Sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng hóa hoạt động luyện tập trong dạy học thơ ca kháng chiến ở chương trình Ngữ văn Lớp 12

1.1.Trong xu thế hội nhập toàn cầu của thế kỉ XXI "đầy thách thức và thay đổi từng giờ"...cùng với đó là sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục và đào tạo đã và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng, trở thành kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững của mọi quốc gia, dân tộc. Vì thế đòi hỏi con người cần có năng lực, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của cuộc sống.
Theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, giáo viên không chỉ là người truyền thụ tri thức qua các bài giảng mà còn là người truyền cảm hứng, giúp học sinh phát huy tính sáng tạo, khả năng tương tác để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Vậy nên, mỗi giáo viên nên chủ động tự thay đổi mình, làm mới công việc của mình, bắt đầu đổi mới từ chính những giờ lên lớp, từ chính những trang giáo án, bài dạy. Mỗi thầy cô cần linh hoạt trong lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức kiểm tra, đánh giá phù hợp để kích thích được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học trò như Wiliam A.Warrd đã từng nói: “Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”.
1.2. Trước yêu cầu đổi mới của dạy và học nói chung, đặc biệt là đổi mới dạy học Ngữ văn nói riêng, trong những năm học vừa qua chúng tôi cũng như các đồng nghiệp trong trường không ngừng nỗ lực, tìm tòi và áp dụng các phương pháp, các hình thức dạy học theo định hướng năng lực học sinh. Tiến trình dạy học theo định hướng năng lực gồm năm bước đã tạo ra những bước đột phá trong tiến trình tổ chức giờ dạy học môn Ngữ văn. Nếu như hoạt động khởi động là một trong những bước đầu tiên của tiến trình dạy học theo phương pháp mới nhằm tạo hứng thú cho học sinh thì hoạt động luyện tập là hoạt động cũng không thể bỏ qua, vì đây là bước học sinh gắn lí thuyết với thực tiễn, vận dụng kiến thức bài học để giải quyết các vấn đề đặt ra. Việc thiết kế hoạt động luyện tập khi dạy học bộ môn Ngữ văn phù hợp giúp cho tiết học diễn ra một cách sinh động, giúp cho việc lĩnh hội, tiếp thu kiến thức trở nên đơn giản, đem lại cho người học sự tò mò, tăng thêm lòng yêu thích bộ môn.
Vì những lí do trên và kết hợp qua thực tế thực nghiệm cho thấy kết quả tích cực, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Đa dạng hóa hoạt động luyện tập trong dạy học thơ ca kháng chiến ở chương trình Ngữ văn 12” .
pdf 56 trang Thanh Ngân 02/12/2024 410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng hóa hoạt động luyện tập trong dạy học thơ ca kháng chiến ở chương trình Ngữ văn Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng hóa hoạt động luyện tập trong dạy học thơ ca kháng chiến ở chương trình Ngữ văn Lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng hóa hoạt động luyện tập trong dạy học thơ ca kháng chiến ở chương trình Ngữ văn Lớp 12
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU III 
  
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 ĐỀ TÀI: 
 ĐA DẠNG HÓA HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
TRONG DẠY HỌC THƠ CA KHÁNG CHIẾN 
 Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12 
 LĨNH VỰC: NGỮ VĂN 
 Tác giả: Nguyễn Thị Kim Thanh 
 Tổ chuyên môn:Ngữ Văn 
 Năm thực hiện: 2022-2023 
 Số điện thoại: 0379.392.456 
 Email: kimthanhnguyen232@gmail.com 
 Nghệ An, tháng 4 năm 2023 
 4 Phạm vi ứng dụng 33 
 PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33 
 3.1 Kết luận 33 
 3.2 Ý nghĩa của đề tài 33 
 3.3 Kiến nghị 34 
 PHẦN 4 PHỤ LỤC 36 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lí do chọn đề tài: 
 1.1.Trong xu thế hội nhập toàn cầu của thế kỉ XXI "đầy thách thức và thay 
đổi từng giờ"...cùng với đó là sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, giáo 
dục và đào tạo đã và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng, trở thành kim chỉ nam 
cho sự phát triển bền vững của mọi quốc gia, dân tộc. Vì thế đòi hỏi con người cần 
có năng lực, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. 
 Theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, giáo viên không 
chỉ là người truyền thụ tri thức qua các bài giảng mà còn là người truyền cảm hứng, 
giúp học sinh phát huy tính sáng tạo, khả năng tương tác để vận dụng kiến thức đã 
học vào thực tiễn cuộc sống. Vậy nên, mỗi giáo viên nên chủ động tự thay đổi mình, 
làm mới công việc của mình, bắt đầu đổi mới từ chính những giờ lên lớp, từ chính 
những trang giáo án, bài dạy. Mỗi thầy cô cần linh hoạt trong lựa chọn phương pháp, 
phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức kiểm tra, đánh giá phù 
hợp để kích thích được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học trò như Wiliam 
A.Warrd đã từng nói: “Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải 
thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm 
hứng”. 
 1.2. Trước yêu cầu đổi mới của dạy và học nói chung, đặc biệt là đổi mới dạy 
học Ngữ văn nói riêng, trong những năm học vừa qua chúng tôi cũng như các đồng 
nghiệp trong trường không ngừng nỗ lực, tìm tòi và áp dụng các phương pháp, các 
hình thức dạy học theo định hướng năng lực học sinh. Tiến trình dạy học theo định 
hướng năng lực gồm năm bước đã tạo ra những bước đột phá trong tiến trình tổ chức 
giờ dạy học môn Ngữ văn. Nếu như hoạt động khởi động là một trong những bước 
đầu tiên của tiến trình dạy học theo phương pháp mới nhằm tạo hứng thú cho học 
sinh thì hoạt động luyện tập là hoạt động cũng không thể bỏ qua, vì đây là bước học 
sinh gắn lí thuyết với thực tiễn, vận dụng kiến thức bài học để giải quyết các vấn đề 
đặt ra. Việc thiết kế hoạt động luyện tập khi dạy học bộ môn Ngữ văn phù hợp giúp 
cho tiết học diễn ra một cách sinh động, giúp cho việc lĩnh hội, tiếp thu kiến thức trở 
nên đơn giản, đem lại cho người học sự tò mò, tăng thêm lòng yêu thích bộ môn. 
 Vì những lí do trên và kết hợp qua thực tế thực nghiệm cho thấy kết quả tích 
cực, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Đa dạng hóa hoạt động luyện tập trong dạy 
học thơ ca kháng chiến ở chương trình Ngữ văn 12” . 
2. Mục đích nghiên cứu: 
 - Tạo hứng thú và kích thích sự đam mê trong dạy học môn Ngữ văn. 
 - Dạy học gắn với việc vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề đặt 
ra. 
 - Thực hiện yêu cầu của đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực 
học sinh. 
 1 
7. Cấu trúc của đề tài: 
 Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung của 
đề tài có 3 chương: 
 Chương I: Cơ sở khoa học của đề tài. 
 Chương II: Một số hình thức tổ chức nhằm đa dạng hóa hoạt động luyện tập 
khi dạy các văn bản thơ ca kháng chiến Việt Nam ở chương trình Ngữ Văn 12- 
THPT. 
 Chương III: Thực nghiệm sư phạm. 
 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI: 
1. Cơ sở lí luận: 
1.1. Yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay: 
 Đảng và Nhà nước ta khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”; chọn 
khoa học và giáo dục làm khâu đột phá cho phát triển; chọn giáo dục làm tiền đề, 
làm xương sống của phát triển bền vững. Việc đổi mới toàn diện giáo dục trong giai 
đoạn hiện nay là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, các ngành, các nhà khoa học và 
của toàn xã hội. 
 Trước yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay, cùng với việc đổi mới kiểm tra 
đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học, việc đổi mới phương pháp 
dạy học theo định hướng năng lực là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của giáo 
dục. Vai trò của người dạy không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ 
chức, kiểm tra, định hướng hoạt động của học sinh. Dạy học nhằm phát triển năng 
lực cho học sinh đòi hỏi phải tổ chức các hoạt động dạy học tích cực, tự lực và sáng 
tạo. Các hoạt động phải hướng đến rèn luyện phương pháp và hình thức tổ chức dạy 
học có thể giúp học sinh học tập với niềm say mê, hứng thú, khát khao, lĩnh hội tri 
thức, chủ động, sáng tạo, theo phương pháp khoa họcVì vậy, tổ chức giờ học 
thông qua các hoạt động là bước đột phá của dạy học theo định hướng năng lực. 
1.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh: 
 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo 
dục và đào tạo xác định: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản 
của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất nămg lực của 
người học". 
 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực chú trọng việc cung cấp cho học 
sinh khả năng làm chủ và vận dụng hợp lý các kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái 
độ và hứng thú để hành động có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc 
sống. 
 3 
học sinh thường lơ là không chú ý đến học tập, khiến giáo viên không tổ chức hoạt 
động luyện tập củng cố cho các em. Trong thời gian vừa qua, cùng với việc đổi mới 
dạy học theo định hướng năng lực, giờ học văn đã thay đổi nhiều từ cách thức tổ 
chức đến sử dụng phương pháp tuy nhiên hầu hết chúng ta còn chú ý đến hoạt động 
khởi động mà chưa có sự thay đổi nhiều về hoạt động luyện tập để kích thích đam 
mê cho học sinh. Trong khi đó, luyện tập là một hoạt động đặc biệt quan trọng trong 
việc phát triển năng lực tư duy cho học sinh không chỉ đối với môn tự nhiên mà còn 
cả môn Ngữ văn. Khi tham gia vào hoạt động luyện tập, học sinh được đặt vào các 
tình huống có vấn đề, yêu cầu sử dụng các kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát, so 
sánh.. để giải quyết nhiệm vụ, bài tập. Tiến trình thực hiện hoạt động luyện tập được 
tiến hành như sau: 
 • Mục đích 
 • Phương pháp/ kĩ thuật dạy học 
 • Phương tiện 
 • Thời gian 
 • Tiến trình thực hiện 
 Trong tiến trình thực hiện hoạt động này, việc tổ chức các hoạt động học của 
giáo viên và thực hiện của học sinh gồm các bước cơ bản gồm: 
 - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ; học sinh 
nhận biết vấn đề cần giải quyết như yêu cầu, câu hỏi do giáo viên đưa ra; tiếp nhận 
nhiệm vụ học tập. 
 - Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh học cá nhân (suy nghĩ, quan sát có 
thể trao đổi với bạn bên cạnh khi gặp khó khăn), hoặc học nhóm để giải quyết vấn 
đề, ghi kết quả ra giấy riêng. 
 - Báo cáo kết quả và thảo luận: cá nhân học sinh hoặc nhóm học sinh báo cáo 
trước lớp, các bạn trong lớp nhận xét, góp ý bổ sung để cùng nhau hoàn thiện. 
 - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh trao đổi kết quả với 
nhau hoặc với giáo viên để nhận xét, đánh giá kết quả của mình. Học sinh hoàn thiện 
sản phẩm học.Việc xây dựng các hoạt động luyện tập cần căn cứ vào mục đích, nội 
dung học tập: 
 + Mục đích: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kĩ năng 
của học sinh liên quan đến tình huống/vấn đề học tập. 
 + Nội dung: Nhiệm vụ học tập trong hoạt động "Luyện tập" cần đảm bảo rằng 
học sinh cần vận dụng kiến thức, kĩ năng cũ và mới học để giải quyết bài tập đặt ra. 
 Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, việc xây dựng tình huống xuất 
phát cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau đây: 
 + Tình huống phải gần gũi với đời sống, bài học mà học sinh dễ cảm nhận. 
 5 
 TT Tên bài Tác giả Ghi chú 
 1 Tây Tiến Quang Dũng 
 2 Việt Bắc(trích) Tố Hữu 
 3 Đất nước Nguyễn Đình Thi Đọc thêm 
 4 Đất nước(trích”Mặt đường khát vọng”) Nguyễn Khoa Điềm 
 5 Sóng Xuân Quỳnh 
 Đây là những tác phẩm vừa có giá trị văn chương vừa có giá trị lịch sử. Vì 
vậy, để tạo được hứng thú cho học sinh khi học môn Văn nói chung và phần văn học 
kháng chiến nói riêng, thiết nghĩ giáo viên nên chủ động đổi mới phương pháp và 
hình thức dạy học. Bên cạnh tổ chức các hoạt động khởi động hấp dẫn thì việc đa 
dạng hóa hoạt động luyện tập sẽ giúp tạo hứng thú cho học sinh. Đa dạng hóa hình 
thức luyện tập giúp học sinh phát huy được năng lực khi học các tác phẩm thơ kháng 
chiến. Việc kết nối lí thuyết với hoạt động thực hành qua hoạt động luyện tập sẽ mở 
ra cánh cửa đưa ngôn ngữ và văn chương trở về với thực tiễn đời sống- cội nguồn 
sáng tạo của nó; nhờ vậy học sinh sẽ tránh được tình trạng hàn lâm, xa rời thực tiễn, 
khiên cưỡng trong hoạt động cảm thụ văn học. Trong quá trình tham gia giải quyết 
các nhiệm vụ, học sinh được rèn luyện rất nhiều kỹ năng: làm việc nhóm, xây dựng 
kế hoạch, giao tiếp, thuyết trìnhTừ đó rèn luyện được tinh thần trách nhiệm, ý 
thức gắn bó với tập thể của từng cá nhân. 
CHƯƠNG II: MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC NHẰM ĐA DẠNG HÓA 
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP KHI DẠY CÁC VĂN BẢN THƠ CA KHÁNG 
CHIẾN VIỆT NAM Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12. 
1.Mục đích của hoạt động luyện tập. 
 Theo mô hình của mẫu giáo án phát triển năng lực trong chương trình phổ 
thông mới, tiến trình dạy học trên lớp gồm 5 bước với 5 hoạt động: khởi động, hình 
thành kiến thức, luyện tập, vận dụng và tìm tòi mở rộng. Mỗi hoạt động đóng vai trò 
riêng trong tiến trình tổ chức, trong đó hoạt động luyện tập là yêu cầu học sinh phải 
vận dụng những kiến thức vừa học được ở hoạt động hình thành kiến thức mới để 
giải quyết những nhiệm vụ của bài học đặt ra. Thông qua các bài tập, nhiệm vụ yêu 
cầu, giáo viên củng cố các tri thức vừa học và rèn luyện các kĩ năng liên quan, kiểm 
tra mức độ nắm kiến thức bài học của học sinh. Mục đích của hoạt động này yêu cầu 
học sinh phải vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được ở bước 2 để giải quyết 
những nhiệm vụ cụ thể, qua đó giáo viên xem học sinh đã nắm được kiến thức hay 
chưa và nắm được ở mức độ nào. Đây là những hoạt động như trình bày, luyện tập, 
bài thực hành giúp cho các em thực hiện tất cả những hiểu biết ở trên lớp và biến 
những kiến thức thành kĩ năng. Hoạt động luyện tập có thể thực hiện qua hoạt động 
cá nhân rồi đến hoạt động nhóm để các em học tập lẫn nhau, tự sửa lỗi cho nhau, 
giúp cho quá trình học tập hiệu quả hơn. 
 7 
củng cố và luyện tập lại bài vừa học vừa tạo một sân chơi trí tuệ bổ ích, xoá tan sự 
mệt mỏi sau một giờ học căng thẳng. Trong quá trình dạy học, giáo viên tùy vào nội 
dung của bài học để có thể sử dụng nhiều trò chơi khác nhau. Song dù sử dụng trò 
chơi học tập nào thì giáo viên cũng phải tiến hành theo đúng các bước sau: 
 Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi. 
 Bước 2: Hướng dẫn chơi. 
 Bước này bao gồm những việc làm sau: 
 + Tổ chức người tham gia trò chơi (số người tham gia, số đội tham gia, quản 
trò, trọng tài,...). Các dụng cụ dùng để chơi. 
 + Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian 
chơi, những điều người chơi không được làm 
 + Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi (nếu 
có) 
 Bước 3: Làm mẫu 
 Bước 4: Thực hiện trò chơi 
 Bước 5: Đánh giá: Giáo viên hoặc trọng tài là học sinh nhận xét về thái độ 
tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh 
nghiệm và công bố kết quả. 
2.1.3.Tổ chức cuộc thi. 
 Hình thức luyện tập thông qua cuộc thi sẽ tạo được hứng thú cho học sinh. 
Thông qua hình thức này, học sinh có cơ hội được bộc lộ hết khả năng, sự nhanh 
nhẹn và đặc biệt tạo được không khí sôi nổi và thoải mái sau tiết học. Tùy vào nội 
dung bài học, giáo viên có thể lựa chọn tổ chức các cuộc thi khác: Rung chuông 
vàng, đối mặt, đấu lưng, chung sức, vẽ sơ đồ tư duy 
 Bước 1: Giới thiệu cuộc thi 
 Bước 2: Chọn các thành viên/đội dự thi 
 Bước 3: Vào cuộc thi 
 Bước 4. Kết thúc và trao giải 
2.1.4.Phương pháp phỏng vấn chuyên gia/ đối thoại văn chương. 
 Đây là một phương pháp không mới, nhưng nếu được vận dụng linh hoạt và 
phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao. Để sử dụng phương pháp này, giáo viên giao vấn 
đề (thuộc kiến thức trọng tâm của bài học), yêu cầu học sinh chuẩn bị kỹ lưỡng ở 
nhà. Giờ học trên lớp, giáo viên tổ chức thành một diễn đàn đối thoại, cử ra một học 
sinh làm phóng viên, một học sinh khác làm chuyên gia để phóng viên phỏng vấn 
chuyên gia về những vấn đề xoay quanh bài học. Những học sinh khác tham gia với 
tư cách là người đối thoại với chuyên gia. Qua đó, những vấn đề về bài học sẽ được 
 9 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_da_dang_hoa_hoat_dong_luyen_tap_trong.pdf