Sáng kiến kinh nghiệm Dạy- Học sử dụng từ Hán- Việt (phần thực hành tiếng Việt) trong SGK Ngữ văn 10, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống theo hướng phát triển năng lực ngôn ngữ
1.1. Từ Hán- Việt là một số lớp từ khá quan trọng trong ngôn ngữ tiếng Việt của người Việt Nam. Các nhà ngôn ngữ học nổi tiếng đều thống nhất rằng số lượng từ Hán- Việt chiếm khoảng 60-70% trong tiếng Việt. Từ Hán- Việt không những được dùng trong giao tiếp hằng ngày mà còn có vai trò quan trọng trong ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ hành chính và đặc biệt trong hệ thống ngôn ngữ thuật ngữ tiếng Việt. Chính vì vậy, một nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là làm thế nào để mọi người, đặc biệt là tầng lớp thanh, thiếu niên viết và nói đúng tiếng Việt, trong đó có việc sử dụng từ Hán- Việt. Từ đó tận dụng hết cái hay, cái đẹp và giá trị của kho từ vựng phong phú này trong khi tạo lập văn bản và cả giao tiếp ngoài đời sống. Trọng trách đó trước hết thuộc về những người làm giáo dục.
1.2. Trong chương trình Ngữ văn cũ (chương trình 2006), từ bậc THCS cho đến bậc THPT, trong phân môn tiếng Việt (SGK Ngữ văn), chưa có nhiều bài học về từ Hán- Việt. Ở bậc THCS, chỉ đến lớp 7, học kỳ I có hai bài "Từ Hán- Việt" và "Từ Hán- Việt" (tiếp theo); học kỳ II không có. Chương trình lớp 8 cũng không đề cập đến từ Hán- Việt. Lớp 9 chỉ có một vài bài tập luyện tập có nhắc đến từ Hán- Việt. Thế nhưng trong phân môn Đọc- hiểu văn bản của từ lớp 7 trở lên lại có rất nhiều phẩm văn học trung đại phiên âm từ chữ Hán được đưa vào giảng dạy. Ở bậc THPT, phần tiếng Việt của SGK Ngữ văn (ban cơ bản), không có bài học nào đề cập đến từ Hán- Việt. Nhưng trong sách Ngữ văn lớp 10, 11 phần văn học trung đại đưa những tác phẩm viết bằng chữ Hán vào chương trình như: Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão, Độc Tiểu Thanh ký - Nguyễn Du, Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi, Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát… và rất nhiều văn bản văn học khác nữa. Điều này tạo ra không ít khó khăn cho HS khi chưa được trang bị đầy đủ và chắc chắn kiến thức về từ Hán- Việt mà vẫn phải tìm hiểu, cắt nghĩa, lí giải về các văn bản đó.
1.3. Để khắc phục tình trạng này, trong SGK Ngữ văn 10, chương trình GDPT 2018, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, việc giảng dạy cho HS biết cách sử dụng từ Hán- Việt rất được chú trọng. Cụ thể ở cả hai tập sách, bài “Sử dụng từ Hán- Việt” được xây dựng thành bài riêng nằm trong phần thực hành tiếng Việt. Tuy nhiên qua quá trình giảng dạy của bản thân, cùng với sự chia sẻ của nhiều đồng nghiệp khác, tôi nhận thấy, GV vẫn chưa thực sự thay đổi nhiều trong cách dạy thực hành tiếng Việt. Cụ thể, GV chủ yếu dạy hoạt động Đọc, chú ý vào dạy các văn bản mà xem nhẹ phần thực hành tiếng Việt, phần Viết, phần Nói- nghe. Một bộ phận GV dạy thực hành tiếng Việt nhưng chú trọng dạy lí thuyết, nhắc lại kiến thức về từ Hán- Việt rất nhiều mà ít dành thời gian cho HS thực hành sử dụng trong học tập và đời sống. Không ít GV chưa nắm chắc kiến thức nền tảng về từ Hán- Việt, vẫn còn lúng túng về phương pháp dạy học. Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên cũng tránh hoặc không đề cập nhiều đến nội dung này. Và dẫn đến hệ quả tất yếu, HS vì vậy cũng không biết cách sử dụng từ Hán - Việt để trong tạo lập văn bản và giao tiếp hàng ngày, mặc dù các em đã có
kiến thức về bộ phận từ loại này được trang bị từ các bậc học trước đó, và sau khi đã được học xong bài cách sử dụng từ Hán- Việt. Không thể tạo lập văn bản, không thể sử dụng các kiến thức đã học vào đời sống hằng ngày, nghĩa là năng lực ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp của HS chưa được phát huy. Vì vậy, việc dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học tiếng Việt nói riêng chưa đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu lớn nhất của chương trình GDPT 2018 là dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của HS.
1.4. Từ đó, tôi thiết nghĩ rằng, dạy học phần thực hành tiếng Việt nói riêng và các phần khác của SGK Ngữ văn 10 nói chung đều cần thay đổi theo hướng phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS để đáp ứng yêu cầu của chương trình mới. Xác định được tính cấp thiết, tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học từ Hán- Việt trong SGK Ngữ văn 10, 2018, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Dạy- học sử dụng từ Hán- Việt (phần thực hành tiếng Việt) trong SGK Ngữ văn 10, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống theo hướng phát triển năng lực ngôn ngữ” để giúp HS có thêm kiến thức vững chắc, biết cách sử dụng thành thạo từ Hán- Việt, giúp GV có thêm phương pháp giảng dạy từ Hán- Việt đạt hiệu quả cao.
1.2. Trong chương trình Ngữ văn cũ (chương trình 2006), từ bậc THCS cho đến bậc THPT, trong phân môn tiếng Việt (SGK Ngữ văn), chưa có nhiều bài học về từ Hán- Việt. Ở bậc THCS, chỉ đến lớp 7, học kỳ I có hai bài "Từ Hán- Việt" và "Từ Hán- Việt" (tiếp theo); học kỳ II không có. Chương trình lớp 8 cũng không đề cập đến từ Hán- Việt. Lớp 9 chỉ có một vài bài tập luyện tập có nhắc đến từ Hán- Việt. Thế nhưng trong phân môn Đọc- hiểu văn bản của từ lớp 7 trở lên lại có rất nhiều phẩm văn học trung đại phiên âm từ chữ Hán được đưa vào giảng dạy. Ở bậc THPT, phần tiếng Việt của SGK Ngữ văn (ban cơ bản), không có bài học nào đề cập đến từ Hán- Việt. Nhưng trong sách Ngữ văn lớp 10, 11 phần văn học trung đại đưa những tác phẩm viết bằng chữ Hán vào chương trình như: Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão, Độc Tiểu Thanh ký - Nguyễn Du, Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi, Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát… và rất nhiều văn bản văn học khác nữa. Điều này tạo ra không ít khó khăn cho HS khi chưa được trang bị đầy đủ và chắc chắn kiến thức về từ Hán- Việt mà vẫn phải tìm hiểu, cắt nghĩa, lí giải về các văn bản đó.
1.3. Để khắc phục tình trạng này, trong SGK Ngữ văn 10, chương trình GDPT 2018, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, việc giảng dạy cho HS biết cách sử dụng từ Hán- Việt rất được chú trọng. Cụ thể ở cả hai tập sách, bài “Sử dụng từ Hán- Việt” được xây dựng thành bài riêng nằm trong phần thực hành tiếng Việt. Tuy nhiên qua quá trình giảng dạy của bản thân, cùng với sự chia sẻ của nhiều đồng nghiệp khác, tôi nhận thấy, GV vẫn chưa thực sự thay đổi nhiều trong cách dạy thực hành tiếng Việt. Cụ thể, GV chủ yếu dạy hoạt động Đọc, chú ý vào dạy các văn bản mà xem nhẹ phần thực hành tiếng Việt, phần Viết, phần Nói- nghe. Một bộ phận GV dạy thực hành tiếng Việt nhưng chú trọng dạy lí thuyết, nhắc lại kiến thức về từ Hán- Việt rất nhiều mà ít dành thời gian cho HS thực hành sử dụng trong học tập và đời sống. Không ít GV chưa nắm chắc kiến thức nền tảng về từ Hán- Việt, vẫn còn lúng túng về phương pháp dạy học. Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên cũng tránh hoặc không đề cập nhiều đến nội dung này. Và dẫn đến hệ quả tất yếu, HS vì vậy cũng không biết cách sử dụng từ Hán - Việt để trong tạo lập văn bản và giao tiếp hàng ngày, mặc dù các em đã có
kiến thức về bộ phận từ loại này được trang bị từ các bậc học trước đó, và sau khi đã được học xong bài cách sử dụng từ Hán- Việt. Không thể tạo lập văn bản, không thể sử dụng các kiến thức đã học vào đời sống hằng ngày, nghĩa là năng lực ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp của HS chưa được phát huy. Vì vậy, việc dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học tiếng Việt nói riêng chưa đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu lớn nhất của chương trình GDPT 2018 là dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của HS.
1.4. Từ đó, tôi thiết nghĩ rằng, dạy học phần thực hành tiếng Việt nói riêng và các phần khác của SGK Ngữ văn 10 nói chung đều cần thay đổi theo hướng phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS để đáp ứng yêu cầu của chương trình mới. Xác định được tính cấp thiết, tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học từ Hán- Việt trong SGK Ngữ văn 10, 2018, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Dạy- học sử dụng từ Hán- Việt (phần thực hành tiếng Việt) trong SGK Ngữ văn 10, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống theo hướng phát triển năng lực ngôn ngữ” để giúp HS có thêm kiến thức vững chắc, biết cách sử dụng thành thạo từ Hán- Việt, giúp GV có thêm phương pháp giảng dạy từ Hán- Việt đạt hiệu quả cao.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy- Học sử dụng từ Hán- Việt (phần thực hành tiếng Việt) trong SGK Ngữ văn 10, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống theo hướng phát triển năng lực ngôn ngữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy- Học sử dụng từ Hán- Việt (phần thực hành tiếng Việt) trong SGK Ngữ văn 10, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống theo hướng phát triển năng lực ngôn ngữ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HOÀNG MAI SÁNG KIẾN DẠY- HỌC SỬ DỤNG TỪ HÁN- VIỆT (PHẦN THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT) TRONG SGK NGỮ VĂN 10, BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGÔN NGỮ LĨNH VỰC: NGỮ VĂN Tác giả: Trần Thị Thương Tổ: Ngữ văn SĐT: 0912.955.348 Năm thực hiện: 2022- 2023 sáng tạo. 2.3. Tổ chức hoạt động dạy- học từ Hán Việt cho HS hướng vào hoạt 22 động giao tiếp 2.3.1. Xác định cốt lõi của vấn đề dạy học từ Hán Việt trong SGK Ngữ văn 22 10, 2018 để đề xuất cách dạy phù hợp 24 2.3.2. Xác định quy trình dạy học cách sử dụng từ Hán Việt 2.3.3. Vận dụng một số phương pháp, hình thức tổ chức dạy học có ưu 26 thế trong việc phát huy tối đa năng lực ngôn ngữ của HS khi dạy học cách sử dụng từ Hán- Việt 31 2.3.4. Dạy học kết nối, tích hợp giữa các phần trong SGK Ngữ văn 10 Chương 3: THỰC NGHIỆM 34 3.1. Mục đích thực hiện 34 3.2. Đối tượng thực hiện 34 3.3. Nội dung thực nghiệm 34 3.4. Cách thức thực nghiệm 34 3.5. Thiết kế giáo án đối chứng 35 3.6. Kết quả thực nghiệm 57 3.7. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 61 3.7.1. Mục đích khảo sát 61 3.7.2. Nội dung khảo sát và phương pháp khảo sát 61 3.7.3. Đối tượng khảo sát 62 3.7.4. Kết quả khảo nghiệm về sự cấp thiết và tính khả thi của các biện 62 pháp đã đề xuất PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 67 1. Kết luận 67 2. Khuyến nghị 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: 1.1. Từ Hán- Việt là một số lớp từ khá quan trọng trong ngôn ngữ tiếng Việt của người Việt Nam. Các nhà ngôn ngữ học nổi tiếng đều thống nhất rằng số lượng từ Hán- Việt chiếm khoảng 60-70% trong tiếng Việt. Từ Hán- Việt không những được dùng trong giao tiếp hằng ngày mà còn có vai trò quan trọng trong ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ hành chính và đặc biệt trong hệ thống ngôn ngữ thuật ngữ tiếng Việt. Chính vì vậy, một nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là làm thế nào để mọi người, đặc biệt là tầng lớp thanh, thiếu niên viết và nói đúng tiếng Việt, trong đó có việc sử dụng từ Hán- Việt. Từ đó tận dụng hết cái hay, cái đẹp và giá trị của kho từ vựng phong phú này trong khi tạo lập văn bản và cả giao tiếp ngoài đời sống. Trọng trách đó trước hết thuộc về những người làm giáo dục. 1.2. Trong chương trình Ngữ văn cũ (chương trình 2006), từ bậc THCS cho đến bậc THPT, trong phân môn tiếng Việt (SGK Ngữ văn), chưa có nhiều bài học về từ Hán- Việt. Ở bậc THCS, chỉ đến lớp 7, học kỳ I có hai bài "Từ Hán- Việt" và "Từ Hán- Việt" (tiếp theo); học kỳ II không có. Chương trình lớp 8 cũng không đề cập đến từ Hán- Việt. Lớp 9 chỉ có một vài bài tập luyện tập có nhắc đến từ Hán- Việt. Thế nhưng trong phân môn Đọc- hiểu văn bản của từ lớp 7 trở lên lại có rất nhiều phẩm văn học trung đại phiên âm từ chữ Hán được đưa vào giảng dạy. Ở bậc THPT, phần tiếng Việt của SGK Ngữ văn (ban cơ bản), không có bài học nào đề cập đến từ Hán- Việt. Nhưng trong sách Ngữ văn lớp 10, 11 phần văn học trung đại đưa những tác phẩm viết bằng chữ Hán vào chương trình như: Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão, Độc Tiểu Thanh ký - Nguyễn Du, Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi, Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát và rất nhiều văn bản văn học khác nữa. Điều này tạo ra không ít khó khăn cho HS khi chưa được trang bị đầy đủ và chắc chắn kiến thức về từ Hán- Việt mà vẫn phải tìm hiểu, cắt nghĩa, lí giải về các văn bản đó. 1.3. Để khắc phục tình trạng này, trong SGK Ngữ văn 10, chương trình GDPT 2018, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, việc giảng dạy cho HS biết cách sử dụng từ Hán- Việt rất được chú trọng. Cụ thể ở cả hai tập sách, bài “Sử dụng từ Hán- Việt” được xây dựng thành bài riêng nằm trong phần thực hành tiếng Việt. Tuy nhiên qua quá trình giảng dạy của bản thân, cùng với sự chia sẻ của nhiều đồng nghiệp khác, tôi nhận thấy, GV vẫn chưa thực sự thay đổi nhiều trong cách dạy thực hành tiếng Việt. Cụ thể, GV chủ yếu dạy hoạt động Đọc, chú ý vào dạy các văn bản mà xem nhẹ phần thực hành tiếng Việt, phần Viết, phần Nói- nghe. Một bộ phận GV dạy thực hành tiếng Việt nhưng chú trọng dạy lí thuyết, nhắc lại kiến thức về từ Hán- Việt rất nhiều mà ít dành thời gian cho HS thực hành sử dụng trong học tập và đời sống. Không ít GV chưa nắm chắc kiến thức nền tảng về từ Hán- Việt, vẫn còn lúng túng về phương pháp dạy học. Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên cũng tránh hoặc không đề cập nhiều đến nội dung này. Và dẫn đến hệ quả tất yếu, HS vì vậy cũng không biết cách sử dụng từ 6 đúng yêu cầu của chương trình GDPT 2018 là phát triển phẩm chất và năng lực của HS. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, phỏng vấn - Phương pháp thống kê, so sánh - Phương pháp phân tích, khái quát hóa, hệ thống hóa - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 5. Những đóng góp mới của đề tài Đề tài phân tích và chứng minh việc thực hiện phưng pháp giảng dạy giúp HS học tập tốt môn Ngữ văn nói chung, nội dung tiếng Việt thực hành nói riêng đã góp phần không nhỏ giúp HS học tập tốt hơn bộ môn này. Quan trọng hơn, thông qua việc giảng dạy này, HS đã rèn luyện được năng lực và phẩm phẩm chất của mình. Đặc biệt là phát triển khả năng ngôn ngữ của các em. Những giải pháp đưa ra trong đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng sáng tạo những cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn có sức thuyết phục, phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường và địa phương nên đã đem lại kết quả đáng kể góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT Hoàng Mai. Những cách làm đã được trình bày ở đề tài là kết quả của quá trình nghiên cứu có tính hệ thống, đã được áp dụng có hiệu quả trong năm học 2022-2023 và đảm bảo tính khả thi, có chất lượng hiệu quả. Hướng đi của đề tài không trùng lặp với bất cứ SKKN nào trước đó. 8 Dạy học theo hướng phát triển năng lực đang bám sát theo những yêu cầu của chương trình GDPT mới (được Ban hành kèm theo thông tư 32/2018/TT- BGDĐT). Sự thay đổi rõ rệt nhất của chương trình này là chuyển từ chỗ quan tâm đến việc giảng dạy kiến thức hàn lâm, nặng về lí thuyết sang việc quan tâm HS vận dụng kiến thức như thế nào để hình thành năng lực giải quyết vấn đề. Để đảm bảo được điều đó, phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học. Người GV dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “HS tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức (tự chiếm lĩnh kiến thức) với sự tổ chức, hướng dẫn của GV”. Theo đó, môn Ngữ văn trong chương trình GDPT 2018 cũng đã xác định rõ mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực cho HS phổ thông. Riêng về năng lực, ngoài những năng lực chung, chương trình nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển hai năng lực đặc thù cho người học, đó là “năng lực ngôn ngữ” và “năng lực văn học”. Chương trình 2018 lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học. Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học được hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản; phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe của HS Đồng thời, việc dạy học Ngữ văn hướng vào việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ cho HS rất phù hợp với xu thế chung của thế giới. “Chương trình dạy tiếng mẹ đẻ của các nước trên thế giới đều xây dựng theo phương hướng lấy giao tiếp làm môi trường và phương pháp học tập, lấy việc phục vụ giao tiếp làm nhiệm vụ và mục đích. Chương trình nào cũng dạy cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong đó ngôn ngữ viết là trọng tâm. Theo xu hướng này, chương trình nào cũng coi trọng cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết nhưng không quên nền tảng của nó là các kiến thức ngôn ngữ. Chương trình nào cũng chú ý rèn luyện các kĩ năng bộ phận khi nghe, nói, đọc, viết đồng thời chú ý rèn luyện tổng hợp các kĩ năng đó trong quá trình sử dụng lời nói để giao tiếp. Từ đó dần dần tạo nên sự chuyển hoá về chất, biến các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thành năng lực lời nói cá nhân” (Nguyễn Trí) Cùng với những thành tựu của ngành Dụng học và xu thế hội nhập toàn diện của đất nước ta, việc dạy học môn Ngữ văn hướng vào hoạt động giao tiếp là một trong những nguyên tắc quan trọng qua trình biên soạn chương trình. Bởi Ngữ văn là môn học vừa có tính công cụ, vừa có tính thẩm mỹ - nhân văn. Thông qua môn học này HS được hình thành, phát triển các năng lực chung và năng lực môn học như năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ để sống và làm việc hiệu quả, để học tập tốt các môn học khác, cũng như để học suốt đời. Đối với phần tiếng Việt (một nội dung dạy học không thể thiếu trong môn Ngữ văn), quan điểm này càng phải đề cao và tuân thủ triệt để, vì mục tiêu cuối cùng của môn học này là làm cho người học sử dụng được và sử dụng hiệu quả 10 hợp với hoàn cảnh giao tiếp, biết cách sửa lỗi về mạch lạc trong đoạn và văn bản; Các biện pháp tu từ về từ, về câu; Các hoạt động giao tiếp, kỹ năng tiếp nhận và lĩnh hội được các câu, các văn bản Thêm vào đó, cần thấy rằng mục tiêu, nguyên tắc của việc dạy học tiếng Việt trong môn Ngữ văn là trang bị cho HS công cụ để Đọc hiểu văn bản, vận dụng kiến thức tiếng Việt để thực hành, qua đó phát triển kĩ năng giao tiếp, năng lực ngôn ngữ chứ không nhằm cung cấp kiến thức lí thuyết theo logic của khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ. Các đơn vị, hiện tượng tiếng Việt không được tập hợp để tạo thành một “phân môn” riêng mà tích hợp kiến thức Ngữ văn vào bài học lấy VB làm trung tâm. Ở Ngữ văn 10, mục tiêu phát triển kĩ năng đọc, viết thông qua thực hành tiếng Việt thể hiện rất rõ. Riêng về từ Hán- Việt trong SGK Ngữ văn 10, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, được cấu tạo thành 2 bài riêng, nằm ở cả tập 1 và tập 2 với tên gọi: “Sử dụng từ Hán- Việt”. Theo yêu cầu dạy học của chương trình mới, cách dạy từ Hán- Việt (một trong những bài học của phần thực hành tiếng Việt) cũng cần đảm bảo quá trình dạy học hướng tới hình thành và phát triển các năng lực sử dụng từ Hán- Việt cho người học trong môi trường học tập và đời sống hàng ngày của HS. Cụ thể, với các tiết về từ vựng không chỉ dừng lại ở việc yêu cầu HS tìm từ, thuộc từ, mà chưa hướng tới việc hiểu nghĩa từ (trong nhiều trường nghĩa khác nhau), cách sử dụng từ Hán- Việt một cách linh hoạt trong nói và viết, giúp các em tăng vốn từ và khả năng dùng từ khi giao tiếp hoặc khi viết đoạn văn, bài văn. Từ nhận thức trên, tôi nhận thấy khi giảng dạy cần định hướng về cách thức tổ chức dạy học từ Hán- Việt sao cho phát triển tốt nhất các năng lực sử dụng từ Hán- Việt đối với HS. Thông qua đó giúp các em nâng cao được năng lực ngôn ngữ và khả năng giao tiếp của bản thân hiệu quả nhất. 1.2.2. Thực trạng dạy và học từ Hán- Việt trong môn Ngữ văn Như đã trình bày ở phần lí do chọn đề tài, việc dạy- học từ Hán- Việt trong chương trình biên soạn từ 2006, đã bắt đầu từ bậc Tiểu học đến THPT. Tuy nhiên, các đơn vị bài học, dung lượng thời gian, hàm lượng kiến thức dành cho mỗi khối lớp, các cấp học là khác nhau. Cụ thể: - Ở bậc Tiểu học Mục tiêu của Tiếng Việt là cung cấp cho HS kiến thức sơ giản về tiếng Việt, trong đó cung cấp vốn từ. Từ Hán- Việt cũng đã xuất hiện trong các bài học vần, tập đọc, luyện từ và câu. Đến lớp bốn và lớp năm thì được dạy thành các bài cụ thể. - Ở bậc THCS + Từ mượn (SGK lớp 6, tập 1) + Từ Hán- Việt (2 tiết, SGK lớp 7, tập 1) 12 Về phía GV, các thầy cô khẳng định rằng đã giảng dạy rất đầy đủ nội dung chương trình trong SGK, kể cả những kiến thức liên quan đến các bài tiếng Việt và từ Hán- Việt. Các thầy cô đều có tinh thần trách nhiệm, luôn mong muốn học hỏi tìm tòi các phương pháp dạy học. GV luôn muốn nâng cao năng lực sử dụng từ Hán- Việt cho HS thông qua mỗi tiết học. Đa số GV đều nắm chắc kiến thức về từ Hán- Việt và bắt đầu vận dụng những phương pháp dạy học phát huy năng lực HS. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít thầy cô khẳng định, từ Hán- Việt là bộ phận từ loại khó, vì đây là bộ phận từ mượn, đa dạng với cả GV và HS. Vì sự phong phú đa dạng của nó nên không ít thầy cô chưa nắm vững về cách cấu tạo, giải nghĩa từ Hán- Việt Khi dạy từ Hán- Việt, GV thường bám sát và tuân thủ vào SGK, tức là GV chỉ giảng giải cho các em những từ Hán- Việt và những nghĩa của từ Hán- Việt có trong phần chú giải mà chưa mở rộng thêm nghĩa của từ đó trong nhiều ngữ cảnh khác nhau để các em hiểu rõ hơn về nghĩa của các từ và có thể sử dụng từ Hán- Việt linh hoạt trong các bài tập. Vì vậy, khả năng sử dụng từ Hán- Việt của các em còn rất nhiều hạn chế. Việc dạy học từ Hán- Việt theo định hướng rèn luyện năng lực ngôn ngữ, rèn kĩ năng giao tiếp cho HS mới chỉ được thể hiện một cách chung chung và khái quát, không có định hướng cụ thể cho HS. Về những thông tin phản hồi thu nhận được từ phía HS, kết quả không mấy khả quan. Đa số HS đều cho rằng từ Hán- Việt rất khó học, khó từ việc phân biệt từ thuần, Hán- Việt đến cách cắt nghĩa, từ cấu tạo đến giá trị biểu đạt của từ. Đa số các em HS vẫn chưa thể hiểu được từ Hán- Việt nên không thấy được giá trị và tầm quan trọng mà nó. Không những thế, các em cũng chưa ý thức được vai trò của việc học tiếng Việt là rèn luyện khả năng giao tiếp mà chỉ chú ý hoàn thành bài tập được thầy cô giao cho. Tập trung học thuộc các văn bản thơ, truyện trong chương trình. Các em cho rằng các văn bản văn học thú vị hơn nhiều mà không biết rằng một khối lượng lớn ngôn ngữ văn chương được làm từ chất liệu là kho từ vựng Hán- Việt. Nguyên nhân của hiện trạng này phần lớn là do bản thân GV và HS chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học tiếng Việt nói chung và học từ Hán- Việt nói riêng là phát triển vốn từ, vốn ngôn ngữ của bản thân nên chưa có ý thức rèn luyện khả năng nghe nói đọc viết của các em. Một bộ phận không nhỏ GV và HS vẫn giữ quan điểm khi học môn Ngữ văn chỉ quan tâm đến việc đọc hiểu các văn bản văn học, còn không chú ý đến các bài tiếng Việt và Làm văn trong chương trình. Tuy nhiên, cũng có em thẳng thắn nhìn nhận, nếu lớp học mà thầy cô yêu cầu khắt khe về việc học tiếng Việt thì có thể HS đã cải thiện được rất nhiều năng lực ngôn ngữ của mình, nhưng điều đó đã không xẩy ra. Bởi các thầy cô cũng chỉ quan tâm “học những nội dung phục vụ kiểm tra, thi cử là chủ yếu”. Bởi các bài thi, kiểm tra hầu như chỉ yêu cầu trình bày lại kiến thức đã học ở phần Đọc – hiểu văn bản văn học. Còn nếu dạy tiếng Việt, dạy đến các đơn vị từ Hán- Việt, các GV chỉ yêu cầu 14
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_su_dung_tu_han_viet_phan_thuc.pdf