Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác phần mềm GeoGebra vào một số tình huống điển hình trong dạy học môn toán ở Lớp 10 trường THPT Con Cuông theo bộ sách Kết nối tri thức
Thực tế cho thấy rằng các bài giảng khi sử dụng công nghệ thông tin sẽ sinh động và hấp dẫn hơn rất nhiều so với bài giảng không sử dụng công nghệ thông tin. Mỗi một giờ học được áp dụng công nghệ thông tin sẽ tích cực được hoạt động nhận thức của học sinh, thu hút được sự chú ý xây dựng bài, dễ dàng lĩnh hội tri thức mới. Lúc này, học sinh thật sự là chủ thể hóa của hoạt động nhận thức, được đặt vào những tình huống cụ thể của đời sống, trực tiếp quan sát, thảo luận, thí nghiệm… Tìm hiều vấn đề một cách trực quan hơn để giải quyết các vấn đề đó theo cách của riêng mình. Từ đó nắm bắt được kiến thức mới và phương pháp “Tìm kiếm kiến thức mới” đó mà không theo những khuôn mẫu có sẵn. sẽ nâng cao hơn chất lượng và hiệu quả của giờ dạy. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường phổ thông hiện nay là rất cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Chương trình phổ thông 2018 và sách giáo khoa mới theo hướng đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Để góp phần vào thực hiện thành công chương trình 2018 đòi hỏi giáo viên phải có trình độ công nghệ thông tin, phải có kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học để thiết kế tạo ra các hoạt động làm cuốn hút người học nhằm tăng hiệu quả công tác giảng dạy. Đặc biệt phải biết khai thác các phần mềm để thiết kế các hoạt động dạy học. Vậy cần lựa chọn, khai thác, sử dụng các phần mền hiện hành như thế nào để nâng cao hiệu quả giờ dạy là sự trăn trở của nhiều giáo viên. Vấn đề đổi mới PPDH học theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh là rất cần thiết. Hiện nay, các phần mềm phục vụ cho việc dạy và học môn toán khá phong phú như: Maple, Graph, Derive, MathType, Cabri, Microsoft PowerPoint, Geospacw, GeoGebra… Trong đó GeoGebra là một phần mềm toán học kết hợp hình học, đại số và vi tích phân. Chương trình được phát triển cho việc dạy toán trong các trường học bởi Markus Hohenwarter tại Đại học Florida Atlantic (Hoa Kì) GeoGebra là một hệ thống hình học động giúp người sử dụng có thể dễ dàng thực hiện các phép dựng điểm, véctơ, đoạn thẳng, đường thẳng, đường côníc, cũng như vẽ đồ thị hàm số và thay đổi các tham số của bài toán. Hơn nữa, tọa độ của điểm và phương trình của các đường có thể được nhập trực tiếp trên thanh nhập lệnh của phần mềm. Do đó, GeoGebra có thể làm việc với nhiều loại đối tượng khác nhau như điểm, véctơ và tích hợp công cụ tính toán như: tính đạo hàm của hàm số, tính tích phân, tìm nghiệm của phương trình hoặc tìm các điểm cực trị. Phần mềm GeoGebra tích hợp ba cửa sổ: cửa sổ hình học hiển thị trực quan các hình hình học, cửa sổ đại số chứa các đối tượng đại số tương ứng với hình bên cửa sổ hình học và bảng tính để hiển thị các số liệu liên quan khác. Đây là thế mạnh mà nhiều phần mềm khác không có được. Nó giúp cho người sử dụng thấy rõ được tương ứng giữa hình ảnh trực quan của hình với các biểu thức đại số thuần túy, góp phần phát triển tư duy trực quan và hình thành mối liên hệ giữa hình học và đại số. GeoGebra là phần mềm chạy dựa trên nền Java và nó có thể chạy trên mọi hệ điều hành. Người dùng chỉ cần vào trang web: để tải và cài đặt phần mềm vào máy tính là có thể sử dụng được. Với các phiên bản mới, GeoGebra có thể xuất bản với giao diện web, nhúng vào phần mềm Powerpoint và có thể xử lí các thao tác như trên phần mềm GeoGebra, tạo cho người dùng thuận lợi hơn rất nhiều khi trình chiếu hay trong giảng dạy.
Ngoài ra, phần mềm GeoGebra giúp giáo viên thiết kế các tình huống dạy học khái niệm, tính chất, định lý trong hình học một cách trực quan, có tính chất khám phá. Đặc biệt, phần mềm giúp giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách chuyển đổi từ ngôn ngữ hình học sang ngôn ngữ đại số và xây dựng hình ảnh liên quan đến các khái niệm tương ứng giúp tạo niềm tin cho học sinh khi tiếp cận các khái niệm mới.
Với những lý do trên và qua thực tế giảng dạy môn toán ở trường THPT Con Cuông, chúng tôi nhận thấy việc khai thác các phần mềm để thiết kế các hoạt động học tập, tạo bài giảng là hết sức cần thiết nên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Khai thác phần mềm GeoGebra vào một số tình huống điển hình trong dạy học môn toán ở lớp 10 trường THPT Con Cuông”
Ngoài ra, phần mềm GeoGebra giúp giáo viên thiết kế các tình huống dạy học khái niệm, tính chất, định lý trong hình học một cách trực quan, có tính chất khám phá. Đặc biệt, phần mềm giúp giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách chuyển đổi từ ngôn ngữ hình học sang ngôn ngữ đại số và xây dựng hình ảnh liên quan đến các khái niệm tương ứng giúp tạo niềm tin cho học sinh khi tiếp cận các khái niệm mới.
Với những lý do trên và qua thực tế giảng dạy môn toán ở trường THPT Con Cuông, chúng tôi nhận thấy việc khai thác các phần mềm để thiết kế các hoạt động học tập, tạo bài giảng là hết sức cần thiết nên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Khai thác phần mềm GeoGebra vào một số tình huống điển hình trong dạy học môn toán ở lớp 10 trường THPT Con Cuông”
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác phần mềm GeoGebra vào một số tình huống điển hình trong dạy học môn toán ở Lớp 10 trường THPT Con Cuông theo bộ sách Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác phần mềm GeoGebra vào một số tình huống điển hình trong dạy học môn toán ở Lớp 10 trường THPT Con Cuông theo bộ sách Kết nối tri thức
MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...........2 1. Lý do chọn đề tài ..2 2. Mục đích của việc nghiên cứu ..3 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...3 4. Phương pháp nghiên cứu .3 5. Tính mới của đề tài ..4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 I. Cơ sở khoa học của đề tài ..5 1. Cơ sở lý luận .5 1.1. Khái niệm về thiết bị dạy học 5 1.2. Tích cực hoá hoạt động nhận thức .5 1.3. Năng lực số 6 2. Cơ sở thực tiễn ..6 2.1. Thực trạng dạy học toán chương trình 2018 ở các trường THPT hiện nay7 2.3. Thực trạng sử dụng phần mềm GeoGebra vào dạy học ở trường THPT Con Cuông và các trường học trên địa bàn tỉnh................................................................7 2.3. Phần mềm GeoGebra hỗ trợ dạy học toán......8 II. Khai thác phần mềm GeoGebra vào một số tình huống điển hình trong dạy học môn toán ở lớp 10C4 trường THPT Con Cuông...8 1. Các biện pháp thực hiện ...8 2. Thiết kế hoạt động học tập môn toán lớp 10 kết nối tri thức ở một số tình huống điển hình với sự hỗ trợ phần mềm GeoGebra ..9 2.1. Tình huống dạy học khái niệm...9 2.1.1. Thiết kế hoạt động học tập khái niệm miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn ..........................................................................................................9 2.1.2. Thiết kế hoạt động học tập khái niệm đồ thị hàm số bậc hai........................13 2.2. Tình huống dạy học định lí...............................................................................25 2.2.1. Thiết kế hoạt động dạy học định lý ứng dụng hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn vào giải bài toán tối ưu..................................................................................25 2.2.2. Thiết kế hoạt động dạy học định lí về định lí sin..........................................33 3. Khai thác, thiết kế một số nội dung cho các hoạt động dạy học toán 10........... 39 PHẦN III: KẾT LUẬN........................................................................................44 1. Kết quả thực hiện.................................................................................................44 2. Ý nghĩa của đề tài................................................................................................47 3. Một số đề xuất....................................................................................................48 1 tư duy trực quan và hình thành mối liên hệ giữa hình học và đại số. GeoGebra là phần mềm chạy dựa trên nền Java và nó có thể chạy trên mọi hệ điều hành. Người dùng chỉ cần vào trang web: https://www.geogebra.org/ để tải và cài đặt phần mềm vào máy tính là có thể sử dụng được. Với các phiên bản mới, GeoGebra có thể xuất bản với giao diện web, nhúng vào phần mềm Powerpoint và có thể xử lí các thao tác như trên phần mềm GeoGebra, tạo cho người dùng thuận lợi hơn rất nhiều khi trình chiếu hay trong giảng dạy. Ngoài ra, phần mềm GeoGebra giúp giáo viên thiết kế các tình huống dạy học khái niệm, tính chất, định lý trong hình học một cách trực quan, có tính chất khám phá. Đặc biệt, phần mềm giúp giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách chuyển đổi từ ngôn ngữ hình học sang ngôn ngữ đại số và xây dựng hình ảnh liên quan đến các khái niệm tương ứng giúp tạo niềm tin cho học sinh khi tiếp cận các khái niệm mới. Với những lý do trên và qua thực tế giảng dạy môn toán ở trường THPT Con Cuông, chúng tôi nhận thấy việc khai thác các phần mềm để thiết kế các hoạt động học tập, tạo bài giảng là hết sức cần thiết nên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Khai thác phần mềm GeoGebra vào một số tình huống điển hình trong dạy học môn toán ở lớp 10 trường THPT Con Cuông” 2. Mục đích của việc nghiên cứu Mục đích nghiên cứu là xác định các tình huống dạy học môn toán ở lớp 10 và đề xuất thiết kế các hoạt động dạy học với sự hỗ trợ của phần mềm toán học động GeoGebra nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức, kiến tạo tri thức mới cho học sinh trong dạy học môn toán ở trường THPT Con Cuông. 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình tạo các hoạt động dạy học trong giảng dạy môn toán lớp 10 ở trường THPT Con Cuông. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tình huống điển hình trong dạy học môn toán lớp 10C4 (gồm 43 học sinh), lớp đối chứng 10C5( 44 học sinh) ở trường THPT Con Cuông. 3.3. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi khai thác phần mềm GeoGebra vào thiết kế các kế hoạch bài dạy trong một số tình huống dạy học môn toán lớp 10 trường THPT Con Cuông . 3.4. Phiên bản phần mềm sử dụng Geogebra 6.0.683 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Geogebra, trang chủ của phần mềm vào xây dựng kế hoạch bài dạy: Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các giáo trình dạy học, tài liệu, trang Web: sách giáo khoa, sách bài tập lớp 10 KNTT. Từ 3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở khoa học của đề tài 1. Cơ sở lý luận. 1.1. Khái niệm về thiết bị dạy học Trong công tác dạy học môn Toán, bên cạnh sách giáo khoa, trường lớp, giáo viên và học sinh còn phải dùng đến loại phương tiện được gọi học cụ, giáo cụ trực quan, đồ dùng dạy học, thiết bị giáo dục. Ngày nay thuật ngữ thiết bị dạy học được coi là đại diện cho các tên gọi trên. Có nhiều định nghĩa khác nhau về thiết bị dạy học nói chung: - Thiết bị dạy học bao gồm: vật liệu, mẫu vật mô hình, tranh ảnh, bản đồ, dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ lao động dạy nghề, hoá chất, vật liệu, phim đèn chiếu, băng đĩa ghi âm, ghi hình, phần mềm dạy học, vườn trường, - Thiết bị dạy học (còn gọi là đồ dùng dạy học, thiết bị giáo dục, dụng cụ,) là tất cả những phương tiện vật chất cần thiết cho giáo viên và học sinh tổ chức và tiến hành sử dụng hợp lý, có hiệu quả trong quá trình giáo giáo dục ở các môn học, cấp học. - Thiết bị dạy học là một vật thể hoặc một tập hợp các vật thể mà giáo viên và học sinh sử dụng trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả của quá trình này, giúp học sinh lĩnh hội khái niệm, định luật, hình thành các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết. Xuất phát từ đặc trưng tư duy hình ảnh, tư duy cụ thể của con người trong quá trình nhận thức; sự trực quan đóng vai trò quan trọng đối với sự lĩnh hội kiến thức của người học. Khả năng các giác quan trong việc duy trì học tập theo VAT Project nhận xét như sau: Nghe chiếm 11%, nhìn chiếm 81%, các giác quan khác chiếm 8% [12, trang 180]. Như vậy, thiết bị dạy học thực hiện được nguyên tắc trực quan qua kênh nhìn giúp cho lĩnh hội kiến thức tốt hơn. 1.2. Tích cực hoá hoạt động nhận thức Tích cực hoá hoạt động học tập là sự phát triển ở mức độ cao hơn trong tư duy, đòi hỏi một quá trình hoạt động "bên trong" hết sức căng thẳng với một nghị lực cao của bản thân, nhằm đạt được mục đích là giải quyết vấn đề cụ thể nêu ra. Tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh thể hiện ở những hoạt động trí tuệ là tập trung suy nghĩ để trả lời câu hỏi nêu ra, kiên trì tìm cho được lời giải hay của một bài toán . Đặc trưng cơ bản của tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình học tập là sự linh hoạt của học sinh dưới sự định hướng, đạo diễn của giáo viên với mục đích cuối cùng là muốn học sinh tự mình khám phá ra kiến thức cùng với cách tìm ra kiến thức. Trong quá trình dạy học, để phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh thì quá trình dạy học đó phải diễn biến sao cho: 5 Các trường THPT đã được cung cấp tài liệu giảng dạy chương trình 2018 để giúp giáo viên tiếp cận với kiến thức mới nhất. Tuy nhiên, việc sử dụng tài liệu này vẫn còn hạn chế và cần được bổ sung thêm tài liệu phù hợp và đa dạng. Công nghệ giáo dục được sử dụng rộng rãi trong dạy học môn toán theo chương trình 2018, bao gồm việc sử dụng bảng điện tử, phần mềm hỗ trợ học tập, video giảng dạy và... Nhưng vẫn có nhiều giáo viên năng lực về sử dụng công nghệ thông tin còn hạn chế. Chương trình 2018 đã đưa ra nhiều thay đổi và yêu cầu khắt khe hơn. Đòi hỏi giáo viên dạy học toán phải trăn trở, tìm tòi giải pháp giảng dạy. Một phần không thể thiếu là ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, khai thác hợp lí các phần mền hỗ trợ để tạo ra các sản phẩm dạy học phù hợp đối tượng học sinh mình trực tiếp giảng dạy. 2.2. Thực trạng sử dụng phần mềm GeoGebra vào dạy học ở trường THPT Con Cuông và các trường học trên địa bàn tỉnh. Ở Trường THPT Con Cuông, đa số các thầy cô giáo nhóm toán đều biết ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Có một số ít thầy cô giáo cũng đã biết đến sử dụng một số phần mềm như Maple, Graph, Derive, MathType, Cabri, Microsoft PowerPoint, Geospacw, GeoGebra vào thiết kế các hoạt động học tập phục vụ công tác dạy học. Thông qua kết quả khảo sát 20 thầy cô giáo dạy môn toán ở trường THPT Con Cuông, trường THPT Mường Quạ, Trường THPT Tương Dương 1 và một số đồng nghiệp dạy ở các trường THPT khác trên địa bàn tỉnh về việc sử dụng phần mềm GeoGebra trong giảng dạy theo đường link: theo đường Link : https://docs.google.com/forms/d/1niT7_BJfxNjhdwe4FqIQ0PgesvOn4pSAE3AprS dOl8E/edit. với kết quả như sau: Số giáo Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Sử dụng viên khảo Ít khi sử dụng sử dụng sử dụng thường xuyên sát SL % SL % SL % SL % 20 6 30 6 30 4 20 4 20 Qua số liệu trên cho thấy số thấy cô giáo chưa bao giờ sử dụng và ít khi sử dụng phần mềm GeoGebra vào thiết kế các hoạt động học tập phục vụ công tác dạy học. Đồng nghĩa với có nhiều giáo viên phần mềm có nhiều tính năng và hỗ trợ tuyệt vời trong công tác giảng dạy GeoGebra cũng chỉ mới nghe lần đầu. Với mong muốn thông qua đề tài góp một phần tạo phong trào ứng dụng phần mềm thiết kế, hỗ trợ, tạo các hoạt động học tập cho học sinh ở trường THPT Con Cuông, cũng như tạo thêm động lực thực hiện thành công chương trình giáo dục 2018. 7 2. Thiết kế hoạt động học tập môn toán lớp 10 kết nối tri thức ở một số tình huống điển hình với sự hỗ trợ phần mềm GeoGebra. 2.1. Tình huống dạy học khái niệm. 2.1.1. Thiết kế hoạt động học tập khái niệm miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn. Hoạt động 1. Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn. a) Mục tiêu: Học sinh biết cách biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn. b) Nội dung: Học sinh biểu diễn miền nghiệm của các bất phương trình: xy+ 22 và 23xy+ trên cùng một hệ trục tọa độ Oxy. c) Sản phẩm - Trong mặt phẳng tọa độ tập hợp tất cả các điểm có tọa độ là nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn là miền nghiệm của hệ bất phương trình đó. - Miền nghiệm của hệ là giao các miền nghiệm của các bất phương trình trong hệ. d) Tổ chức thực hiện: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhóm 1, 3 biểu diễn miền nghiệm bất phương trình Chuyển xy+ 22, nhóm 2,4 biểu diễn miền nghiệm bất phương trình giao 23xy+ Học sinh nhận nhiệm vụ. Thực hiện Học sinh thực hiện nhiệm vụ. - Gv gọi học sinh lên bảng trình bày, các học sinh khác theo dõi Báo cáo nhận xét. thảo luận - Các học sinh đặt ra câu hỏi phản biện để hiểu hơn vấn đề. - GV đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tổng hợp kết quả. Đánh giá, - GV tuyên dương, khích lệ nhóm có câu trả lời nhanh, chính xác nhận xét, và nghiêm túc trong thảo luận. tổng hợp - Giáo viên chốt lại nội dung bằng định nghĩa miềm nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn, cách xác định miền nghiệm của hệ bất phường trình bậc nhất hai ẩn. 9 xy+ 3 b) xy− 1. Câu 3. d) Tổ chức thực hiện: Chuyển giao nhiệm vụ: Chuyển giao Học sinh nhận nhiệm vụ. Thực hiện Học sinh thực hiện nhiệm vụ. - Gv gọi học sinh lên bảng trình bày, các học sinh khác theo Báo cáo thảo dõi nhận xét. luận - Các học sinh đặt ra câu hỏi phản biện để hiểu hơn vấn đề. - GV đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, Đánh giá, nhận ghi nhận và tổng hợp kết quả. xét, tổng hợp - Dẫn dắt học sinh thực hiện nhiệm vụ mới. Hoạt động 3. Luyện tập biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phần mềm GeoGebra. a) Mục tiêu: Học sinh làm quen với phần mềm GeoGebra., biểu diễn được miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phần mềm GeoGebra bằng máy tính tại lớp. b) Nội dung: Học sinh thực hiện cá nhân tại lớp biểu diễn được miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn, về nhà tìm hiểu về phầm mền GeoGebra Câu 1. Biểu diễn miền nghiệm của các hệ bất phương trình: 23xy− xy− 22 a) xy+ 0 b) 2xy+ 3 6 y + 30 22xy+ c) Sản phẩm: Học sinh trình bày sản phẩm. Sản phẩm dự kiến: 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_khai_thac_phan_mem_geogebra_vao_mot_so.pdf