Sáng kiến kinh nghiệm Kể chuyện lịch sử - Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Lịch sử Lớp 9
I. Lý do chọn đề tài
Tại bất kì đất nước nào, đổi mới giáo dục ở phổ thông mang tính cải cách giáo dục đều bắt đầu từ việc xem xét, điều chỉnh mục tiêu giáo dục với những kì vọng mới về mẫu người học sinh có được sau quá trình giáo dục. Đổi mới dạy học nói chung và đổi mới dạy học Lịch sử nói riêng là một quá trình được thực hiện thường xuyên và kiên trì, trong đó có nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau.
Qua nhiều năm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học như: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp hướng dẫn học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử, nắm vững và sử dụng sách giáo khoa, vở bài tập, tiến hành công tác ngoại khoá... xong việc kể chuyện trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một trong những biện pháp rất quan trọng, rất có ưu thế để phát triển tư duy của học sinh. Quá trình hoạt động chung, thống nhất giữa thầy và trò nhịp nhàng sẽ làm cho học sinh nắm vững hơn những tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách cho các em cũng tạo hứng thú và yêu thích môn học .
Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng tôi mạnh dạn trình bày vấn đề: “Kể chuyện lịch sử - Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Lịch sử” .
II. Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần định hướng nhận thức đúng đắn cho học sinh, giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, lòng biết ơn với các thế hệ cha ông đã ngã xuống cho hòa bình, độc lập hôm nay, từ đó ý thức được trách nhiệm của mình với quê hương đất nước qua đó nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung, từng bước đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục của Đảng và nhà nước.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kể chuyện lịch sử - Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Lịch sử Lớp 9

2/17 V. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 1. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu Kể chuyện lịch sử - Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Lịch sử” phần. lịch sử Việt Nam lớp 9 tôi giới hạn trong giai đoạn 1954 – 1975 nằm trong 2 bài: Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp(1950-1953) . Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thức(1953-1954). 2. Kế hoạch nghiên cứu. Áp dụng học kì II của chương trình lịch sử THCS lớp 9. PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I.Cơ sở lí luận . Lịch sử có văn hoá, văn hoá gắn liền với các sự kiện lịch sử, trong các sự kiện lịch sử thường xuất hiện các nhân vật lịch sử. Ngày trước, khi vô tuyến truyền hình, phim truyện chưa nhiều như bây giờ thì các tích truyện, nhân vật lịch sử trong các triều đại phong kiến, những nhà cách mạng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ được đông đảo mọi người biết đến từ chính những bộ phim, vở kịch, chèo, cải lương ít ỏi đó. Còn ngày nay nguồn thông tin đa chiều, học sinh khó lựa chọn những thông tin. Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên lịch sử là làm cho học sinh tiếp cận những chứng cứ những hình ảnh cụ thể chính xác về sự kiện hiện tượng lịch sử. Để làm được như vậy thì giáo viên tạo được hứng thú trong giờ học lịch sử, nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. II.Cơ sở thực tiễn Qua quá trình giảng dạy của bản thân và dự giờ đồng nghiệp ở trường nơi tôi công tác, tôi nhận thấy các giáo viên đã ý thức được vai trò của việc sử dụng các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học lịch sử nói chung và dạy học lịch sử dân tộc nói riêng để nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. Nhưng việc sử dụng các biện pháp tăng hứng thú còn gặp nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân của việc dạy và học Lịch sử kém hiệu quả là học chay và dạy chay. Bên cạnh đó, nhiều học sinh và phụ huynh vẫn coi lịch sử là môn phụ nên rất xem thường. Đối với mỗi chúng ta ngay từ thưở ấu thơ đã thích được lắng nghe ông bà, cha mẹ kể chuyện cho nghe, nhất là chuyện kể về các vị anh hùng. Nên trong quá trình giảng dạy giáo viên nên tăng cường lồng ghép kể chuyện về nhân vật, sự kiện lịch sử có liên quan đến nội dung bài học cho học sinh, các nhân vật với những thành tích hay chiến công của mình sẽ gây ấn tượng mạnh 4/17 - Khi kể chuyện giáo viên phải biết chắt lọc, kể gọn và sau mỗi câu chuyện phải biết đặt những câu hỏi hoặc gợi ý cho học sinh nêu lên suy nghĩ của mình, từ đó giáo dục tư tưởng cho HS - Khi kể chuyện lịch sử chủ yếu là kể về nhân vật lịch sử thì cần lưu ý đến các vấn đề sau: + Nhân vật đó phải gắn với sự kiện lịch sử mà giáo viên đang giảng dạy. + Hoạt động nổi bật hay thành tích của nhân vật lịch sử đó là gì? + Ảnh hưởng hay vai trò của nhân vật đó như thế nào trong sự kiện lịch sử. + Có thể cho học sinh tự chuẩn bị và kể hay đóng vai nhân vật lịch sử. * Đối với học sinh: - Tìm hiểu thêm về tiểu sử của nhân vật lịch sử đã được học. - Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến nhân vật lịch sử đã được giáo viên giới thiệu. - Có thể lưu ý tìm các công trình (đường phố), hay lưu nhớ ngày kỷ niệm có liên quan đến nhân vật lịch sử đã được biết để khắc sâu hơn về nhân vật lịch sử. - Phải hình thành xu hướng khi gặp một yếu tố nào đó có liên quan đến nhân vật lịch sử phải cố gắng tìm hiểu để biết nhân vật đó là người như thế nào? 2. Một số câu chuyện về nhân vật, sự kiện lịch sử: Sau đây là một số câu chuyện về nhân vật và sự kiện lịch sử mà tôi đã sưu tầm được nhằm phục vụ hoạt động giảng dạy môn Lịch sử được hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đây là những câu chuyện tương đối chi tiết, vì vậy khi vận dụng vào một tiết dạy giáo viên cần chắt lọc sao cho phù hợp với thời gian và đối tượng học sinh. Ví dụ 1: Khi dạy bài 26 (Lịch sử 9): BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950-1953) - Ở mục I: “Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950”. Khi trình bày diễn biến về trận Đông Khê (16 - 18/9/1950), giáo viên lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử: anh hùng La Văn Cầu. Anh hùng La Văn Cầu sinh năm 1932 trong một gia đình nghèo, dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, được nhiều cán bộ tuyên truyền giác ngộ. Với khát khao được cầm súng giết giặc giải phóng đất nước, La Văn Cầu mới 16 tuổi đã khai tăng lên 18 tuổi để được vào bộ đội. Lúc đó là năm 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp vô cùng gian khổ, thiếu thốn. Nhưng niềm vui và ý chí đã giúp anh vượt qua khó khăn, vươn lên rèn luyện thành một chiến sĩ gương mẫu, giàu lòng nhân ái. Anh đã tham gia chiến đấu nhiều trận và lập được nhiều chiến công. Một trong những chiến công mà từ đó tên tuổi của anh đã đi vào sử sách là Trận đánh đồn Đông Khê (từ 16 - 18.9.1950). Trong trận đánh này, anh được phân công chỉ huy tổ bộc phá làm 6/17 tay phải của tôi và trúng vào má bên phải của tôi. Tôi bị ngã và ngất đi trong mấy phút. Tôi tưởng chết, cố hô Hồ Chủ tịch muôn năm, Việt Nam độc lập muôn năm. Khi tỉnh lại, tôi kiểm điểm lại người tôi, thì thấy một bên mình đã tê đi, sờ đến cánh tay phải thì lủng lẳng, má bên phải thì mất. Lúc đó tôi lại nghĩ đến nhiệm vụ của tôi. Tôi vùng dậy, tìm gói bộc phá thì thấy gói đó bị văng đi cách chỗ tôi mấy thước. Quả bộc phá nằm trên miệng giao thông hào chưa rơi xuống. Tôi nghĩ may quá, nếu nó rơi xuống hào thì nổ mất còn gì - tôi đến lấy tay trái nhặt quả bộc phá ôm vào người và tiến vào lô cốt - nhưng trong lúc đi lại tôi thấy cánh tay phải lủng lẳng khó đi quá. Tôi liền nghĩ là phải quay giở xuống tìm một anh bạn nhờ chặt tay đi thì mới làm được nhiệm vụ. Tôi bảo anh chặt hộ tay cho tôi. Anh ngạc nhiên và bảo tôi quay xuống cho y tá băng bó. Tôi nói cho anh rõ ý định của tôi và nhất định yêu cầu anh cứ chặt tay cho tôi để tôi làm xong nhiệm vụ. Anh tiểu đội trưởng lúc đó mới hiểu, bèn lấy mác chặt cái tay bị thương đã gãy. Xong anh xé áo buộc cho tôi. Nhưng anh quên làm ga-rô, nên đi được một quãng tôi thấy máu ở cánh tay phải cứ chảy ra ròng ròng làm ướt đẫm một miếng vải buộc. Về sau miếng vải đó cũng bị tuột ra. Nhưng tôi không để ý đến cánh tay nữa, tôi cũng không biết đau nữa cứ chạy lên con đường cũ”. Tấm gương chiến đấu của anh La Văn Cầu đã cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công trong toàn quân và trở thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua sử dụng bộc phá công đồn, một hình thức chiến thuật mới của quân đội ta mở ra từ chiến dịch Biên Giới năm 1950. Với những chiến công của mình, anh La Văn Cầu được tặng thưởng một Huân chương Quân công hạng ba (năm 1950), Huân chương Kháng chiến hạng nhất và được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đợt đầu (năm 1952). Ví dụ 2: Khi dạy bài 26 (Lịch sử 9): BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950-1953) - Ở mục IV: “Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt”. Khi trình bày về Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất (1-5- 1952) đã tổng kết, biểu dương thành tích của phong trào thi đua yêu nước và chọn 7 anh hùng, đó là: Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thi kể chuyện về thành tích của các anh hùng đó . Ví dụ: Anh hùng Cù Chính Lan và Nguyễn Thị Chiên. Cù Chính Lan (1930 - 1951) sinh nǎm 1930 tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, được tuyên dương Anh hùng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 13 tháng 12 năm 1951, 8/17 Chiếc xe dừng tại chỗ. Trận đánh kết thúc thắng lợi. Tấm gương của đồng chí đã có tác dụng cổ vũ toàn quân thi đua diệt xe tăng và xe cơ giới địch. Ngày 29 tháng 12 năm 1951, tham gia đánh đồn Cô Tô, bị thương hai lần, Cù Chính Lan vẫn dũng cảm xông lên phá tiếp hai lớp rào mở đường cho đơn vị tiến vào. Lần thứ ba, bị thương nặng, đồng chí vẫn không chịu rời trận địa, nằm tại chỗ chỉ hướng tiến và động viên anh em vào sau diệt địch. Cù Chính Lan đã anh dũng hy sinh khi trận đánh đồn Cô Tô vừa kết thúc thắng lợi. Với những đóng góp to lớn đó Cù Chính Lan đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng hai. Trong Đại hội liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất tháng 5 năm 1952, Cù Chính Lan được Chính phủ và Hồ Chủ tịch truy tặng Huân chương Quân công hạng hai, Huân chương Kháng chiến hạng nhất. Ngày 19 tháng 5 năm 1952, Cù Chính Lan được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ví dụ 3: Khi dạy bài 27 .CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953-1954) - Ở mục II.1: “Cuộc tiến công chiến lược Đông – xuân 1953-1954”. Khi trình bày diễn biến giáo viên lồng ghép kể chuyện nhân vật lịch sử: Bế Văn Đàn Bế Văn Đàn Sinh năm 1930 người dân tộc Tày, tham gia cách mạng năm 1949, vào Đảng cộng sản Việt Nam năm1953, hy sinh ngày 12/12/1953 ở Xã Triệu Ẩu, huyện Phục Hoà (nay là huyện Quảng Hoà), tỉnh Cao Bằng - Đông Xuân 1953 - 1954, Bế Văn Đàn làm liên lạc tiểu đoàn cùng đơn vị hành quân đi chiến dịch. Một đại đội của Tiểu đoàn 251 được giao nhiệm vụ bao 10/17 Kéo pháo vào đã gian khổ, hy sinh, kéo pháo ra càng gay go ác liệt, anh đã đi sát từng người, động viên giải thích nhiệm vụ, giúp anh em xác định quyết tâm cùng nhau khắc phục khó khăn để đảm bảo thắng lợi. Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối, đường hẹp và cong rất nguy hiểm. Tô Vĩnh Diện cùng đồng đội Ty xung phong lái pháo. Nửa chừng dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh giữ càng, lái cho pháo thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh, anh Ty bị hất xuống suối. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo đó, Tô Vĩnh Diện hô đồng đội: “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo” và anh buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ pháo dừng lại. Anh hùng Tô Vĩnh Diện được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ Trang Nhân dân (Truy phong; 7/5/1955), khi hy sinh, anh là Tiểu đội trưởng pháo cao xạ 37 ly thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367. Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Nhất + Khi trình bày về diễn biến đợt 1của chiến dịch Điện Biên Phủ. Giáo viên có thể lồng ghép hình ảnh hy sinh của chiến sĩ Phan Đình Giót khi đang làm nhiệm vụ bằng cách kể chuyện: 12/17 bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi hy sinh, Phan Đình Giót đã được Tiểu đoàn, Đại đoàn khen thưởng 4 lần. PHẦN THỨ III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Bằng những biện pháp thực hiện như trên, bản thân tôi mạnh dạn áp dụng thực hiện trong giảng dạy và đã mang lại kết quả hết sức khả quan. Đối với giáo viên: Qua quá trình thử nghiệm đề tài, giáo viên được phát huy mọi khả năng của mình trong quá trình dạy học, kiến thức bộ môn được củng cố và nâng cao, giáo viên rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân Đối với học sinh: Các em được mở mang kiến thức, phát triển tư duy, phát huy tính độc lập sáng tạo, các em hào hứng học tập hơn, chủ động học tập. Kết quả kiểm tra nhận thức sau khi sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học lịch sử cho học sinh cho thấy kết quả có sự thay đổi rõ rệt cụ thể như sau: Giỏi Khá TB Yếu Lớp SS 8-10 7 5-6 4 SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 9A 40 6 15,0% 12 30,0% 17 55,0% 0 0% 9B 39 5 12,8% 11 28,2% 18 59,0% 0 0% Tổng 79 11 17,8% 23 58,2% 35 114,0% 0 0% 14/17 MỤC LỤC: PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................1 PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ...............................2 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn ........................................................3 2.Thực trạng4 3.Giải pháp(Nội dung )...................................................................4 PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ ..........19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.“ Phương pháp dạy học Lịch sử’- tác giả Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị. (Nhà xuất bản giaos dục- 1998). 2. “ Nội dung và phương pháp dạy khoa Lịch sử”. Nhóm tác giả- phan Ngọc Liên, Nguyễn Sĩ Quế, Trịnh Đình Tùng, Đào Hữu Hậu. (Nhà xuất bản giáo dục- 1999). 3.“Đổi mới phương pháp dạy học ở Trường THPT”. Tác giả PGS- TS Trần Kiều – Chủ biên. (Viện khoa học- giáo dục -1997) 4. “ Để có một giờ lên lớp đạt hiệu quả theo tinh thần đổi mới chương trình giáo dục phổ thông”. Tác giả Nguyễn Kim Phụng. 5. “ Bước đầu đổi mới kiểm tra kết quả học tập các môn của học sinh”. (Bộ giáo dục và đào tạo) 6. Nguồn Internet
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ke_chuyen_lich_su_tao_hung_thu_cho_hoc.doc