Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học dự án “Em làm nhà khoa học” qua Chuyên đề “Tập nghiên cứu và viết Báo cáo về một vấn đề VHDG” (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) cho HS Lớp 10 tại trường THPT Bắc Yên Thành
Dạy học dựa trên dự án là phương pháp dạy học (cũng có tài liệu gọi là hình thức dạy học) có nhiều ưu điểm để phát triển năng lực tự học và sáng tạo của HS. Thông qua việc tham gia học dự án, HS phát huy được tối đa tính tích cực chủ động trong quá trình tiếp cận, lĩnh hội tri thức, từ đó phát huy các năng lực chung, năng lực đặc thù của mình, vận dụng các kiến thức đã học vào trong thực tế một cách hiệu quả. Vì vậy, đây là phương pháp dạy học phù hợp với nội dung chương trình mới GDPT 2018. Ngữ văn là một môn học đòi hỏi rất nhiều sự trải nghiệm trong cảm xúc và hành động của người học. Chính quá trình thực hiện các dự án dạy học bộ môn này có thể đem đến cho HS những hứng thú mới mẻ, những kiến thức sâu sắc, dần trưởng thành hơn trong nhận thức và hành động.
VHDG là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ của nhân dân lao động, là kho báu tinh thần vô cùng to lớn của một dân tộc, chứa đựng nhiều ý nghĩa có giá trị muôn đời. Ngoài những bài học được đề cập đến trong chương trình Ngữ văn 10 (sách Kết nối tri thức với cuộc sống), chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề VHDG đi sâu hơn vào việc khám phá vẻ đẹp, sức sống và giá trị trường tồn của một mạch ngầm “tát mãi không cạn, gọi mãi không cùng”, nơi lưu giữ trí tuệ và tâm hồn của nhân dân trong suốt chiều dài lịch sử. Tuy nhiên, do khoảng cách về thời gian sáng tác, lại sống trong bối cảnh xã hội hiện đại với nhiều yếu tố chi phối, lôi cuốn, cám dỗ nên số đa HS ngày nay không mấy mặn mà với VHDG thậm chí còn tỏ ra thờ ơ trong học tập dẫn đến việc học trở nên thụ động, chán nản. Vì vậy, để VHDG có sức lôi cuốn, khơi dậy nhiều hứng thú ở người học không chỉ trong hoạt động đọc - hiểu mà còn trong việc sưu tầm, nghiên cứu, trở thành sợi dây kết nối người học với thực tiễn, chúng tôi lựa chọn dạy học theo dự án là phương pháp chủ yếu để thực hiện chuyên đề này.
Mục tiêu hướng đến của chuyên đề là HS nắm được các yêu cầu cách thức nghiên cứu một vấn đề VHDG, biết viết một báo cáo nghiên cứu và biết thuyết trình về một vấn đề VHDG. Quá trình nghiên cứu bắt đầu từ việc HS khám phá ra các vấn đề cần giải quyết, sau đó giải quyết các vấn đề đặt ra thông qua việc nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn hoặc thử nghiệm một giải pháp nào đó trong thực tiễn, cuối cùng là trình bày các kết quả nghiên cứu bằng ngôn ngữ khoa học. Quá trình này thực chất là hướng tới việc hình thành năng lực tư duy nghiên cứu của một nhà khoa học cho HS ngay từ khi các em vừa bước vào lớp 10 THPT. Đây sẽ là nền móng, là cơ sở ban đầu giúp các em học tập tốt hơn các chuyên đề: Tập nghiên cứu và viết báo cáo một vấn đề văn học trung đại (lớp 11), Tập nghiên cứu và viết báo cáo một vấn đề văn học hiện đại (lớp 12), có ý nghĩa định hướng nghề nghiệp cho tương lai các em sau này.
Theo đó, tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học nói chung, VHDG nói riêng là một hoạt động vô cùng cần thiết hữu ích đối với HS THPT.
Hoạt động rèn luyện cho các em nếp tư duy khoa học, khả năng vận dụng tri thức và kĩ năng trong quá trình học tập để phát triển năng lực; khả năng giải quyết được một vấn đề học tập mang tính phức hợp, đòi hỏi sự kết nối với thực tiễn và tìm ra được chiến lược cách thức để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, với các em HS khối 10 THPT, thì đây vẫn còn là một nội dung học tập mới mẻ bỡ ngỡ gây ra không ít khó khăn. Vì vậy, mong muốn của chúng tôi khi dạy học chuyên đề Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề VHDG bằng phương pháp dạy học dự án không những giúp HS phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, mà còn hình thành và phát triển ở các em những kĩ năng cần thiết của một nhà khoa học tương lai để các em có thể tham gia hiệu quả nhiều dự án hơn trong những năm học tiếp theo.
Như vậy, xuất phát mục tiêu dạy học và tình hình thực tiễn chúng tôi đề xuất và thực nghiệm đề tài: Dạy học dự án “Em làm nhà khoa học” qua chuyên đề “Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề VHDG” (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) cho HS lớp 10 tại trường THPT Bắc Yên Thành.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học dự án “Em làm nhà khoa học” qua Chuyên đề “Tập nghiên cứu và viết Báo cáo về một vấn đề VHDG” (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) cho HS Lớp 10 tại trường THPT Bắc Yên Thành
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT BẮC YÊN THÀNH ---------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC DỰ ÁN “EM LÀM NHÀ KHOA HỌC” QUA CHUYÊN ĐỀ TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VHDG (sách Kết nối tri thức với cuộc sống) CHO HS LỚP 10 TẠI TRƯỜNG THPT BẮC YÊN THÀNH Lĩnh vực: Ngữ văn Tác giả: Phạm Thị Hiền - SĐT: 0987995926 Nguyễn Mai Thương - SĐT: 0944036898 Nguyễn Thị Thủy - SĐT: 0976910398 Năm học: 2022 - 2023 2.2.2. Cách thực hiện ............................................................................ 15 2.2.3. Sản phẩm ..................................................................................... 27 2.3. Em là thành viên hội đồng khoa học .............................................. 28 2.3.1. Mục tiêu ....................................................................................... 28 2.3.2. Cách thực hiện ............................................................................ 28 2.3.3. Sản phẩm ..................................................................................... 31 2.4. Tổng kết quá trình thực hiện dự án “Em làm nhà khoa học” ....... 32 2.4.1. Mục tiêu ....................................................................................... 32 2.4.2. Cách thực hiện ............................................................................ 32 2.4.3. Sản phẩm ..................................................................................... 32 III. Sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài ................................................... 32 1. Mục đích khảo sát ................................................................................... 32 2. Nội dung và phương pháp khảo sát......................................................... 33 2.1. Nội dung khảo sát .......................................................................... 33 2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ..................................... 33 3. Đối tượng khảo sát .................................................................................. 33 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp ......... 34 4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất .......................................... 34 4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất .......................................... 36 IV. Hiệu quả của dự án “Em làm nhà khoa học” ....................................... 38 1. Thực nghiệm dự án ................................................................................. 38 1.1. Đối tượng thực nghiệm .................................................................. 38 1.2. Mục đích thực nghiệm ................................................................... 38 1.3. Công cụ và kết quả đánh giá thực nghiệm ..................................... 38 1.4. Nhận xét sau thực nghiệm .............................................................. 39 2. Bài học kinh nghiệm ............................................................................... 39 PHẦN 3. KẾT LUẬN ....................................................................................... 40 1. Tính khoa học .......................................................................................... 40 2. Tính hiệu quả của đề tài .......................................................................... 40 3. Những kiến nghị đề xuất ......................................................................... 40 PHẦN 4. THƯ MỤC THAM KHẢO .............................................................. 41 PHẦN 5. PHỤ LỤC ........................................................................................... 42 PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Dạy học dựa trên dự án là phương pháp dạy học (cũng có tài liệu gọi là hình thức dạy học) có nhiều ưu điểm để phát triển năng lực tự học và sáng tạo của HS. Thông qua việc tham gia học dự án, HS phát huy được tối đa tính tích cực chủ động trong quá trình tiếp cận, lĩnh hội tri thức, từ đó phát huy các năng lực chung, năng lực đặc thù của mình, vận dụng các kiến thức đã học vào trong thực tế một cách hiệu quả. Vì vậy, đây là phương pháp dạy học phù hợp với nội dung chương trình mới GDPT 2018. Ngữ văn là một môn học đòi hỏi rất nhiều sự trải nghiệm trong cảm xúc và hành động của người học. Chính quá trình thực hiện các dự án dạy học bộ môn này có thể đem đến cho HS những hứng thú mới mẻ, những kiến thức sâu sắc, dần trưởng thành hơn trong nhận thức và hành động. VHDG là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ của nhân dân lao động, là kho báu tinh thần vô cùng to lớn của một dân tộc, chứa đựng nhiều ý nghĩa có giá trị muôn đời. Ngoài những bài học được đề cập đến trong chương trình Ngữ văn 10 (sách Kết nối tri thức với cuộc sống), chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề VHDG đi sâu hơn vào việc khám phá vẻ đẹp, sức sống và giá trị trường tồn của một mạch ngầm “tát mãi không cạn, gọi mãi không cùng”, nơi lưu giữ trí tuệ và tâm hồn của nhân dân trong suốt chiều dài lịch sử. Tuy nhiên, do khoảng cách về thời gian sáng tác, lại sống trong bối cảnh xã hội hiện đại với nhiều yếu tố chi phối, lôi cuốn, cám dỗ nên số đa HS ngày nay không mấy mặn mà với VHDG thậm chí còn tỏ ra thờ ơ trong học tập dẫn đến việc học trở nên thụ động, chán nản. Vì vậy, để VHDG có sức lôi cuốn, khơi dậy nhiều hứng thú ở người học không chỉ trong hoạt động đọc - hiểu mà còn trong việc sưu tầm, nghiên cứu, trở thành sợi dây kết nối người học với thực tiễn, chúng tôi lựa chọn dạy học theo dự án là phương pháp chủ yếu để thực hiện chuyên đề này. Mục tiêu hướng đến của chuyên đề là HS nắm được các yêu cầu cách thức nghiên cứu một vấn đề VHDG, biết viết một báo cáo nghiên cứu và biết thuyết trình về một vấn đề VHDG. Quá trình nghiên cứu bắt đầu từ việc HS khám phá ra các vấn đề cần giải quyết, sau đó giải quyết các vấn đề đặt ra thông qua việc nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn hoặc thử nghiệm một giải pháp nào đó trong thực tiễn, cuối cùng là trình bày các kết quả nghiên cứu bằng ngôn ngữ khoa học. Quá trình này thực chất là hướng tới việc hình thành năng lực tư duy nghiên cứu của một nhà khoa học cho HS ngay từ khi các em vừa bước vào lớp 10 THPT. Đây sẽ là nền móng, là cơ sở ban đầu giúp các em học tập tốt hơn các chuyên đề: Tập nghiên cứu và viết báo cáo một vấn đề văn học trung đại (lớp 11), Tập nghiên cứu và viết báo cáo một vấn đề văn học hiện đại (lớp 12), có ý nghĩa định hướng nghề nghiệp cho tương lai các em sau này. Theo đó, tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học nói chung, VHDG nói riêng là một hoạt động vô cùng cần thiết hữu ích đối với HS THPT. 2 5. Tính mới của đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm đưa ra cách thức tổ chức dạy học dự án được rút ra từ thực tiễn dạy học của GV nhằm giúp HS lớp 10 có các phương pháp tiếp cận môn học hợp lí, đạt quả cao. Hơn nữa dự án “Em làm nhà khoa học” là dự án mới được GV vừa nghiên cứu vừa thực nghiệm lần đầu ở trường THPT Bắc Yên Thành dựa trên yêu cầu cần đạt của chuyên đề 1 “Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề VHDG” (sách Kết nối tri thức với cuộc sống) thực hiện từ năm học 2022 - 2023. 6. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm: Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, phần giải quyết vấn đề bao gồm: 1. Cơ sở khoa học của đề tài 2. Tổ chức dạy học dự án “Em làm nhà khoa học” 3. Sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài 4. Hiệu quả thể nghiệm của dự án “Em làm nhà khoa học” 4 Về quy trình tổ chức dạy học theo dự án cần được tiến hành trên ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án: Đề xuất ý tưởng và chọn đề tài dự án: Đề tài dự án có thể nảy sinh từ sáng kiến của GV, HS hoặc của nhóm HS. HS là người quyết định lựa chọn đề tài, nhưng phải đảm bảo nội dung phù hợp với mục đích học tập, phù hợp với chương trình và điều kiện thực tế. Để thực hiện dự án, HS phải đóng vai trò có thực trong xã hội để tự mình tìm kiếm nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm HS và những yếu tố khác liên quan đến dự án. Lập kế hoạch thực hiện dự án: GV hướng dẫn HS lập kế hoạch thực hiện dự án, trong đó HS cần xác định chính xác chủ đề, mục tiêu, những công việc cần làm, kinh phí thời gian và phương pháp thực hiện. Ở giai đoạn này đòi hỏi ở tính tự lực và tính cộng tác để xây dựng kế hoạch nhóm. Sản phẩm tạo ra ở giai đoạn này là bản kế hoạch dự án. Giai đoạn 2: Thực hiện dự án Giai đoạn này với sự giúp đỡ của GV, HS tập trung vào nhiệm vụ được giao với các hoạt động như đề xuất các phương án giải quyết và kiểm tra, nghiên cứu tài liệu, trao đổi hợp tác với các thành viên trong nhóm. Giai đoạn 3: Báo cáo và đánh giá dự án HS thu thập kết quả, công bố sản phẩm trước lớp. HS có thể tự nhận xét quá trình thực hiện dự án và tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và đánh giá nhóm khác. GV đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện dự án của HS, đánh giá sản phẩm và rút kinh nghiệm để thực hiện những dự án tiếp theo. Với cách thức tổ chức như vậy, dạy học dựa trên dự án có những ưu thế hình thành các phẩm chất chủ yếu và các năng lực chung cho các em HS. Đó là những phẩm chất: chăm chỉ (thường xuyên thực hiện và theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong dự án), trung thực (có ý thức báo cáo chính xác, khách quan kết quả dự án đã thực hiện được), trách nhiệm (có ý thức hoàn thành công việc mà bản thân được phân công, phối hợp với các thành viên trong nhóm để hoàn thành dự án) và các năng lực: năng lực tự chủ và tự học (tự lựa chọn đề tài dự án, tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, tự quyết định cách thức thực hiện dự án, tự đánh giá về quá trình và kết quả dự án), năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (chủ động đề ra kế hoạch, cách thức thực hiện dự án, cách thức xử lí vấn đề phát sinh một cách sáng tạo nhằm đạt được kết quả tốt nhất), năng lực giao tiếp và hợp tác (tăng cường sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện dự án). Đối với môn Ngữ văn, việc thực hiện các sản phẩm học tập liên quan đến các hoạt động nói, viết, đọc và nghe, HS sẽ có cơ hội hình thành và phát triển các năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. 6 Dù các em chưa nói rõ lí do hoặc chỉ dừng lại ở cảm tính nhưng đây là cơ sở ban đầu để chúng tôi khơi dậy tiếp thêm niềm yêu, sự hứng thú của các em về nội dung học tập chuyên đề. Hơn nữa, khi nghiên cứu về địa bàn học tập của HS, chúng tôi nhận thấy các em ở vùng Bắc Yên Thành sinh ra và lớn lên trong cái nôi văn hoá VHDG rất phát triển, có nhiều câu lạc bộ mà nghệ nhân dân gian lại chính là những người thân yêu gần gũi với các em như Vè Giai Lạc (Phúc Thành), Tuồng Kẻ Mõ (Hậu Thành), Chèo Quỳ Lăng (Lăng Thành), ví dặm (Tân Thành)... Đây là không gian sống để các em cảm thấy VHDG gần gũi như hơi thở, như giọt nước mát lành ta uống hàng ngày qua những lời ru của mẹ, qua câu chuyện của bà. Một thuận lợi không nhỏ nữa là trong thời gian vừa qua, tổ chuyên môn Ngữ Văn trường THPT Bắc Yên Thành đã tổ chức những buổi ngoại khoá như Em yêu tuồng cổ, Em với chèo Quỳ Lăng để giúp các em hiểu thêm về VHDG. Chính thông qua những buổi ngoại khoá này các em đã được gặp gỡ những nghệ nhân dân gian, được hoá thân vào những nhân vật trong truyền thuyết, cổ tích Tuy nhiên bên cạnh đó, chúng tôi cũng gặp những khó khăn khi tổ chức cho các em nghiên cứu và viết báo cáo về VHDG. Có thể kể đến: Vốn kiến thức chuyên sâu của các em về VHDG còn hạn chế; cách thức phương pháp tổ chức của GV chưa phù hợp để khơi dậy sự chủ động, tích cực, sáng tạo của HS khiến những giờ học nghiên cứu về VHDG chưa đạt kết quả cao. 2.2. Khảo sát thực trạng dạy - học theo hình thức dự án Về phía HS: Học tập theo hình thức dự án đã được tập huấn trước khi chương trình THPT 2018 được triển khai đại trà. Tuy nhiên với các em HS lớp 10, năm học 2022 - 2023, là thế hệ HS đầu tiên thực hiện chương trình mới. Việc chuyển đổi nội dung cách thức học tập chỉ sau một thời gian ngắn từ lớp 9 lên lớp 10, khiến các em không khỏi bỡ ngỡ. Đặc biệt với HS vùng phía bắc huyện Yên Thành, sinh sống và học tập trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, cơ hội để các em trải nghiệm, học tập theo hình thức dự án chưa nhiều. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 144 em HS về thực trạng dạy học dự án. Kết quả thu được như sau: Khi được hỏi “Trước khi học chuyên đề “Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề VHDG”, bạn đã thực hiện làm sản phẩm dự án học tập nào chưa?” thì có đến 46 HS (chiếm 31.2%) trả lời chưa thực hiện, có đến 74 HS (chiếm 51.1%) thừa nhận các em đã được thực hiện nhưng chưa nhiều. Cũng do các em chưa thực hiện hoặc không thường xuyên thực hiện sản phẩm dự án nên có đến 71.4% HS chia sẻ mình chưa nắm vững quy trình của việc làm sản phẩm dự án. Chính điều này đã khiến HS thiếu các kỹ năng cơ bản như kỹ năng quản lý thời gian, lập kế hoạch, không đủ kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề... Thiếu, yếu những kỹ năng này, các em sẽ gặp nhiều khó khăn khi bước vào đời. Mặt khác, khi chúng tôi thăm dò về hứng thú của HS đối với dự án học tập “Em làm nhà khoa học” qua chuyên đề “Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một 8
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_du_an_em_lam_nha_khoa_hoc_qua.pdf