Sáng kiến kinh nghiệm Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực trong dạy học môn toán Lớp 10 THPT - Bộ sách Kết nối tri thức
Hiện nay, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận NL của HS. Nghĩa là, từ chỗ quan tâm HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học, đồng thời chuyển cách kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra, đánh giá trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá NL vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra, đánh giá KQHT với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học (DH) và giáo dục.
Vấn đề đổi mới giáo dục, đặc biệt là đổi mới trong công tác kiểm tra, đánh giá KQHT của HS đang được Đảng, Nhà nước, toàn ngành Giáo dục và toàn xã hội quan tâm. Điều này đã được thể hiện rất rõ thông qua các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước. Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”; “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận”.
Đánh giá là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học và có thể nói, đánh giá là động lực để thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy và học. Nhiều hình thức đánh giá cũ và mới tồn tại song song nhau. Nhiều hướng tiếp cận đánh giá mới và khái niệm mới đã xuất hiện như: Đánh giá định tính (qualitative assessment); Đánh giá bằng nhận xét; Đánh giá dựa trên kết quả thực hiện (performance-based assessment); Đánh giá theo chuẩn (standard-based assessment); Đánh giá theo năng lực (competence-based assessment); Đánh giá theo sản phẩm đầu ra (outcome- based assessment). Kiểm tra, đánh giá bao gồm đánh giá quá trình và đánh giá định kì. Đánh giá thường xuyên (Đánh giá quá trình) được thực hiện trong quá trình dạy học và giáo dục, nhằm kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập, những thay đổi trong dạy và học để thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh. Công cụ có thể dùng là phiếu quan sát, các thang đo, bảng kiểm, thẻ kiểm tra/phiếu kiểm tra, các phiếu đánh giá tiêu chí, hồ sơ học tập, câu hỏi, bài tập,... giáo viên có thể thiết kế các công cụ phù hợp vời từng tình huống, bối cảnh đánh giá. Công cụ sử dụng trong đánh giá thường xuyên có thể được điều chỉnh để đáp ứng mục tiêu thu thập những thông tin hữu ích điển hình ở từng học sinh, không nhất thiết dẫn tới việc cho điểm. Đánh giá thường xuyên có thể thông qua điểm số, nhưng quan trọng nhất là đánh giá thông qua nhận xét. Thông qua quan sát các hành vi hoặc sản phẩm học tập của học sinh theo những chuẩn (tiêu chí) cho trước, giáo viên đưa ra những phân tích, nhận xét hay phán đoán về hành vi, thái độ, phẩm chất, năng lực của học sinh.
Chương trình toán lớp 10 – lớp đầu cấp Trung học phổ thông có vai trò rất quan trọng, học sinh phải lĩnh hội nhiều kiến thức hơn so với Trung học cơ sở, bước đầu tiếp cận với cách học mới và phương thức đánh giá mới, thông thường học sinh không thích nghi được dẫn đến kết quả học tập thấp. Và trong quá trình giảng dạy, bản thân chúng tôi thấy để phát triển các năng lực toán học cũng như phẩm chất học sinh qua môn toán việc giáo viên thiết kế các công cụ đánh giá trong dạy học phù hợp là rất cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực trong dạy học môn toán lớp 10-THPT”
Vấn đề đổi mới giáo dục, đặc biệt là đổi mới trong công tác kiểm tra, đánh giá KQHT của HS đang được Đảng, Nhà nước, toàn ngành Giáo dục và toàn xã hội quan tâm. Điều này đã được thể hiện rất rõ thông qua các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước. Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”; “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận”.
Đánh giá là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học và có thể nói, đánh giá là động lực để thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy và học. Nhiều hình thức đánh giá cũ và mới tồn tại song song nhau. Nhiều hướng tiếp cận đánh giá mới và khái niệm mới đã xuất hiện như: Đánh giá định tính (qualitative assessment); Đánh giá bằng nhận xét; Đánh giá dựa trên kết quả thực hiện (performance-based assessment); Đánh giá theo chuẩn (standard-based assessment); Đánh giá theo năng lực (competence-based assessment); Đánh giá theo sản phẩm đầu ra (outcome- based assessment). Kiểm tra, đánh giá bao gồm đánh giá quá trình và đánh giá định kì. Đánh giá thường xuyên (Đánh giá quá trình) được thực hiện trong quá trình dạy học và giáo dục, nhằm kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập, những thay đổi trong dạy và học để thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh. Công cụ có thể dùng là phiếu quan sát, các thang đo, bảng kiểm, thẻ kiểm tra/phiếu kiểm tra, các phiếu đánh giá tiêu chí, hồ sơ học tập, câu hỏi, bài tập,... giáo viên có thể thiết kế các công cụ phù hợp vời từng tình huống, bối cảnh đánh giá. Công cụ sử dụng trong đánh giá thường xuyên có thể được điều chỉnh để đáp ứng mục tiêu thu thập những thông tin hữu ích điển hình ở từng học sinh, không nhất thiết dẫn tới việc cho điểm. Đánh giá thường xuyên có thể thông qua điểm số, nhưng quan trọng nhất là đánh giá thông qua nhận xét. Thông qua quan sát các hành vi hoặc sản phẩm học tập của học sinh theo những chuẩn (tiêu chí) cho trước, giáo viên đưa ra những phân tích, nhận xét hay phán đoán về hành vi, thái độ, phẩm chất, năng lực của học sinh.
Chương trình toán lớp 10 – lớp đầu cấp Trung học phổ thông có vai trò rất quan trọng, học sinh phải lĩnh hội nhiều kiến thức hơn so với Trung học cơ sở, bước đầu tiếp cận với cách học mới và phương thức đánh giá mới, thông thường học sinh không thích nghi được dẫn đến kết quả học tập thấp. Và trong quá trình giảng dạy, bản thân chúng tôi thấy để phát triển các năng lực toán học cũng như phẩm chất học sinh qua môn toán việc giáo viên thiết kế các công cụ đánh giá trong dạy học phù hợp là rất cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực trong dạy học môn toán lớp 10-THPT”
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực trong dạy học môn toán Lớp 10 THPT - Bộ sách Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực trong dạy học môn toán Lớp 10 THPT - Bộ sách Kết nối tri thức
cho trước, giáo viên đưa ra những phân tích, nhận xét hay phán đoán về hành vi, thái độ, phẩm chất, năng lực của học sinh. Chương trình toán lớp 10 – lớp đầu cấp Trung học phổ thông có vai trò rất quan trọng, học sinh phải lĩnh hội nhiều kiến thức hơn so với Trung học cơ sở, bước đầu tiếp cận với cách học mới và phương thức đánh giá mới, thông thường học sinh không thích nghi được dẫn đến kết quả học tập thấp. Và trong quá trình giảng dạy, bản thân chúng tôi thấy để phát triển các năng lực toán học cũng như phẩm chất học sinh qua môn toán việc giáo viên thiết kế các công cụ đánh giá trong dạy học phù hợp là rất cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực trong dạy học môn toán lớp 10-THPT” * Tính mới đề tài 1. Hệ thống cơ sở lí luận về kiểm tra, đánh giá học sinh. Phân tích các công cụ đánh giá quá trình, đánh giá định kỳ trong dạy học. 2. Thiết kế được hệ thống các công cụ đánh giá quá trình trong dạy học học kì 1 Toán 10. 3. Đề xuất được quy trình thiết kế và sử dụng các công cụ đánh giá trong dạy học. 4. Xây dựng các tiêu chí và thang đo để đánh giá năng lực Toán học của HS trong dạy học học kì 1- Toán 10. PHẦN II: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Đánh giá KQHT của HS là xác định giá trị của những thành tựu học tập mà HS đạt được thông qua quá trình học tập của họ để đưa ra những nhận định, những phán xét về mức độ đạt được mục tiêu giảng dạy đã đề ra; từ đó có cơ sở xếp hạng, phê chuẩn hay phân loại thành tựu học tập của HS, đưa ra các giải pháp để điều chỉnh phương pháp giảng dạy của thầy giáo và phương pháp học tập của HS và đưa ra các khuyến nghị để góp phần thay đổi các chính sách giáo dục. 1.2.Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực Một yêu cầu tất yếu của chương trình dạy học phổ thông tổng thể 2018 hiện nay khi chúng ta chuyển mục đích DH sang phát triển NL của HS thì việc kiểm tra, đánh giá cũng phải kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển NL của HS. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển NL là một quan điểm về kiểm tra, đánh giá, chú trọng vào kết quả đầu ra là hệ thống các NL cần đạt, trong đó nhấn mạnh đến NL làm, NL vận dụng của HS và những tiêu chí cho việc đo lường các NL đó. Kiểm tra, đánh giá KQHT theo hướng phát triển NL thực chất là quá trình thu thập bằng 2 1.3.3. Các yêu cầu, nguyên tắc của đánh giá thường xuyên - Cần xác định rõ mục tiêu đánh giá để từ đó xác định được phương pháp, công cụ đánh giá. - Các nhiệm vụ ĐGTX được đề ra nhằm mục đích hỗ trợ, nâng cao hoạt động học tập. ĐGTX nhấn mạnh đến tự đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí của bài dạy và phương hướng cải thiện để đáp ứng tốt hơn nữa. - Việc nhận xét trong ĐGTX tập trung cung cấp thông tin phản hồi, chỉ ra các nội dung cần chỉnh sửa, đồng thời đưa ra lời khuyên cho hành động tiếp theo (HS phải làm gì tiếp theo và làm bằng cách nào). - Không so sánh HS này với HS khác, hạn chế những lời nhận xét tiêu cực trước sự chứng kiến của các bạn học để tránh làm tổn thương HS. - Mọi HS đều có thể thành công, GV không chỉ đánh giá kiến thức, KN mà phải chú trọng đến đánh giá các NL, phẩm chất trên cơ sở cảm xúc/ niềm tin tích cực... để tạo dựng niềm tin, nuôi dưỡng hứng thú học tập. - ĐGTX phải thúc đẩy hoạt động học tập, giảm thiểu sự trừng phạt/ đe dọa/ chê bai HS, đồng thời tăng sự khen ngợi, động viên. 1.4. Đánh giá định kì (Đánh giá tổng kết) - Khái niệm đánh giá định kì Kiểm tra, đánh giá định kì được thực hiện sau mỗi giai đoạn giáo dục nhằm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành10 ; Kiểm tra, đánh giá định kì, gồm kiểm tra, đánh giá giữa kì và kiểm tra, đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập. + Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá định kì bằng bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính từ 45 phút đến 90 phút, đối với môn chuyên tối đa 120 phút. Đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề, đáp ứng theo mức độ cần đạt của môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành + Đối với bài thực hành, dự án học tập phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá trước khi thực hiện. Trong mỗi học kì, một môn học có 01 (một) điểm đánh giá giữa kì và 01 (một) điểm đánh giá cuối kì; Hệ số điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kì như sau: a) Điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên (viết tắt là ĐĐGtx): tính hệ số 1; b) Điểm kiểm tra, đánh giá giữa kì (viết tắt là ĐĐGgk): tính hệ số 2; c) Điểm kiểm tra, đánh giá cuối kì (viết tắt là ĐĐGck): tính hệ số 3." Người thực hiện ĐGĐK có thể là: GV đánh giá, nhà trường đánh giá và tổ chức kiểm định các cấp đánh giá. 4 Các bước của quy trình Biểu hiện của mỗi bước đánh giá + Đánh giá thông qua sản phẩm học tập của học sinh Bước 5: Xác định loại công Câu hỏi, bài tập, bảng kiểm, rubric, phiếu hỏi, hồ sơ cụ đánh giá học tập Bước 6: Xác định người - Giáo viên đánh giá; thực hiện đánh giá - Tự đánh giá; - Đánh giá đồng đẳng Bước 7: Xác định phương Phương pháp xử lí, phân tích dữ liệu: thức xử lí, phân tích dữ liệu + Theo lí thuyết đo lường truyền thống; thu thập, đảm bảo chất lượng đánh giá + Theo lí thuyết đánh giá hiện đại; + Phương pháp định đính và/hoặc định lượng + Áp dụng các mô hình, phương pháp thống kê; + Sử dụng các phần mềm xử lí thống kê. Bước 8: Tổng hợp kết quả Viết báo cáo kết quả đánh giá và đưa ra: viết thành báo cáo và xác + Nhận định dựa theo chuẩn lứa tuổi/ chuẩn lớp học; định phương thức giải thích kết quả đánh giá + Nhận định dựa theo tiêu chí và bậc phát triển; + Nhận định dựa theo mục tiêu, tiêu chuẩn đầu ra; + Nhận định dựa theo ưu tiên của cá nhân HS Bước 9: Xác định phương - Điểm số; thức công bố phản hồi kết − Nhận định, nhận xét; quả cho các đối tượng khác nhau − Miêu tả mức năng lực đạt được; − Phương thức công bố; − Cách thức phản hồi cho từng đối tượng 1.6. Công cụ đánh giá quá trình trong dạy học, giáo dục học sinh THPT môn Toán 1.6.1. Câu hỏi “Câu hỏi là dạng cấu trúc ngôn ngữ, diễn đạt một nhu cầu, một đòi hỏi hay một mệnh lệnh cần được giải quyết” (Trần Bá Hoành14, 1997). Câu hỏi là một trong các công cụ khá phổ biến được dùng trong kiểm tra, đánh giá. Câu hỏi có thể được sử dụng trong kiểm tra hỏi đáp, kiểm tra viết dưới dạng: tự luận, trắc nghiệm, bảng hỏi ngắn, thẻ kiểm tra, bảng KWLH, 6 Đánh giá thông qua các sản phẩm học tập giúp GV đánh giá sự tiến bộ của HS, đánh giá NL vận dụng kiến thức, KN đã học, NL giải quyết vấn và sáng tạo, NL giao tiếp và hợp tác. Đồng thời đánh giá các phẩm chất như chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực. 1.6.5. Hồ sơ học tập Hồ sơ học tập là tập tài liệu về các sản phẩm được lựa chọn một cách có chủ đích của người học trong quá trình học tập môn học, được sắp xếp có hệ thống và theo một trình tự nhất định. Những sản phẩm có thể lưu trữ trong hồ sơ học tập gồm: - Các bài làm, bài kiểm tra, bài báo cáo, ghi chép ngắn, phiếu học tập, sơ đồ, các sáng chế của cá nhân HS. - Các báo cáo, bài tập, nhận xét, bản kế hoạch, tập san, mô hình, kết quả thí nghiệm được làm theo nhóm. - Các hình ảnh, âm thanh như: ảnh chụp, băng ghi âm, đoạn video, tranh vẽ, chương trình/phần mềm máy tính v.v Tuy nhiên cần lưu ý rằng: hồ sơ học tập không chỉ đơn giản là tập hợp tất cả các sản phẩm đã thực hiện của người học. Các yếu tố đưa vào trong hồ sơ học tập cần được lựa chọn cẩn thận và có cân nhắc để phục vụ cho mục đích cụ thể. Hồ sơ học tập có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, nhưng hai mục đích chính của hồ sơ học tập là: - Trưng bày/giới thiệu thành tích của người học: Với mục đích này, hồ sơ học tập chứa đựng các bài làm, sản phẩm tốt nhất, mang tính điển hình của người học trong quá trình học tập môn học. Nó được dùng cho việc khen ngợi, biểu dương thành tích mà người học đạt được. Nó cũng có thể dùng trong đánh giá tổng kết hoặc trưng bày, giới thiệu cho người khác xem. - Chứng minh sự tiến bộ của người học về một chủ đề/lĩnh vực nào đó theo thời gian. Loại hồ sơ học tập này thu thập các mẫu bài làm liên tục của người học trong một giai đoạn học tập nhất định để chẩn đoán khó khăn trong học tập, hướng dẫn cách học tập mới, qua đó cải thiện việc học tập của họ. Đó là những bài làm, sản phẩm cho phép GV, bản thân người học và các lực lượng khác có liên quan nhìn thấy sự tiến bộ và sự cải thiện việc học tập theo thời gian ở người học. Như vậy, hồ sơ học tập mang tính cá nhân cao, mỗi hồ sơ có nét độc đáo riêng, nó không dùng vào việc so sánh, đánh giá giữa các HS với nhau (không so sánh sản phẩm của HS này với HS khác). Hồ sơ học tập tập trung vào hỗ trợ và điều chỉnh việc học của HS. Nó cho phép HS cơ hội để nhìn nhận lại và suy ngẫm về sản phẩm và quá trình mà họ đã thực hiện, qua đó họ phát huy điểm mạnh và khắc phục hạn chế trong học tập. 1.6.6. Bảng kiểm 8 tiêu chí, trong đó các mức độ thường được thể hiện dưới dạng thang mô tả hoặc kết hợp giữa thang số và thang mô tả để mô tả một cách chi tiết các mức độ thực hiện nhiệm vụ của người học.Cũng tương tự như bảng kiểm, rubric gồm một tập hợp các tiêu chí đánh giá quá trình hoạt động/sản phẩm của người học về một nhiệm vụ nào đó. Tuy nhiên, rubric khắc phục được nhược điểm của bảng kiểm, vì nếu bảng kiểm chỉ đưa ra 2 lựa chọn cho việc đánh giá thì rubric thường đưa ra 3-5 lựa chọn cho mỗi tiêu chí.Các tiêu chí đánh giá của rubric là những đặc điểm, tính chất, dấu hiệu đặc trưng của hoạt động hay sản phẩm được sử dụng làm căn cứ để nhận biết, xác định, so sánh, đánh giá hoạt động hay sản phẩm đó. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh Trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực 2.1.1. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng 2.1.1.1. Mục đích khảo sát Thông qua khảo sát để phân tích, đánh giá thực trạng về kiểm tra, đánh giá KQHT của HS THPT và thực trạng kiểm tra, đánh giá KQHT môn Toán THPT theo hướng phát triển NL một cách khách quan. Qua đó để tạo cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất quy trình, phương pháp và kỹ thuật kiểm tra, đánh giá KQHT môn Toán lớp 10 THPT theo hướng phát triển NL. 2.1.1.2. Nội dung khảo sát Nội dung khảo sát tập trung vào những vấn đề sau: - Thực trạng nhận thức về các xu hướng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán hiện nay - Thực trạng nhận thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh Trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực - Thực trạng nhận thức về tác dụng của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán theo hướng phát triển năng lực - Thực trạng về quy trình xây dựng đề kiểm tra để kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh trong dạy học môn Toán 2.1.1.3. Thời gian và đối tượng khảo sát - Thời gian khảo sát: Từ tháng 9/2022 đến hết tháng 4/2023. - Đối tượng khảo sát: 22 GV Toán bậc THPT, trong đó 7 GV Toán trường THPT Tây Hiếu, 4 GV toán trường THPT Thái hòa, 5 GV toán trường THPT Đông Hiếu, 3 GV toán trường THPT Quỳnh Lưu 4, 2 GV THPT 1-5, 1 GV toán trường THPT Cờ Đỏ và 545 HS từ lớp 10 đến lớp 12 của trường THPT Tây hiếu. 2.1.2. Kết quả khảo sát a. Thực trạng nhận thức về các xu hướng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 10 Bảng 2. Ý kiến của giáo viên về sự cần thiết của một số yếu tố đối với kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán theo hướng phát triển năng lực Mức độ STT Các yêu cầu Tổng X 5 4 3 2 1 Phải có chuẩn NL đầu ra của HS 1 18 4 0 0 0 22 4,82 THPT Xác định được các mục tiêu NL 2 cần kiểm tra, đánh giá của môn 13 9 0 0 0 22 4,59 Toán học Có quy chế, chính sách khuyến khích thực hiện kiểm tra, đánh giá 3 KQHT theo hướng phát triển NL 9 9 4 0 0 22 4,23 Có quy trình kiểm tra, đánh giá 4 KQHT môn Toán học theo hướng 16 5 1 0 0 22 4,68 phát triển NL rõ ràng Thiết kế, xây dựng được các bài 5 tập, bài kiểm tra, đánh giá NL phù 11 11 0 0 0 22 4,50 hợp Chương trình môn Toán học phải 6 được xây dựng theo hướng phát 11 11 0 0 0 22 4,50 triển NL Xây dựng được các tiêu chí và 7 Rubric để chấm điểm mức độ đạt 13 9 0 0 0 22 4,59 được các NL Phối hợp phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá với các phương pháp, hình thức tổ chức DH trong kiểm tra, đánh giá KQHT môn 8 9 5 0 0 22 4,14 8 Toán học theo hướng phát triển NL GV có trình độ chuyên môn tốt và hiểu rõ về kiểm tra, đánh giá 9 KQHT theo hướng phát triển NL 10 9 3 0 0 22 4,32 12
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_danh_gia_ket_qua_hoc_tap_cua_hoc_sinh.pdf