Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới “Một số phương pháp tập luyện bài thể dục Aerobic THCS”
Hoạt động TDTT có một vị trí rất quan trọng trong hệ thống các trường học nói chung và bậc THCS nói riêng. Nó là một trong năm mặt giáo dục hiện nay: Đức – Trí – Thể - Mĩ – Lao động. TDTT đã góp phần tích cực để giáo dục rèn luyện học sinh trở thành con người phát triển toàn diện, có tinh thần sáng suốt, minh mẫn, có thể chất cường tráng.
Trong TDTT nói chung thì hệ thống giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục XHCN, chỉ thị của ban bí thư Trung ương Đảng đã nêu rõ “đất nước ta trong giai đoạn hiện nay, vấn đề khôi phục tăng cường sức khỏe cho nhân dân nhằm góp phần xây dựng cho con người mới phát triển toàn diện phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước..
Trong phạm trù hoạt động TDTT nói chung thì hoạt động giáo dục thể chất đối với lứa tuổi học sinh trong trường học là yếu tố cấp thiết nhất, nó đã được đặt ra trong các nghị quyết về giáo dục thể chất của Bộ GD-ĐT đó là kế hoạch phát triển giáo dục thể chất trong các trường học. Nhiệm vụ cụ thể là: “Công tác giáo dục thể chất trong trường học góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng con người mới phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, sẵn sàng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội cũng như ý thức học tập và rèn luyện của học sinh trong thời đại mới”.
Để đi đến thành công trong mọi lĩnh vực, yêu cầu đầu tiên là chúng ta phải có thể chất cường tráng, có sức khỏe dồi dào, vì sức khỏe là vốn quý. Vẻ đẹp hình thể của con người, lịch sử phát triển khoa học đã thừa nhận rằng: Chỉ có tập luyện bằng động tác, các bài tập có định hướng thì mới có khả năng đáp ứng được những mong muốn của con người. Khi xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề rất cần quan tâm và có lẽ không ai phủ nhận một tác nhân thúc đẩy quan trọng nhất đó là con người, một chủ thể sinh học của xã hội. Giáo dục thể chất là một vấn đề của xã hội được phổ biến nhất, phục vụ cho nhu cầu phát triển và hoàn thiện của con người. Bởi vậy, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thức rõ sức khỏe của con người là tài sản quốc gia, nhà nước có trách nhiệm quản lý và phát triển nguồn tài sản ấn chứa trong mỗi con người đó.
Trong lĩnh vực TDTT hiện nay phát triển thêm một môn TDTT thu hút đông đảo các tầng lớp tham gia tập luyện đó là thể dục Aerobic. Thể dục Aerobic du nhập vào việt Nam từ những năm 80 nhưng gặp rất nhiều khó khăn về nhận thức cũng như cơ sở vật chất để tập luyện. Những năm đầu môn thể dục này chỉ được phát triển tại các thành phố như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà nẵng...Một vài năm gần đây phong trào tập luyện Aerobic đã lan rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước. Đặc biệt đội tuyển Aerobic của Việt Nam đã gặt hái nhiều thành công trong các cuộc thi khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra tập luyện Aerobic cũng dần được đưa vào trong hệ thống giáo dục thể chất, hoạt động ngoại khóa ở các trường. Tập luyện Aerobic có tác dụng tốt đối với việc nâng cao sức khỏe, giáo dục tinh thần lạc quan tính bền bỉ và phát triển toàn diện các tố chất thể lực như: Sức bền, mềm dẻo, khéo léo... Aerobic mang lại nhiều tác dụng đối với cơ thể giúp cơ thể săn chắc, khỏe mạnh và dẻo dai hơn, hạn chế các nguy cơ bệnh tật liên quan đến tim mạch...
Xuất phát từ vấn đề trên, với mục đích tích cực hưởng ứng cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại", duy trì và đẩy mạnh phong trào tập luyện và thi đấu các môn Thể thao. Lập thành tích chào mừng những ngày lễ lớn của Địa phương, của Huyện và Thành phố. Qua nhiều năm làm công tác huấn luyện đội tuyển của trường tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm và cụ thể hóa bằng đề tài: Đổi mới “Một số phương pháp tập luyện bài thể dục Aerobic THCS”. Với mục giúp người tập luôn vui khỏe và có một cơ thể săn chắc, khỏe mạnh và dẻo dai hơn, hạn chế các nguy cơ bệnh tật liên quan đến tim mạch...
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới “Một số phương pháp tập luyện bài thể dục Aerobic THCS”

SKKN: Một số phương pháp tập luyện bài thể dục Aerobic THCS Trong lĩnh vực TDTT hiện nay phát triển thêm một môn TDTT thu hút đông đảo các tầng lớp tham gia tập luyện đó là thể dục Aerobic. Thể dục Aerobic du nhập vào việt Nam từ những năm 80 nhưng gặp rất nhiều khó khăn về nhận thức cũng như cơ sở vật chất để tập luyện. Những năm đầu môn thể dục này chỉ được phát triển tại các thành phố như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà nẵng...Một vài năm gần đây phong trào tập luyện Aerobic đã lan rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước. Đặc biệt đội tuyển Aerobic của Việt Nam đã gặt hái nhiều thành công trong các cuộc thi khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra tập luyện Aerobic cũng dần được đưa vào trong hệ thống giáo dục thể chất, hoạt động ngoại khóa ở các trường. Tập luyện Aerobic có tác dụng tốt đối với việc nâng cao sức khỏe, giáo dục tinh thần lạc quan tính bền bỉ và phát triển toàn diện các tố chất thể lực như: Sức bền, mềm dẻo, khéo léo... Aerobic mang lại nhiều tác dụng đối với cơ thể giúp cơ thể săn chắc, khỏe mạnh và dẻo dai hơn, hạn chế các nguy cơ bệnh tật liên quan đến tim mạch... Xuất phát từ vấn đề trên, với mục đích tích cực hưởng ứng cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại", duy trì và đẩy mạnh phong trào tập luyện và thi đấu các môn Thể thao. Lập thành tích chào mừng những ngày lễ lớn của Địa phương, của Huyện và Thành phố. Qua nhiều năm làm công tác huấn luyện đội tuyển của trường tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm và cụ thể hóa bằng đề tài: Đổi mới “Một số phương pháp tập luyện bài thể dục Aerobic THCS”. Với mục giúp người tập luôn vui khỏe và có một cơ thể săn chắc, khỏe mạnh và dẻo dai hơn, hạn chế các nguy cơ bệnh tật liên quan đến tim mạch... 1.Cơ sở lí luận: Dân tộc việt nam muốn trường tồn, đất nước muốn phồn vinh, một điều có ý nghĩa quan trọng là thế hệ trẻ phải phát triển toàn diện. Bác Hồ vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta đã từng nói: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là làm cho cả nước mạnh khỏe...” (Trích lời kêu gọi tập thể dục của Hồ Chủ Tịch) Trong cuộc sống hiện nay, vị chí công tác TDTT trong nhà trường càng được xác định theo đúng tầm quan trọng của nó. Thông qua giáo dục, bộ môn thể dục bồi dưỡng cho học sinh đức tính dũng cảm, giúp cho học sinh biết được kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, góp phần rèn luyện thể dục thể thao. Có sự tăng tiến về thể lực, thi đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, biết vận dụng những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở trong và ngoài 2/22 SKKN: Một số phương pháp tập luyện bài thể dục Aerobic THCS Thực tiễn chỉ ra rằng môn thể dục Aerobic mang lại rất nhiều lợi ích và tác dụng đối với người tập nhưng không phải bất kì ai cũng có điều kiện để tập luyện môn thể thao nói trên. Đặc biệt là trong các nhà trường phổ thông từ bậc TH, THCS đến THPT điều kiện để đưa môn học này vào là rất khó vì đầu tư cơ sở vật chất phục vụ môn học và giáo viên dạy môn học còn thiếu rất nhiều. Tuy nhiên vấn đề tuyển chọn và tập luyện cho các em ở các trường cũng gặp nhiều khó khăn. Một điều đáng nghi nhận là: Trong những năm gần đây lãnh đạo các trường đã quan tâm và đầu tư cho môn học này, học sinh tích cực tập luyện và có nhiều tiến bộ ở nhiều lứa tuổi nhất là lứa tuổi học sinh THCS. Vì vậy một vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để phát triển môn học tới toàn thể các em học sinh một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất và tuyển chọn được các em có năng khiếu vào câu lạc bộ của trường. Song vấn đề này chỉ dừng lại ở trung tâm thể thao lớn, những thành phố lớn. Còn các tỉnh, thị xã hầu như chưa phát triển được vì thực tế điều kiện nhà tập chưa đủ... hoặc chỉ tập trung vào một nhóm học sinh có năng khiếu để phát hiện và bồi dưỡng các em thành một đội . Từ thực tế Ba Vì là một trong những huyện mà phong trào thể dục Aerobic chưa được phát triển, lý do không phải các em không có khả năng tập luyện môn thể thao này. Ngược lại nhìn nhận từ học sinh trường THCS tôi đang giảng dạy, thấy các em học sinh rất có khả năng này, các em có thể tiếp thu động tác một cách nhanh chóng và vận dụng vào tập có kết quả. Tôi cũng tin rằng trong một thời gian không xa môn thể thao này sẽ đưa vào các trường trong huyện và nó sẽ trở thành một trong các môn thi đấu. Do vậy mà tôi nhận thấy việc nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực này cần thiết và đây cũng là lí do tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số phương pháp tập luyện bài thể dục Aerobic cấp THCS” II. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi muốn rút ngắn hơn nữa quá trình tập luyện, các em học sinh có tố chất và năng khiếu tập luyện Aerobic tập thành những lớp ngoại khóa và bồi dưỡng đội tuyển của các trường THCS nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho các cuộc thi Aerobic. Để giải quyết đề tài nghiên cứu trên, các nhiệm vụ được đề ra gồm: 1. Tìm hiểu về các bước cơ bản của thể dục Aerobic, tác dụng của Aerobic đối với sự phát triển cơ thể của học sinh. 2. Nghiên cứu, áp dụng và tìm ra hiệu quả của một số bài tập để phát hiện ra năng khiếu cũng như tố chất của học sinh. III. Giới hạn của đề tài: 4/22 SKKN: Một số phương pháp tập luyện bài thể dục Aerobic THCS tay sang ngang tư thế của tay bị khuỳnh, vòng lên trên, vòng ra trước không thể thẳng với vai vì vậy khi tập luyện các động tác, tư thế của Aerobic không đúng, xấu ảnh hưởng đến chất lượng của bài tập. Ngoài ra nếu tư thế tay không thẳng, xương cách tay và cẳng tay không thẳng sẽ hạn chế thực hiện những động tác độ khó cần dùng đến động lực cao của ke, chống sấp...những động tác này là bắt buộc trong bài tập, thi. Vì vậy chúng ta có thể dùng những động tác thể dục đơn giản để phát hiện những học sinh tay không thẳng ngay từ bước đầu như động tác vươn thở, tay ngưc, thăng bằng hoặc yêu cầu các em đứng thẳng đưa hai tay sang ngang và giữ nguyên trong thời gian mười giây để quan sát, nhận biết tay cong do tư thế chưa đúng hay do ảnh hưởng của hệ cơ, xương. 2.2. Xác định các bài tập độ khó của Aerobic. Aerobic là môn thể dục đòi hỏi người tập phải hội tụ đầy đủ các yếu tố: Mềm dẻo, khéo léo nhưng cũng mang tính chất sức mạnh và nghệ thuật để thực hiện được những động tác độ khó yêu cầu trong các bài tập. Chính vì thế các vận động viên phải có một nền thể lực tốt để thực hiện tốt các bài thi với cường độ vận động cao, nhanh nhẹn thực hiện chính xác, đẹp các động tác đặc biệt là những động tác có độ khó theo yêu cầu của bài như những động tác thuộc nhóm A, B và những động tác độ khó có sự liên kết đòi hỏi độ chính xác cao cùng với thể lực tốt. Do đó yêu cầu vận động viên phải có tố chất thể lực tốt và khả năng thực hiện kỹ năng động tác ổn định. 2.3. Xác định khả năng thẩm âm: Aerobic còn gọi là thể dục thẩm mỹ, được hiểu là tập hợp nhiều bài tập với các chuyển động cơ thể, bước chân theo nhạc. Nhịp điệu nhạc nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự biên soạn của huấn luyện viên. Tuy nhiên nếu học sinh thẩm âm tốt sẽ giúp quá trình tiếp thu động tác và hòa động với nhạc được tốt hơn rất nhiều. Ngày nay cùng với sự phát triển phong trào tập Aerobic lan rộng khắp, các kỹ thuật cũng như biên độ động tác ngày càng nhanh nhẹn, sôi động hơn đòi hỏi các bài nhạc cũng theo đúng với nhịp độ động tác. Khi nhạc nổi lên các nhịp trống được đẩy lên bước chân của VĐV hòa vào nhịp điệu của bản nhạc khiến bài tập trở nên sinh động hơn, đẹp hơn và hay hơn. Chính vì vậy nếu các em có khả năng nghe nhạc tốt sẽ giúp rất nhiều trong quá trình tập luyện cũng như khớp nhạc vào bài tập. Đưa ra một số bài nhạc dùng cho tập luyện Aerobic cho học sinh nghe và cảm nhận, yêu cầu các em đưa ra ý kiến nhận xét về giai điệu, nhịp độ, tiết tấu của đoạn nhạc qua đó xác định được mức độ cảm nhận âm nhạc của các em và lựa chọn những em có khả năng tốt giúp quá trình huấn luyện đạt kết quả tốt. 6/22 SKKN: Một số phương pháp tập luyện bài thể dục Aerobic THCS - Viết và trình bày sáng kiến kinh nghiệm. 2. Đối tượng nghiên cứu: Là học sinh THCS độ tuổi 14, 15. 14 tuổi = 40 em ; 15 tuổi = 40 em; tổng số học sinh 2 lứa tuổi là 80 em 3. Địa điểm nghiên cứu: - Hai đĩa nhạc sử dụng cho tập luyện Aerobic. - 01 chiếc đài catsec để phát nhạc. - 01 bạt rộng (để làm sân tập luyện) - 01 máy chiếu (để đưa những hình ảnh, động tác theo bài) IV. Phân tích nhiệm vụ nghiên cứu: 1. Phân tích nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về 7 bước cơ bản của thể dục Aerobic, các tác dụng Aerobic đối với sự phát triển của cơ thể học sinh. *Khái niệm thể dục Aerobic: Bài tập phải mang tính liên tục, sự mềm dẻo, sức mạnh cũng như việc sử dụng 7 bước cơ bản với mức độ hoàn hảo cao cũng như việc thực hiện không sai sót nhóm động tác có độ khó. Các bước cơ bản của Aerobic gồm: diễu hành, chạy bộ, cách quãng, nâng gối; Jack; Lunge; Đá cao a.Diễu hành (March): - Mô tả yêu cầu kỹ thuật: di chuyển với mức độ dùng sức nhỏ, tiếp đất từ mũi chân – mu bàn chân – gót chân. Bước diễu hành kết hợp với tay ngang- cao: 8/22 SKKN: Một số phương pháp tập luyện bài thể dục Aerobic THCS b, Chạy bộ (Jog): - Mô tả yêu cầu kỹ thuật: Di chuyển với sự tác động lực cao, trong đó đầu gối cân thẳng bên dưới hoặc phía trước khớp háng. - Tay có chống hông hoặc kết hợp nhiều tư thế khác nhau - Cách kết hợp với tay: + Vỗ tay trước + Vỗ tay cao + Một nhịp vỗ trước, một nhịp vỗ cao: 10/22 SKKN: Một số phương pháp tập luyện bài thể dục Aerobic THCS d, Nâng gối ( Kneelift): - Mô tả và yêu cầu kỹ thuật: Nâng đầu gối với góc ở khớp háng và khớp háng tối thiểu là 90 độ, mũi chân duỗi thẳng . -Kết hợp với nhiều kiểu tay khác nhau. + Gối 2 lần một bên kết hợp tay trước – ngang: + Gối cộng quay 90 độ e. Đá cao (Kick) 12/22 SKKN: Một số phương pháp tập luyện bài thể dục Aerobic THCS g. Bước rộng (Lunge) - Mô tả và yều kỹ thuật: Chuyển động với sự dùng sức lớn từ khớp háng mở và khép (đóng) hai chân theo đường chéo. Đầu gối chân trước khuỵu với theo bàn chân. Hai chân song song, hai đầu gối và bàn chân cùng trên mặt phẳng. - Bước lunge có thể kết hợp với nhiều bước cơ bản khác. Hoặc 14/22 SKKN: Một số phương pháp tập luyện bài thể dục Aerobic THCS được các động tác trong bài tập, thực hiện các động tác độ khó tốt khớp khít nhạc tốt. Qua 10 lần tập nhóm đều khớp nhạc. Trong khi đó nhóm đối chiếu khả năng thực hiện động tác tương đối tốt nhưng thực hiện động tác độ khó không đạt yêu cầu, không đủ nhịp. Qua 10 lần tập chỉ khớp nhạc được 4 lần còn lại là thừa hoặc thiếu nhạc không ổn định. Nhận định chung:Từ kết quả thực nghiệm sư phạm có thể đi đến nhận xét sơ bộ như sau: Việc áp dụng các phương pháp như: Phương pháp trực quan, xác định các động tác độ khó hay thẩm âm đã nêu ở trên để lựa chọn các học sinh trong cùng độ tuổi và trọng đội tuyển mag lại hiệu quả cao và tiết kiệm được thời gian trong tập luyện. Nếu không lựa chọn mà cho tập hàng loạt không có hiệu quả mà sau một thời gian phải lựa chọn lại một lần nữa những học sinh có khả năng tốt hơn và tập luyện tiếp (đây là phương pháp thường được giáo viên áp dụng). Nếu áp dụng các phương pháp đã đưa ra ngoài việc rút ngắn thời gian tập luyện (vì nhận thức khả năng thẩm âm khác nhau tập sẽ không đồng đều) mà còn rễ ràng hơn trong quá trình triển khai bài tập. Thông qua đó giáo viên sẽ tập trung tốt vào quá trình biên soạn, chọn nhạc và triển khai tới học sinh, học sinh nắm bắt nhanh, khả năng nghe nhạc tốt giúp quá trình ghép nhạc nhanh hơn, hoàn thiện hơn. C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: - Khả năng tiếp nhận thông tin cũng như thẩm âm của từng học sinh khác nhau do đó khi chúng ta chọn ra được những học sinh có năng khiếu thông qua những phương pháp đơn giản dễ thực hiện sẽ giúp quá trình huấn luyện đội tuyển được tốt hơn, nhanh hơn và mang lại hiệu quả cao hơn. - Tư thế tập luyện cũng góp phần quyết định vào thành tích của đội tuyển vì nếu tư thế không chuẩn mực, đẹp thì điểm số sẽ không cao. Ngoài ra tư thế tốt còn ảnh hưởng nhiều đến kỹ thuật thực hiện động tác độ khó có trong bài. Ảnh hưởng của hệ cơ, xương khi thực hiện các động tác cần sử dụng đến động lực vì khi đó trọng tâm cơ thể không được đặt đúng điểm sẽ khó để thực hiện chưa kể đến giá trị thẩm mỹ khi tư thế động tác không đẹp mà không phải do tập không tốt và do cấu tạo hệ cơ, xương của cơ thể. - AEROBIC là một môn thể thao còn khá mới mẻ đối với học sinh trong huyện nói chung và học sinh trường THCS nơi tôi giảng dạy nói riêng. Để bắt nhịp với sự phát triển của môn thể thao này, bước đầu tôi mạnh dạn đưa ra phương pháp tập luyện Aerobic . 16/22
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_mot_so_phuong_phap_tap_luyen_b.doc