Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh Lớp 10 qua dạy học một số văn bản truyện (Chương trình Ngữ văn 10 – 2018, Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống)

Chương trình giáo dục 2018 định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học. Đây cũng là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học. Điều đó đã được khẳng định trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục. Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”; Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa (...); kết hợp dạy chữ, dạy người; góp phần phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”. Đặc biệt, Chương trình phổ thông tổng thể 2018 xác định cụ thể yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực gồm 5 phẩm chất chủ yếu và 10 năng lực cốt lõi (3 năng lực chung và 7 năng lực đặc thù); trong đó, năng lực thẩm mĩ (NLTM) là một trong 7 năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục. Rèn luyện và phát triển NLTM không chỉ có ý nghĩa to lớn trong việc góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu giáo dục, mà hơn thế còn xây dựng một nền tảng vững chắc trên hành trình hoàn thiện nhân cách cho học sinh vững bước vào đời. Trong nhà trường phổ thông, nhiều môn học có khả năng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Song, môn Ngữ văn có tính đặc thù, có nhiều ưu thế để thực hiện mục tiêu giáo dục và đặc biệt là phát triển năng lực thẩm mĩ. Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Môn Ngữ Văn có tác dụng to lớn trong quá trình rèn luyện và phát triển năng lực thẩm mĩ. Bởi lẽ, văn học là nghệ thuật, nghệ thuật là lĩnh vực của cái đẹp; nhà văn sáng tạo nên tác phẩm theo quy luật của cái đẹp. Vì vậy, các văn bản văn học mang đến cơ hội khám phá, thưởng thức cái đẹp, nói và viết để sản sinh cái đẹp; khơi dậy cảm xúc thẩm mĩ, hình thành lí tưởng thẩm mĩ ở người học. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn là vẫn còn đây hiện tượng học sinh chán học văn; không cảm được cái hay, cái đẹp của văn chương; không nhận chân được giá trị đích thực của tác phẩm; vẫn còn đây hiện tượng nói và viết không đảm bảo tính trong sáng…Và thậm chí nhiều hiện tượng đi ngược với các giá trị chân - thiện - mĩ trong học đường, trong cuộc sống. Chương trình Ngữ văn lớp 10- 2018 dành một thời lượng khá lớn để dạy học các văn bản truyện qua các tác phẩm thần thoại, một số truyện trung đại và hiện đại, truyện Việt Nam, truyện nước ngoài. Đây là những tác phẩm tiêu biểu đề cao, ngợi ca cái đẹp thông qua các hình tượng nhân vật. Vẻ đẹp của các tác phẩm còn được thể hiện ở ngôn ngữ giàu hình ảnh, đầy sáng tạo của các tác giả...Do đó, các văn bản truyện đã làm lay động cảm xúc thẩm mĩ, bồi dưỡng tình cảm thẩm mĩ trong tâm hồn người học. Vì vậy, tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến: “Giải pháp phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh lớp 10 qua dạy học một số văn bản truyện (Chương trình Ngữ văn 10 – 2018, Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống).
pdf 53 trang Thanh Ngân 02/12/2024 320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh Lớp 10 qua dạy học một số văn bản truyện (Chương trình Ngữ văn 10 – 2018, Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh Lớp 10 qua dạy học một số văn bản truyện (Chương trình Ngữ văn 10 – 2018, Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống)

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh Lớp 10 qua dạy học một số văn bản truyện (Chương trình Ngữ văn 10 – 2018, Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống)
 2.2.2. Những khó khăn cho phát triển NLTM của học sinh tại trường Hà Huy Tập
 ................................................................................................................................. 8 
2.3. Tổng quan nghiên cứu vấn đề phát triển NLTM trong dạy học Ngữ văn ........... 10 
II. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THẨM MĨ CHO HS LỚP 10 QUA 
DẠY HỌC MỘT SỐ VĂN BẢN TRUYỆN (Chương trình Ngữ văn 10 – 2018, 
Bộ sách KNTT với CS) ......................................................................................... 11 
1. Sử dụng phương pháp đọc thẩm mỹ ................................................................. 11 
2. Thiết kế quy trình tổ chức hoạt động dạy học phù hợp để khơi gợi, nuôi dưỡng 
và phát triển tình cảm thẩm mĩ ............................................................................. 12 
3. Dạy học theo dự án ........................................................................................... 18 
4. Tổ chức dạy học kết hợp với hoạt động trải nghiệm: ....................................... 19 
III.THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM ............................................................ 22 
IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................................................... 42 
1. Khảo sát mức độ hứng thú của học sinh trong giờ học: ................................... 42 
2. Khảo sát kết quả kiểm tra, đánh giá sau giờ học .............................................. 44 
V. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI ............... 45 
1.Nội dung và phương pháp khảo sát ................................................................... 45 
2. Phương pháp khả sát và thang đánh giá ........................................................... 45 
3. Đối tượng khảo sát ............................................................................................ 46 
4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp: ................. 46 
4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp: ....................................................................... 46 
4.1. Tính khả thi của các giải pháp: ...................................................................... 46 
PHẦN BA: KẾT LUẬN ....................................................................................... 48 
III. Kiến nghị, đề xuất ........................................................................................... 48 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 50 
 PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ 
 I. Lí do chọn đề tài 
 Chương trình giáo dục 2018 định hướng phát triển phẩm chất và năng lực 
của người học. Đây cũng là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy 
học. Điều đó đã được khẳng định trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới 
giáo dục. Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 nêu rõ: “Tiếp tục 
đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo 
hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”; Nghị quyết số 
88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa 
(...); kết hợp dạy chữ, dạy người; góp phần phát triển toàn diện cả về phẩm chất 
và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học 
sinh”. Đặc biệt, Chương trình phổ thông tổng thể 2018 xác định cụ thể yêu cầu 
cần đạt về phẩm chất và năng lực gồm 5 phẩm chất chủ yếu và 10 năng lực cốt 
lõi (3 năng lực chung và 7 năng lực đặc thù); trong đó, năng lực thẩm mĩ 
(NLTM) là một trong 7 năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu 
thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục. Rèn luyện và phát triển 
NLTM không chỉ có ý nghĩa to lớn trong việc góp phần thực hiện thắng lợi các 
mục tiêu giáo dục, mà hơn thế còn xây dựng một nền tảng vững chắc trên hành 
trình hoàn thiện nhân cách cho học sinh vững bước vào đời. 
 Trong nhà trường phổ thông, nhiều môn học có khả năng hình thành và 
phát triển năng lực cho học sinh. Song, môn Ngữ văn có tính đặc thù, có nhiều 
ưu thế để thực hiện mục tiêu giáo dục và đặc biệt là phát triển năng lực thẩm mĩ. 
Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học 
sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt 
động giáo dục khác trong nhà trường. Môn Ngữ Văn có tác dụng to lớn trong 
quá trình rèn luyện và phát triển năng lực thẩm mĩ. Bởi lẽ, văn học là nghệ thuật, 
nghệ thuật là lĩnh vực của cái đẹp; nhà văn sáng tạo nên tác phẩm theo quy luật 
của cái đẹp. Vì vậy, các văn bản văn học mang đến cơ hội khám phá, thưởng 
thức cái đẹp, nói và viết để sản sinh cái đẹp; khơi dậy cảm xúc thẩm mĩ, hình 
thành lí tưởng thẩm mĩ ở người học. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn là vẫn 
còn đây hiện tượng học sinh chán học văn; không cảm được cái hay, cái đẹp của 
văn chương; không nhận chân được giá trị đích thực của tác phẩm; vẫn còn đây 
hiện tượng nói và viết không đảm bảo tính trong sángVà thậm chí nhiều hiện 
tượng đi ngược với các giá trị chân - thiện - mĩ trong học đường, trong cuộc 
sống. 
 Chương trình Ngữ văn lớp 10- 2018 dành một thời lượng khá lớn để dạy 
học các văn bản truyện qua các tác phẩm thần thoại, một số truyện trung đại và 
hiện đại, truyện Việt Nam, truyện nước ngoài. Đây là những tác phẩm tiêu biểu 
đề cao, ngợi ca cái đẹp thông qua các hình tượng nhân vật. Vẻ đẹp của các tác 
phẩm còn được thể hiện ở ngôn ngữ giàu hình ảnh, đầy sáng tạo của các tác 
 1 - Phương pháp hỗ trợ: ứng dụng công nghệ thông tin, phiếu học tập. 
 V. Dự báo đóng góp của đề tài. 
 - Góp phần đưa ra một số giải pháp phù hợp để rèn luyện, phát triển NLTM 
khi dạy đọc – hiểu một số văn bản truyện trong chương trình Ngữ Văn 10. 
 - Nâng cao hiệu quả dạy học các văn bản truyện nói riêng, môn Ngữ Văn 
nói chung ở trường THPT hiện nay; 
 - Tăng sức hấp dẫn của bộ môn, nhằm thu hút HS, khắc phục hiện tượng 
HS không mặn mà với môn Văn. 
 - Rèn luyện và phát triển NLTM cho học sinh không chỉ trong học tập mà 
còn trong cuộc sống. 
 3 cuộc sống. Năng lực thẩm mĩ bao gồm: nhu cầu thẩm mĩ, xúc cảm thẩm mĩ và 
thị hiếu thẩm mĩ” (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê, Nxb Đà Nẵng). 
 + Cấu trúc của NLTM xét từ góc độ mĩ học gồm: nhu cầu thẩm mĩ, xúc 
cảm thẩm mĩ và thị hiếu thẩm mĩ. Nhu cầu thẩm mĩ là khát vọng của con người 
về cái đẹp. Xúc cảm thẩm mĩ là trạng thái rung cảm của con người trước các ấn 
tượng thẩm mĩ nhận được khi con người tri giác các khách thể thẩm mĩ trong 
cuộc sống và trong nghệ thuật. Thị hiếu thẩm mĩ biểu thị năng lực lựa chọn của 
con người trước cái đẹp, cái cao cả, cái xấu, cái bi, cái hài trong nghệ thuật và 
trong đời sống. Thị hiếu thẩm mĩ bao chứa trong mình sự thống nhất của tình 
cảm thẩm mĩ và lí tưởng thẩm mĩ. 
 + Chương trình giáo dục phổ thông 2018 quy định yêu cầu cần đạt về năng 
lực đặc thù của HS; trong đó nêu rõ: “NLTM của HS bao gồm năng lực âm 
nhạc, năng lực mĩ thuật, năng lực văn học; mỗi năng lực được thể hiện qua các 
hoạt động sau đây: Nhận thức các yếu tố thẩm mĩ - Phân tích, đánh giá các yếu 
tố thẩm mĩ - Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mĩ”. Chương trình 
khẳng định ba môn học nêu trên đóng vai trò chủ đạo trong việc rèn luyện, phát 
triển NLTM cho HS. 
 1.2.2. Năng lực thẩm mĩ trong dạy học Ngữ văn 
 + Ở môn Ngữ văn, NLTM thể hiện trong quá trình tiếp xúc với vẻ đẹp của 
tác phẩm văn chương và tiếng Việt: từ khám phá cái Đẹp (phát hiện cái Đẹp, 
rung động thẩm mĩ) đến thưởng thức cái Đẹp (cảm thụ, đánh giá cái Đẹp ấy) tới 
tái hiện, sáng tạo cái đẹp (huy động vốn sống vốn trải nghiệm cá nhân, kết nối 
các tri thức ngoài văn bản; đề xuất cách nghĩ, cách cảm riêng; tạo lập được sản 
phẩm đảm bảo tính thẩm mĩ); và cuối cùng là phát triển cảm xúc nhân văn, 
thẩm mĩ (tự nhận thức và điều chỉnh bản thân theo quy luật của cái đẹp, cái 
thiện gợi ra từ tác phẩm) 
 + Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã yêu cầu thông qua môn học 
Ngữ văn, HS có được NLTM với các biểu hiện cụ thể sau: 
 - Chỉ ra, phân tích và đánh giá được vẻ đẹp của các hình thức ngôn từ trong 
các văn bản văn học. Hứng thú và xúc động trước những hình ảnh, hình tượng 
cao đẹp về thiên nhiên, con người, cuộc sống trong tác phẩm. 
 - Nêu ra và phân tích được những giá trị thẩm mĩ được thể hiện trong tác 
phẩm văn học: cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái cao cả, cái thấp hèn... ; từ đó 
hiểu và đánh giá được những giá trị tư tưởng và cảm hứng nhân văn của tác giả 
được thể hiện trong tác phẩm. 
 - Trình bày được những tác động của văn bản đã giúp người đọc hiểu được 
những giá trị của bản thân như thế nào; hình thành và nâng cao nhận thức về cái 
đẹp và xúc cảm thẩm mĩ của cá nhân ra sao; có những suy nghĩ và hành vi đẹp 
đối với bản thân và những người xung quanh. 
 5 theo Vương Trí Nhàn – Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa, NXB Đại 
học Quốc gia, HN, 2005, trang 294). Do đó, từ cổ chí kim, đi tìm và khám phá 
tận cùng chiều sâu của cái đẹp vẫn luôn là “cuộc hành trình đầy lao lực”, “vừa là 
chỗ dừng chân vừa là cuộc hành trình” (Thơ ca). 
 Thiên chức của nhà văn là khơi nguồn cho cái đẹp tràn vào trang viết. Bởi 
lẽ, từ cuộc sống đến văn học, cái đẹp vẫn luôn giữ một vai trò quan trọng, chi 
phối cảm quan con người. Cái đẹp từ ngoài thực tại bước vào trang văn nó đã 
nâng tầm lên thành giá trị thẩm mỹ và khi ấy nó đã mang hình hài cần có của 
bản thân và đi “cứu rỗi cả thế giới”. Trong nghệ thuật, lí tưởng thẩm mỹ góp 
phần định hướng tư duy theo tiêu chí chân-thiện-mỹ. Những nghệ sĩ chân chính 
qua hoạt động nghệ thuật của mình đã khẳng định những tư tưởng tiến bộ, nhằm 
phục vụ điều thiện và chính nghĩa. Thiếu khát khao vươn tới cái đẹp, nghệ thuật 
sẽ mất đi sức mạnh cơ bản của nó, nó sẽ không thể thanh lọc tâm hồn con người 
và cải tạo xã hội. Vì vậy, nghệ thuật không phản ánh quy luật của đời sống mà 
còn phán ánh cách đánh giá thẩm mỹ về đời sống. 
 Vì vậy, văn chương viết về cái đẹp là để thỏa mãn nhu cầu cảm thụ và 
thưởng thức cái đẹp của con người. Tuy nhiên, cái đẹp ở đây không hiểu đơn 
thuần chỉ là những điều tốt đẹp lớn lao mà thay vào đó, nó là một trường đa 
dạng với những cung bậc khác nhau, cái bi, cái hài, cái xấu, cái ác, đôi khi cũng 
là những nốt nhạc đẹp ngân lên trên cung đàn ấy. Tác phẩm văn học mọc lên từ 
cuộc sống xô bồ, nó dứt khoát phải chào đời trên thân thể của cái đẹp. Vì vậy, 
cái đẹp không chỉ đơn thuần là phép cộng của những điều tươi sáng mà nó là tổ 
hợp thống nhất của cái chân và cái thiện, đúng như Nguyên Ngọc đã nói: “Đã là 
văn chương thì phải đẹp” 
 2.2. Thực trạng vấn đề phát triển NLTM trong dạy học ở trường phổ 
thông hiện nay 
 2.2.1. Những thuận lợi cho phát triển NLTM của học sinh 
 + Môn Ngữ văn ở trường phổ thông là môn học rèn luyện cho HS các kĩ 
năng đọc, viết, nói, nghe thông qua mỗi chủ đề. Đặc biệt, môn Ngữ Văn còn 
nằm trong trục tích hợp mật thiết với văn hóa, lịch sử, địa lý, âm nhạc, hội họa, 
điện ảnhnên có thể phát huy tối đa việc phát triển NLTM cho HS. 
 + Trong chương trình Ngữ Văn 2018, các tác phẩm được lựa chọn thuộc 
nhiều chủ đề khác nhau: Tình yêu nước, yêu quê hương; tình yêu con người, yêu 
thiên nhiên và các giá trị văn hóa. Các tác phẩm mang đậm tính nhân văn, hướng 
đến giáo dục thẩm mĩ. Người đọc thấy được cả lý tưởng thẩm mĩ, thị hiếu thẩm 
mĩ của chủ thể sáng tạo, của thời đại, hay một nền văn hóa, văn minh. Bản thân 
tác phẩm văn học là cái Đẹp và sinh ra vì cái Đẹp. 
 + Đổi mới dạy học ở nhiều khâu, từ phương pháp dạy học đến kiểm tra, 
đánh giá; kết hợp tăng cường các hoạt động trải nghiệm tạo tiền đề và cơ hội để 
HS phát triển NLTM của bản thân. 
 7 Tỉ lệ
 50.00%
 45.00%
 40.00%
 35.00%
 30.00%
 25.00% Tỉ lệ
 20.00%
 15.00%
 10.00%
 5.00%
 0.00%
 Thích Bình thường Không thích
 Biểu đồ tỉ lệ số lượng yêu thích học môn Ngữ Văn
 Tỉ lệ
80.00%
70.00%
60.00%
50.00%
40.00%
 Tỉ lệ
30.00%
20.00%
10.00%
 0.00%
 Tốt Bình thường Yếu
 Biểu đồ tỉ lệ khả năng cảm nhận tác phẩm văn học 
 9 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_phat_trien_nang_luc_tham_mi.pdf