Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học môn Toán Lớp 4 (bộ sách Kết nối tri thức) theo hướng phát triển năng lực
Giáo dục Tiểu học là bậc học đầu tiên, đặt nền móng cho các bậc học sau. Hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy và học Tiểu học là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội.
Giáo dục Tiểu học ở nước ta đang thực hiện đồng bộ những đổi mới mang tính toàn diện, góp phần phổ cập giáo dục có chất lượng. Trong những đổi mới về giáo dục và đào tạo thì đổi mới về phương pháp dạy học có vị trí đặc biệt quan trọng, vì hoạt động dạy học là hoạt động chủ yếu ở trường học, góp phần đào tạo những con người “ Lao động tự chủ và sáng tạo” có khả năng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.
Trong các môn học ở Tiểu học thì môn Toán có vị trí vô cùng quan trọng. Toán là bộ môn khoa học đòi hỏi sự chính xác cao. Đặc biệt người học toán cần có kĩ năng làm toán thì mới đem lại kết quả cao trong học tập. Mặt khác, học giỏi toán cũng là công cụ cần thiết để học các môn học khác cũng như nhận thức thế giới xung quanh và thực tiễn một cách hiệu quả.
Ở Tiểu học, với mỗi khối lớp, môn Toán có một vị trí, yêu cầu nhiệm vụ khác nhau. Riêng lớp 4 có một vị trí quan trọng vì chương trình của nó mang tính khái quát, hệ thống và phát triển ở mức độ cao hơn nội dung môn Toán ở các lớp trước. Nó giúp cho học sinh có những cơ sở ban đầu về số học, các số tự nhiên, phân số, các đại lượng cơ bản và một số yếu tố hình học đơn giản giúp học sinh học tập tiếp trên cá lớp trên, hình thành kĩ năng thực hành tính toán, đo lường và giải các bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong cuộc sống.
Vậy đổi mới phương pháp dạy học toán lớp 4 như thế nào để đạt hiệu quả cao? Và học sinh học toán cảm thấy sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn hơn; làm cho những con số tưởng chừng như khô khan, vô hồn trở nên có hồn. Và trên hết là giúp học sinh phát huy tính năng động, sáng tạo, phát triển phẩm chất và năng lực Toán học của các em.
Chính vì lí do đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và vận dụng sáng kiến: “ Đổi mới phương pháp dạy học môn Toán lớp 4 theo hướng phát triển năng lực”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học môn Toán Lớp 4 (bộ sách Kết nối tri thức) theo hướng phát triển năng lực

1 MỤC LỤC 1. Mở đầu Trang 1.1. Lí do chọn đề tài. 2 1.2. Mục đích nghiên cứu. 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 3 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 3 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 4 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 5 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo 13 dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 3. Kết luận, kiến nghị 14 3.1. Kết luận 14 3.2. Kiến nghị 15 3 Chính vì lí do đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và vận dụng sáng kiến: “ Đổi mới phương pháp dạy học môn Toán lớp 4 theo hướng phát triển năng lực” 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, tôi nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 4 theo hướng dạy học phát triển năng lực cho học sinh từ đó nâng cao hiệu quả dạy học các môn học cho học sinh lớp 4 1.3. Đối tượng nghiên cứu Với sáng kiến “ Đổi mới phương pháp dạy học môn Toán lớp 4 theo hướng phát triển năng lực” tôi tập trung nghiên cứu các nội dung Toán học trong chương trình Toán lớp 4, cụ thể là các ứng dụng trong môn Toán, các trò chơi, các hình thức dạy học áp dụng công nghệ thông tin theo hướng phát triển năng lực để từ đó tìm ra biện pháp rèn luyện cho học sinh cách học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trong qua trình nghiên cứu, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, lí luận. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp điều tra, khảo sát. - Phương pháp luyện tập, thực hành. - Phương pháp thống kê. Trong các phương pháp trên, khi nghiên cứu tôi vận dụng hài hoà các phương pháp để tìm ra các giải pháp của mình đạt kết quả tối ưu nhất. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Chương trình tổng thể Ban hành theo thông tư 32/2018/TT - BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 nêu rõ “ Giáo dục Toán học hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực Toán học với các thành tố cốt lõi: Năng lực tư duy và lập luận Toán học; năng lực mô hình học toán học; năng lực giao tiếp Toán học; năng lực sử dụng các công cụ và phương tiện; 5 Phát huy những ưu điểm của của phương pháp dạy học truyền thống và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Như vậy, mục đích cuối cùng của đổi mới phương pháp dạy học là làm thế nào để học sinh phải thực sự tích cực, chủ động, tự giác, sôi nổi và hào hứng trong từng tiết học. Đổi mới phương pháp dạy học là để giúp học sinh phát triển năng lực, trí tuệ và khả năng sáng tạo của riêng mình. Ngoài ra, còn giúp thực hiện những bước chuyển mình từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Đổi mới phương pháp dạy học giúp người giáo viên quan tâm đến học sinh nhiều hơn và định hướng cho học sinh trở nên dễ dàng hơn. Đổi mới chính là để hoàn thiện hơn nền giáo dục và đào tạo trong bối cảnh thay đổi mạnh mẽ của xã hội, nó như một phương pháp căn bản và quan trọng nhất như ngày nay. Trong giờ học toán, bên cạnh việc tìm tòi và sáng tạo phương pháp, cách tổ chức dạy học phù hợp với yêu cầu của bài học và đối tượng học sinh, người giáo viên cần phải giúp học sinh có phương pháp lĩnh hội tri thức toán học, làm cho học sinh chủ động hơn trong việc lĩnh hội tri thức toán học. Học sinh có phương pháp học toán phù hợp với từng dạng bài thì kết quả học toán cũng sẽ cao và hiểu bài sâu hơn. Từ đó kích thích tinh thần học tập của học sinh và các em cảm thấy yêu thích khi học môn Toán. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Đối với giáo viên Thực tế công tác đổi mới phương pháp dạy học môn Toán lớp 4 nói riêng và phương pháp dạy học toán ở Tiểu học nói chung còn mang tính hình thức chưa có kế hoạch cụ thể chi tiết, chưa có biện pháp hữu hiệu, công tác kiểm tra đánh giá chưa thường xuyên dẫn đến hiệu quả giảng dạy chưa cao. Thực tế ở trường một số giáo viên vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống trong khi dạy học toán, ngại thay đổi bài giảng nặng nề về thuyết trình, làm mẫu. 7 4B 20 3 15 10 50 7 35 Từ kết quả thu được, để việc “ Đổi mới phương pháp dạy học môn Toán lớp 4 theo hướng phát triển năng lực” đạt hiệu quả tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và vận dụng phương án dạy học mới vào quá trình dạy học của mình trong năm học 2022 - 2023. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh theo hướng phát triển năng lực tôi đã thực hiện một số biện pháp sau: 2.3.1. Biện pháp 1: Tạo hứng thú học toán cho học sinh. Muốn đổi mới phương pháp dạy học, phát huy được năng lực toán cho học sinh thì trước hết giáo viên cần tạo được động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Hứng thú học tập được hình thành từ những cảm xúc, nhu cầu học tập của học sinh. Học sinh có nhu cầu học tập đúng đắn sẽ kích thích, thúc đẩy tính tích cức, tự giác chiếm lĩnh kiến thức. Đối với học sinh lớp 4 thì hứng thú học tập không phải lúc nào cũng có sẵn. Đa số các em đều chưa ý thức được mục đích của việc học toán vì thế trong quá trình học tập và rèn luyện, giáo viên phải là người dẫn dắt hình thành hứng thú cho các các em. Để tạo ra được hứng thú học toán cho học sinh, trước hết tôi đã giúp học sinh thấy được ứng dụng quan trọng, hữu ích của Toán học trong cuộc sống hàng ngày. Bởi vậy, ngay đầu năm học, tôi cho các em tìm hiểu mục lục sách giáo khoa Toán lớp 4. Sau đó, giới thiệu về những nội dung trong chương trình nhằm kích thích tính tò mò, khám phá của các em. Ngoài ra, cho các em xem các video giới thiệu những ứng dụng của toán học vào thực tiễn cuộc sống để các em nhận thức được sự cần thiết phải học tốt môn Toán. 9 Ví dụ: khi học bài “ Giới thiệu tỉ số” ở phần khởi động thay vì cho học sinh hát hay chơi một trò chơi vận động thì tôi tạo động cơ học tập bằng một tình huống thực tế về số học sinh nam và nữ của lớp, hoặc số học sinh nam, nữ vói số học sinh cả lớp. Tôi đưa ra bài toán thực tế “Trên bãi có 6 con bò và 8 con trâu. Hãy tìm tỉ số của số con bò với số con trâu” và ngược lại. Sau đó tôi dẫn dắt học sinh vào bài mới bằng câu hỏi gợi mở: Thế nào là tỉ số ? Để hiểu hơn về tỉ số và những ứng dụng về tỉ số trong thực tế thầy cùng các em cùng tìm hiểu bài “ Giới thiệu tỉ số”. Ngoài ra, Tôi luôn luôn tìm những cách giới thiệu để tạo hứng thú cho các em mỗi khi bắt đầu một tiết học mới. Chẳng hạn khi dạy bài “ Yến, tạ, tấn”. Tôi cho các em xem video về thí nghiệm đổi đơn vị đo. Bên cạnh đó, tôi thận trọng trong việc giao nhiệm vụ học tập cho các em khi ở trên lớp hoặc ở nhà để đảm bảo cho các em có đủ thời gian hoàn thành các bài tập được giao ( chia nhỏ các nhiệm vụ học tập để các em dễ dàng giải quyết ). Từ những việc làm cẩn thận, chi tiết đó. Tôi đã giúp học sinh dần hình thành động cơ học tập trong mỗi tiết học toán. Các em đã tích cực, chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh kiến thức. Đây không chỉ là một việc làm thiết thực để tạo hứng thú học toán mà còn có giá trị gắn kết toán học với cuộc sống và mang cuộc sống vào toán học. 2.3.2. Biện pháp 2: Kết hợp đa dạng, linh hoạt các phương pháp dạy học. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Trong quá trình dạy Toán tôi đã kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học như: Phương pháp trực quan: Là phương pháp dạy học mà ở đó người giáo viên làm cho học sinh nắm được kiến thức và kĩ năng Toán học dựa trên hoạt động quan sát trực tiếp của học sinh đối với các hiện trượng, sự vật cụ thể có ở đời sống 11 để hình thành kiến thức, kĩ năng mới cần thiết để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay khi bắt đầu bài học mới. Trong quá trình dạy học toán, tôi dựa theo nội dung của từng bài, từng mạch kiến thức và điều kiện thời gian trong mỗi tiết học để thiết kế trò chơi sao cho phù hợp. Trò chơi học tập học tập có thể tổ chức ở cả bốn bước lên lớp. Ví dụ 1: Khi dạy cộng, trừ các số tự nhiên (Chương 2 Toán 4). Theo các phương pháp dạy học thông thường, giáo viên sẽ cho học sinh giải quyết bài tập theo hình thức: Làm việc cá nhân vào vở nháp, hoạt động nhóm, phiếu học tập,.nhưng tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức như sau: - Tên trò chơi: Nói đúng mật khẩu - Mục tiêu: Luyện nhẩm nhanh kết quả một số phép tính cộng, trừ các số tự nhiên. - Chuẩn bị: Giáo viên soạn trước một số phép tính, chắng hạn: 4682 + 2536; 2764 + 4755; 6482 - 3568; 8263 - 4058; .. có kèm theo các đáp án. Số phép tính bằng số học sinh tham gia chơi và được sao thành hai hoặc bốn bản, chỉ giao cho các học sinh được chọn làm “lính gác”. - Tổ chức trò chơi: Tùy theo lớp có một hay hai cửa ra vào mà giáo viên chon hai hoặc bốn học sinh làm “lính gác”. ( mỗi lính gác được phát một bản đề cùng đáp án đồng thời giữ bí mật). Số học sinh còn lại ra khỏi lớp và xếp thành hàng dọc trước cửa lớp, chuẩn bị vào lớp. Ở mỗi cửa có hai lính gác: Một lính gác đọc phép tính, lính gác hai căn cứ câu trả lời và đáp án có sẵn để quyết định hô: “Đúng mật khẩu, được vào” hay “ Sai mật khẩu, không được vào”. Chẳng hạn, đến lượt bạn Sáng tiến đến cửa trước. Lính gác một hô: 4682 + 2536 bạn Lan đáp “7218” Lính gác hai hô “đúng mật khẩu, được vào”. Nếu ai đọc sai kết quả lính gác hai sẽ hô “sai mật khẩu, không được vào” và bạn đó sẽ trở về cuối hàng tính lại và chờ đến lượt trả lời. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi các bạn được vào lớp. - Phát triển trò chơi: Có thể thay thế các phép tính cộng, trừ bằng các dạng Toán đổi đơn vị đo, toán về phân số. 13 Đặc trưng của hình thức dạy học môn Toán là dạy học trong lớp theo thời gian quy định, theo nội dung có sẵn trong chương trình Sách giáo khoa. Khi sử dụng hình thức dạy học này tạo ra sự nặng nề, đơn điệu và áp lực cho học sinh, hạn chế sự tiếp thu kiến thức của học sinh. Để khắc phục hạn chế đó, tôi đã mạnh dạn thực hiện một số hình thức dạy học môn Toán lớp 4 như sau: 2.3.3.1. Học trong lớp: Tùy theo nội dung và điều kiện học tập, giáo viên có thể tiến hành dạy học ở trong lớp hoặc ngoài hiện trường. Có ba cách tổ chức sau đây: Một là: Học cá nhân . Tổ chức cho học sinh học cá nhân sẽ tạo điều kiện phát huy tối đa năng lực học sinh trong học toán. Việc học cá nhân chỉ đạt hiệu quả khi mỗi học sinh thực sự làm việc theo gợi ý hướng dẫn của giáo viên trên phiếu học tập. Giáo viên có thể trực tiếp kiểm tra từng em, giúp từng cá nhân thực hiện nhiệm vụ. Học cá nhân Hai là : Học nhóm. Học nhóm sẽ tạo không khí hợp tác học tập, học tập có tổ chức, có trách 15 Học ngoài lớp : Thực hành đo độ dài 2.3.3.3. Sử dụng phiếu học tập Phiếu học tập là một trong những công cụ cho phép cá thể hóa hoạt động học tập của học sinh trong học toán, tiết kiệm thời gian trong việc tổ chức các hoạt động học tập, đồng thời là công cụ hữu ích tromng việc thu thập và xử lí thông tin ngược. Phiếu học tập được sử dụng ở tất cả các bài, các mạch kiến thức. Khi soạn thảo và sử dụng phiếu cần lưu ý : Phiếu học tập một mặt cung cấp được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, trọng tâm được quy định trong chương trình và sách giáo khoa, trong đó xác định những thành tố đơn vị và trật tự thực hiện chúng, mặt khác phải đảm bảo cả việc kiểm tra được kiến thức kĩ năng đó. Phiếu học tập cần vừa sức với số đông học sinh nhưng cũng phải đảm bảo và kích thích được hoạt động tìm tòi mang đặc tính của dạng hoạt động biến đổi, sáng tạo. Các yêu cầu nêu trong phiếu học tập phải được diễn đạt một cách chặt chẽ, rõ ràng, dễ hiểu và chính xác. 17 từng bước được tăng cường. Tuy nhiên các phương tiện dạy học tự làm của giáo viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy. Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sở dụng các phần mềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử ( E- Leaming), mạng trường học kết nối, trường học lớn (BigSchool) Việc ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ góp phần đổi mới phương pháp dạy học mà còn làm cho tình cảm giữa thầy và trò, trò với trò gắn kết thêm. Không chỉ thời gian trên lớp mà ngay cả khi ở nhà tôi đã thực sự là người cha thứ hai của các em. 2.3.5. Biện pháp 5: Thường xuyên động viên, khích lệ học sinh kịp thời. Khen ngợi là một phần thưởng tinh thần to lớn đối với học sinh Tiểu học. lời khen giúp các em tạo động lực và cải thiện kết quả học tập. Hiện nay, cả giáo viên và phụ huynh đều đánh giá cao sự khích lệ, động viên học sinh của thông tư. Việc động viên, khích lệ học sinh kịp thời sẽ giúp học sinh tự tin, nhân cách của các em ngày càng được kiện toàn, hành vi tích cực sẽ được phát huy. Ngược lại, phê bình, trách móc, chỉ trích làm cho lòng tự trọng của trẻ bị tổn thương. Chính vì vậy hằng ngày thay vì trách phạt và chê bai học sinh. Tôi luôn dành cho học sinh những lời khen ngợi chân thành khi các em có sự tiến bộ. Đối với những em học toán chưa tốt, bài làm còn mắc lỗi, tôi gợi ý các em tìm ra lỗi sai trong bài và sửa lại theo gợi ý của thầy. Ngoài nhận xét bằng lời, tôi luôn dùng cử chỉ, ánh mắt thân thiện để khích lệ các em. Những em nào tiến bộ tôi thường khen trước lớp và dùng thư khen cuối tuần đến các em và gia đình, làm phụ huynh và các em rất phấn khởi và hào hứng học tập. 2.4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_mon_toan_l.docx