi tiếp giáp của những miền cương thổ bao giờ cũng là một nơi tự 
do. Bởi thế, Nghệ Tĩnh là đất đến của những người tỵ nạn chính trị (gia đình 
Nguyễn Du là một trường hợp) - những kẻ có thành tích bất hảo, những kẻ phiêu 
lưu. Sự nhập cư của những người này mang đến cho đất Nghệ những nguồn sinh 
lực mới, trong đó đáng kể hơn cả là lòng yêu tự do, chống lại những khuôn mẫu 
do một thổ ngơi văn hóa áp đặt.
 Tuy nhiên, nói đến Nguyễn Du mà chỉ nói đến quê Nghệ là chưa đủ, cần phải 
nói thêm quê Bắc nữa. Bởi lẽ, mẹ nhà thơ là con gái Kinh Bắc. Đây là một vùng 
văn hóa cổ của người Việt. Đặc biệt, đất Kinh Bắc có sinh hoạt quan họ trữ tình 
độc đáo, tao nhã, nhàn tản và thú vị. Nơi sản sinh ra các cô thôn nữ "khoẻ mạnh 
mà không thô kệch, quê mùa mà thanh lịch, yêu kiều mà đoan trang, áo nâu non, 
váy lưỡi trai bảy bức, yếm thắm hoa hiên, răng đen hạt huyền, mắt trong như dòng 
suối"... Đây là hình ảnh tiêu biểu cho người đàn bà Bắc Bộ. Có thể, Bắc Ninh nói 
riêng và đồng bằng Bắc bộ nói chung tuy ít sản sinh ra anh hùng, nhưng là nơi 
làm cho họ trở thành anh hùng, hoặc thi nhân. Như vậy, Nguyễn Du đã kết hợp 8
 Chính trên cơ sở này, mà trong thơ Nguyễn Du luôn luôn vang lên âm thanh, 
bừng lên màu sắc của sự sống, hằn lên những đường nét sắc cạnh của bức tranh 
hiện thực đa dạng. Và giữa những âm thanh, màu sắc, đường nét vô cùng phong 
phú đó, Nguyễn Du hiện ra: vừa dạt dào yêu thương, vừa bừng bừng căm giận. 
Đây là chỗ đặc sắc và cũng là chỗ tích cực nhất trong nghệ thuật của Nguyễn Du. 
Từ thơ chữ Hán đến Truyện Kiều, nó tạo nên cái sức sống kỳ lạ ở hầu hết tác 
phẩm của ông.
 1.1.4. Di sản để lại
 Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du không thể nói là đồ sộ, nhưng ở mọi thể 
loại đều có kiệt tác đạt đến độ chuẩn mực. Về chữ Hán, ông nổi tiếng với các tập 
thơ Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục – tổng cộng 
khoảng 250 bài. Bên cạnh đó, Nguyễn Du cũng sáng tác nhiều tác phẩm chữ Nôm 
như Văn tế thập loại chúng sinh, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu và nổi bật 
hơn cả là Đoạn Trường Tân Thanh – Truyện Kiều. Văn chương chữ Nôm của 
Nguyễn Du trở thành chuẩn mực của ngôn ngữ dân tộc, đến Phạm Quỳnh phải 
thốt lên: “Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn.” 
 Ngoài ra, điều đáng quý mà Nguyễn Du còn gửi lại được cho hậu thế là tư 
tưởng nhân văn, tấm lòng ắp tình của bậc đại tài văn chương, của một vĩ nhân đi 
trước thời mình hàng thế kỉ.
 1.2. Tác phẩm Độc Tiểu Thanh Kí;
 1.2.1. Nhan đề - Hoàn cảnh sáng tác
 Nhan đề
 “Độc” nghĩa là đọc.
 “Kí” có ít nhất hai nghĩa. Một là thể kí văn học như Công dư tiệp kí; hai là ghi 
chép. 
 Trong quá trình nghiên cứu, một số chuyên gia khẳng định trong danh mục 
văn học cổ không có tác phẩm ki văn học nào tên là “Tiểu Thanh kí”, từ đó kết 
luận “Tiểu Thanh kí” trong lời Nguyễn Du mang nghĩa “những ghi chép về nàng 
Tiểu Thanh.”
 Hoàn cảnh sáng tác
 Độc Tiểu Thanh kí nằm ở phần cuối của Thanh Hiên thi tập. Tác phẩm được 
phóng tác khi Nguyễn Du biết về số phận nàng Tiểu Thanh – một nhân vật trong 
một tác phẩm giới thiệu những mĩ nữ nổi tiếng thời Minh của Trung Hoa, trong 
mục “Bi kịch thảm thương của Phùng Tiểu Thanh - đại diện cho các cô gái đẹp ở 
Dương Châu” 
 Về thời điểm bài thơ ra đời, các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận ngược chiều 
nhau. Một số tán thành ý kiến của các cụ Bùi Kỉ, Đào Duy Anh trước đây; cho 
rằng, Độc Tiểu Thanh kí được viết vào thời kì Nguyễn Du đi sứ Trung Hoa như 
Nguyễn Danh Đạt, Trần Đình Sử. Số khác chẳng hạn Nguyễn Lộc, Nguyễn Đình 10
 Đây là bài thơ Đường luật, nên cũng được tổ chức theo công thức chung là 
cảnh và sự gợi nên tình. Hai câu thơ đầu tả cảnh và kể sự, sáu câu tiếp theo dành 
cho suy tư, cảm xúc. Tuy vẫn được tổ chức theo cấu trúc cảnh, sự và tình, song 
lại có đặc điểm riêng. Nếu so sánh với bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi đã được 
học, dễ thấy có sự khác nhau căn bản trong tỉ lệ giữa các câu thơ dành cho cảnh 
và sự so với phần dành cho tình. Nếu ở bài thơ Cảnh ngày hè, số lượng câu thơ tả 
cảnh có tỉ lệ áp đảo (6/2) thì ở bài Đọc Tiểu Thanh kí, số câu thơ dành cho cảnh 
rất ít so với các câu thơ dành cho tình (2/6). Lấy điểm gọi hứng từ thân phận nàng 
Tiểu Thanh, tác giả đã dành phần lớn bài thơ cho các suy tư về thân phận của 
người có tài năng, liên hệ với thân phận của chính mình. Nói cách khác, bài thơ 
này bao gồm suy tư, gửi gắm tâm sự về thân phận của bản thân tác giả.
 2. Những nét hiện thực xã hội liên quan đến Độc Tiểu Thanh kí, Truyện 
Kiều
 Qua hai tác phẩm, ta thấy rõ Nguyễn Du vẫn hằng trăn trở về những mối bận 
tâm thời đại. Trong đó, có những nỗi trở trăn thực tại được bộc lộ một cách trực 
tiếp, cũng có bức tranh làm nền, làm bản lề được nép đằng sau câu chữ. 
 2.1. Về số phận hồng nhan phong kiến.
 Từ lâu, vẻ đẹp gắn liền với truân chuyên của người phụ nữ xưa đã trở thành 
đề tài quen thuộc trong nền văn học trung đại Việt Nam, Trong đó Nguyễn Du là 
tác gia tiêu biểu. Trong Độc Tiểu Thanh kí, hình tượng làm cảm hứng cho Nguyễn 
Du phóng tác là về người con gái tài sắc thời Minh Sơ, mà qua đây, ông vô tình 
bộc lộ những góc nhìn mới mẻ tiến bộ về thân phận má đào đương thời.
 Sau đây, chúng ta sẽ phân tích bối cảnh lịch sử tác động lên số phận của những 
người con gái tài sắc, cũng là những nghệ sĩ tài năng trong quan niệm của Nguyễn 
Du.
 “Rằng hồng nhan tự thuở xưa
 Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu ?”
 “Phận sao bạc chẳng vừa thôi
 Khăng khăng buộc mãi với người hồng nhan”
 “Đầu xanh có tội tình gì
 Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”
 Là những gì Nguyễn Du vẫn hay day đi day lại trong các tác phẩm của mình. 
Có lẽ những câu nói như “hồng nhan bạc mệnh”, “hồng nhan đa truân” không còn 
xa lạ. Với chúng ta ngày nay, chúng có vẻ không thực tế, nhưng khi đặt trong một 
bối cảnh tao loạn như thời phong kiến, điều này hoàn toàn ngược lại. Vào lúc ấy, 
dường như có một quy luật bất thành văn: người đẹp, đặc biệt tài sắc đều phải 
gánh phận gian nan. Lần giở lại những trang sử, trang văn của cha ông ít nhiều có 
thể giải thích triết lý có vẻ siêu hình này. 12
 Đây chính là cái “phong vận kì oan”, cũng là “cổ kim hận sự” đã đeo bám đè 
nặng lên đôi vai mà Nguyễn Du đã nhắc đến trong hai câu luận của Độc Tiểu 
Thanh kí.
 2.2.1. Vậy thế nào là tài mệnh ghét nhau ?
 Tài là tài năng, là những phẩm chất hay năng lực của một người mới sinh ra 
đã có hay trau dồi mà có. Tài có thể là tài hoa, tài tử cũng có thể là tài trí dũng, tài 
mưu lược. Cho nên, tài gồm cả trí tuệ và kĩ năng.
 Mệnh có nguồn gốc Nho giáo. Nho giáo cho rằng, mỗi người sinh ra đều có 
mạng số, cái phúc phần mà trời ban gọi là thiên mệnh. Tốt, xấu, xa hoa hay nghèo 
khó tất cả đều đã được định sẵn trong quỹ đạo hoạt động của tự nhiên, không 
thể thay đổi. Như vậy, mệnh có thể là phần phúc cũng có thể là bất hạnh.
 Tài mệnh ghét nhau nghĩa là chúng không tồn tại đồng thời trong mỗi con 
người, giữa tài và mệnh có sự chống đối nhau. Tài đa thì mệnh bạc, tài càng nhiều 
thì cái phúc phần càng ít. Càng có tài bao nhiêu thì số mạng càng ngang trái bấy 
nhiêu. Người càng có tài thì càng đau khổ. Những người có tài mà nhiều người 
thấy được thì sẽ bị ganh ghét. Sắc và tài là hai cái mà khi phát tiết ra ngoài nhiều 
quá thì sẽ làm cho người mang nó đau khổ:
 “Anh hoa phát tiết ra ngoài,
 Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa.”
 Tài mệnh tương đố là nỗi thống khổ không nói nên lời của biết bao nhiêu bậc 
tài hoa, bao nhiều tài từ, nỗi thống khổ của kẻ biết vì sao mình khổ mà không thể 
thay đổi được cuộc sống của chính mình, mong muốn thay đổi nhưng không biết 
làm sao thay đổi, mong cầu được hạnh phúc nhưng lại không thể hạnh phúc, chỉ 
còn biết uất hận, nghẹn ngào, phiêu dạt trong kiếp sống đọa đày theo “ý trời”.
 2.2.2. Quan niệm “tài mệnh tương đố” có liên quan gì đến bối cảnh lịch sử 
thời này?
 Nguyễn Du hẳn không thể không biết đến số phận bi thảm của Huy Quận 
công Hoàng Đình Bảo, Cống Chỉnh, Ngô Thì Nhậm, Đặng Trần Thường, Lê Văn 
Duyệt, cha con Nguyễn Văn Thành... rồi gia cảnh nhà ông khi kiêu binh nổi loạn 
ở kinh thành Thăng Long, ông cũng từng chứng kiến cảnh những người tài sắc bị 
kẻ có tiền và có quyền khinh bỉ, tài sắc bị biến thành một món hàng, một thứ đồ 
chơi (Long Thành cầm giả ca); đặc biệt là những nghiệm sinh về thân phận của 
chính mình trong mười năm cát bụi. Quả là: 
 “Có tài mà cậy chi tài
 Chữ tài liền với chữ tai một vần.”
 Thời ấy kẻ có tài năng thường thị tài, cậy tài, khoe tài mà quên mất câu nhắc 
nhở của cổ nhân: thông minh thánh trí thì giữ mình bằng ngu độn, muốn giữ được 
đầy thì đổ bớt đi. Ta hiểu vì sao, tuy là chú vợ vua, ở vào bậc á khanh, hoạn lộ 
khá hanh thông mà mỗi khi vào chầu, vua hỏi tới việc gì ông cũng chỉ vâng dạ 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_cach_tiep_can_de_them_hieu_them_ye.docx