Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển đối với học sinh trường THPT Diễn Châu 5 thông qua bài “quang hợp ở thực vật“ – Sinh học 11

Rừng là yếu tố quan trọng nhất của bầu khí quyển. Nó đóng vai trò to lớn trong hệ sinh thái, môi trường, sự sống của con người và sự phát triển của nền kinh tế xã hội.
Rừng được ví như lá phổi xanh của trái đất, giữ không khí trong lành: Do cây xanh có khả năng quang hợp nên rừng là một nhà máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO2 và cung cấp O2. Đặc biệt ngày nay khi hiện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, vai trò của rừng trong việc giảm lượng khí CO2 là rất quan trọng. Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm; khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối.
Rừng cũng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia: Cung cấp nguồn gỗ làm vật liệu xây dựng, nguồn nhiên liệu phục vụ cho đời sống hằng ngày của con người; thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến lâm sản, gỗ, sợi, giấy,… phát triển mạnh mẽ; cung cấp một nguồn dược liệu rất quý và nguồn thực phẩm dồi dào phục vụ cho đời sống con người; rừng còn giúp thúc đẩy các hoạt động du lịch, khám phá thiên nhiên, thám hiểm.
Đặc biệt Rừng phi lao phòng hộ ven biển ngoài các vai trò trên thì còn có vai trò rất lớn trong việc chắn cát, chắn gió và sóng biển, nhất là vào mùa mưa bão; chống sa mạc hóa các khu dân cư ven biển và giữ mạch nước ngầm cho người dân ven biển. Không những thế mà cây phi lao còn có nhiều công dụng trong đời sống như lá được dùng làm bột giấy thô và là nguồn thức ăn tốt cho trâu bò. Vỏ cây có chứa tanin, chất này thường được dùng trong ngành thuộc da, nhuộm lưới đánh cá; gỗ phi lao thường dùng trong xây dựng, trụ mỏ, đóng đồ gỗ và làm củi; các bộ phận của phi lao như lá, rễ, vỏ thân, quả được dùng làm thuốc, ngoài ra cây phi lao còn được sử dụng làm cây cảnh, cây bóng mát và cây bonsai.
Như vậy vai trò của rừng nói chung và rừng phi lao phòng hộ ven biển nói riêng rất quan trọng trong đời sống sản xuất, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên ở các vùng ven biển người dân đã dành đất cho các việc phát triển kinh tế như : xây dựng hồ nuôi tôm, nhà hàng và khách sạn ven biển nên nhiều diện tích rừng phi lao đang dần bị chặt phá khiến gia tăng tình trạng xâm thực nước biển, đất đai nhiễm mặn, sạt lở đê kè và các công trình hạ tầng dân sinh, đe dọa đến tính mạng con người và góp phần làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Đối với HS THPT nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy ý thức bảo vệ môi trường sống của HS còn chưa tốt. Các em vô tư bẻ cây, hái cành, vứt rác bừa bãi, sử dụng điện chưa hợp lí và chưa có ý thức bảo vệ chăm sóc cây xanh,….
Qua khảo sát, tôi thấy có một số lượng lớn HS sống tại các xã thuộc vùng ven biển như Diễn Thành, Diễn Trung, Diễn Thịnh, Diễn An,… nhưng đa số các em chưa hiểu rõ vai trò của cây phi lao trong đời sống cũng như vai trò của rừng phi lao phòng hộ ven biển, nhiều em nhận thức chưa đúng trong việc bảo vệ và phát triển rừng phi lao phòng hộ ven biển.
Chương trình giáo dục phổ thông mới (2018) được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.
Như vậy, để quan tâm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện cho học sinh đồng thời góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển nói riêng cho học sinh trường THPT Diễn Châu 5 đóng trên địa bàn huyện Diễn Châu, nơi có 341,52 ha rừng phi lao chắn cát và chắn gió, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: giáo dục ý thức bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển đối với học sinh trường THPT Diễn Châu 5 thông qua bài 8 “quang hợp ở thực vật – sinh học 11”.
pdf 52 trang Thanh Ngân 26/01/2025 840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển đối với học sinh trường THPT Diễn Châu 5 thông qua bài “quang hợp ở thực vật“ – Sinh học 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển đối với học sinh trường THPT Diễn Châu 5 thông qua bài “quang hợp ở thực vật“ – Sinh học 11

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển đối với học sinh trường THPT Diễn Châu 5 thông qua bài “quang hợp ở thực vật“ – Sinh học 11
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ RỪNG PHI LAO PHÒNG HỘ 
 VEN BIỂN ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU V 
THÔNG QUA BÀI 8 “QUANG HỢP Ở THỰC VẬT – SINH HỌC 11” 
 Lĩnh vực: Sinh học 
 DANH MỤC VIẾT TẮT 
THPT : Trung học phổ thông 
GV : Giáo viên 
HS : Học sinh 
PPDH : Phương pháp dạy học 
PP : Phương pháp 
SL : Số lượng 
DH : Dạy học 
 em chưa hiểu rõ vai trò của cây phi lao trong đời sống cũng như vai trò của rừng 
phi lao phòng hộ ven biển, nhiều em nhận thức chưa đúng trong việc bảo vệ và 
phát triển rừng phi lao phòng hộ ven biển. 
 Chương trình giáo dục phổ thông mới (2018) được xây dựng theo định 
hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và 
rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người 
học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh 
các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt 
đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân 
có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát 
triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời 
đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. 
 Như vậy, để quan tâm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo 
môi trường học tập và rèn luyện cho học sinh đồng thời góp phần giáo dục ý thức 
bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển nói riêng 
cho học sinh trường THPT Diễn Châu 5 đóng trên địa bàn huyện Diễn Châu, nơi 
có 341,52 ha rừng phi lao chắn cát và chắn gió, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài : 
giáo dục ý thức bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển đối với học sinh trường 
THPT Diễn Châu 5 thông qua bài 8 “quang hợp ở thực vật – sinh học 11”. 
 1.2. Mục tiêu của đề tài: 
 - Thiết kế bài dạy “Quang hợp ở thực vật – Sinh học 11” chú trọng những nội 
dung học tập có tính tổng quát, tập trung vào phát huy phẩm chất và năng lực của 
học sinh và nội dung tích hợp với những vấn đề gắn liền với thực tiễn và các hoạt 
động trải nghiệm để giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven 
biển, bảo vệ môi trường sống. 
 - Vận dụng kiến thức đã học từ bài học để học sinh ở huyện ven biển tham gia 
hoạt động trải nghiệm thi tìm hiểu về công dụng của cây phi lao trong đời sống, vai 
trò của rừng phi lao phòng hộ ven biển, công tác bảo vệ và phát triển rừng phi lao 
tại địa phương từ đó hình thành ý thức bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển và 
bảo vệ môi trường sống tại địa phương mình, bồi dưỡng cho các em tình yêu và ý 
thức trách nhiệm với quê hương. 
 1.3. Đối tượng và phạm vi của đề tài 
 a. Đối tượng: 
 - Đề tài nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới giáo 
dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học nói chung và 
những định hướng đổi mới trong môn Sinh học nói riêng. 
 - Dạy học gắn liền với hoạt động trải nghiệm tìm hiểu về công dụng của 
cây phi lao trong đời sống, vai trò của rừng phi lao phòng hộ ven biển, công tác 
bảo vệ và phát triển rừng phi lao này tại địa phương, áp dụng cho các đối tượng 
học sinh THPT ven biển huyện Diễn Châu. 
 2 
 khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ 
năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức 
học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa 
học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. 
Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết 
số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy 
học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới 
phương pháp dạy học theo hướng này. 
 Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình 
giáo dục tiếp cận nội dung sang hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất người 
học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS 
vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện 
chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, 
cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành, phát triển năng lực và 
phẩm chất của người học. 
 Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ 
GD&ĐT chia sẻ: “Hoạt động trải nghiệm không phải là một môn học riêng biệt mà 
là hoạt động giáo dục được gắn liền và đan xen với các môn học trong chương 
trình Giáo dục phổ thông 2018. Ở đó học sinh sẽ được thực hành, trải nghiệm các 
kiến thức đã học vào thực tế và qua thực tế sẽ rèn luyện, bổ sung, củng cố thêm 
kiến thức. Hoạt động trải nghiệm có vai trò quyết định trong việc hình thành năng 
lực, phẩm chất học sinh”. 
 Như vậy để hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất của người học thì 
cần dạy học gắn liền với hoạt động trải nghiệm. 
 1.2. Cơ sở thực tiễn. 
 1.2.1. Thực trạng về việc bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển của 
người dân ở ven biển Huyện Diễn Châu. 
 Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An có diện tích tự 
nhiên là 30.492,36 ha, dân số đến hết năm 2020 là gần 300.000 người. Huyện Diễn 
Châu có 36 xã, 1 thị trấn và có 25 km bờ biển, chạy dài từ xã Diễn Trung ra đến 
xãDiễn Hùng tạo thành hình cánh cung lõm vào đất liền tạo thành một vịnh nhỏ, 
một số người gọi đó là Vịnh Diễn Châu. Thiên nhiên ban tặng cho Diễn Châu 
nhiều cảnh quan đẹp, khí hậu biển mát lành. Biển Diễn Châu giàu hải sản, thềm lục 
địa bằng phẳng, có bãi tắm và khu nghỉ mát Diễn Thành. 
 Hiện nay ngoài áp lực về sự gia tăng dân số, còn do sự phát triển của kinh tế 
thị trường nên nhiều người chú trọng dành đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế 
khác, trong đó có xây dựng hồ nuôi tôm, xây dựng các quán, nhà hàng, nhà nghỉ và 
khách sạn ven biển nên rừng phi lao phòng hộ ven biển đang dần bị chặt phá làm 
cho diện tích rừng phi lao này ngày một thu hẹp khiến gia tăng tình trạng xâm thực 
nước biển, đất đai nhiễm mặn, sạt lở đê kè, các công trình hạ tầng dân sinh, đe dọa 
đến tính mạng con người và góp phần làm nhiệt độ trái đất tăng cao. 
 4 
STT Các tiêu chí SL Tỉ lệ % 
 Thầy/ Cô sử dụng PP tổ chức DH gắn liền với hoạt 
 dộng trải nghiệm trong môn Sinh học như thế nào? 5 100 
 (Chỉ chọn một phương án) 
 1 
 Thường xuyên 0 0 
 Thỉnh thoảng 2 40,0 
 Chưa bao giờ 3 60,0 
 Theo thầy/ cô mức độ cần thiết của việc sử dụng PP 
 tổ chức DH gắn liền với hoạt dộng trải nghiệm trong 
 5 100 
 môn Sinh học học là gì ? 
 2 (Chỉ chọn một phương án) 
 Rất cần thiết 0 0 
 Bình thường 1 20,0 
 Không cần thiết 4 80,0 
 Theo thầy/ cô việc sử dụng PPDH truyền thống 
 trong dạy học môn Sinh học có vai trò như thế nào ? 5 100 
 (Có thể lựa chọn nhiều phương án) 
 Học sinh được lĩnh hội tri thức mới 5 100 
 3 Gây hứng thú, tạo không khí học tập sôi nổi 2 40,0 
 HS được trình bày, thể hiện mình trước đám đông 1 20,0 
 Được giao lưu, trao đổi, tranh luận với các bạn 1 20,0 
 Được trải nghiệm cùng thiên nhiên 0 0 
 Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh 1 20,0 
 Theo thầy/cô để liên hệ kiến thức bài 8 “quang hợp ở 
 thực vật – sinh học 11” với thực tiễn thì cần thực 
 5 100 
 hiện những hoạt động nào sau đây? 
 (Có thể lựa chọn nhiều phương án) 
 4 
 Tổ chức HS tìm hiểu kiến thức trong bài 5 100 
 Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi liên quan kiến thức bài học 5 100 
 Tổ chức HS hoạt động trải nghiệm để giáo dục HS ý thức 
 bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển. 0 0 
 Bảng 1.1. “Nhận thức của giáo viên trong việc vận dụng PP tổ chức DH gắn 
 liền với hoạt động trải nghiệm và PPDH truyền thống trong dạy học môn Sinh 
 học ở trường THPT”. 
 Qua bảng 1.1 cho thấy số lượng giáo viên sử dụng PP tổ chức DH gắn 
 6 
 Trong quá trình học môn Sinh học, em nhận thấy việc 
 giáo dục ý thức bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển 246 100 
 có cần thiết không? (Chỉ chọn một phương án) 
 5 
 Không cần thiết 189 76,8 
 Cần thiết 53 21,6 
 Rất cần thiết 4 1,6 
 Theo em, bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển thuộc 
 246 100 
 về trách nhiệm của ai? (Chỉ chọn một phương án) 
 6 Các đơn vị chủ rừng 146 59,3 
 Các cơ nhà nước 75 30,5 
 Toàn dân 25 10,2 
 Em hãy cho biết, cây phi lao có những vai trò nào sau 
 246 100 
 đây? (Có thể lựa chọn nhiều phương án) 
 Bảo vệ môi trường sống cho con người 198 80,5 
7 
 Cung cấp gỗ, củi 39 15,9 
 Nhiều bộ phân của cây có thể dùng làm thuốc chữa bệnh 4 1,6 
 Lá cây được dùng làm thức ăn cho gia súc 5 2,0 
 8 Theo em rừng phi lao phòng hộ ven biển có vai trò chủ 
 246 100 
 yếu nào sau đây? (Chỉ chọn một phương án) 
 Chắn gió, điều tiết dòng chảy, cung cấp gỗ, bảo tồn nguồn 
 183 74,4 
 gen sinh vật rừng 
 Chắn gió, chắn cát bay, bảo tồn nguồn gen sinh vật rừng 34 13,8 
 Chắn gió, chắn cát bay, ngăn chặn sự xâm nhập mặn 29 11,8 
 Em đánh giá như thế nào về việc vận dụng các phương 
 pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, vấn đáp, 
 9 246 100 
 của giáo viên trong dạy học môn Sinh học ? 
 (Có thể lựa chọn nhiều phương án) 
 Giờ học không sôi nổi, học sinh không hứng thú 189 76,8 
 Học sinh không phát huy được tính tích cực, chủ động,
 182 73,9 
 sáng tạo 
 Tạo hứng thú học tập, học sinh được phát huy tính sáng
 58 23,6 
 tạo, được tranh luận với bạn và thể hiện mình 
 8 
 TIẾT 7 BÀI 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT 
 (Thời lượng: 1 tiết) 
 I. MỤC TIÊU 
 1. Về năng lực: 
 a. Năng lực chung: 
 Giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo 
 b. Năng lực sinh học: 
 - Nhận thức sinh học: 
 + Trình bày được vai trò của quá trình quang hợp. 
 + Trình bày được lá cây là cơ quan chứa các lục lạp 
 + Nêu được thành phần, vai trò của hệ sắc tố quang hợp. 
 - Tìm hiểu thế giới sống: 
 Nêu được một số sản phẩm tạo ra nhờ quang hợp. 
 - Vận dụng kiến thức đã học: 
 Vận dụng kiến thức đã học từ bài học để học sinh ở huyện ven biển tham gia 
hoạt động trải nghiệm thi tìm hiểu về công dụng của cây phi lao trong đời sống, vai 
trò của rừng phi lao phòng hộ ven biển, công tác bảo vệ và phát triển rừng phi lao 
này tại địa phương từ đó hình thành ý thức bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển 
và bảo vệ môi trường sống tại địa phương mình. 
 2. Về phẩm chất: 
 Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm và yêu nước. 
 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 
 1. Giáo viên 
 a. Phương tiện: 
 - Hình ảnh của bài 8, các hình ảnh sưu tầm được để phục vụ cho bài học. 
 - Khẩu hiệu tuyên truyền, nội dung chương trình, hệ thống câu hỏi, phiếu chấm 
khi học sinh tham gia thi tìm hiểu về công tác bảo vệ và phát triển rừng. 
 b. Phương pháp- kĩ thuật dạy học: 
 - Kết hợp nhiều phương pháp: Sử dụng phương pháp dạy học trực quan, dạy 
học giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, dạy học trải nghiệm (GV hướng dẫn HS tự 
tham quan khảo sát rừng phi lao phòng hộ ven biển Nam Diễn Châu, gắn liền với 
hoạt động trải nghiệm thi tìm hiểu về cây phi lao, rừng và rừng phi lao phòng hộ 
ven biển). 
 - KTDH: tia chớp 
 2. Học sinh. 
 - Chuẩn bị trước nội dung bài 8 theo nhóm, kế hoạch tự học của nhóm. 
 10 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_y_thuc_bao_ve_rung_phi_lao_ph.pdf