Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo theo hướng tích hợp giáo dục giá trị sống cho học sinh Lớp 11 tại trường Trung học phổ thông Nguyễn Sỹ Sách

1. Vấn đề đọc hiểu và dạy học đọc hiểu văn bản văn chương trong nhà trường
Trong nhà trường phổ thông Việt Nam, môn Ngữ Văn là một trong những môn học chính, đóng vai trò quan trọng trong việc trang bị kiến thức và giáo dục nhân cách cho học sinh. Thế giới đã dành cho văn học một vị trí danh dự xứng đáng mà chúng ta dễ dàng nhận thấy qua giải Nobel được trao giải thưởng hàng năm, bên cạnh những ngành khoa học khác. Điều đó có nghĩa là văn học với nhân loại là một tồn tại tất yếu. Văn học là nhân học, văn học từ chính tâm hồn con người mà xuất hiện ở thế gian, văn học là nơi để con người tự hoàn thiện chính mình. Vấn đề này đòi hỏi người dạy chúng ta phải tìm cách đổi mới tư duy, phương pháp giảng dạy để đưa môn Ngữ Văn trở về với học trò.
Đọc - hiểu là một trong những năng lực cơ bản của con người. Việc áp dụng đọc hiểu vào giờ dạy văn đã góp phần tích cực hóa hoạt động của học sinh, biến học sinh từ khách thể thụ động trở thành chủ thể tích cực. Với một giờ dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương, học sinh sẽ đóng vai trò chính, vận dụng khả năng đọc hiểu để chủ động nghiên cứu, tìm tòi, cảm thụ tác phẩm. Theo đó, người giáo viên giờ đây đóng vai trò là người dẫn dắt, hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu tác phẩm. Có thể thấy, việc dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, đồng thời khơi gợi hứng thú, yêu thích của học sinh đối với môn Ngữ Văn.
2. Việc dạy học tác phẩm văn chương gắn liền với khám phá giá trị sống, trang bị kĩ năng sống.
Mỗi tác phẩm văn chương đều chứa đựng những giá trị tư tưởng sâu sắc. Đó có thể là tình yêu quê hương, tình cảm gia đình, là tình anh em, tình đồng chí,… Có thể nói, mỗi bài học văn là một bài học làm người, dạy con người cách ứng xử, cách yêu thương, trân trọng những giá trị tốt đẹp.
Mặc dù mỗi giáo viên dạy văn đều nắm rõ mục tiêu cao nhất của môn học là giáo dục nhân cách, là truyền đạt giá trị sống, tuy nhiên, vì nhiều lí do mà điều này chưa được thể hiện rõ trong mỗi giờ dạy Văn. Nói cách khác, việc dạy Ngữ Văn trong nhà trường hiện nay phần lớn đều nhằm mục đích trang bị kiến thức là chủ yếu. Việc khám phá giá trị sống và liên hệ thực tiễn đời sống trong mỗi bài học còn hạn chế hoặc chưa có. Điều này bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân như hạn chế về thời gian hay phương pháp giảng dạy chưa hợp lí. Hiện nay học sinh được tiếp nhận một nền giáo dục hoàn chỉnh, nhân văn, nhưng không ít các em có những biểu hiện, hành vi lệch chuẩn so với yêu cầu của xã hội. Nhiều học sinh sống thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, sống ích kỉ, buông thả chỉ biết hưởng thụ, không quan tâm đến mọi người. Hơn nữa nhiều học sinh hiện nay chỉ biết nhận sự chăm lo của cha mẹ, của xã hội và từ nhà trường, sự quan tâm, giúp đỡ của Thầy cô giáo, bạn bè, nhưng không biết và không thể hiện được trách nhiệm với gia đình, cộng đồng nơi mình sinh sống, chưa có ý thức xây dựng tập thể lớp, xây dựng nhà trường. Ngoài ra còn có một số học sinh không chăm lo việc học tập và rèn luyện của bản thân, sống không có lý tưởng, không có ước mơ hoài bão, không chuẩn bị hành trang để vào đời.
Giáo dục không chỉ dừng lại ở việc dạy học mà còn là khơi gợi những giá trị tốt đẹp vốn sẵn có ở mỗi con người. Tuy nhiên vì nhiều lí do, những giá trị sống tốt đẹp này có lúc đã bị che lấp khiến chúng ta xa rời với những điều quý giá. Thực tế nhiều giáo viên hiện nay đã bỏ qua nhiều cơ hội trong chính khả năng của mình để có thể cải biến tình hình, góp phần làm tốt vai trò của giáo dục đối với nhân cách con người.
3. Có nhiều cách thức và phương pháp khác nhau để tăng hứng thú cho học sinh với môn học và giáo dục hoàn thiện nhân cách cho các em. Trong thời gian dạy học bản thân đã có ý thức tích lũy, nghiên cứu, tìm tòi để đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản trong trường THPT nhằm giáo dục giá trị sống, hình thành nhân cách học sinh và đã đạt được hiệu quả. Trong phạm vi của báo cáo kinh nghiệm này, để có thể góp phần làm thay đổi thực tế trên, trong vai trò của người giảng dạy Ngữ Văn, tôi xin trình bày đề tài: Dạy học đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo theo hướng tích hợp giáo dục giá trị sống cho học sinh lớp 11 tại trường Trung học phổ thông Nguyễn Sỹ Sách.
Đề tài lần đầu tiên được áp dụng và công bố tại trường THPT Nguyễn Sỹ Sách năm học 2020-2021, 2022-2023.
pdf 59 trang Thanh Ngân 02/12/2024 420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo theo hướng tích hợp giáo dục giá trị sống cho học sinh Lớp 11 tại trường Trung học phổ thông Nguyễn Sỹ Sách", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo theo hướng tích hợp giáo dục giá trị sống cho học sinh Lớp 11 tại trường Trung học phổ thông Nguyễn Sỹ Sách

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo theo hướng tích hợp giáo dục giá trị sống cho học sinh Lớp 11 tại trường Trung học phổ thông Nguyễn Sỹ Sách
 MỤC LỤC 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1 
I. Lý do chọn đề tài.................................................................................................. 1 
II. Phương pháp, phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2 
1. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2 
1.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp ...................................................................... 2 
1.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn .................................................................... 2 
2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2 
B. NỘI DUNG ......................................................................................................... 3 
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................................ 3 
1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................ 3 
1.1. Vấn đề đổi mới phương pháp và mục tiêu dạy học môn Ngữ văn ................... 3 
1.2. Một số vấn đề về đọc hiểu và dạy học đọc hiểu ............................................... 4 
1.3. Giáo dục Giá trị sống trong nhà trường ........................................................... 6 
1.4. Khái quát về đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS THPT ............................................ 7 
1.5. Khái niệm giá trị sống và các giá trị sống cơ bản ............................................ 9 
1.5.1. Giá trị sống là gì? .......................................................................................... 9 
1.5.2. Các giá trị sống cơ bản .................................................................................. 9 
2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 9 
2.1. Vấn đề dạy học Ngữ văn gắn liền với giáo dục GTS hiện nay trong 
trường phổ thông ..................................................................................................... 9 
2.2. Thực trạng dạy học văn bản truyện ngắn nói chung và dạy học truyện ngắn 
Chí Phèo (Nam Cao ) nói riêng ở trường phổ thông ............................................ 11 
2.3. Khảo sát các đối tượng ................................................................................... 12 
2.3.1. Khảo sát giáo viên ....................................................................................... 12 
2.3.2. Khảo sát học sinh ........................................................................................ 13 
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN 
CHÍ PHÈO (NAM CAO) THEO HƯỚNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ 
SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 11 TRƯỜNG THPT NGUYỄN SỸ SÁCH ........ 13 
1. Một số nguyên tắc cơ bản trong tổ chức dạy học văn bản theo hướng tích 
hợp giáo dục Giá trị sống ...................................................................................... 13 
1.1. Đảm bảo mục tiêu bài học .............................................................................. 13 
1.2. Bám sát đặc điểm thể loại, khai thác các yếu tố đặc trưng về nội dung và 
nghệ thuật của văn bản tạo cơ hội tích hợp giáo dục giá trị sống .......................... 15 
1.3. Phát huy tính tích cực của HS trong hành vi và nhận thức liên quan đến 
giáo dục giá trị sống .............................................................................................. 15 
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 
I. Lý do chọn đề tài 
1. Vấn đề đọc hiểu và dạy học đọc hiểu văn bản văn chương trong nhà 
trường 
 Trong nhà trường phổ thông Việt Nam, môn Ngữ Văn là một trong 
những môn học chính, đóng vai trò quan trọng trong việc trang bị kiến thức và 
giáo dục nhân cách cho học sinh. Thế giới đã dành cho văn học một vị trí danh dự 
xứng đáng mà chúng ta dễ dàng nhận thấy qua giải Nobel được trao giải thưởng 
hàng năm, bên cạnh những ngành khoa học khác. Điều đó có nghĩa là văn học với 
nhân loại là một tồn tại tất yếu. Văn học là nhân học, văn học từ chính tâm hồn con 
người mà xuất hiện ở thế gian, văn học là nơi để con người tự hoàn thiện chính 
mình. Vấn đề này đòi hỏi người dạy chúng ta phải tìm cách đổi mới tư duy, 
phương pháp giảng dạy để đưa môn Ngữ Văn trở về với học trò. 
 Đọc - hiểu là một trong những năng lực cơ bản của con người. Việc áp dụng 
đọc hiểu vào giờ dạy văn đã góp phần tích cực hóa hoạt động của học sinh, biến 
học sinh từ khách thể thụ động trở thành chủ thể tích cực. Với một giờ dạy đọc 
hiểu tác phẩm văn chương, học sinh sẽ đóng vai trò chính, vận dụng khả năng đọc 
hiểu để chủ động nghiên cứu, tìm tòi, cảm thụ tác phẩm. Theo đó, người giáo viên 
giờ đây đóng vai trò là người dẫn dắt, hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu tác 
phẩm. Có thể thấy, việc dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường đóng 
vai trò quan trọng trong việc phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, đồng 
thời khơi gợi hứng thú, yêu thích của học sinh đối với môn Ngữ Văn. 
2. Việc dạy học tác phẩm văn chương gắn liền với khám phá giá trị sống, 
trang bị kĩ năng sống. 
 Mỗi tác phẩm văn chương đều chứa đựng những giá trị tư tưởng sâu sắc. Đó có 
thể là tình yêu quê hương, tình cảm gia đình, là tình anh em, tình đồng chí, Có 
thể nói, mỗi bài học văn là một bài học làm người, dạy con người cách ứng xử, 
cách yêu thương, trân trọng những giá trị tốt đẹp. 
 Mặc dù mỗi giáo viên dạy văn đều nắm rõ mục tiêu cao nhất của môn học là 
giáo dục nhân cách, là truyền đạt giá trị sống, tuy nhiên, vì nhiều lí do mà điều 
này chưa được thể hiện rõ trong mỗi giờ dạy Văn. Nói cách khác, việc dạy Ngữ 
Văn trong nhà trường hiện nay phần lớn đều nhằm mục đích trang bị kiến thức là 
chủ yếu. Việc khám phá giá trị sống và liên hệ thực tiễn đời sống trong mỗi 
bài học còn hạn chế hoặc chưa có. Điều này bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân như 
hạn chế về thời gian hay phương pháp giảng dạy chưa hợp lí. Hiện nay học sinh 
được tiếp nhận một nền giáo dục hoàn chỉnh, nhân văn, nhưng không ít các em có 
những biểu hiện, hành vi lệch chuẩn so với yêu cầu của xã hội. Nhiều học sinh sống 
thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, sống ích kỉ, buông thả chỉ biết 
hưởng thụ, không quan tâm đến mọi người. Hơn nữa nhiều học sinh hiện nay chỉ 
biết nhận sự chăm lo của cha mẹ, của xã hội và từ nhà trường, sự quan tâm, giúp đỡ 
 1 
 B. NỘI DUNG 
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 
1. Cơ sở lí luận 
1.1. Vấn đề đổi mới phương pháp và mục tiêu dạy học môn Ngữ văn 
 Lâu nay, vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) luôn là vấn đề 
quan trọng có tính thời sự được nhiều cấp học, bậc học quan tâm. Việc đổi mới 
PPDH là cần thiết, nhằm hướng đến mục đích nâng cao chất lượng dạy học cũng 
như như hướng đến sự chủ động tích cực của người học. Và không nằm ngoài xu 
thế đó, môn học Ngữ văn hiện nay cũng đã và đang có những chuyển biến tích cực 
trong PPDH. Nhắc đến vấn đề đổi mới PPDH môn Ngữ văn, không thể không đề 
cập đến thực trạng của việc dạy và học môn Ngữ văn trong trường phổ thông hiện 
nay: 
 Trước hết, trong quá trình dạy học còn tồn tại tình trạng học đọc chép. Đây 
là tình trạng không chỉ xuất hiện trọng dạy học môn Ngữ văn mà hầu hết nhiều 
môn học khác cũng xuất hiện tình trạng này. Xuyên suốt trong giờ học, GV đọc 
trước, HS chép sau, hoặc GV ghi bảng, HS vừa nhìn bảng vừa chép. Như vậy, HS 
hoàn toàn trở nên thụ động, việc tiếp thu kiến thức trở nên máy móc, một chiều. 
 Bên cạnh đó, việc dạy học nhồi nhét cũng rất phổ biến. Trong đó, GV cung 
cấp rất nhiều kiến thức cho HS, tuy nhiên lại không lựa chọn trọng tâm, không tập 
trung vào vấn đề chính. Kết quả là HS mặc dù được tiếp thu rất nhiều kiến thức 
nhưng lượng kiến thức ấy lại quá nhiều và không có trọng tâm khiến các em 
không cảm thụ đc sâu sắc, mau quên. Đây cũng là một lối dạy khiến HS tiếp thu 
thụ động, một chiều. 
 Ngoài ra, việc tiếp thu kiến thức của HS cũng chưa được khả quan. Các em 
chưa thực sự chủ động trong việc tìm hiểu và tiếp cận kiến thức mới. Điều này 
được thể hiện rõ ở việc học trên lớp thiếu hứng thú, học đối phó, về nhàchỉ biết 
học thuộc để trả bài và cũng không chủ động tìm hiểu bài mới trước khi lên lớp. 
Điều này chứng tỏ, HS không biết tự học, không có nhu cầu tìm hiểu hay tự nghiên 
cứu, cũng không biết cách chủ động tự đọc sách giáo khoa để tìm hiểu kiến thức. 
 Trước những thực trạng còn tồn tại trong dạy và học bộ môn, việc đổi mới 
PPDH môn Ngữ văn trở nên cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết. Trong đó, việc 
đổi mới các PPDH cần phát huy các yếu tố tích cực và những ưu điểm của các 
PPDH truyền thống và các PPDH hiện đại. 
 Để khắc phục tình trạng dạy học thụ động trong môn học Ngữ văn hiện nay, 
PPDH theo hướng đọc - hiểu đang được áp dụng và dần thay thế phương pháp 
giảng văn truyền thống. Dạy học đọc hiểu là việc GV hướng dẫn HS sử dụng 
những kĩ năng để đọc hiểu tác phẩm một cách hiệu quả. Với dạy học đọc hiểu, 
HS trở thành chủ thể trong việc chiếm lĩnh tri thức, GV đóng vai trò là người dẫn 
 3 
ở đây đòi hỏi chủ thể đọc hiểu phải có sự hiểu, sự khám phá, chiêm nghiệm 
các giá trị, ý nghĩa của văn bản qua hệ thống ký tự, ngôn từ của văn bản ấy. 
 Về bản chất, đọc hiểu vừa là hành động nhận thức tích cực lại vừa là quá 
trình nắm vững ý nghĩa. 
 Trước hết, trong quá trình đọc hiểu, người đọc vừa đọc văn bản bằng mắt, 
lại vừa tư duy, vừa cảm thụ tác phẩm bằng trí óc, tâm hồn. Như vậy, quá trình tiếp 
nhận tác phẩm của người đọc qua đọc hiểu diễn ra bằng cả hoạt động của cơ 
thể (đọc bằng mắt) lẫn hoạt động của trí óc, tinh thần.Đây là hoạt động có mục 
đích, tác động vào đối tượng để nhận thức và cải tạo bản thân. Tuy nhiên, hoạt 
động đọc hiểu diễn ra hiệu quả hơn khi người đọc có những vốn tri thức và kinh 
nghiệm sống, có năng lực tư duy và biết tận dụng nó để chiếm lĩnh tác phẩm một 
cách tích cực và sáng tạo. Đó là bản chất nhận thức tích cực của hoạt động đọc 
hiểu. 
 * Dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương: 
 Dạy đọc hiểu trước hết là dạy cho HS biết cách đọc văn bản, thông qua quá 
trình tự giác tìm hiểu văn bản để định hướng cho các em những nội dung và giá trị 
của văn bản. Trong giờ đọc - hiểu, HS đóng vai trò chính, không còn phụ thuộc 
vào GV mà chủ động đọc, tìm hiểu tác phẩm kết hợp với vốn sống, liên tưởng, 
tưởng tượng để cảm thụ, tri giác, tìm hiểu những giá trị của tác phẩm ấy. Ngoài ra 
dạy học đọc hiểu còn là việc GV hướng dẫn HS sử dụng những kỹ năng để đọc 
hiểu văn bản thông qua các hoạt động, thao tác và theo một quy trình nhất định nào 
đó. Đọc hiểu văn bản đề cao vai trò của chủ thể tích cực, sáng tạo của HS trong 
hoạt động đọc. 
 Dạy đọc - hiểu là vừa dạy cách tiếp xúc với văn bản, thông hiểu nghĩa đen, 
nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn cũng như thấy được vai trò tác dụng của các hình thức, 
biện pháp nghệ thuật ngôn từ, các thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết, 
các giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật và cả ý nghĩa xã hội nhân văn của tác 
phẩm trong ngữ cảnh của nó, vừa tập trung hình thành cách đọc văn, phương pháp 
đọc hiểu theo thể loại để dần dần các em có thể tự đọc văn, hiểu tác phẩm văn học 
một cách khoa học đúng đắn. 
 Đọc hiểu là quá trình thâm nhập vào văn bản với thái độ tích cực, chủ động. 
Đây là một năng lực cần thiết mà người học cần quan tâm. Hiện nay đọc hiểu 
tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông thường hướng tới các vấn đề cụ 
thể sau: 
 Thứ nhất là nhận biết đúng, chính xác về văn bản: Thể loại của văn bản (các 
phong cách ngôn ngữ như phong cách ngôn ngữ khoa học, báo chí, chính luận, 
nghệ thuật, hành chính, sinh hoạt); hiểu đề tài, nhan đề, chủ đề, tóm tắt được các 
nội dung của văn bản; hiểu các phương thức biểu đạt của văn bản (phương thức 
tự sự, biểu cảm, thuyết minh...); hiểu các thao tác lập luận (thao tác phân tích, bình 
luận, chứng minh, bác bỏ...) 
 5 
động lực để người ta nỗ lực phấn đấu để có được nó. GTS mang tính cá nhân, 
không phải GTS của mọi người đều giống nhau. 
 GTS là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các quan niệm về cái thiện, 
cái ác trong các mối quan hệ của con người với con người. GTS về bản chất là 
những quy tắc, những chuẩn mực trong quan hệ xã hội, được hình thành và 
phát triển trong cuộc sống, được cả xã hội thừa nhận. GTS là quy tắc sống, nó có vị 
trí to lớn trong đời sống, và định hướng cho cuộc sống của mỗi cá nhân, điều chỉnh 
hành vi cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội. 
 Đối với mỗi con người, việc hoàn thiện những phẩm chất, giá trị tích cực 
cho bản thân là cần thiết. Nhất là đối với lứa tuổi thiếu niên - những đối tượng con 
đang ngồi trên ghế nhà trường thì việc giáo dục GTS cho các em là cấp bách hơn 
bao giờ hết. Bởi lẽ, các em đang trong quá trình trưởng thành, hoàn thiện nhân 
cách, tâm lý nhiều khi chưa ổn định, hành động và suy nghĩ của các em còn chưa 
chín chắn, phần lớn còn theo cảm tính. Vì thế, các em cần được định hướng và 
giáo dục GTS một cách đúng đắn và thường xuyên, không chỉ trong gia đình mà 
ngay cả trong nhà trường. 
 Trong bài viết Từ tinh thần nhân văn trong thơ Haiku Nhật Bản suy nghĩ 
về giáo dục giá trị sống cho HS Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Tạp 
chí Khoa học Giáo dục, 11/2016) của các tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân và 
Nguyễn Thị Toan, các tác giả có đề cập đến hệ giá trị cho con người Việt được 
Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam xây dựng đó là: ba giá trị nền tảng là Yêu 
nước - nghĩa tình - đoàn kết và chín giá trị cốt lõi là: Tự trọng - nhân ái - trung 
thực - hợp tác - trách nhiệm - ham hiểu biết - ham sáng tạo - yêu quý thiên nhiên - 
tôn trọng pháp luật. Như vậy, từ hệ giá trị bao gồm ba giá trị nền tảng và chín giá 
trị cốt lõi kể trên, chúng tôi nhận thấy các giá trị này đều có thể được đưa vào để 
định hướng và giáo dục trong nhà trường dưới hình thức tổ chức như một môn 
học giáo dục GTS hoặc có thể được tích hợp thông qua giảng dạy bộ môn. 
1.4. Khái quát về đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS THPT 
 Việc định hướng các giá trị sống cho HS trung học phổ thông nói chung cũng 
như HS lớp 11 nói riêng cần căn cứ vào nhiều yếu tố, mà quan trọng nhất 
chính là đặc điểm tâm lý của lứa tuổi. Mỗi giai đoạn lứa tuổi có đặc điểm tâm lý, 
nhận thức khác nhau, vì thế các giá trị sống được định hướng cần phù hợp với trình 
độ cũng như khả năng nhận thức của các em. 
 Lứa tuổi HS THPT hay lứa tuổi thanh niên, là lứa tuổi có giai đoạn phát triển 
bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Đây lứa tuổi mới 
lớn, đang trong giai đoạn hình thành nhân cách, sự biểu hiện về mặt tâm lí của các 
em khá phức tạp. Cụ thể, lứa tuổi HS THPT có những đặc điểm tâm lí như sau: 
 Trước hết, về mặt tư duy, các em đã có khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu 
tượng một cách độc lập và sáng tạo, chặt chẽ có căn cứ và mang tính nhất quán. 
 7 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_doc_hieu_truyen_ngan_chi_pheo.pdf