Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tạo hứng thú học tập môn Địa lí cho học sinh khối 8

Địa lí là một môn khoa học gần gũi và có rất nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống hàng ngày. Học môn Địa lí sẽ giúp cho học sinh giải thích được các hiện tượng tự nhiên và xã hội xảy ra xung quanh cuộc sống của các em. Giúp các em hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng một cách khoa học và linh hoạt. Địa lí là môn học được tích hợp vào giảng dạy trong nhiều môn học, đặc biệt là môn Lịch sử, vì vậy khi học tốt môn này sẽ giúp cho các em có tư duy tốt hơn để học tập các môn khác, là cơ sở để hình thành hứng thú học tập của các em.

Chính bởi hứng thú học tập môn Địa lí từ thời phổ thông nên tôi đã quyết định học ngành Sư phạm Địa lí và giờ đây tôi đã trở thành một giáo viên Địa lí với hơn năm năm kinh nghiệm, vì vậy tôi nhận thấy việc hứng thú học tập đối với một môn học là rất quan trọng vì nó có thể quyết định cả tương lai sau này.

Thực tế qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy nhiều học sinh chưa quan tâm đích đáng tới môn Địa lí nên ý thức học tập của các em còn chưa tốt. Đặc biệt là học sinh khối 8 với nhiều biểu hiện như không làm bài tập về nhà, không giơ tay phát biểu và hay nói chuyện trong giờ học, dẫn đến kết quả học tập chưa cao trong năm học 2020 – 2021. Chính vì vậy, việc nghiên cứu giải pháp tạo hứng thú học tập môn Địa lí cho học sinh khối 8 là rất cần thiết vì nó giúp cho giáo viên thấy được quan niệm của học sinh về môn Địa lí, từ đó điều chỉnh cách dạy phù hợp, đồng thời có phương pháp tác động vào ý thức học tập của học sinh. Qua đó giúp học sinh yêu môn học, thêm hiểu biết về tầm quan trọng của môn học để say mê, tìm tòi, học hỏi để từ đó có cách học tốt hơn.

Với những lý do trên, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Giải pháp tạo hứng thú học tập môn Địa lí cho học sinh khối 8” làm đề tài nghiên cứu, qua đề tài này giúp tôi có cái nhìn bao quát về hứng thú học tập của học sinh đối với môn Địa lí và việc nghiên cứu đề tài thành công sẽ có nhiều ứng dụng cho việc giảng dạy của tôi và giáo viên dạy Địa lí sau này.

docx 38 trang Thanh Ngân 05/04/2025 230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tạo hứng thú học tập môn Địa lí cho học sinh khối 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tạo hứng thú học tập môn Địa lí cho học sinh khối 8

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tạo hứng thú học tập môn Địa lí cho học sinh khối 8
 MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU...........................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...............................................................................1
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ..........................................1
2.1. Mục đích nghiên cứu................................................................................1
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU....................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................2
3.2. Khách thể nghiên cứu ..............................................................................2
4. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ............................................2
4.1. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................2
4.2. Thời gian nghiên cứu ...............................................................................2
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................2
5.1. Phương pháp khảo sát thực tế.................................................................2
5.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu...................................................2
5.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp ......................................................3
5.4. Phương pháp so sánh ...............................................................................3
5.5. Phương pháp bản đồ - biểu đồ ................................................................3
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ...............................................3
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.................................................................4
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÍ...............4
1.1. Khái niệm hứng thú, hứng thú học tập môn Địa lí ...............................4
1.2. Đặc điểm và phân loại hứng thú học tập môn Địa lí.............................4
1.2.1. Đặc điểm hứng thú học tập môn Địa lí ................................................4
1.2.2. Phân loại hứng thú học tập môn Địa lí.................................................4
1.3. Biểu hiện của hứng thú học tập môn Địa lí............................................5
1.4. Vai trò của hứng thú học tập môn Địa lí................................................6
1.5. Vai trò của giáo dục Địa lí trong nhà trường.........................................6 4.8. Đối với học sinh yếu, kém ......................................................................20
4.9. Kết hợp nhiều loại hình kiểm tra, đánh giá .......................................20
5. KẾT QUẢ...................................................................................................20
5.1. Về phía thầy ............................................................................................21
5.2. Về phía trò...............................................................................................21
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................22
1. KẾT LUẬN ................................................................................................22
2. KHUYẾN NGHỊ........................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................24
PHỤ LỤC .......................................................................................................25 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
 Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài tập trung tìm hiểu hứng thú học tập 
môn Địa lí của học sinh khối 8 trường THCS Việt Nam – Angiêri thông qua 
phiếu khảo sát. Qua đó, tìm ra được các nguyên nhân làm cho học sinh hứng 
thú, không hứng thú học tập môn Địa lí, để từ đó đề ra các giải pháp nhằm tạo 
hứng thú học tập cho học sinh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Để đạt được mục đích đề ra, tôi xác định các nhiệm vụ mà mình cần phải 
làm trong phạm vi bài nghiên cứu này là:
 - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về hứng thú học tập môn Địa lí của 
học sinh khối 8 trường THCS Việt Nam – Angiêri.
 - Khảo sát thực trạng hứng thú học tập môn Địa lí của học sinh khối 8 
trường THCS Việt Nam – Angiêri.
 - Tìm ra được các nguyên nhân làm cho học sinh hứng thú, không hứng thú 
học tập môn Địa lí.
 - Đưa ra các giải pháp nhằm tạo hứng thú học tập môn Địa lí cho học sinh.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hứng thú học tập môn Địa lí.
3.2. Khách thể nghiên cứu
 Khách thể nghiên cứu của đề tài là học sinh.
4. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
4.1. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khối 8 THCS Việt Nam – Angiêri.
4.2. Thời gian nghiên cứu
 Thời gian nghiên cứu của đề tài từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp khảo sát thực tế như sử dụng các tính năng của phần mềm Mapinfo, Excel để thành lập một số 
bản đồ, biểu đồ nhằm minh họa trực quan cho những ví dụ được nêu.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
 - Khảo sát thực tế để từ đó biết được hứng thú học tập của học sinh khối 8 đối 
với môn Địa lí.
 - Tìm ra được các nguyên nhân làm cho học sinh hứng thú, không hứng thú 
học tập môn Địa lí.
 - Đưa ra các giải pháp nhằm tạo hứng thú học tập môn Địa lí cho học sinh 
khối 8.
 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÍ
 1.1. Khái niệm hứng thú, hứng thú học tập môn Địa lí
 - Thuật ngữ hứng thú trong Tâm lí học có nhiều cách hiểu với những khía 
cạnh khác nhau, theo đại từ điển Tiếng Việt, hứng thú biểu hiện một nhu cầu, 
làm cho chủ thể thích thú và huy động sinh lực để cố gắng thực hiện. Hứng thú 
thể hiện nhu cầu nhận thức nhằm đảm bảo cho nhân cách ý thức được mục đích 
hoạt động và tạo điều kiện cho việc định hướng, làm quen với những sự việc 
mới, cho việc phản ánh hiện thực một cách đầy đủ và sâu sắc hơn. Hứng thú 
được thể hiện thông qua cảm xúc gắn với quá trình nhận thức, qua sự chú ý của 
chủ thể đến đối tượng nhận thức.
 - Theo quan điểm của các nhà tâm lí học Việt Nam, Nguyễn Hữu Nghĩa coi: 
“Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý 
nghĩa quan trọng trong đời sống vừa có khả năng đem lại cho cá nhân một sự 
hấp dẫn về tình cảm”. Còn theo Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy: 
“Khi ta có hứng thú về một cái gì đó thì cái đó bao giờ cũng được ta ý thức, 
hiểu ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của ta. Hơn nữa ở ta xuất hiện một tình + Ở trong giờ học: biểu hiện của hứng thú là chăm chú nghe giảng, tích cực 
giơ tay phát biểu ý kiến, xây dựng bài, có vấn đề gì thắc mắc trong tiết học thì 
trao đổi với thầy, cô và bạn bè để được sự giải đáp.
 + Ngoài giờ học: học bài, soạn bài mới, làm bài tập về nhà, đọc thêm các 
loại sách về Địa lí phục vụ cho học tập, vẽ bản đồ, sơ đồ, biểu đồ để học tốt 
môn Địa lí, ngoài ra hứng thú học tập môn Địa lí còn thể hiện ở các buổi tham 
quan thắng cảnh đẹp, đi du lịch, vui chơi giải trí.
 - Hứng thú làm nảy sinh khát vọng, hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt 
động nhận thức, tăng sức làm việc, khả năng sáng tạo, giáo dục ý thức con 
người. Ví dụ khi học sinh học xong nội dung bài 38: “Bảo vệ tài nguyên sinh 
vật Việt Nam” SGK Địa lí 8 trang 133, học sinh hiểu được sự cần thiết phải bảo 
vệ tài nguyên sinh vật trên Trái Đất, Việt Nam và địa phương, từ đó vận dụng 
vào thực tế là các em tích cực trồng cây gây rừng, yêu quý thiên nhiên và phê 
phán hành động chặt phá rừng, săn bắt động vật, thực vật quý hiếm.
 - Hứng thú là một nhân tố quan trọng, đặc biệt đối với môn Địa lí là môn học 
gần gũi với cuộc sống học sinh vì vậy có thể khẳng định trong giờ học môn Địa 
lí, việc giáo viên tạo hứng thú học tập cho học sinh và học sinh có hứng thú học 
tập sẽ tạo ra sự thành công của giờ học. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy môn 
Địa lí, người giáo viên tạo được hứng thú với học sinh thì đó là một lợi thế để 
dẫn đến sự thành công cho tiết học và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học 
trong nhà trường.
 1.4. Vai trò của hứng thú học tập môn Địa lí
 - Hứng thứ học tập môn Địa lí sẽ giúp các em có tinh thần học bài, tìm thấy 
cái lí thú, cái hay trong môn học, không cảm thấy khô cứng, khó hiểu nữa. Từ 
đó tạo niềm say mê học tập, đồng thời nó làm cho các em nhận thức đúng đắn 
hơn các vấn đề về tự nhiên và kinh tế - xã hội như giải thích được hiện tượng tự 
nhiên và kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, yêu quý thiên nhiên, yêu quê 
hương đất nước và con người Việt Nam, giáo dục dân số... - Năm học 2021 – 2022, khối 8 của trường gồm 10 lớp với 546 học sinh, 
trong đó tôi được nhà trường phân công dạy 3 lớp: 8a2, 8a6, 8a9 với 162 học 
sinh. 
 - So với năm học 2021 – 2022, số lớp 8 mà tôi giảng dạy trong năm học 
2020 – 2021 tuy không có lớp chọn nhưng số lượng lớp giảm 1, đây là một 
thuận lợi để việc nghiên cứu đề tài được dễ dàng, sâu sát và đạt kết quả cao. 
 2.2. Thực trạng hứng thú học tập môn Địa lí của học sinh khối 8 năm học 
2021-2022
 Để thực hiện đề tài này, tôi đã thực hiện phương pháp khảo sát trực tuyến 
cho học sinh khối 8, do khách quan dịch bệnh covid nhà trường tổ chức học 
theo hình thức online. Đến 7/2 dịch bệnh có xu hướng giảm nhà trường đã tổ 
chức học tập học sinh trực tiếp. Phiếu khảo sát gồm có tất cả 10 câu hỏi trắc 
nghiệm khách quan cho các em học sinh lựa chọn một cách khách quan, trung 
thực, các em học sinh làm với hình thức đánh dấu x vào ô các em lựa chọn, 
trong số 10 câu hỏi có một số câu có nhiều lựa chọn và một số câu chỉ được 
chọn một đáp án em cho là phù hợp. Sau khi tổng hợp kết quả khảo sát đã có 
162/162 học sinh tham gia, chiếm tỉ lệ 100%. Điều đó cho thấy tinh thần tham 
gia và hỗ trợ của các em rất nhiệt tình. 
 2.2.1. Hứng thú học tập đối với các môn học 
 Để biết được các em có hứng thú học tập đối với các môn học như thế nào? 
tôi đưa ra 14 môn học gồm Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Giáo dục công 
dân, Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Nghề, Thể dục, Công nghệ, Âm nhạc và 
Mỹ thuật cho các em lựa chọn, tôi đặt câu hỏi số 1: Em hãy đánh dấu vào ô của 
môn học mà em hứng thú học tập? (học sinh được lựa chọn nhiều đáp án). Sau 
khi thu thập và xử lí số liệu, tôi thu được kết quả như sau:
 Phương án Số học sinh Tỉ lệ (%)
 Ngữ văn 69 41,1
 Lịch sử 53 31,5 đó, tỉ lệ học sinh không có hứng thú học tập đối với môn Địa lí cũng khá cao là 
37,7%, chiếm hơn 1/3 tổng số học sinh khối 8.
 2.2.3. Mức độ học tập môn Địa lí
 Để biết mức độ khó hay dễ của môn Địa lí theo đánh giá của học sinh, 
thông qua câu hỏi số 3: Em thấy môn Địa lí khó hay dễ so với các môn học 
khác? (học sinh chỉ được chọn 1 đáp án). Sau khi thu thập và xử lí số liệu, tôi 
thu được kết quả như sau:
 Phương án Số học sinh Tỉ lệ (%)
 Khó 0 0
 Dễ 52 32,1
 Bình thường 110 67,9
 Đa số học sinh cho rằng Địa lí là môn học bình thường như các môn học 
khác (tỉ lệ 67,9%), tuy nhiên số học sinh cho rằng Địa lí là một môn học dễ so 
với các môn học khác cũng chiếm tỉ lệ khá cao là 32,1%.
 2.2.4. Khả năng chuẩn bị bài môn Địa lí
 Để xem học sinh có chuẩn bị bài trước khi đến lớp? Tôi đặt câu hỏi số 4: 
Trước khi đến lớp, các em chuẩn bị bài (làm câu hỏi và bài tập, học bài, soạn 
bài mới) môn Địa lí như thế nào? (học sinh được lựa chọn nhiều đáp án). Sau 
khi thu thập và xử lí số liệu, tôi thu được kết quả như sau:
 Phương án Số học sinh Tỉ lệ (%)
 Thỉnh thoảng chuẩn bị 38 22,6
 Chuẩn bị kĩ bài 30 17,9
 Không chuẩn bị bài 32 19,0
 Chỉ làm câu hỏi và bài tập 13 7,7
 Chỉ học lí thuyết 116 69,0
 Qua bảng số liệu cho thấy, 69% học sinh chỉ học lí thuyết chiếm tỉ lệ cao 
nhất và 22,6% học sinh thỉnh thoảng chuẩn bị chiếm tỉ lệ cao thứ 2, trong khi Em không hiểu gì cả 0 0
 Qua bảng số liệu cho thấy, tất cả học sinh đều hiểu bài môn Địa lí trên lớp 
nhưng ở mức độ khác nhau, chiếm tỉ lệ cao nhất là 45,2% học sinh chọn phương 
án: “Em hiểu lí thuyết nhưng không áp dụng vào bài tập”, còn phương án: “Em 
hiểu tất cả nội dung bài học” chiếm tỉ lệ khá cao là 37,6% và phương án: “Trên 
lớp em thấy khó hiểu, về nhà đọc thêm nội dung SGK thì em đã hiểu” chiếm tỉ 
lệ 14,9%. 
 2.2.7. Khả năng học bài môn Địa lí
 Để biết được trong một tiết học môn Địa lí các em thường làm gì? Tôi đặt 
câu hỏi số 7: Em thường làm gì trong giờ học môn Địa lí? (học sinh được lựa 
chọn nhiều đáp án). Sau khi thu thập và xử lí số liệu, tôi thu được kết quả như 
sau:
 Phương án Số học sinh Tỉ lệ (%)
 Giơ tay phát biểu xây dựng bài 41 24,4
 Không chú ý bài, cười giỡn, làm việc riêng 10 6,0
 Ghi bài, chép bài đầy đủ 131 78,0
 Thụ động ngồi nghe, không giơ tay phát biểu 87 51,8
 Có thắc mắc, hỏi giáo viên lập tức 30 17,9
 Ngồi ngủ trong giờ học 19 11,3
 Qua bảng số liệu cho thấy, những việc học sinh thường làm trong một tiết 
học tùy thuộc vào thái độ của các em và khả năng giáo viên thu hút học sinh qua 
bài giảng, nhìn chung các em có ý thức học tập, tỉ lệ học sinh ghi bài và chép 
bài đầy đủ chiếm tỉ lệ cao nhất là 78%, có thắc mắc các em hỏi giáo viên lập tức 
được 17,9% số học sinh bình chọn, bên cạnh đó học sinh còn giơ tay phát biểu 
xây dựng bài tạo không khí sôi nổi trong giờ học điều đó được 24,4% học sinh 
tham gia. Tuy nhiên số học sinh thụ động ngồi nghe, không giơ tay phát biểu 
trong giờ học còn cao (51,8%), 11,3% học sinh ngồi ngủ trong giờ học và 6% 
học sinh không chú ý bài, cười giỡn, làm việc riêng.
 2.2.8. Khả năng giải quyết vấn đề 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_tao_hung_thu_hoc_tap_mon_dia.docx