Sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động mở đầu nhằm nâng cao hứng thú học môn GDCD 6 (Kết nối tri thức) cho học sinh THCS
- Lý do chọn đề tài
Một nhà văn Mỹ đã nói rằng:
“Người thầy trung bình chỉ biết nói Người thầy giỏi biết giải thích Người thầy xuất chúng biết minh họa Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”
Quả thực việc truyền cảm hứng (gây hứng thú) học tập cho học sinh rất quan trọng và cần thiết. Học sinh có hứng thú với môn học, yêu thích bộ môn mới ham học và mới có được kết quả học tập tốt. Bởi vậy, vấn đề đặt ra đối với người giáo viên là: Cần làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh, lôi cuốn các em vào bài học? Phải làm gì để có thể “thắp lửa đam mê” ở các em? Qua thực tế đứng lớp, tôi nhận thấy hoạt động mở đầu có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tiến trình tiết dạy, đến việc tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Nhiệm vụ của hoạt động mở đầu là khơi gợi hứng thú đối với bài học, và hơn thế nữa, còn khơi dậy niềm đam mê, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học. Xuất phát từ những lý do mang tính thực tiễn đó cùng với kinh nghiệm đứng lớp giảng dạy của bản thân, tôi đã lựa chọn đề tài “Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động mở đầu nhằm nâng cao hứng thú học môn GDCD cho học sinh THCS”.
- Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 6A1- Trường THCS Thượng Thanh.
- Các hình thức tổ chức hoạt động mở đầu môn GDCD.
- Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu thử nghiệm ở lớp 6A1.
- Sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 6- sách Kết nối tri thức.
- Phương pháp nghiên cứu
- Đọc, nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp để hình thành đơn vị kiến thức.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu kết quả.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động mở đầu nhằm nâng cao hứng thú học môn GDCD 6 (Kết nối tri thức) cho học sinh THCS

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Thực hiện theo Nghị quyết 29 hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo với quan điểm chỉ đạo mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông: “Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” . Theo đó, Nghị quyết này cũng đề ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đối với cấp THCS như sau: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Mỗi tiết học là một hoạt động tổng thể diễn ra trong thời gian 45 phút bao gồm bốn hoạt động cơ bản: mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập và vận dụng. Trong đó hoạt động mở đầu có nhiệm vụ khơi gợi, kích thích học sinh mong muốn được tìm hiểu, khám phá bài học bằng những hoạt động tiếp theo trong giờ học, tức là tạo hứng thú và một tâm thế tích cực để học sinh bước vào bài học mới. Muốn như vậy, hoạt động mở đầu cần tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức cho học sinh. Đây là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động hình thành kiến thức, tìm tòi, giải quyết vấn đề. Và tất nhiên giáo viên phải là người có ý tưởng, có biện pháp gợi mở vấn đề của bài học, kích thích trí tò mò và tạo hứng thú cho các em học sinh. 2. Thực trạng Hàng năm, chất lượng đầu vào của nhà trường thấp hơn so với các trường bạn trong quận. Có nhiều lớp có tỉ lệ học sinh giỏi thấp, học sinh trung bình nhiều ở những lớp cuối. Bởi vậy, đa số học sinh của các lớp cuối là những em không có ham muốn học tập, chán học, lười học. Đặc biệt, môn GDCD lại là môn học đòi hỏi học sinh phải học thuộc nhiều hơn những môn học khác nhưng đòi hỏi lại phải có khả năng giải quyết tình huống đặt ra trong cuộc sống hàng ngày thật khéo léo. Hơn nữa, tâm thế của học sinh coi môn học này là môn phụ nên không đầu tư nhiều thời gian và công sức cho việc học. * Cách mở đầu: Đưa ra tình huống thực tế xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của các em. ? Em mong ước mua một món đồ nhưng không đủ tiền và cũng không muốn xin tiền bố mẹ. Em sẽ làm gì đề thực hiện được mong muốn đó? (Gợi ý: Tiết kiệm tiền tiêu vặt để mua món đồ.) VD 2. Bài “Công dân nước CHXHCNVN” (tiết 2)- GDCD lớp 6 * Mục tiêu chính: Nhận biết căn cứ xác định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. * Mở đầu: Cho học sinh đóng vai tình huống: Người dẫn truyện - Cảnh 1: Vào 1 buổi sáng, có đôi vợ chồng đang đi tập thể dục ở công viên thì bỗng nghe thấy tiếng trẻ con khóc, liền vội vàng ra bế đứa trẻ lên. Khi nhìn mặt bé, cả hai đều ngạc nhiên. Người vợ: Này mình ơi, sao lại có em bé đáng yêu bị bỏ ở đây thế này mà hình như không phải là người Việt Nam mình Người chồng: Ừ, mắt xanh, da trắng, mũi cao, kháu khỉnh ghê cơ. Người chồng (nhìn xung quanh): Không biết bố mẹ đứa trẻ là ai mà lại để bé nằm ở đây nhỉ? Thôi, vợ chồng mình đưa cháu bé lên phường để trình bày với cơ quan công an, mình nhỉ. Người vợ: Đúng rồi, mình đi thôi. (Hai bạn diễn đi ra ngoài hành lang). Người dẫn truyện: Hai vợ chồng bế em bé lên phường để trình bày với cơ quan công an. (Kết thúc cảnh 1). Người dẫn truyện: Cảnh 2: Đôi vợ chồng được công an phường giao trách nhiệm tạm thời nuôi dưỡng em bé trong thời gian niêm yết thông tin tìm cha mẹ của em. Đã 7 ngày trôi qua mà chưa có ai đến nhận cháu. Rồi đôi vợ chồng tốt bụng ấy quyết định đăng kí khai sinh cho cháu bé bằng dịch vụ công trực tuyến. (2 vợ chồng ngồi gõ máy tính, trên màn máy chiếu hiện lên dịch vụ công) HS điều khiển máy vào trang mạng gõ trực tuyến cổng dịch vụ công quốc gia. Người vợ: Mình ơi, chỗ quốc tịch này mình khai cho cậu bé là gì nhỉ? chức các trò chơi nhanh như: Vòng quay kì diệu, Đuổi hình bắt chữ, Trò chơi ô chữ, Quizzi. Các bước thực hiện - Bước 1. Giới thiệu trò chơi và luật chơi: Đuổi hình bắt chữ, Trò chơi ô chữ, Vòng quay kì diệu. - Bước 2. Yêu cầu HS: trả lời câu hỏi được thiết kế trong trò chơi dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm, điền khuyết, nối... - Bước 3. GV: dẫn dắt vào vào phần Hình thành kiến thức mới từ nội dung các câu hỏi trong trò chơi. VD 1. Bài “Tự lập”- GDCD lớp 6 - Mục tiêu chính: Tạo tâm thế hứng khởi cho các con trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức. - Cách mở đầu: Trò chơi ô chữ. 1. Hàng ngang số 1 gồm 7 chữ cái, chỉ thành tích nổi bật của học sinh hơn mức bình thường. (Xuất sắc) 2. Hàng ngang số 2 gồm 6 chữ cái, chỉ sự đối lập với ỷ lại. (Tự giác) 3. Hàng ngang số 3 gồm 7 chữ cái, chỉ sự đồng nghĩa với lao động. (Làm việc) 4. Hàng ngang số 4 gồm 6 chữ cái, chỉ hoạt động chính của học sinh ở trường học. (Học tập) 5. Hàng ngang số 5 gồm 6 chữ cái, chỉ thái độ tôn trọng và đúng mực đối với người lớn tuổi. (Lễ phép) Từ các gợi ý trên tôi gợi ý ô chữ hàng dọc: Tự lập rồi dẫn vào bài. VD 2. Bài “Ứng phó với tình huống nguy hiểm”- GDCD lớp 6 - Mục tiêu chính: Tạo tâm thế hứng khởi cho các con trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức. - Cách mở đầu: Trò chơi “Đội tuyên truyền phòng cháy nhí”. - Luật chơi: Trò chơi gồm 2-3 học sinh tạo thành 1 nhóm, bầu 1 bạn là nhóm trưởng, nhóm trưởng đặt ra những câu hỏi yêu cầu các bạn trong lớp trả lời, 2 bạn còn lại diễn tả bằng hình thể, động tác về những kĩ năng thoát hiểm cần có khi xảy ra cháy. + Nhóm trưởng đưa câu hỏi: D. căn cứ để xác định công dân đóng thuế. Câu 4. Trường hợp nào dưới đây là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Bố mẹ H là người Nga đến Việt Nam làm ăn sinh sống. B. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai. C. Ông X là chuyên gia nước ngoài làm việc lâu năm tại Việt Nam. D. Con của bà Z có quốc tịch Mĩ sống ở Việt Nam, bố chưa rõ là ai. Câu 5. Người nào dưới đây không phải là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. trẻ em sinh ra ở Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam. B. người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam. C. người không quốc tịch, sống và làm việc ở Việt Nam. D. trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam và cha không rõ là ai. Áp dụng hoạt động mở đầu giúp các em có tâm lý vui vẻ, hào hứng để bước vào nội dung chính bài học. 3.3. Mở đầu thông qua hình ảnh, âm nhạc hoặc video Sử dụng hình ảnh, video, âm nhạc để dẫn vào bài là phương pháp dạy học khá phổ biến ở nhiều môn học. Giáo viên có thể vào bài bằng cách yêu cầu học sinh (theo nhóm) đã chuẩn bị tư liệu từ tiết học trước lên trình bày. Câu hỏi được đặt ra trước hoặc sau khi học sinh cả lớp quan sát hình ảnh, video, bài hát. Định hướng về các câu hỏi thường là: Hãy quan sát hình ảnh, xem đoạn video, nghe bài hát và nêu cảm nhận của bản thân về nội dung của hình ảnh, đoạn video, bài hát đó? Các bước thực hiện - Bước 1. Giáo viên yêu cầu nhóm học sinh trình bày cung cấp một số hình ảnh, video liên quan đến các sự kiện, nội dung trong bài học. - Bước 2. Yêu cầu học sinh trả lời: Quan sát, lắng nghe và cho biết các hình ảnh (thông tin trong video) sau gợi em cảm nhận được điều gì? - Bước 3. Giáo viên: Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên mời 1-2 học sinh nhận xét, bổ sung; sau đó bắt dẫn vào phần Hình thành kiến thức mới. * Đối với học sinh - Phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh trong học tập. Tôi áp dụng những biện pháp mở đầu trên đối với học sinh lớp 6 trong hai năm học 2022 - 2023 và học kì I năm 2023 - 2024. Sau khi áp dụng, tôi nhận thấy các em đã hứng thú hơn với môn GDCD, nhiều em đã yêu thích môn học, chăm học hơn. Các em được lôi cuốn vào bài học một cách tự nhiên mà không hề hay biết. Đồng thời, các hình thức mở đầu bài học như trên cũng góp phần vào việc phát triển năng lực, phẩm chất HS: năng lực tư duy sáng tạo, năng lực thuyết trình, năng lực phản xạ nhanh... đúng như định hướng của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chất lượng môn học cũng vì thế được nâng lên rõ rệt. * Kết quả về mức độ hứng thú với môn học: Tổng Thời điểm Rất hứng thú Hứng thú Bình Không số HS thường hứng thú SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ % % % 40 Năm 2022- 20 50 10 25 7 17,5 3 7,5 2023 Học kì I 30 75 15 37,5 5 12,5 0 0 năm 2023- 2024 Tổng Thời điểm Giỏi Khá Trung bình Yếu số HS SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ % % % 40 Năm 2022- 25 62,5 10 25 5 12,5 0 0 2023 Học kì I năm 34 85 6 15 0 0 0 0 2023-2024 III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Thông qua kết quả thực tế đã đạt được, tôi nhận thấy việc đa dạng hóa các hình thức hoạt động mở đầu có vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh tiếp nhận bài học một cách hứng thú, say mê. Đó là một khâu nhỏ, không nằm trong trọng tâm bài học nhưng lại ở vào vị trí đầu bài, có tác dụng đặt nền móng và gắn kết với các phần còn lại mà người dạy không thể bỏ qua. Nhưng để hoạt động này có ý nghĩa thì giáo viên cần linh hoạt, nhạy bén trong cách tổ chức và thực hiện. Việc đa dạng hóa hoạt động mở đầu là cần thiết để tạo nên sự hứng khởi trong tâm lí học sinh. Tuy nhiên, cũng không nên vì thế mà quá chú trọng, dành nhiều thời gian cho nó để biến giờ học thành giờ chơi. Ngoài việc chú ý đến hoạt động mở đầu, giáo viên cũng cần quan tâm đến các hoạt động khác trong toàn tiết dạy; ngoài việc nâng cao chất lượng bài giảng, người thầy còn cần chú ý đến những biện pháp khác về mọi vấn đề liên quan đến hoạt động học tập của học sinh, có như thế mới có thể nâng cao được chất lượng bộ môn. 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên Tăng cường mở các lớp tập huấn về các phương pháp nghiên cứu khoa học, các ứng dụng, phần mềm dạy - học để giáo viên có thêm nhiều công cụ hữu hiệu, xây dựng những sáng kiến, nâng cao được trình độ chuyên môn và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. 2.1. Đối với nhà trường Đề nghị Nhà trường tiếp tục động viên giáo viên sử dụng các ứng dụng công nghệ mới vào dạy học; tổ chức, thực hiện các hội thảo khoa học cấp trường để giáo viên có thêm nhiều điều kiện, môi trường học hỏi, trau dồi và trải nghiệm những kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy học. Trên đây là kết quả nghiên cứu và thực nghiệm bước đầu của sáng kiến kinh nghiệm: “Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động mở đầu nhằm nâng cao hứng thú học môn GDCD cho học sinh THCS”. Đó là cách thức mà trong quá trình dạy học những năm qua, bản thân tôi đã thực hiện và mang lại hiệu quả nhất định. Song
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_da_dang_hoa_cac_hinh_thuc_to_chuc_hoat.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động mở đầu nhằm nâng cao hứng thú học.pdf