Sáng kiến kinh nghiệm Đánh giá giữa kì I môn Ngữ văn khối 10 bằng kết quả thực hiện dự án “Vẻ đẹp của thơ ca” tại trường THPT Đặng Thúc Hứa
Kể từ năm học 2022 – 2023, trên cả nước đã triển khai chương trình giáo dục Phổ thông 2018 đối với khối lớp 10. Để thực hiện thành công Chương trình giáo dục mới, Bộ GD – ĐT và Sở GD – ĐT Nghệ An đã triển khai rất nhiều điểm mới. Trong đó có triển khai đa dạng nhiều hình thức đánh giá, kiểm tra kết quả học tập và rèn luyện của HS theo định hướng phát triển năng lực. Ngoài đánh giá sản phẩm học tập còn đánh giá cả hồ sơ học tập của HS. Đây là một trong số những điểm khác biệt rất rõ của quá trình Đổi mới chương trình giáo dục Phổ thông năm 2018. Nếu như trước đây, đánh giá theo phương pháp tiếp cận nội dung, phương pháp đánh giá định kì bằng các bài kiểm tra là chủ yếu (đánh giá sản phẩm học tập) thì hiện nay còn có đánh giá qua hồ sơ học tập (hồ sơ tiến bộ) của HS. Kết hợp được cả 2 phương pháp đánh giá này sẽ giúp người kiểm tra (Giáo viên, các cấp quản lí) và người được kiểm tra (HS) có được kết quả đánh giá khách quan, chính xác, khuyến khích được tiềm năng của người học; khơi dậy được trong các em hứng thú học tập, có ý thức sửa sai và mong muốn được sửa sai để có kết quả như mong muốn.
Việc kiểm tra, đánh giá cho HS theo thông tư 22/2021 – TT BGD & ĐT về đánh giá HS trong khi dạy học rõ ràng là rất cần thiết. Nhưng trên thực tế dạy học nhiều giáo viên THPT vẫn chưa chú trọng đúng mức vấn đề này, chưa quan tâm đến việc đánh giá HS. Giáo viên THPT hầu như chỉ kiểm tra đánh giá HS theo phương pháp cũ qua bài kiểm tra. Hậu quả của việc này là HS thiếu hứng thú và không có động lực phấn đấu. điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển phẩm chất, năng lực HS. Đặc biệt không thể vận dụng những kiến thức đã học để ứng dụng vào những tình huống của thực tế đời sống. Việc đánh giá HS chỉ thật sự có ý nghĩa khi HS rèn luyện được kĩ năng và nâng cao được năng lực cho mình, vì vậy việc đánh giá HS bằng kết quả dự án mới giúp HS phát phát huy được phẩm chất và năng lực một cách hiệu quả.
Trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực, hoạt động dạy học và đánh giá luôn song hành cùng nhau. Điều này sẽ giúp cho giáo viên đánh giá HS từ nhiều nguồn với các hình thức khác nhau, trong đó HS cũng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Đánh giá sự tiến bộ của HS nhằm động viên và có những điều chỉnh để HS phát triển tốt hơn.
Qua thực tiễn dạy học, chúng tôi thấy được rằng, phương pháp dạy học dự án là một trong những phương pháp cấp thiết để đạt được yêu cầu đánh giá mới của Chương trình giáo dục Phổ thông năm 2018. Góp phần đánh giá đúng năng lực phẩm chất của HS. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài “Đánh giá giữa kì I môn Ngữ văn khối 10 bằng kết quả thực hiện dự án “Vẻ đẹp của thơ ca” tại trường THPT Đặng Thúc Hứa.” làm đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm.
Việc kiểm tra, đánh giá cho HS theo thông tư 22/2021 – TT BGD & ĐT về đánh giá HS trong khi dạy học rõ ràng là rất cần thiết. Nhưng trên thực tế dạy học nhiều giáo viên THPT vẫn chưa chú trọng đúng mức vấn đề này, chưa quan tâm đến việc đánh giá HS. Giáo viên THPT hầu như chỉ kiểm tra đánh giá HS theo phương pháp cũ qua bài kiểm tra. Hậu quả của việc này là HS thiếu hứng thú và không có động lực phấn đấu. điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển phẩm chất, năng lực HS. Đặc biệt không thể vận dụng những kiến thức đã học để ứng dụng vào những tình huống của thực tế đời sống. Việc đánh giá HS chỉ thật sự có ý nghĩa khi HS rèn luyện được kĩ năng và nâng cao được năng lực cho mình, vì vậy việc đánh giá HS bằng kết quả dự án mới giúp HS phát phát huy được phẩm chất và năng lực một cách hiệu quả.
Trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực, hoạt động dạy học và đánh giá luôn song hành cùng nhau. Điều này sẽ giúp cho giáo viên đánh giá HS từ nhiều nguồn với các hình thức khác nhau, trong đó HS cũng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Đánh giá sự tiến bộ của HS nhằm động viên và có những điều chỉnh để HS phát triển tốt hơn.
Qua thực tiễn dạy học, chúng tôi thấy được rằng, phương pháp dạy học dự án là một trong những phương pháp cấp thiết để đạt được yêu cầu đánh giá mới của Chương trình giáo dục Phổ thông năm 2018. Góp phần đánh giá đúng năng lực phẩm chất của HS. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài “Đánh giá giữa kì I môn Ngữ văn khối 10 bằng kết quả thực hiện dự án “Vẻ đẹp của thơ ca” tại trường THPT Đặng Thúc Hứa.” làm đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đánh giá giữa kì I môn Ngữ văn khối 10 bằng kết quả thực hiện dự án “Vẻ đẹp của thơ ca” tại trường THPT Đặng Thúc Hứa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đánh giá giữa kì I môn Ngữ văn khối 10 bằng kết quả thực hiện dự án “Vẻ đẹp của thơ ca” tại trường THPT Đặng Thúc Hứa
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐẶNG THÚC HỨA ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ I MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10 BẰNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN “VẺ ĐẸP CỦA THƠ CA” TẠI TRƯỜNG THPT ĐẶNG THÚC HỨA Lĩnh vực: Ngữ Văn Tác giả: Trần Quốc Dũng Năm thực hiện: 2022 – 2023 Số ĐT: 0972 060 168 2 2. Xác định mục tiêu của dự án 13 III. LỰA CHỌN THIẾT KẾ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ 18 IV. THỰC HIỆN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 26 1. Thực hiện kiểm tra 26 2. Thực hiện đánh giá 27 V. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 28 VI. GIẢI THÍCH VÀ PHẢN HỒI KẾT QUẢ KIỂM TRA, 29 ĐÁNH GIÁ 1. Công bố kết quả dự án bằng điểm số 29 2. Giáo viên giải thích về kết quả thu được 30 3. Giáo viên nhận xét về sự tiến bộ của HS trong quá trình 31 thực hiện dự án 4. Học sinh phản hồi kết quả đánh giá của giáo viên 31 5. Thống nhất cuối cùng giữa GV và HS về kết quả dự án 31 VII. SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TRONG PHÁT 31 TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC HS 1. Thực nghiệm sư phạm 31 2. Sử dụng kết quả thực hiện dự án 36 VIII. KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA 37 ĐỀ TÀI 1. Mục đích khảo sát 37 2. Nội dung và phương pháp khảo sát 37 3. Đối tượng khảo sát 38 4. Kết quả khảo sát 40 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 41 1. Kết luận 41 2. Khuyến nghị 42 4 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Kể từ năm học 2022 – 2023, trên cả nước đã triển khai chương trình giáo dục Phổ thông 2018 đối với khối lớp 10. Để thực hiện thành công Chương trình giáo dục mới, Bộ GD – ĐT và Sở GD – ĐT Nghệ An đã triển khai rất nhiều điểm mới. Trong đó có triển khai đa dạng nhiều hình thức đánh giá, kiểm tra kết quả học tập và rèn luyện của HS theo định hướng phát triển năng lực. Ngoài đánh giá sản phẩm học tập còn đánh giá cả hồ sơ học tập của HS. Đây là một trong số những điểm khác biệt rất rõ của quá trình Đổi mới chương trình giáo dục Phổ thông năm 2018. Nếu như trước đây, đánh giá theo phương pháp tiếp cận nội dung, phương pháp đánh giá định kì bằng các bài kiểm tra là chủ yếu (đánh giá sản phẩm học tập) thì hiện nay còn có đánh giá qua hồ sơ học tập (hồ sơ tiến bộ) của HS. Kết hợp được cả 2 phương pháp đánh giá này sẽ giúp người kiểm tra (Giáo viên, các cấp quản lí) và người được kiểm tra (HS) có được kết quả đánh giá khách quan, chính xác, khuyến khích được tiềm năng của người học; khơi dậy được trong các em hứng thú học tập, có ý thức sửa sai và mong muốn được sửa sai để có kết quả như mong muốn. Việc kiểm tra, đánh giá cho HS theo thông tư 22/2021 – TT BGD & ĐT về đánh giá HS trong khi dạy học rõ ràng là rất cần thiết. Nhưng trên thực tế dạy học nhiều giáo viên THPT vẫn chưa chú trọng đúng mức vấn đề này, chưa quan tâm đến việc đánh giá HS. Giáo viên THPT hầu như chỉ kiểm tra đánh giá HS theo phương pháp cũ qua bài kiểm tra. Hậu quả của việc này là HS thiếu hứng thú và không có động lực phấn đấu. điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển phẩm chất, năng lực HS. Đặc biệt không thể vận dụng những kiến thức đã học để ứng dụng vào những tình huống của thực tế đời sống. Việc đánh giá HS chỉ thật sự có ý nghĩa khi HS rèn luyện được kĩ năng và nâng cao được năng lực cho mình, vì vậy việc đánh giá HS bằng kết quả dự án mới giúp HS phát phát huy được phẩm chất và năng lực một cách hiệu quả. Trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực, hoạt động dạy học và đánh giá luôn song hành cùng nhau. Điều này sẽ giúp cho giáo viên đánh giá HS từ nhiều nguồn với các hình thức khác nhau, trong đó HS cũng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Đánh giá sự tiến bộ của HS nhằm động viên và có những điều chỉnh để HS phát triển tốt hơn. Qua thực tiễn dạy học, chúng tôi thấy được rằng, phương pháp dạy học dự án là một trong những phương pháp cấp thiết để đạt được yêu cầu đánh giá mới của Chương trình giáo dục Phổ thông năm 2018. Góp phần đánh giá đúng năng lực phẩm chất của HS. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài “Đánh giá giữa kì I môn Ngữ văn khối 10 bằng kết quả thực hiện dự án “Vẻ đẹp của thơ ca” tại trường THPT Đặng Thúc Hứa.” làm đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm. 1 TT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm Từ tháng Bản đề cương Chọn đề tài, đọc tài liệu lí thuyết, viết đề 1 9/2022 – tháng chi tiết. Viết cơ cương nghiên cứu 10/2022 sở lí luận Từ tháng Tập hợp ý kiến Trao đổi với đồng nghiệp và đề xuất sáng 2 10/2022 – đóng góp của kiến tháng 11/2022 đồng nghiệp - Dạy thử nghiệm ở các lớp 10A1, 10C1. - Thống kê các - Kiểm tra đối chứng giữa các lớp 10A1, kết quả thử Từ đầu tháng 10C1 (dạy học theo dự án) và các lớp 10C5, nghiệm. 11/2022 đến 10D2 (các lớp dạy bình thường) 3 - Sử dụng kết hết tháng - Đánh giá HS theo các tiêu chí đặt ra ban quả thực hiện 11/2022 đầu. Sử dụng kết quả đánh giá dự án làm kết dự án làm điểm quả kiểm tra định kì (giữa kì 1) cho HS lớp đánh giá giữa 10A1, 10C1. kì cho HS. Tháng 12/2022 Đề tài chính 4 đến Tháng Hoàn thiện đề tài thức 2/2023 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập, nghiên cứu, xử lý tài liệu: Các tài liệu tập huấn chuyên môn của Bộ giáo dục & đào tạo, tài liệu giáo dục thường xuyên, một số sách báo chuyên ngành của nhiều tác giả, một số trang web giáo dục nhằm thu thập thông tin, số liệu liên quan đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh: được sử dụng để xử lý các số liệu phục vụ mục đích nghiên cứu thực trạng đổi mới dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT để từ đó áp dụng hiệu quả vào việc sử dụng kết quả đánh giá dự án làm kết quả đánh giá kiểm tra định kì của HS. Phương pháp quan sát: Quan sát khoa học là phương pháp tri giác đối tượng một cách có hệ thống để thu thập thông tin. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Để khẳng định kết quả của đề tài chúng tôi đã thực nghiệm sư phạm với lớp thực nghiệm và lớp không thực nghiệm. và lấy đó là cơ sở để đánh giá thái độ, ý thức, kiến thức học tập của các em HS. Chính đó là kết quả đánh giá, khẳng định tính hiệu quả của đề tài nghiên cứu. 3 Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục. 1.3. Nguyên tắc đánh giá 1.4. Phương pháp đánh giá 1.5. Các hình thức đánh giá Trong giáo dục có nhiều hình thức đánh giá kết qủa học tập với mục đích và cách thức khác nhau (đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết, đánh giá sơ khởi, đánh giá chuẩn đoán, đánh giá theo chuẩn, đánh giá theo tiêu chí ...). Nếu xét trong quá trình dạy học, có 2 hình thức đánh giá phổ biến đó là đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. 5 nhằm tạo cơ hội cho HS tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống”. 3.2. Đặc điểm của dạy học theo dự án Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Định hướng hứng thú người học: HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dung lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. - Định hướng sản phẩm: Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. 3.3. Tiến trình thực hiện DHDA Dạy hoc theo dự án theo 5 giai đoạn. Quyết định chọn đề tài và xác định mục đích của dự án: GV và HS cùng nhau đề xuất, xác định đề tài và mục đích của dự án. Cần tạo ra một tình huống xuất phát, chứa đựng một vấn đề, hoặc đặt một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó chú ý đến việc liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống. Xây dựng kế hoạch thực hiện: Trong việc xây dựng kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm. Thực hiện dự án: Trong giai đoạn này HS thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành, những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Trong quá trình đó sản phẩm của dự án và thông tin mới được tạo ra. Thu thập kết quả và công bố sản phẩm: kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo, luận văn Sản phẩm của dự án cũng có thể là những hành động phi vật chất, chẳng hạn việc biểu diễn một vở kịch, việc tổ chức một sinh hoạt nhằm tạo ra các tác động xã hội. Đánh giá dự án: GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được. Việc phân chia các giai đoạn trên đây chỉ mang tính chất tương đối. Trong thực tế chúng có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. Việc tự kiểm tra, điều chỉnh cần được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của dự án. 4. Đánh giá định kì bằng dự án học tập. Đánh giá định kì bằng phương pháp dự án là một trong những hình thức đánh giá mới trong dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực HS. Theo đó, giáo viên sẽ sử dụng kết quả dự án học tập để làm kết quả đánh giá định kì của HS. 7 học tập, đánh giá vì người học, đánh giá là người học. Đây là xu hướng hiện đại chung trên toàn thế giới. Hiện có rất nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, trong đó đánh giá bằng dự án học tập là một trong những phương pháp mang lại khá nhiều kết quả khả ưu. Thông qua phương pháp đánh giá này, người đánh giá có thể sử dụng cả phương pháp đánh giá qua hồ sơ (đánh quá quá trình, đánh giá sự tiến bộ của người học) và cả đánh giá sản phẩm. Hơn nữa, đánh giá bằng dự án học tập sẽ phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng và phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Từ đó, ngoài việc nắm vững những định hướng đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên phải biết lựa chọn và sử dụng những phương pháp và hình thức dạy học thích hợp: Thích hợp với đặc thù môn học, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường đặc biệt là phù hợp với nội dung bài học và đối tượng HS. Với nhiều ưu điểm lớn như vậy nên phương pháp đánh giá HS bằng phương pháp dạy học dự án (DHTDA) đã được áp dụng vào thực tế giảng dạy các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. 2. Thực trạng và nguyên nhân 2.1 Thực trạng: Tuy nhiên với nhiều giáo viên Ngữ văn, phương pháp đánh giá định kì bằng dạy học theo dự án vẫn còn khá mới mẻ, việc áp dụng phương pháp đánh giá này vào đánh giá kết quả định kì cho HS vẫn còn rất nhiều nghi ngại (cho cả các nhà quản lí và cả giáo viên dạy). Việc này xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau: 2.2. Nguyên nhân 2.2.1. Thứ nhất, nhóm nguyên nhân chủ quan: Về phía giáo viên: Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, nhiều giáo viên chưa thấy rõ lợi ích to lớn của việc đánh giá định kì bằng phương pháp dự án. Hơn nữa, nhiều giáo viên chưa nắm vững nguyên tắc, phương pháp, hình thức thiết kế và tổ chức dạy học theo dự án. Việc thiết kế các bảng kiểm, các thang Rubics đánh giá định tính, định lượngcòn rất khó khăn. Nó phụ thuộc rất lớn vào trình độ của giáo viên, phương pháp hướng dẫn HS. Bên cạnh đó còn có một số giáo viên chưa thật sự tâm huyết với nghề dạy học, ngại đổi mới, cho rằng việc đánh giá định kì bằng phương pháp dự án phải tốn nhiều thời gian, thậm chí là kinh phí; chi bằng cứ làm theo cách đánh giá truyền thống từ xưa tới nay bằng ma trận, ra đề, kiểm tra, chấm bài và vào điểm đơn giản, gọn nhẹ. Về phía HS: Nhiều HS không thích học môn Ngữ văn hoặc coi môn Ngữ văn chỉ là môn phụ. Kĩ năng vi tính, khả năng tìm kiếm thông tin bằng các công cụ tìm kiếm, 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_danh_gia_giua_ki_i_mon_ngu_van_khoi_10.pdf