Sáng kiến kinh nghiệm Gắn kiến thức với thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học ở trường Trung học phổ thông
Ngày nay, các quốc gia đều coi giáo dục là quốc sách. Các nước tiên tiến, các trường đại học đắt giá ở Phần lan, Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… Đều coi trọng yếu tố thực tiễn trong nội dung giáo dục của mình. Cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 4 cần lực lượng lao động có kiến thức sâu rộng đáp ứng được sự biến động phức tạp của thị trường.
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến giáo dục. Đường lối giáo dục của Đảng (Nghị quyết trung ương 8). “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học” và Luật giáo dục: “Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý: học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội (khoản 2 - điều 3) và “Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Gắn kiến thức hóa học với thực tiễn là nhiệm vụ mà các giáo viên cần làm. Tuy nhiên, có ít tài liệu hướng dẫn chi tiết cách vận dụng, đặc biệt là môn Hóa - Môn khoa học cung cấp kiến thức bản lề, nền tảng cho giáo dục STEM và dạy học dựa vào dự án. Các nghiên cứu về vấn đề này quá ít, chưa đáp ứng được nhu cầu tham khảo trong học tập, giảng dạy của giáo viên.
Năng lực nắm bắt và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn chính là năng lực cần thiết của người lao động mới mà nền giáo dục thế giới cần đạt được và cần cho sự phát triển kinh tế xã hội (hiện tại, tương lai).
Bản thân tôi có đam mê, say sưa tìm hiểu đề tài và có chút kết quả kinh nghiệm về vấn đề này trong nhiều năm công tác của mình.
Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Gắn kiến thức với thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học ở trường trung học phổ thông” nghiên cứu. Vì, nếu nó thành công sẽ giúp bản thân và các đồng nghiệp nâng cao được kiến thức thực tiễn, làm tốt công tác giảng dạy môn hóa ở trường trung học phổ thông đồng thời lan tỏa được ý tưởng của bản thân đến với cộng đồng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Gắn kiến thức với thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học ở trường Trung học phổ thông
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài: Ngày nay, các quốc gia đều coi giáo dục là quốc sách. Các nước tiên tiến, các trường đại học đắt giá ở Phần lan, Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc Đều coi trọng yếu tố thực tiễn trong nội dung giáo dục của mình. Cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 4 cần lực lượng lao động có kiến thức sâu rộng đáp ứng được sự biến động phức tạp của thị trường. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến giáo dục. Đường lối giáo dục của Đảng (Nghị quyết trung ương 8). “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học” và Luật giáo dục: “Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý: học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội (khoản 2 - điều 3) và “Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Gắn kiến thức hóa học với thực tiễn là nhiệm vụ mà các giáo viên cần làm. Tuy nhiên, có ít tài liệu hướng dẫn chi tiết cách vận dụng, đặc biệt là môn Hóa - Môn khoa học cung cấp kiến thức bản lề, nền tảng cho giáo dục STEM và dạy học dựa vào dự án. Các nghiên cứu về vấn đề này quá ít, chưa đáp ứng được nhu cầu tham khảo trong học tập, giảng dạy của giáo viên. Năng lực nắm bắt và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn chính là năng lực cần thiết của người lao động mới mà nền giáo dục thế giới cần đạt được và cần cho sự phát triển kinh tế xã hội (hiện tại, tương lai). Bản thân tôi có đam mê, say sưa tìm hiểu đề tài và có chút kết quả kinh nghiệm về vấn đề này trong nhiều năm công tác của mình. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Gắn kiến thức với thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học ở trường trung học phổ thông” nghiên cứu. Vì, nếu nó thành công sẽ giúp bản thân và các đồng nghiệp nâng cao được kiến thức thực tiễn, làm tốt công tác giảng dạy môn hóa ở trường trung học phổ thông đồng thời lan tỏa được ý tưởng của bản thân đến với cộng đồng. 1.2. Mục đích nghiên cứu: - Xây dựng hệ thống những ví dụ thực tiễn mà kiến thức hóa học lớp 10, 11, 12 có thể vận dụng vào thực tiễn. - Vận dụng hệ thống các ví dụ thực tiễn vào các tiết dạy lớp 10, 11, 12. 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Quá trình dạy học ở các lớp 11, 12 được phân công. 2 Nhóm 2: Khảo sát các em qua 1 năm tôi áp dụng một số kiến thức gắn giảng dạy hóa hóa học với thực tiễn ở các lớp tôi trực tiếp giảng dạy: Qua số liệu khảo sát các em yêu môn hóa học hơn khi giáo viên đưa kiến thức thực tiễn vào giáo án. Học sinh trả lời rất thích học môn hóa tăng 12% khi giáo viên đưa các nội dung có tính thực tiễn vào giảng dạy trong trường THPT. - Tạo sự tập trung chú ý cao, nhất là các tiết 4, tiết 5, lúc các em đã mệt mỏi. - Lôi cuốn các em say mê học tập, kiến thức đến với các em nhẹ nhàng, tự nhiên. - Làm sáng tỏ nhận định: Bất kỳ môn học nào cũng có những góc khai thác và có khả năng lôi cuốn học sinh đam mê học tập. Có điều, giáo viên có khả năng tìm tòi áp dụng phù hợp hay không. - Căn cứ vào thực tế: Vận dụng tốt sẽ nâng cao hiệu quả của quá trình dạy hóa. (Xem bảng kết quả cuối đề tài ở trang: 48) - Học sinh cảm thấy hóa học rất gần gũi và có ích cho cuộc sống: Tăng động lực học. Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập, ý chí vươn lên. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn: - Căn cứ vào thực tế nếu vận dụng tốt sẽ nâng hiệu quả của quá trình dạy hóa. - Căn cứ vào nhiệm vụ của môn học. - Làm cho việc học nhẹ nhàng hơn thực hiện tốt: “Học mà chơi, chơi mà học”. 4 2.2.1. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh học tập theo hướng tích hợp, STEM, dự án. Kiến thức ở trường trung học phổ thông không chỉ là đơn thuần từng môn riêng lẽ mà nó liên quan chặt chẽ với nhau. Kiến thức môn này vận dụng để giải quyết vấn đề của môn kia tạo nên tính toàn diện đầy đủ và hữu dụng của kiến thức. Điều đó cho thấy kiến thức trang bị cho các em có tính toàn diện tính thực tế và tính hệ thống . - Qua giảng dạy chúng ta cần làm rõ cho học sinh mối quan hệ hữu cơ của các lĩnh vực trong môn hóa học mà còn giữa các môn khác như toán học, vật lý, sinh học. 2.2.2. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh cách thiết lập sự liên hệ các nội dung học với thực tiễn. - Mối liên hệ quy định. Ví dụ: Nhôm hydroxit trong môi trường axit thì nó thể hiện tính bazơ. - Mối liên hệ cộng sinh. Ví dụ: HCl là axit nó tác dụng với NaOH, HBr cũng là axit - Không áp dụng cứng nhắc một kiểu dạy học mà linh hoạt kết hợp nhiều hình thức dạy học khác nhau, các phương pháp dạy học lồng gép đan xen nhau, làm cho học sinh phải tư duy, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo trong từng tiết học. - Ví dụ, khi dạy bài phốt pho giáo viên đưa ra các tình huống giả định: Tại sao khi ăn phải bã, chuột thường chết nơi có nước ? - Vì sao ma Trơi thường xuất hiện ở nghĩa địa hôm ít gió, trời tối, mưa phùn? - Các tình huống có tính thách đố như vậy kích thích cao độ sự tư duy sáng tạo của các em, giúp các em nắm vững, nhớ lâu kiến thức đã học hơn. 2.2.3. Tổ chức hoạt động biểu diễn thí nghiệm cho học sinh đồng thời tổ chức cho học sinh tiên hành làm các thực hành thí nghiệm. Đây là nội dung quan trọng các em trực tiếp làm quan sát và rút ra kết luận thì sự hứng thú của các em được nâng lên nhiều lần . Kiến thức các em thu được vững chắc nhớ lâu và tạo được các phẩm chất như: Chủ động, quyết đoán, tư duy hệ thống, chăm chỉ, kiên trì, vượt khó, cẩn thận, tỉ mỉ, v.v. Kiến thức từ phòng hóa 6 đã vận dụng tính chất vật lý nào của Clo? v.v. Lúc đó do tình huống đặt ra để giải quyết vấn đề là tìm ra câu trả lời học sinh tìm được tính chất vật lý là Cl là khí độc và nặng hơn không khí nên phát xít Đức mới dùng máy bay rải xuống chiến trường nó nặng hơn nên chìm xuống bay là là mặt đất và nó độc nên có khả năng giết chết đối phương. Và câu hỏi thứ 2 lúc này lại càng kích thích sự suy nghĩ của các em: Làm thế nào để sống sót? các em lại tìm trong tính chất vật lý của Cl là tan được trong nước và sẽ tìm ra cách cứu sống bản thân bằng cách dùng khăn tẩm nước bịt mũi lúc đó hạn chế khí độc bay vào phổi nên sống sót! Sự khám phá đó làm cho các em cảm thấy rất thành công và nhận thấy hóa học rất hữu dụng, có ích nên đam mê học hóa .v.v - Hoá 11: Giải thích câu ca dao ( bài Nitơ ! ) Giải thích chuột chết gần nơi có nước khi ăn phải bã, ma trơi thường xuất hiện khi trời tối, ít gió, nơi nghĩa địa? STEM bài AXIT AXETIC ( Sản xuất giấm ăn để bán ) v.v. - Hoá 12: Giải thích cách làm mất mùi tanh của cá? Giải thích khi bị côn trùng cắn ta hay bôi vôi; hiện tượng ôi mỡ Làm thế nào tăng hiệu quả của quá trình nung vôi? Giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong hang động v.v. Nhóm I: 1. Vì sao dung dịch nước muối có tính sát trùng? Giải: Dung dịch muối có nồng độ muối lớn hơn nồng độ muối trong các tế bào của vi khuẩn, nên do hiện tượng thẩm thấu, muối đi vào tế bào, làm cho nồng độ muối trong vi khuẩn tăng cao, và có quá trình chuyển nước ngược lại từ tế bào vi khuẩn ra ngoài. Vi khuẩn mất nước nên bị tiêu diệt. Phân tích: Để làm được bài tập này học sinh cần phải vận dụng cả lý thuyết về hóa học: Chất khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp hơn, và cả những kiến thức về tế bào của sinh học. Nói chung đây là một hiện tượng rất hay được ứng dụng trong thực tế, nhưng nếu không kết hợp được những kiến thức ở 2 lĩnh vực trên thì học sinh khó mà trả lời được. Bù lại nếu học sinh trả lời được thì sẽ gây hứng thú cho học sinh trong học tập hóa học, vì giúp cho học sinh hiểu được những điều gặp trong cuộc sống. 2. Tại sao người ta có thể sử dụng dung dịch muối ăn NaCl để chuẩn đoán bệnh ung thư? Giải: Dung dịch muối ăn ở đây không phải là dung dịch muối ăn thông thường, mà là muối ăn trong đó có chứa đồng vị phóng xạ Na*, NaCl đưa vào cơ thể nhiều. 8 Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được tính tan của một chất nói chung, khi ta nói rằng một chất không tan trong nước thì ý để chỉ rằng độ tan của nó trong nước là rất nhỏ, tuy vậy đôi khi có những chất ở nồng độ rất nhỏ cũng đã thể hiện những tính chất quan trọng. Ngoài ra học sinh còn phải nắm được tác dụng diệt khuẩn của ion Ag+ và Cu2+. 5. Có hai sợi dây đồng nhỏ và một củ khoai . Làm sao để biết được cực dương và cực âm của một ắc quy? Giải Có thể nối 2 đầu dây với 2 cực của acquy rồi cắm 2 đầu dây còn lại vào củ khoai tây. Sau một thời gian ngắn, chỗ khoai tây nào tiếp xúc với đồng trở nên có màu xanh (da trời) thì chỗ đó nối với cực dương của acquy vì ở đó H2O bị điện phân (mà dung dịch điện phân là các muối khoáng hòa tan trong nước của củ khoai tây) giải phóng 2+ O2, biến Cu ⭢ CuO ⭢ Cu (do axit sinh ra trong quá trình điện phân) có màu xanh. Phân tích: Để làm được bài tập này học sinh phải nắm được các kiến thức về điện phân và tính chất của Cu và ion Cu2+. 6. Tại sao các đồ vật cổ bằng đồng thường có màu xanh? Giải Cu(OH)2 có màu xanh ngọc. Phản ứng do H2O và O2 hoặc O3 trong không khí oxi hoá Cu. Thường thì phản ứng này khó xảy ra hơn phản ứng oxi hóa Cu thành CuO (màu đen) hoặc từ CuO sau mới trở thành Cu(OH)2 cho nên ban đầu đồ đồng thường bị đen đi. Chỉ có đồ đồng cổ mới có màu xanh... Phân tích: Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được màu sắc của các hợp chất của Cu, và phải xét được các chất có trong môi trường tác động lên. 7. Tại sao khi ta có thể đánh cảm bằng dây bạc và khi đó dây bạc bị hóa đen. Để dây bạc sáng trắng trở lại, người ta ngâm dây bạc trong nước tiểu. Giải thích tại sao? Giải: Những người bị cảm trong cơ thể thường sinh ra những hợp chất dạng sunfua (vô cơ, hữu cơ) có tính độc. Khi đánh cảm bằng bạc, do lưu huỳnh có ái lực mạnh với Ag nên xảy ra phản ứng tạo Ag2S màu đen, do đó loại được chất độc khỏi cơ thể: + 2- 2Ag + S Ag2S (đen) 10 10. Tại sao trước khi điện phân muối ăn, ta phải tinh chế muối ăn. Nếu không tinh chế muối ăn trước thì khi điện phân ta sẽ thấy có hiện tượng gì? Tại sao khi điện phân dung dịch muối ăn chưa tinh chế, sau một thời gian ta thấy trong dung dịch xuất hiện những vẩn đục màu trắng? Giải: Trong muối ăn không tinh khiết có lẫn 1 lượng nhỏ muối Mg2+. Khi điện phân: 2NaCl +2 H2O ⭢ Cl2⭡ + H2⭡ + 2NaOH 2+ - Mg + 2OH ⭢ Mg(OH)2⭣ (trắng) Vì vậy khi điện phân dung dịch muối ăn , người ta phải tinh chế muối ăn thật tinh khiết. Phân tích: Tùy mức độ học sinh ta có thể đưa câu hỏi trực tiếp hay là có gợi ý, dẫn dắt trong câu hỏi. Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được các chất có thể có trong muối ăn chưa tinh chế, và phải suy luận được chất kết tủa trong môi trường kiềm khi điện phân là Mg(OH)2. 11. Ở một số vùng dùng nước giếng khoan để sinh hoạt, khi đun sôi nước rồi để nguội thấy xuất hiện 1 lớp cặn trắng lắng xuống đáy nồi đun. Giải thích hiện tượng? Giải: Trong nước giếng khoan ở một số vùng có độ cứng tạm thời cao, trong dung dịch chứa nhiều muối hiđrocacbonat của Mg2+ và Ca2+. Khi đun nước, muối hiđrocacbonat bị phân hủy tạo thành MgCO3 và CaCO3 tạo thành lớp cặn bám dưới đáy nồi: 2+ - Mg + 2HCO3 ⭢ MgCO3⭣ + CO2⭡ + H2O 2+ - Ca + 2HCO3 ⭢ CaCO3⭣ + CO2⭡ + H2O Phân tích: Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được kiến thức về nước cứng, đây đơn thuần chỉ là một bài tập vận dụng kiến thức đã học, học sinh hoàn toàn có thể làm được. 12. Những người ăn trầu thường có hàm răng rất chắc và bóng. Hãy giải thích tại sao? Giải Quá trình hình thành men răng: 12 CaCl2 rắn có khả năng hút ẩm rất tốt, vì vậy người ta cho CaCl2 để giữ hơi nước lâu hơn trên mặt đường. Phân tích: Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được khả năng hút ẩm rất tốt của CaCl2. 15. Người nông dân thường dùng vôi để bón ruộng nhưng tại sao không nên trộn vôi chung với phân ure để bón ruộng? Giải Khi trộn vôi với urê có phản ứng: CO(NH2)2 + 2H2O (NH4)2CO3 Ca(OH)2 + (NH4)2CO3 CaCO3⭣ + 2NH3⭡ + 2H2O Phản ứng làm mất tác dụng của đạm urê (tạo ra NH3 thoát ra) và làm rắn đất lại (do tạo CaCO3). Vì thế không nên trộn vôi với urê để bón ruộng. Phân tích: Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được tính chất của phân urê. 16. Tại sao khi sản xuất vôi người ta phải đập nhỏ đá vôi tới 1 kích thước nhất định tùy theo từng loại lò? Giải: Phản ứng nung vôi: CaCO3 CaO + CO2⭡ Do phản ứng trên là phản ứng thuận nghịch nên để tăng hiệu suất của phản ứng ta phải đập đá có kích thước vừa phải tăng diện tích bề mặt được cung cấp nhiệt trực tiếp. Mặt khác nó sẽ tạo ra những lố hở để thoát CO2 ra ngoài làm hạn chế phản ứng nghịch. Ngược lại nếu đá vôi bị đập tới kích thước nhỏ quá thì dưới tác dụng của nhiệt, đá vôi bị tơi nhỏ ra và bít kín lò, CO2 không lưu thông được với bên ngoài và do đó cũng làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. Phân tích: Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được các kiến thức về quá trình sản xuất vôi đã được học trong chương trình phổ thông. 14
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_gan_kien_thuc_voi_thuc_tien_nham_nang.docx