Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt môn Toán thông qua dạy học STEM ở trường Trung học cơ sở

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến:

“Giúp học sinh học tốt môn Toán thông qua dạy học STEM ở trường trung học cơ sở”.

2. Mô tả bản chất của sáng kiến:

STEM là phương pháp giáo dục tích hợp bốn môn Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kĩ thuật (Engineering) và Toán học (Maths). Giáo dục STEM là hình thức giáo dục kết hợp liên môn thông qua thực hành và ứng dụng dựa trên các ứng dụng thực tế. Thông qua giáo dục STEM học sinh có thể phát triển những kỹ năng quan trọng như tư duy logic, kỹ năng thực hành, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tư duy phản biện, làm việc nhóm, ứng dụng kiến thức thực tiễn,…

Thực hiện chỉ thị số 16, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tích cực triển khai giáo dục STEM trong trường học. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã quán triệt tinh thần giáo dục STEM trong tất cả các môn học và nêu được tầm quan trọng của giáo dục STEM đối với việc phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, đáp ứng kịp thời cuộc cách mạng bùng nổ công nghệ. Xác định giáo dục STEM là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng, tỉnh Quảng Nam đã tăng cường triển khai lồng ghép các hoạt động STEM vào kế hoạch giảng dạy và tổ chức các cuộc thi STEM, khoa học kĩ thuật nhằm phát huy khả năng khám phá, nghiên cứu, sáng tạo và sân chơi bổ ích cho học sinh.

Dạy học theo định hướng giáo dục STEM dần khẳng định được vai trò quan trọng khi đem đến cho giáo viên và học sinh những trải nghiệm thú vị và hiệu quả. Điểm mạnh của giáo dục STEM là là dạy học gắn liền với thực tiễn, “học đi đôi với hành”. Qua đó, học sinh được phát triển tối đa bản thân, từ tư duy logic, kiến thức khoa học, nắm bắt công nghệ đến việc ứng dụng kĩ thuật vào đời sống. Thông qua giáo dục STEM, Toán học không chỉ đơn thuần là môn Toán mà còn là công cụ, phương tiện để giúp học sinh khám phá cuộc sống, đồng thời hình thành cho học sinh những phẩm chất, năng lực cần thiết. Giáo dục STEM thực sự là một phương pháp giáo dục toàn diện. Chính vì những lí do đó mà tôi chọn đề tài: “Giúp học sinh học tốt môn Toán thông qua dạy học STEM ở trường trung học cơ sở”.

docx 18 trang Thanh Ngân 23/03/2025 270
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt môn Toán thông qua dạy học STEM ở trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt môn Toán thông qua dạy học STEM ở trường Trung học cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt môn Toán thông qua dạy học STEM ở trường Trung học cơ sở
 Chính vì những lí do đó mà tôi chọn đề tài: “Giúp học sinh học tốt môn Toán thông 
qua dạy học STEM ở trường trung học cơ sở”. 
2.1. Các bước và cách thực hiện giải pháp: 
2.1.1. Tăng cường các tiết học có định hướng giáo dục STEM. 
Toán học là môn khoa học cơ bản, có nhiều ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống 
xã hội. Tuy nhiên, từ trước đến nay, giáo viên phần lớn tập trung vào dạy kiến thức và 
bài tập nhưng chưa thực sự khai thác những ứng dụng của Toán học nên học sinh cảm 
thấy Toán là môn học khô khan, không có hứng thú và không nhận thấy được tầm 
quan trọng của Toán học. Vì vậy, giáo viên cần tăng cường các tiết học có định hướng 
giáo dục STEM trong trường học để giúp các em hiểu được ứng dụng của những kiến 
thức Toán học vào thực tế cuộc sống. Thông qua những tiết học có định hướng giáo 
dục STEM, học sinh còn được rèn luyện những năng lực, phẩm chất cần thiết. 
Để tăng cường các tiết học có định hướng giáo dục STEM thì việc đầu tiên giáo viên 
cần có những bài học STEM có nội dung bám sát chương trình giáo dục phổ thông 
2018, gắn kết kiến thức với thế giới tự nhiên hoặc các vấn đề thực tiễn của xã hội; sử 
dụng các phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh tìm tòi khám phá, định hướng 
các hoạt động để giải quyết vấn đề, tình huống được đưa ra. Để xây dựng được bài 
học STEM, giáo viên có thể thực hiện theo quy trình gồm 4 bước: lựa chọn nội dung 
dạy học; xác định vấn đề cần giải quyết; xây dựng tiêu chí sản phẩm, giải pháp giải 
quyết vấn đề; thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học. Đồng thời bài dạy phải ưu 
tiên hợp tác nhóm, sử dụng các thiết bị, công nghệ dễ tiếp cận hoặc có sẵn, chi phí 
thấp và đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện sản phẩm. 
Căn cứ vào cơ sở áp dụng lý thuyết, giáo viên có thể lựa chọn hai hình thức của bài 
dạy STEM: bài dạy STEM khoa học và bài dạy STEM kĩ thuật. 
Bài dạy STEM khoa học chú trọng đến việc tìm tòi, khám phá ra quy luật, bản chất 
của sự vật. Tại đây, học sinh phải tự thiết kế, thí nghiệm để phát hiện ra kiến thức có 
tính khoa học mà lẽ ra đây là những kiến thức giáo viên phải giảng dạy cho học sinh. 
Vai trò của giáo viên là người đồng hành hỗ trợ cho các em trong quá trình khám phá 
tri thức, và điều chỉnh, hoàn thiện kiến thức hoàn chỉnh cho các em. 
Ví dụ: Thiết kế mô hình kiểm nghiệm định lí Pythagore - Bài “Định lí Pythagore 
và ứng dụng” - Toán 8. 5 Mở rộng: nêu được định lí Pythagore đảo.
 6 Khả năng phối hợp, phân chia công việc giữa các thành viên.
 7 Kỹ năng thuyết trình (các hình thức: thuyết trình, poster, powerpoint...).
 8 Áp dụng định lí Pythagore để tính cạnh của tam giác vuông.
Ví dụ: Thiết kế mô hình trục số nguyên di động - Bài “phép cộng và phép trừ số 
nguyên” - Toán 6. 
1. Bài dạy STEM: Phép cộng và phép trừ số nguyên. 
Sau khi học xong bài “Tập hợp các số nguyên”, học sinh đã nắm được trục số nguyên, 
khi đó giáo yêu yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, internet để làm mô hình 
trục số nguyên di động và sử dụng mô hình để cộng trừ hai số nguyên đơn giản. 
Thời gian thực hiện: 1 tuần 
2. Mô tả bài dạy: 
Học sinh dựa vào hướng dẫn của giáo viên và nghiên cứu sách giáo khoa, internet để 
làm mô hình trục số nguyên di động theo yêu cầu. 
Qua mô hình, học sinh biết được cách cộng hai số nguyên cùng dấu và khác dấu.
 Học sinh báo cáo mô hình trục số nguyên di động và giải thích cách cộng trừ hai số 
 nguyên bằng mô hình. 2. Mô tả bài dạy: 
Hướng dẫn học sinh nghiên cứu, tìm hiểu, vận dụng kiến thức về đo góc, tỉ số lượng 
giác của góc nhọn, hệ thức lượng giữa cạnh và góc trong tam giác vuông,.. để chế tạo 
giác kế. Sử dụng giác kế để kiểm chứng lý thuyết, vận dụng nó vào thực hành. 
Ứng dụng một số tính chất hình học: Góc, tỉ số lượng giác của góc nhọn, hệ thức giữa 
cạnh và góc trong tam giác vuông. Áp dụng đo khoảng cách giữa hai điểm, chiều cao 
gián tiếp trong thực tế. 
Học sinh hiểu, biết vận dụng các dụng cụ đo góc cho mỗi tình huống hợp lí trong quá 
trình đo đạc. Sau khi hoàn thành, học sinh sẽ được thử nghiệm đo chiều cao của vật, 
cột cờ,.. và tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm. 
3. Tiêu chí đánh giá sản phẩm: 
 STT Tiêu chí
 1 Đo được các góc trên mặt đất, cho kết quả nhanh chóng.
 2 Mô tả và giải thích được cách đo. Hiểu kiến thức về góc, đo đạc để làm 
 giác kế.
 3 Sản phẩm có tính thẩm mỹ, vật liệu sử dụng phù hợp, có tính ổn định khi 
 sử dụng.
 Bản thiết kế chi tiết có kèm hình ảnh, mô tả rõ kích thước, hình dạng của 
 4
 giác kế và các nguyên vật liệu sử dụng,...
 5 Khả năng phối hợp, phân chia công việc giữa các thành viên.
 6 Kỹ năng thuyết trình (các hình thức: thuyết trình, poster, powerpoint...).
 Sử dụng kiến thức về tỉ số lượng giác của góc nhọn, hệ thức giữa cạnh và 
 7 góc trong tam giác vuông trong quá trình thực hành đo chiều cao cột cờ (sử 
 dụng giác kế).
Trong quá trình lựa chọn những bài dạy STEM, giáo viên nên ưu tiên những bài học 
tiết thực hành trải nghiệm trong chương trình. Bên cạnh đó, giáo viên có thể khai thác 
những bài học có kiến thức ứng dụng thực tế. Đây sẽ là những bài học mà khi dạy học 
theo định hướng giáo dục STEM sẽ giúp cho tiết học đạt được những mục tiêu ngoài 
mong đợi. Việc tăng cường các tiết học theo định hướng giáo dục STEM sẽ giúp cho 
học sinh hiểu sâu sắc hơn lí thuyết khi chế tạo ra những sản phẩm thể hiện nội dung thức mới và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề cũng như tăng cường tổ chức 
hoạt động theo nhóm để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh. 
2.1.2. Tăng cường trải nghiệm thực hành, báo cáo sản phẩm STEM liên quan đến nội 
dung bài học. 
Thực hành trải nghiệm là phương pháp học tập học đi đôi với hành, áp dụng kiến thức 
vào thực tiễn cuộc sống. Qua đó, học sinh được tiếp cận kiến thức môn Toán ở mức 
độ gần gũi hơn với bản thân, nhờ đó mà các em có được những trải nghiệm thú vị với 
kiến thức môn Toán. Trong quá trình này, học sinh đóng vai trò trung tâm, tự tìm tòi, 
nghiên cứu, tìm mối liên hệ giữa những kiến thức đã biết với sản phẩm STEM cần áp 
dụng, thậm chí các em còn có khả năng phát hiện ra những kiến thức mới mở rộng mà 
giáo viên hay trong chương trình không có. Qua đó, học sinh được phát triển tư duy 
một cách mạnh mẽ và cảm thấy vui vẻ, hứng thú với mọi thứ xung quanh cuộc sống, 
muốn tìm kiếm những kiến thức để giải thích, nghiên cứu những điều đó. Nhờ đó mà 
động lực của các em ngày càng cao, cảm giác đạt được những kết quả, thành tựu sẽ 
giúp học sinh hứng thú và say mê với môn Toán học; đồng thời cũng thấy được tầm 
quan trọng của Toán học đối với đời sống, nuôi dưỡng niềm đam mê nghiên cứu khoa 
học của học sinh.
 Học sinh giới thiệu dụng cụ kiểm tra tốc độ của gió. Việc dạy học theo bài dạy STEM hay dạy học thực hành trải nghiệm, báo cáo STEM 
cũng có những hạn chế nhất định như phải bám sát yêu cầu cần đạt và thời lượng theo 
phân phối chương trình. Nên những sản phẩm STEM của học sinh ít sử dụng kiến 
thức liên môn về khoa học, công nghệ, kỹ thuật mà chủ yếu tập trung vào kiến thức 
Toán học. Vậy nên, việc tổ chức các cuộc thi STEM, nghiên cứu khoa học sẽ là một 
môi trường, cơ hội cho học sinh được thoả sức nghiên cứu, sáng tạo bằng cách liên kết 
những kiến thức ở cả bốn mảng: Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Đây 
cũng là một sân chơi bổ ích giúp các em thể hiện bản thân, khẳng định năng lực và 
nuôi dưỡng niềm đam mê nghiên cứu của các em.
 Sản phẩm “Hệ thống tưới nước tự động” của lớp 9.1 trong ngày hội vận dụng kiến 
 thức kỹ năng.
Trong quá trình đó, giáo viên sẽ là người hội ý với tổ, nhóm chuyên môn đề xuất cho 
Đoàn, Đội và nhà trường trong việc tạo môi trường học tập lành mạnh, sân chơi khoa 
học bổ ích dành cho học sinh toàn trường, giúp các bậc phụ huynh, học sinh và quý 
thầy cô tiếp cận sâu hơn về phương pháp giáo dục STEM và nghiên cứu khoa học 
trong dạy và học. Đây cũng là cơ hội để các em được tham gia và trải nghiệm các hoạt 
động khoa học lý thú, áp dụng kiến thức vào thực tiễn, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo 
dục và mục tiêu của chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Nền tảng cho những cuộc thi STEM, nghiên cứu khoa học đạt kết quả tốt chính là câu 
lạc bộ STEM. Đây là tiền đề phát triển hoạt động sáng tạo khoa học kĩ thuật và triển 
khai các dự án nghiên cứu trong khuôn khổ trường học. Bên cạnh đó, tham gia câu lạc 
bộ STEM và nghiên cứu khoa học kĩ thuật là cơ hội để học sinh thấy được năng lực, 
sở thích, giá trị của bản thân, nuôi dưỡng niềm đam mê khám phá, sáng tạo, từ đó định 
hướng nghề nghiệp sau này. Điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, trong quá trình thực hiện sản phẩm STEM sử 
dụng đồ dùng đơn giản nên đôi lúc không đáp ứng được yêu cầu của sản phẩm. 
Giáo viên còn trẻ, đôi khi còn gặp khó khăn trong quá trình lựa chọn nội dung và cách 
tổ chức dạy học STEM thể hiện rõ được nội dung kiến thức và phát huy các năng lực 
của học sinh. 
Những sản phẩm STEM yêu cầu liên môn cao nhưng học sinh không nắm vững kiến 
thức nên trong quá trình thực hành làm sản phẩm gặp nhiều khó khăn. 
2.3. Nội dung cải tiến, sáng tạo đề nghị công nhận là sáng kiến. 
Toán học được xem là ngôn ngữ không thể thiếu để tiếp cận và khám phá thế giới. 
Toán học chính là phương tiện rèn luyện những phẩm chất và năng lực giúp các em 
giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, áp dụng vào các phương diện Khoa học, Kĩ 
thuật, Công nghệ. Vậy nên việc dạy học Toán theo định hướng dạy học STEM sẽ giúp 
học sinh có được những phẩm chất và năng lực cần thiết phục vụ cho cuộc sống sau 
này. Mặc khác, học sinh THCS là đối tượng học sinh đang trong giai đoạn hiếu động, 
thích khám phá thế giới. Việc đưa STEM vào dạy học sẽ giúp các em hứng thú với 
Toán học, không cảm thấy Toán là môn học khô khan chỉ có lí thuyết suông, từ đó tạo 
động cơ học tập, khơi dậy niềm đam mê đối với môn Toán, đồng thời phát hiện được 
năng lực sở thích để định hướng nghề nghiệp sau này. 
2.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến. 
 Sáng kiến làm rõ vai trò của dạy học STEM 
trong việc giúp học sinh học tốt môn Toán, đáp 
ứng yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn hội 
nhập quốc tế. Sau khi áp dụng biện pháp trên, 
tôi nhận thấy học sinh rất hào hứng, thích thú và 
yêu thích những hoạt động, bài học có nội dung 
dạy học STEM. Các em hiểu rõ, nhớ kiến thức 
lâu hơn nhờ có sự liên tưởng đến sản phẩm STEM và cảm thấy yêu thích môn Toán 
hơn. Việc đưa dạy học STEM vào môn Toán cũng giúp các em thấy được vai trò quan 
trọng của môn Toán đối với Khoa học, Kĩ thuật, Công nghệ và đời sống từ đó nuôi 
dưỡng niềm đam mê khám phá, nghiên cứu, sáng tạo của học sinh. Bên cạnh đó, 
những năng lực như thiết kế, sử dụng công nghệ thông tin, thuyết trình, hợp tác (%) (%) (%) (%) (%)
Đầu năm 
lớp 8 76 8 10,53 10 13,16 37 48,68 21 27,63 0 0
20232024
Cuối HKI 
lớp 8 năm 
 76 9 11,84 14 18,42 36 47,37 17 22,37 0 0
2023-
2024
3. Những thông tin cần được bảo mật: Không. 
4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
Dạy học STEM Toán học sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn. Tuy nhiên, việc lựa chọn nội 
dung dạy STEM, tổ chức dạy học STEM như thế nào vẫn là điều giáo viên cần học 
hỏi thêm. Với vai trò là người tổ chức, để dạy học STEM đạt hiệu quả vừa thể hiện 
được nội dung kiến thức, vừa phát huy được phẩm chất năng lực của học sinh đòi hỏi 
người giáo viên phải không ngừng học tập, chọn lọc nội dung, suy nghĩ cách thức tổ 
chức sao cho linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế. 
Việc đưa dạy học STEM vào môn Toán phải đáp ứng mục tiêu của chương trình giáo 
dục phổ thông 2018. Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế và năng lực của học sinh cũng là 
yếu tố giáo viên cần cân nhắc trong quá trình lựa chọn hình thức, nội dung dạy học 
STEM. 
Trong quá trình thực hiện những sản phẩm STEM yêu cầu liên môn cao, giáo viên cần 
thể hiện rõ vai trò đồng hành, giúp đỡ học sinh. Giáo viên cần hỗ trợ về mặt kiến thức 
và giúp các em điều chỉnh hướng nghiên cứu khi học sinh gặp khó khăn hay mắc sai 
lầm. 
5. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu:
 Ngày, Trình độ Nội dung, 
 Nơi công Chức 
 TT Họ và tên tháng chuyên công việc 
 tác danh
 năm sinh môn hỗ trợ
 1 Đỗ Thị 21/10/1996 Trường Giáo viên Đại học Đóng góp 
 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
Hồ sơ đính kèm: 
Học sinh lớp 8 thử nghiệm điều chỉnh giác kế.
 Học sinh lớp 9 báo cáo dụng cụ “kính tiềm vọng”.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_hoc_tot_mon_toan_thong_q.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt môn Toán thông qua dạy học STEM ở trường Trung học cơ sở.pdf