Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học gắn với trải nghiệm, sáng tạo trong nuôi trồng và sản xuất các sản phẩm từ tảo Spirulina thông qua chủ đề “Sinh học vi sinh vật” – Sinh học 10 (Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống)
Việt Nam đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng guồng quay của các nước trên thế giới, thì sự phát triển nguồn nhân lực đang là nhiệm vụ cấp thiết được Đảng và nhà nước ta quan tâm. Trong Hội nghị lần thứ II, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ “Muốn tiến hành CNH – HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và phát huy nguồn lực con người -yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Trong nghị quyết số 29 của hội nghị TW 8 Khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục – Đào tạo đã khẳng định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc”. Chương trình GDPT 2018 bắt đầu từ năm học 2022-2023 dành cho lớp 10 đã tập trung vào dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật kiến thức, kĩ năng, phát triển năng lực và phẩm chất. Chuyển từ học tập trên lớp sang các hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học.
Như vậy dạy học gắn với hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong những nội dung của đổi mới phương pháp dạy học. Thế nhưng, việc trải nghiệm lĩnh vực trải nghiệm sản xuất kinh doanh thường gặp khó khăn đối với các trường THPT. Nhà trường thường chưa chủ động trong việc liên hệ với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đề cho học sinh trải nghiệm. Doanh nghiệp còn ái ngại khi cho phép người ngoài, đặc biệt là học sinh đến tham quan, trải nghiệm. Chính vì vậy việc đưa học sinh đi đến các cơ sở sản nuôi trồng, chế biến của doanh nghiệp để trải nghiệm và học tập còn rất ít. Nên việc lựa chọn lĩnh vực sẩn xuất, chế biến và lựa chọn các cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp để học sinh trải nghiệm thực tế đối với các trường học là thật sự cần thiết.
Qua thực tế khảo sát địa bàn huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai thì việc tổ chức dạy học gắn liền với trải nghiệm, sáng tạo trong nuôi trồng ở các cơ sở sản xuất, chế biến chưa được nhìn nhận trên góc độ lí luận dạy học. Thị xã Hoàng Mai đang dần chuyển mình trở thành một đô thị trẻ của tỉnh, những hoạt động sản xuất chế biến liên quan đến nuôi trồng thủy, hải sản khá phổ biến. Nó được xem như một công cụ, một thiết bị dạy học, các thành tố của hoạt động sản xuất, chế biến giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, giúp người học trải nghiệm sáng tạo để góp phần hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh; góp phần thực hiện giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng, cung cấp nhân lực trực tiếp tại địa phương. Đặc biệt đối với chương trình Sinh học 10, có rất nhiều nội dung để có tiến hành dạy học gắn liền với trải nghiệm, sáng tạo trọng sản xuất và chế biến.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Dạy học gắn với trải nghiệm, sáng tạo trong nuôi trồng và sản xuất các sản phẩm từ tảo Spirulina thông qua chủ đề “Sinh học vi sinh vật” – Sinh học 10. Với mong muốn cao chất lượng bộ môn Sinh học, góp phần nâng đáp ứng mục tiêu Chương trình GDPT 2018.
Như vậy dạy học gắn với hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong những nội dung của đổi mới phương pháp dạy học. Thế nhưng, việc trải nghiệm lĩnh vực trải nghiệm sản xuất kinh doanh thường gặp khó khăn đối với các trường THPT. Nhà trường thường chưa chủ động trong việc liên hệ với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đề cho học sinh trải nghiệm. Doanh nghiệp còn ái ngại khi cho phép người ngoài, đặc biệt là học sinh đến tham quan, trải nghiệm. Chính vì vậy việc đưa học sinh đi đến các cơ sở sản nuôi trồng, chế biến của doanh nghiệp để trải nghiệm và học tập còn rất ít. Nên việc lựa chọn lĩnh vực sẩn xuất, chế biến và lựa chọn các cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp để học sinh trải nghiệm thực tế đối với các trường học là thật sự cần thiết.
Qua thực tế khảo sát địa bàn huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai thì việc tổ chức dạy học gắn liền với trải nghiệm, sáng tạo trong nuôi trồng ở các cơ sở sản xuất, chế biến chưa được nhìn nhận trên góc độ lí luận dạy học. Thị xã Hoàng Mai đang dần chuyển mình trở thành một đô thị trẻ của tỉnh, những hoạt động sản xuất chế biến liên quan đến nuôi trồng thủy, hải sản khá phổ biến. Nó được xem như một công cụ, một thiết bị dạy học, các thành tố của hoạt động sản xuất, chế biến giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, giúp người học trải nghiệm sáng tạo để góp phần hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh; góp phần thực hiện giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng, cung cấp nhân lực trực tiếp tại địa phương. Đặc biệt đối với chương trình Sinh học 10, có rất nhiều nội dung để có tiến hành dạy học gắn liền với trải nghiệm, sáng tạo trọng sản xuất và chế biến.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Dạy học gắn với trải nghiệm, sáng tạo trong nuôi trồng và sản xuất các sản phẩm từ tảo Spirulina thông qua chủ đề “Sinh học vi sinh vật” – Sinh học 10. Với mong muốn cao chất lượng bộ môn Sinh học, góp phần nâng đáp ứng mục tiêu Chương trình GDPT 2018.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học gắn với trải nghiệm, sáng tạo trong nuôi trồng và sản xuất các sản phẩm từ tảo Spirulina thông qua chủ đề “Sinh học vi sinh vật” – Sinh học 10 (Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học gắn với trải nghiệm, sáng tạo trong nuôi trồng và sản xuất các sản phẩm từ tảo Spirulina thông qua chủ đề “Sinh học vi sinh vật” – Sinh học 10 (Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HOÀNG MAI ---------------------------------- SÁNG KIẾN DẠY HỌC GẮN VỚI TRẢI NGHIỆM, SÁNG TẠO TRONG NUÔI TRỒNG VÀ SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM TỪ TẢO SPIRULINA THÔNG QUA CHỦ ĐỀ “SINH HỌC VI SINH VẬT” - SINH HỌC 10 MÔN: SINH HỌC Tác giả: NGUYỄN SỸ NHAN– HỒ TRƯỜNG THI Tổ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Số điện thoại: 0982776822 - 0983239708 Năm thực hiện: 2022- 2023 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Nội dung Viết tắt Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CNH- HĐH Giáo dục đào tạo GD - ĐT Trung học phổ thông THPT Giáo viên GV Vi sinh vật VSV Học sinh HS Nhà xuất bản NXB Sách giáo khoa SGK Thực nghiệm TN Đối chứng ĐN Hướng dẫn HD 2 thông qua chủ đề “Sinh học vi sinh vật” – Sinh học 10. Với mong muốn cao chất lượng bộ môn Sinh học, góp phần nâng đáp ứng mục tiêu Chương trình GDPT 2018. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu, xây dựng: Dạy học gắn liền với trải nghiệm sáng tạo trong nuôi trồng và sản xuất các sản phẩm từ tảo Spirulina thông qua chủ đề “Sinh học vi sinh vật” môn Sinh học 10. Nhằm nâng cao sự liên hệ giữa lý thuyết với thực tiễn, thực hiện hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học. Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, tạo hứng thú trong học tập, giúp học sinh được trải nghiệm thực tiễn cuộc sống, hình thành một số phẩm chất, năng lực của học sinh; góp phần thực hiện giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng, cung cấp nhân lực trực tiếp cho địa phương. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu áp dụng cho học sinh khối 10 tại đơn vị công tác trong năm học 2022 – 2023. - Nghiên cứu xây dựng chủ đề dạy học “Sinh học vi sinh vật”- Sinh học 10 (Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống) bằng dạy học gắn liền trải nghiệm sáng tạo trong nuôi trồng và chế biến các sản phẩm từ tảo Spirulina. IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Đối với chủ đề “Sinh học vi sinh vật” dạy học theo hướng gắn liền với gắn với trải nghiệm sáng tạo tại địa phương sẽ tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm thực tiễn cuộc sống, phát triển tư duy sáng tạo và niềm đam mê trong học tập, đồng thời hình dung và định hướng được phần nào nghành nghề trong tương lai mà mình sẽ theo đuổi để từ đó cố gắng nỗ lực học tập để đạt kết quả tốt hơn. Mặt khác sự hợp tác các bạn trong nhóm sẽ tạo cơ hội cho sự phát triển các năng lực giao tiếp, trình bày. Như vậy hình thức tổ chức dạy học gắn liền với trải nghiệm nuôi trồng, sản xuất các sản phẩm từ VSV ở địa phương sẽ có hiệu quả cao hơn về chất lượng dạy học so với việc áp dụng hình thức dạy học truyền thống tại các trường học đóng trên địa bàn trong bối cảnh thực hiện Chương trình GDPT 2018. V. NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đề tài giải quyết các vấn đề sau: - Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học gắn liền với trải nghiệm, sáng tạo trong nuôi trồng và chế biến các sản phẩm từ tảo Spirulina. - Thiết kế tiến trình dạy học dạy học gắn liền với trải nghiệm, sáng tạo trong nuôi trồng và chế biến các sản phẩm từ tảo Spirulina thông qua chủ đề “Vi sinh vật” tại địa phương. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại đơn vị công tác. 4 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lý luận 1.1. Một số vấn đề chung về dạy học theo chủ đề 1.1.1. Khái niệm dạy học theo chủ đề Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, đơn vị kiến thức nội dung bài học, hoặc chủ đề.., có sự giao thoa tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (nghĩa là chuỗi hoạt động dạy học từ một số đơn vị kiến thức hoặc môn học, bài học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức vận dụng vào thực tiễn. Tùy theo nội dung chương trình sách giáo khoa hiện nay mà việc xây dựng chủ đề dạy học hiện nay có thể là chủ đề dạy học trong một môn học hoặc chủ đề tích hợp liên môn. * Các ưu điểm của dạy học chủ đề: - Các nhiệm vụ học tập được chuyển giao, học sinh quyết định kế hoạch học tập với sự chủ động hỗ trợ, hợp tác của giáo viên. Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học. - Hướng tới mục tiêu chiếm lĩnh nội dung kiến thức khoa học, hiểu biết tiến trình khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành khoa học như quan sát, thu thập thông tin, dữ liệu; xử lý (so sánh, sắp xếp, phân loại, liên hệ ); suy luận, áp dụng thực tiễn. - Thống nhất giữa tổ chức dạy học từ một phần trong chương trình học với vận dụng thông qua gắn liền lí thuyết với thực hành ứng dụng. - Kiến thức trong dạy học chủ đề thu được là các khái niệm trong một mối liên hệ hữu cơ với nhau. - Trình độ có thể đạt được ở mức độ cao như phân tích tổng hợp, đánh giá, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tế có liên quan. - Kết thúc một chủ đề, học sinh có được tổng thể kiến thức mới, tinh giản chặt chẽ và khơi dậy niềm say mê nghiên cứu khoa học. - Kiến thức gần gũi với thực tế hơn do học sinh được vận dụng kiến thức SGK vào thực tiễn khi thực hiện chủ đề. - Rèn luyện các năng lực giao tiếp, hợp tác, làm việc nhóm tự tin khi trình bày báo cáo. 6 + Chuyển giao nhiệm vụ học tập: + Thực hiện nhiệm vụ học tập: + Báo cáo kết quả và thảo luận: + Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Quá trình dạy học mỗi chủ đề được thiết kế thành các hoạt động học của HS dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. HS tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV. 1.2. Dạy học gắn với trải nghiệm, sáng tạo trong nuôi trồng và chế biến các sản phẩm từ vi sinh vật. 1.2.1. Đặc điểm của hoạt động nuôi trồng và chế biến các sản phẩm từ vi sinh vật - Có thể nói công nghệ vi sinh tuy là một ngành mới nhưng đang ngày càng phát triển và mang lại nhiều lợi ích cho con người. Không những tạo ra nhiều giá trị về kinh tế, việc ứng dụng vi sinh vật vào các lĩnh vực đời sống còn góp phần bảo vệ sức khỏe cho con người và hạn chế tối đa những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường sống. - Hiện nay đã có rất nhiều ứng dụng vi sinh đưa vào sản xuất thức ăn chăn nuôi để giảm thiểu tỷ lệ vật nuôi mắc bệnh, hạ giá thành sản xuất, thuốc chữa bệnh và mang lại nhiều lợi ích khác. Từ đó, vật nuôi sinh trưởng và phát triển nhanh, không cần sử dụng chất tăng trọng gây hại, tránh phụ thuộc và lạm dụng kháng sinh chữa bệnh. Bên cạnh tạo ra các sản phẩm cho động vật thì các ứng dụng chế biến trong thực phẩm cung cấp cho con người cũng đang được phát triển rộng rãi và được nhiều người ưa chuộng bởi sự hiệu quả và tính thân thiện với môi trường. - Tảo xoắn Spirulina là một nguồn giàu protein, vitamin, khoáng chất và sắc tố giúp tăng cường hệ thống miễn dịch không đặc hiệu, tăng trạng thái sẵn sàng phòng thủ tự nhiên, có hàm lượng vitamin và Protein rất cao bổ sung nhiều dinh dưỡng cho cơ thể tôm cá và cả con người. Tảo xoắn có màu xanh lam phát triển được trong môi trường nước ngọt, nước mặn do đó được nuôi trồng khá rộng rãi trên một số tỉnh thành trong đó có Nghệ An. 1.2.2. Ý nghĩa của hoạt động nuôi trồng và sản xuất các sản phẩm từ vi sinh vật với hoạt động dạy học, giáo dục ở trường THPT. - Về vai trò của hoạt động nuôi trồng và sản xuất các sản phẩm từ vsv đối với quá trình dạy học: + Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh. + Kích thích hứng thú học tập của học sinh. 8 - Về phía học sinh, khi được giao nhiệm vụ các em cần chủ động bàn bạc cách thực hiện trong nhóm, chỉ ra được những việc phải làm, phân công rõ ràng, đúng người, đúng việc. Tuy vậy, giáo viên vẫn phải có sự quan tâm, theo dõi, giúp đỡ, nhắc nhở học sinh hoàn thành công việc chuẩn bị. - Tiến hành hoạt động tại cơ sở nuôi trồng và sản xuất. Có thể hình dung khi thiết kế các bước tiến hành hoạt động như xây dựng một kịch bản cho học sinh thể hiện. Do đó cần sắp xếp một quy trình tiến hành hợp lí, phù hợp với khả năng của học sinh. Trong quá trình tiến hành hoạt động, học sinh hoàn toàn làm chủ, chủ động khám phá kiến thức thực tế. Giáo viên chỉ là người tham dự, quan sát và xuất hiện khi cần thiết. - Kết thúc hoạt động Bước này cũng do học sinh chủ động. Có nhiều cách kết thúc, có thể tập hợp học sinh, yêu cầu đại diện nhóm đánh giá về buổi làm việc tại cơ sở nuôi trồng, sản xuất, tổ chức cho học sinh tham gia làm vệ sinh, Khi thiết kế bước này, giáo viên có thể gợi ý các dự kiến để học sinh lựa chọn cách kết thúc sao cho hợp lí, tránh nhàm chán và không hiệu quả. - Đánh giá kết quả hoạt động Đánh giá là dịp để học sinh tự nhìn lại quá trình tổ chức hoạt động của mình từ khâu chuẩn bị, tiến hành hoạt động đến đánh giá kết quả hoạt động. Có nhiều hình thức đánh giá như: + Nhận xét chung về ý thức tham gia của mọi thành viên trong tập thể. + Viết thu hoạch sau hoạt động nhằm tìm hiểu mức độ nhận thức vấn đề của học sinh. + Bằng câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá thái độ của học sinh về một vấn đề nào đó của hoạt động. + Thông qua sản phẩm hoạt động. Thứ ba: Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm. Phải luôn đề cao vai trò hoạt động chủ động, tích cực của học sinh. Giáo viên luôn tạo điều kiện tối đa để học sinh được tham gia vào các hoạt động với cơ sở nuôi trồng, sản xuất, từ các hoạt động trong khâu chuẩn bị như lập kế hoạch, phân công người thực hiện việc cụ thể, Khi các em được tự tìm hiểu về cơ sở nuôi trồng, sản xuất, được quan sát, nhận xét, tri giác trực tiếp mà không chỉ nghe nói sẽ giúp các em được trải nghiệm qua các tình huống thực tế. Điều đó thường giúp học sinh có được thái độ, tình cảm chân thực, đúng đắn với hoạt động trong thực tiễn. Mặt khác được trải nghiệm qua các tình huống thực tế khi tiếp xúc với cơ sở nuôi trồng sản xuất, chế biến sẽ giúp các em phát triển tốt hơn các kỹ năng như đã nêu trên. 10 Tỉ lệ lựa chọn (%) TT Câu hỏi Rất cần Không cần Cần thiết thiết thiết 1 Việc rèn luyện năng lực, kĩ năng thực hành nuôi trồng và sản xuất các sản phẩm từ VSV cho học 92% 8% 0% sinh có cần thiết hay không ? Thầy (cô) có thường xuyên tổ Thường Không Thỉnh thoảng 2 chức dạy học theo chủ đề gắn xuyên bao giờ liền với nuôi trồng và sản xuất các sản phẩm từ VSV tại địa 3.5% 42.2% 54.3% phương hay không ? 3 Thầy (cô) chọn hình thức nào để Kiểm tra Dạy kiến thức Chuẩn bị tổ chức dạy học chủ đề dạy học đánh giá mới bài ở nhà gắn liền với nuôi trồng và sản xuất các sản phẩm từ VSV ? 16,7% 30,7% 52,6% PP dạy PP dạy học giải PP bàn tay học theo 4 Phương pháp hoặc kĩ thuật dạy quyết vấn đề nặn bột dự án học nào được sử dụng dạy chủ đề dạy học gắn liền nuôi trồng và sản xuất các sản phẩm từ VSV ? 31% 62.1% 6.9% Rất hứng Không Hứng thú 5 Thái độ của HS khi được hướng thú hứng thú dẫn dạy học chủ đề ? 16% 37% 47% 2.2.2.Kết quả điều tra từ HS Bảng 2. Kết quả điều tra năng lực học tập chủ đề của học sinh THPT (Phụ lục 1 – mẫu 1.2) TT Câu hỏi Tỉ lệ lựa chọn (%) Rất quan Quan Không quan trọng trọng trọng 1 Em đánh giá như thế nào về vai trò của việc học tập chủ đề gắn liền với nuôi trồng và sản 86% 14% 0% xuất các sản phẩm từ VSV hiện nay ? 12
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_gan_voi_trai_nghiem_sang_tao_t.pdf