Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới và phát huy khả năng tự học tiếng Anh cho học sinh Lớp 8

1 - Lí do khách quan

Bậc Tiểu học là một bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng hình thành ý thức học tập cho trẻ. Cùng với các môn học khác ở Tiểu học Tiếng Anh là một môn học cũng không thể thiếu được, vì: Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ giao tiếp quốc tế quan trọng được dạy và học trong các trường Tiểu học ở hầu hết các nước trên thế giới. Trong giai đoạn hiện nay mục tiêu phát triển giáo dục đã được xác định rõ với vai trò vô cùng cao cả là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ” tạo nên những con người toàn diện hơn để dần dần góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Chính vì thế mà nhiệm vụ của trường Tiểu học là đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ - những công dân trẻ tuổi trở thành những người làm chủ đất nước trong tương lai có trình độ văn hoá, có hiểu biết về khoa học kĩ thuật, có kiến thức toàn diện, có sức khoẻ, sự thông minh, cần cù, có khả năng vận dụng kiến thức một cách sáng tạo để xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh và phồn thịnh.

Có được những thành quả tốt đẹp trong việc tự học của học sinh không thể không kể đến vai trò của người thầy. Trước tiên người thầy phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, bên cạnh đó người thầy phải biết vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực mới nhằm phù hợp với từng đơn vị bài học, từng nội dung kiến thức để giúp học sinh tự vận dụng tốt kiến thức trong các bài học và có khả năng vận dụng kiến thức vào thực hành tốt hơn.

2 - Lí do chủ quan

Địa phương nơi tôi giảng dạy là một xã thuần nông, điều kiện xa trung tâm, và cũng là một trong các vùng trũng về mọi mặt so với mặt bằng của thủ đô Hà Nội. Vì vậy điều kiện kinh tế còn rất khó khăn, việc đầu tư cho học tập còn hạn chế, nên trình độ dân trí chưa cao, khả năng nhận thức của học sinh về bộ môn cũng rất hạn chế và còn nhiều điều bất cập.

Ở trường trong quá trình giảng dạy, giáo viên đã vận dụng các phương pháp dạy học tích cực song việc hướng dẫn cho học sinh tự học một cách hiệu quả thì chắc hẳn đây là một trong những vấn đề mà người thầy nào cũng phải trăn trở, cũng phải suy nghĩ.

Chính vì thế mà việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tự học của học sinh mà điều cốt lõi là rèn cho học sinh phải biết tự giác, thái độ tốt trong học tập bộ môn với tính chủ động sáng tạo, chiếm lĩnh làm chủ kiến thức.

Kiến thức tiếng Anh là vô cùng rộng lớn, nhiều vấn đề phức tạp như từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm, và một số kỹ năng giao tiếp khác,... do vậy nếu học sinh chỉ duy trì việc tự học và thực hành trên lớp với thời lượng một tiết học là 35 - 40 phút, mỗi tuần 2 tiết thì không thể đủ, do đó việc phát huy khả năng tự học và làm bài tập ở nhà cũng cần được duy trì thường xuyên. Còn ngược lại nếu không duy trì và phát huy việc tự học thì chắc hẳn sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình dạy học của thầy và việc tiếp thu kiến thức của các em nhiều khi cũng bị gián đoạn bởi lẽ là các kiến thức không được đào sâu củng cố một cách thường xuyên. Thực hiện được yêu cầu này, giáo viên phải là người có vai trò hướng dẫn cho học sinh nắm được các nội dung cần phải học và chuẩn bị kỹ khi ở nhà. Hơn thế nữa, ngoại ngữ là một môn học đòi hỏi học sinh phải có tính cần cù chăm chỉ, học tập thường xuyên, nếu các em chỉ sao nhãng một thời gian mà không duy trì và phát huy tính tự học, tự ôn tập thì kiến thức ngày càng mai một, ngày càng rơi vãi dần.

Tự học không phải là học không có thầy mà ở đây vai trò của người thầy là tổ chức hướng dẫn cho người học phát huy hết khả năng của mình, để tự tìm tòi, phát hiện ra vấn đề cốt lõi trong việc học bộ môn tiếng Anh. Qua thực tế cho thấy với nỗ lực và ý chí của chính bản thân mình thì kiến thức thu được mới bền vững và hiệu quả trong sử dụng.

Với những lí do trên, tôi tự đặt ra cho mình những câu hỏi: Làm thế nào để có những giờ học sôi nổi, hấp dẫn. Làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy ?. Làm thế nào để nâng cao kĩ năng thực hành cho học sinh ?. Làm thế nào để Hs tích lũy cho mình một lượng vốn từ, sử dụng đúng ngữ pháp, nghe chuẩn và giao tiếp Tiếng Anh tốt. Làm thế nào để phát huy được khả năng tự học của học sinh ? luôn là những trăn trở đối với mỗi người dạy Tiếng Anh như chúng tôi. Và sau một thời gian nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng, bản thân tôi đã từng bước tìm ra những giải pháp có hiệu quả cho bản thân và cho đồng nghiệp trong đơn vị. Với khả năng cho phép, sau đây tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm về Đổi mới và phát huy khả năng tự học cho học sinh ” .

Nhằm giúp các em yêu thích, say mê và học tốt đó mới là nghệ thuật dẫn đến thành công của người giáo viên.

doc 26 trang Thanh Ngân 10/03/2025 200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới và phát huy khả năng tự học tiếng Anh cho học sinh Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới và phát huy khả năng tự học tiếng Anh cho học sinh Lớp 8

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới và phát huy khả năng tự học tiếng Anh cho học sinh Lớp 8
 Chính vì thế mà việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tự 
học của học sinh mà điều cốt lõi là rèn cho học sinh phải biết tự giác, thái độ tốt 
trong học tập bộ môn với tính chủ động sáng tạo, chiếm lĩnh làm chủ kiến thức. 
 Kiến thức tiếng Anh là vô cùng rộng lớn, nhiều vấn đề phức tạp như từ 
vựng, ngữ pháp, ngữ âm, và một số kỹ năng giao tiếp khác,... do vậy nếu học 
sinh chỉ duy trì việc tự học và thực hành trên lớp với thời lượng một tiết học là 
35 - 40 phút, mỗi tuần 2 tiết thì không thể đủ, do đó việc phát huy khả năng tự 
học và làm bài tập ở nhà cũng cần được duy trì thường xuyên. Còn ngược lại 
nếu không duy trì và phát huy việc tự học thì chắc hẳn sẽ gặp nhiều khó khăn 
trong quá trình dạy học của thầy và việc tiếp thu kiến thức của các em nhiều khi 
cũng bị gián đoạn bởi lẽ là các kiến thức không được đào sâu củng cố một cách 
thường xuyên. Thực hiện được yêu cầu này, giáo viên phải là người có vai trò 
hướng dẫn cho học sinh nắm được các nội dung cần phải học và chuẩn bị kỹ khi 
ở nhà. Hơn thế nữa, ngoại ngữ là một môn học đòi hỏi học sinh phải có tính cần 
cù chăm chỉ, học tập thường xuyên, nếu các em chỉ sao nhãng một thời gian mà 
không duy trì và phát huy tính tự học, tự ôn tập thì kiến thức ngày càng mai một, 
ngày càng rơi vãi dần. 
 Tự học không phải là học không có thầy mà ở đây vai trò của người thầy 
là tổ chức hướng dẫn cho người học phát huy hết khả năng của mình, để tự tìm 
tòi, phát hiện ra vấn đề cốt lõi trong việc học bộ môn tiếng Anh. Qua thực tế cho 
thấy với nỗ lực và ý chí của chính bản thân mình thì kiến thức thu được mới bền 
vững và hiệu quả trong sử dụng.
Với những lí do trên, tôi tự đặt ra cho mình những câu hỏi: Làm thế nào để có 
những giờ học sôi nổi, hấp dẫn. Làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy 
?. Làm thế nào để nâng cao kĩ năng thực hành cho học sinh ?. Làm thế nào để 
Hs tích lũy cho mình một lượng vốn từ, sử dụng đúng ngữ pháp, nghe chuẩn và 
giao tiếp Tiếng Anh tốt. Làm thế nào để phát huy được khả năng tự học của 
học sinh ? luôn là những trăn trở đối với mỗi người dạy Tiếng Anh như chúng 
tôi. Và sau một thời gian nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng, bản thân tôi đã 
từng bước tìm ra những giải pháp có hiệu quả cho bản thân và cho đồng nghiệp 
trong đơn vị. Với khả năng cho phép, sau đây tôi xin trình bày sáng kiến kinh 
nghiệm về “ Đổi mới và phát huy khả năng tự học cho học sinh ” .
 Nhằm giúp các em yêu thích, say mê và học tốt đó mới là nghệ thuật dẫn đến 
thành công của người giáo viên. 
 III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của đề tài là:
 Đưa ra phương pháp Phát huy khả năng tự học của học sinh tiểu học . B – NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH HS TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
 Qua khảo sát và điều tra tình hình học sinh trước khi thực hiện tôi thấy 
khả năng vận dụng, kỹ năng thực hành trong việc học tiếng anh của học sinh còn 
có nhiều hạn chế như trình độ của học sinh trong lớp chưa được đồng đều. Đặc 
biệt là có những em học sinh cảm thấy ít hào hứng, thực sự chán nản học, chưa 
chú ý nghe giảng, vốn từ còn nghèo. Khi nói đa phần không có ý tưởng , chưa 
phát âm được chuẩn xác, ngượng nghịu thiếu tự tin khi giao tiếp - nói – nghe - 
đọc - viết...,. Việc tự xác định nên học cái gì thì chính các em cũng chưa định rõ 
được vì vậy mà các em không biết học cái gì, học từ đâu và cần học như thế 
nào,... 
1. Thuận lợi: 
 - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi về 
cơ sở vật chất và tài liệu chuyên môn phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn như 
máy chiếu, Tv, máy vi tính, sách giáo khoa, sách tham khảo, bảng phụ, góc 
trưng bày kết quả của học sinh . 
 - Bản thân giáo viên bộ môn luôn nhận được sự hỗ trợ từ các đồng chí 
giáo viên cùng tổ chuyên môn, các đồng nghiệp cùng trường và đồng chí nhân 
viên thư viện. 
 - Trong lớp có nhiều em yêu thích học Tiếng Anh và chuẩn bị chu đáo 
sách vở, đồ dùng cho việc học tập. Một số em đã thể hiện rõ năng khiếu về môn 
Anh của mình. Các em này có lực học khá trở lên các em có ý thức học tập và 
không khí học tập khá sôi nổi và hào hứng. Đó là điều khích lệ và động viên lớn 
đối với mỗi giáo viên khi vào lớp dạy ! 
 - Một số phụ huynh học sinh nhiệt tình, quan tâm, đầu tư và tạo điều kiện 
về thời gian cũng như vật chất để con em mình học tập mua sách tham khảo , 
một số sách liên quan học từ vựng như sổ tay từ vựng, sách từ điển có hình ảnh 
có phiên âm bên dưới mỗi tranh, và một dụng cụ khác của học sinh....
2. Khó khăn: 
 - Đa số các em là đều là học sinh nông thôn, chưa có phương pháp và thời 
gian cụ thể cho học môn học hợp lý, mà phần lớn là các em mới chỉ học qua loa 
chưa có phương pháp học từ vựng thật sự hiệu quả. 
 -Về phía phụ huynh, phần lớn các bậc phụ huynh đều không biết Tiếng 
Anh cho nên rất khó khăn trong việc kiểm tra hoặc hướng dẫn các em tự học ở 
nhà bởi vì đây là môn Ngoại ngữ rất khó học. Vì vậy giúp các em sôi nổi trong 
giờ Tiếng Anh đôi lúc còn khó khăn . II. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 ( Nội dung chủ yếu của đề tài)
 1.CƠ SỞ KHOA HỌC
1. 1 Những quan điểm chung về việc tự học.
Quy trình dạy học việc hướng dẫn và giảng dạy chính là sự tổ chức họăc là sự 
điều khiển nhằm tối ưu hoá quá trình chiếm lĩnh kiến thức và để hình thành và 
phát triển nhân cách cho người học trên cơ sở tự giác, tự do khám phá các tri 
thức dưới sự tổ chức, quản lý hướng dẫn của giáo viên. Hoạt động dạy học có 
hai chức năng luôn gắn kết chặt chẽ với nhau đó là “truyền đạt thông tin dạy học 
và điều khiển hướng dẫn tổ chức hoạt động học”. Tạo điều kiện cho học sinh có 
thể “suy nghĩ nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn và có trách nhiệm với nhiệm vụ 
học tập của mình”.
 Với cách giảng dạy này thời gian giáo viên trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn 
(Teacher talking time - TTT) sẽ ít hơn, chủ yếu dành thời gian cho học sinh tự 
học. Hình thức dạy học “tự học có hướng dẫn và tự học không có hướng dẫn” 
là những biện pháp để phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Qua đó có thể 
hiểu khái niệm hướng dẫn tự học là sự điều khiển của GV trong việc định 
hướng, tổ chúc và chỉ đạo nhằm giúp học sinh tối ưu hoá quá trình tự chiếm lĩnh 
kiến thức, hình thành các kỹ năng, các kỹ xảo đồng thời hình thành và phát huy 
nhân cách cho học sinh đó là sự cần cù, chịu khó, tạo cho học sinh có kế hoạch 
làm việc, học tập một cách chủ động. Sau đây là hai hình thức tự học:
 Tự học có hướng dẫn (học tại lớp) là một hình thức tổ chức dạy học mà 
trong đó người thầy đóng vai trò người định hướng, dẫn dắt. Nguyên tắc cơ bản 
trong hướng dẫn học và tự học là đảm bảo tính lôgíc về nội dung và mục tiêu 
chương trình; sự hướng dẫn của giáo viên phải phát huy tối đa khả năng vận 
dụng của học sinh và đảm bảo hiệu quả việc tự kiểm tra đánh giá cần được duy 
trì thường xuyên, để đánh giá thông tin hai chiều giữa sự hiểu bài (kiến thức của 
học sinh) đến sự hướng dẫn (yêu cầu của giáo viên). 
 Tự học không hướng dẫn (học ở nhà) là sự học tập mà đòi hỏi học sinh 
tự lập cho bản thân kế hoạch tự học qua nhiều kênh thông tin khác nhau, ngoài 
giáo trình và các tài liệu liên quan đến chương trình học chính khoá ra các em 
cần tim tòi thêm các nguồn tư liệu, tài liệu thích hợp trên cơ sở tâp trung vào các 
kiến thức liên quan tới mỗi nội dung bài học để cho các em tự tìm đọc. Trong 
quá trình đọc, nghiên cứu tài liệu nếu có vấn đề gì mà các em không hiểu thì 
cần sự giúp đỡ giảng giải của giáo viên. Để làm được việc này một cách hiệu 
quả thì vai trò tự học của học sinh phát huy tối đa ở nhà chiếm khoảng 99 %. + Để có được một bài giảng thành công thì giáo viên cần phải có một sự chuẩn 
bị công phu và kỹ lưỡng đó là giáo viên cần nghiên cứu tài liệu về những nội 
dung liên quan tới bài dạy để nắm rõ nội dung của tiết dạy đó với mục đích 
chính là: Cần phải đạt được là gì; Nên đạt được cái gì; Có thể đạt được cái gì 
và vì có sự chuẩn bị công phu nên tiết dạy đa số là thành công hoặc chí ít cũng 
đạt được nội dung kiến thức cần thiết (cơ bản) trong bài để học sinh nắm vững.
b. Giáo viên giới thiệu (hướng dẫn) các nội dung cần phải học để học sinh 
nắm được.
+ Giáo viên cần chuẩn bị những nội dung cần giới thiệu, đồng thời giáo viên 
luôn luôn đặt mình dưới góc độ là học sinh.
+ Giáo viên cần sử dụng ngôn ngữ đơn giản ngắn gọn dễ hiểu và xúc tích.
+ Ngữ điệu tự nhiên trong giờ dạy, giọng nói của giáo viên cần phải đủ truyền 
đạt tới toàn bộ học sinh (người nghe).
+ Giáo viên cần hướng dẫn cách làm, mô tả nội dung bằng các ví dụ, nếu cần 
thiết.
+ Giáo viên cần có sự hỗ trợ trang bị về hình ảnh phù hợp với mỗi nội dung bài 
học, các đồ dùng trực quan, các phương tiện trợ giảng phục vụ cho tiết dạy...
 c. Học sinh vận dụng vào làm và giải quyết các vấn đề đã nêu sử dụng 
 phương pháp tự nghiên cứu, tự học. (tự học có hướng dẫn)
+ Trong nguyên tắc này đa số sử dụng cho việc tự học ngay ở tại trên lớp vì 
người thầy đã chuẩn bị sẵn cho học sinh mọi thứ và dạy theo tiến trình bài soạn, 
học theo sự điều khiển, chỉ dẫn của giáo viên (FREE - CONTROLLED 
PRACTICE). Học sinh suy nghĩ, tư duy, vận dụng theo sườn hướng dẫn của 
giáo viên.
 d. Học sinh tự tìm tòi, tự tham khảo thêm để hiểu rõ hơn vấn đề và vận 
 dụng. Có sự trợ giúp của giáo viên (tự học không có hướng dẫn)
+ Đây chính là phương pháp học hoàn toàn tự do (FREE). Ở nguyên tắc này đòi 
hỏi học sinh thâu tóm được nội dung trong sách giáo khoa và bài giảng trên lớp 
để học sinh tự hệ thống hoá kiến thức, hay nói cách khác là học sinh cần phải tự 
chuẩn bị lên kế hoạch được coi như là “thực đơn” cho chính mình, ngoài trong 
sách giáo khoa ra các em cần tự tìm tòi tham khảo thêm một số tư liệu, sách 
tham khảo, trên mạng,...(giáo viên định hướng hoặc giới thiệu các nguồn tư liệu 
cần thíêt, phù hợp có chất lượng tin cậy cho hoc sinh)
 e. Học sinh tự đánh giá (làm bài tập, đọc tài liệu tham, hoặc các phương 
 tiện học tâp khác,...) 
 + Học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá cũng là một trong những yếu tố cơ bản 
 nhất của việc tự học có hướng dẫn. Nếu học sinh nắm vững phương pháp tự * Guessing game.
* Slap the board.
 Read and complete . ( P67. T2)
 Các tiết học nhẹ nhàng , hấp dẫn, và không khí học tập khá sôi nổi và 
hào hứng khi Gv áp dụng những thủ thuật dưới dạng trò chơi, câu đố, bài 
thơ, bài hát vào bài học + Bài tập ở nhà . Yêu cầu học sinh làm các bài tập đại trà để giáo viên 
 dễ kiểm soát, 
I.Choose the best option for each of the following sentences.
1. .................... one is bigger London or Da Nang? 
A, When B, Which C, What D, Where
2. How .does it take you from here to Ha Long Bay? 
A, hight B, long C, go D, large
3. It’s very hot in the..............
A, summer B, Autunm C, winter D, spring
 4. How .. do you have English? 
A, never B, always C, often D, usually
 5. I’ve got a sore throat. You  eat ice-cream. 
A, should B, have C, shouldn’t D, do
III. Underline the best answer. 
6. Where ( do/ does/ doing ) she often go for her summer holiday?.
7. What story ( are / is / do ) you reading ? – The Fox and the Crow.
8. I (like / want /prefer ) to be an English teacher. 
9. What’s the matter with (she/ you/ he) ? . I’ve got a headache.
10. (How / How many / How often ) do you go to school? - By bike.
 IV. Read this paragraph then answer the questions below.
My name’s Quang. I live in Can Tho. It’s in the Nouth of Viet Nam. There are 
only two seasons here. They are the dry season and the rainy season. The dry 
season lasts from November to April, It’s usuall cool and dry in this time of the 
year. This is my favourite season beacause I can go for a picnic with my friends’ 
the rainy season lasts from May to Octorber. It’s usually hotand wet. There are a 
lot of wind too . 
1. How many seasons are there in Can Tho?
 2. What are they?
 3. What is the dry season like ?
 4. What is the rainy season like ?
 5. Why does he like the dry season ?

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_va_phat_huy_kha_nang_tu_hoc_ti.doc