Sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng hình thức kiểm tra miệng ở các giờ đọc văn trong dạy học Ngữ văn 12 tại trường THPT Nghi Lộc 5

Nền giáo dục ở Việt Nam nói chung và quá trình dạy học môn Ngữ văn nói riêng đã và đang không ngừng đổi mới. Theo tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018, việc dạy học cũng như đánh giá HS sẽ dựa trên sự phát huy tối đa năng lực của người học. Vì thế, đa dạng hình thức kiểm tra miệng cũng là một trong những cách thức giúp GV đánh giá HS. Đây là một trong những hoạt động tất yếu trong quá trình đổi mới kiểm tra, đánh giá HS dựa theo năng lực và phẩm chất trong chương trình mới này.

Đặc biệt, kiểm tra miệng không chỉ là một trong những khâu hoàn thiện đánh giá kết quả học tập của HS mà còn mang lại nhiều ý nghĩa cho cả người dạy lẫn người học, trong đó rất đặc biệt đối với các giờ dạy văn bản đọc hiểu. Nó có vai trò tạo tâm thế ổn định, thoải mái cho lớp khi bước vào bài học mới. Đồng thời, khi trả lời bài cũ còn là phút giây HS được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề và hình thành thái độ tự tin cho bản thân. Và GV cũng có cái nhìn tổng quát về kiến thức, thái độ của người học để có sự điều chỉnh trong dạy học và đánh giá phù hợp hơn.

Tuy nhiên, thực tế trong quá trình kiểm tra miệng trong các giờ đọc văn trong Ngữ văn 12 tại trường THPT Nghi Lộc 5, chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Với mong muốn các em trang bị kiến thức một cách đầy đủ để tham gia kì thi quan trọng, nên vẫn còn hiện tượng GV ép buộc HS ghi nhớ kiến thức một cách thuần túy và tái hiện bằng miệng trước lớp trong đầu giờ học. Và quá trình kiểm tra miệng trong các giờ dạy văn bản văn học chỉ đơn thuần là thuật lại nội dung của bài cũ như: đọc thuộc bài thơ, tóm tắt câu chuyện... Vì thế, thay vì hiểu và sáng tạo thì HS lại chú trọng quá trình học thuộc để hoàn thành yêu cầu bài cũ của GV trước khi đến lớp. Đồng thời, bản thân các em cũng chấp nhận cách học ghi nhớ này, với quan niệm: “học thuộc trước thì đỡ sau, tổng không đổi”. Tuy nhiên, cũng có một số trường hơp các em có e ngại, thậm chí có phần sợ sệt khi bị nhắc tên lên hỏi bài. Bởi lẽ, để thuộc lòng các văn bản thơ lớp 12 đó là một điều không dễ dàng khi mỗi bài có dung lượng tới 90 câu thơ. Các em gọi bông đùa những phút giây đó là “giờ xét xử”, “giờ hành hình”, “lên thớt”... Từ đó, đồng nghĩa với việc không khí của đầu giờ học luôn bắt đầu bằng những căng thẳng và nặng nề.

Xuất phát từ những cơ sở trên tôi lựa chọn giải pháp “Đa dạng hình thức kiểm tra miệng ở các giờ đọc văn trong dạy học Ngữ văn 12 tại trường THPT Nghi Lộc 5” để nghiên cứu và thực hiện.

doc 68 trang Thanh Ngân 30/11/2024 340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng hình thức kiểm tra miệng ở các giờ đọc văn trong dạy học Ngữ văn 12 tại trường THPT Nghi Lộc 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng hình thức kiểm tra miệng ở các giờ đọc văn trong dạy học Ngữ văn 12 tại trường THPT Nghi Lộc 5

Sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng hình thức kiểm tra miệng ở các giờ đọc văn trong dạy học Ngữ văn 12 tại trường THPT Nghi Lộc 5
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 5
 =====  =====
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐA DẠNG HÌNH THỨC KIỂM TRA MIỆNG 
Ở CÁC GIỜ ĐỌC VĂN TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN 12 
 TẠI TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 5
 LĨNH VỰC: NGỮ VĂN 
 Tên tác giả : Nguyễn Thị Bích
 Tổ : Ngữ văn
 Năm học : 2022 - 2023
 Số điện thoại : 0365.156.777
 Tháng 4, năm 2023 4.1. Thiết kế hoạt động kiểm tra miệng thông qua hình thức sử dụng phiếu trả lời 
trắc nghiệm kết hợp với chấm chéo trong dạy học văn bản Tuyên ngôn độc lập (Hồ 
Chí Minh) ................................................................................................................19
4.2. Thiết kế hoạt động kiểm tra miệng thông qua hình thức nhập thân vào văn bản 
trong dạy học văn bản Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và Tây Tiến (Quang Dũng) ....21
Nhập thân vào nhân vật để tóm tắt, phân tích truyện Vợ chồng A Phủ (Tô 
Hoài) .......................................................................................................................21
4.3. Thiết kế hoạt động kiểm tra miệng thông qua hình thức đóng vai để trả lời 
phỏng vấn trong dạy học văn bản Vợ nhặt (Kim Lân)............................................24
4.4. Thiết kế hoạt động kiểm tra miệng thông qua hình thức sân khấu hóa một tình 
tiết trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) ......................................................26
4.5. Thiết kế hoạt động kiểm tra miệng thông qua sản phẩm: video, bài hát, sơ đồ ở 
văn bản Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân), Sóng (Xuân Quỳnh), Ai đã đặt tên 
cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường)...............................................................28
4.6. Thiết kế hoạt động kiểm tra miệng thông qua hình thức bốc thăm câu hỏi do 
học sinh tự tạo trong dạy học văn bản Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
 .................................................................................................................................31
4.7. Thiết kế hoạt động kiểm tra miệng theo tinh thần khích lệ cá nhân và thi đua 
phong trào học tập của nhóm trong dạy học văn bản Hồn Trương Ba da hàng thịt 
(Lưu Quang Vũ) ......................................................................................................34
4.8. Thiết kế hoạt động kiểm tra miệng thông qua áp dụng trò chơi tiếp sức trong 
dạy học văn bản Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành).............................................36
III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG ............................................................................37
1. Kết quả khảo sát thực nghiệm .............................................................................37
1.1. Mức độ hứng thú của HS..................................................................................37
1.2. Kết quả điểm số học tập của học sinh ..............................................................39
2. Ứng dụng.............................................................................................................40
2.1. Phạm vi ứng dụng............................................................................................40
2.2. Mức độ vận dụng..............................................................................................40
IV. KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP 
ĐỀ XUẤT................................................................................................................40
1. Mục đích khảo sát................................................................................................40
2. Nội dung và phương pháp khảo sát.....................................................................40
2.1. Nội dung khảo sát.............................................................................................40
2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá .........................................................40
 1 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt Cụm từ đầy đủ
THPT : Trung học phổ thông 
GV : Giáo viên 
HS : Học sinh 
 2. Đối tượng tác động
 Khách thể nghiên cứu: học sinh khối 12 trường THPT Nghi Lộc 5 
 Nhóm lớp thực nghiệm: Lớp 12 A5, 12 A2
 Nhóm lớp đối chứng: Lớp 12 A7
 Thời gian: năm học: 2022 - 2023
 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
 Hình thức kiểm tra miệng ở các giờ đọc văn trong Ngữ văn 12.
 4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp khảo sát, thống kê.
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp.
 - Phương pháp thể nghiệm. 
 Ở đề tài này chúng tôi tiến hành các bước sau:
 Bước 1: Tiến hành khảo sát thực trạng kiểm tra miệng ở các giờ đọc văn 
trong môn Ngữ văn 12 tại trường THPT Nghi Lộc 5
 Bước 2: Thực hành đa dạng các hình thức kiểm tra miệng trong giờ đọc văn 
ở một số lớp tại trường THPT Nghi Lộc 5
 Bước 3: Khảo sát và lấy kết quả sau khi áp dụng hình thức kiểm tra mới
 Bước 4: Kết luận
 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
 Việc áp dụng đa dạng các hình thức kiểm tra miệng ở các giờ dạy đọc văn 
trong Ngữ văn 12 sẽ giảm bớt đi sự căng thẳng, lo sợ mà thay vào đó tạo được sự 
mới mẻ, hứng thú từ phía HS trường THPT Nghi Lộc 5 nói riêng và HS THPT nói 
chung trong mỗi giờ học. Nhờ đó các em không chỉ vui vẻ học tập mà còn có cơ 
hội phát huy được năng lực của mình một cách toàn diện, chứ không đơn thuần là 
việc “đọc thuộc”. Vì thế, các em được mở rộng được kiến thức và rèn luyện nhiều 
kỹ năng nhiều hơn. Giúp các em luôn tự tin, thể hiện năng lực của bản thân. Đúng 
với phương châm: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. 
 Đồng thời, đây cũng là một kênh thông tin hữu hiệu để GV đánh giá HS một 
cách chính xác và khách quan. Qua đó, các nhà giáo có những lựa chọn, điều chỉnh 
phù hợp trong phương pháp dạy học của mình. 
 2 Tuy nhiên, kiểm tra miệng nếu không được áp dụng khéo léo thì sẽ dễ gây 
nên “hiệu ứng ngược” trong giờ dạy. Trước hết, kiểm tra miệng dễ sa vào phí 
phạm thời gian. Một số trường hợp HS chưa chuẩn bị kĩ lưỡng những yêu cầu của 
GV nên câu trả lời chiếm khá nhiều thời gian của tiết học. Đồng thời, về phía các 
em HS thường khá thụ động trong khi kiểm tra. Nào là: chưa chuẩn bị kĩ, chưa học 
thuộc, vì run nên ấp a ấp úng... Vì thế, chất lượng kiến thức GV thu nhận được còn 
quá mỏng so với dung lượng của bài học. 
 Nhằm phát huy tối đa tác dụng và hạn chế những nhược điểm của kiểm tra 
miệng GV cần lưu ý một số điểm như sau: 
 - Tạo điều kiện cho tất cả học sinh trả lời đầy đủ câu hỏi đề ra
 - Giáo viên nghiên cứu kỹ những kiến thức cơ bản của bài, nắm chắc chương 
trình, chuẩn bị kiến thức tối thiểu do quy định.
 - Dung lượng kiến thức trong mỗi câu hỏi vừa phải, sát trình độ học sinh, 
học sinh có thể trả lời ngắn gọn trong vài phút.
 - Sau khi nêu câu hỏi cho cả lớp, cần có thời gian ngắn để học sinh chuẩn bị, 
sau đó mới chỉ định học sinh trả lời câu hỏi.
 - Sự hiểu biết của giáo viên về tính cách của học sinh, sự tế nhị và nhạy cảm 
là những yếu tố giúp cho người thầy giáo thấy rõ thực chất trình độ kiến thức, kĩ 
năng của học sinh được kiểm tra.
 - Cần kiên trì nghe học sinh trình bày. Khi cần thiết, phải biết gợi ý, không 
làm cho các em sợ hãi lúng túng.
 - Yêu cầu học sinh trả lời sao cho cả lớp nghe được và yêu cầu cả lớp theo 
dõi câu trả lời của bạn và bổ sung khi cần thiết.
 - Phải có nhận xét ưu khuyết điểm trong câu trả lời của học sinh về hình 
thức trình bày, nội dung, tinh thần thái độ .
 - Phải công bố điểm công khai. Phải ghi điểm vào sổ điểm của lớp và sổ 
điểm cá nhân của mình.
 - Thực hiện được những yêu cầu trên, hoạt động kiểm tra miệng sẽ được 
thực hiện phù hợp, đem lại nhiều hiệu quả trong quá trình dạy học. 
 Như vậy, có thể hiểu “kiểm tra miệng” là một trong những phương pháp của 
kiểm tra thường xuyên. GV có thể linh hoạt áp dụng vào thời gian thích hợp tùy 
theo đặc trưng của tiết học. Hoạt động này đem đến nhiều ý nghĩa cho người dạy 
lẫn người học, nhưng cũng tồn tại không ít những nhược điểm, đòi hỏi GV phải 
vận dụng cẩn thận, linh hoạt, khéo léo, đúng yêu cầu đề ra. 
 4 phương pháp dạy học. Đồng thời, những phút giây ngắn ngủi này, thật sự rất bổ ích 
đối với các em HS. Người ta thương nói: “áp lực tạo nên kim cương” quả đúng 
không sai. Có sự kiểm tra, đôn đốc thường xuyên từ phía GV giúp các em rèn 
luyện tính tự lập, chăm chỉ, chủ động trong học tập. Về lâu dài, HS luôn trong tâm 
thể chuẩn bị bài mới, học thuộc bài cũ, làm bài tập về nhà một cách liên tục. Có sự 
chăm chỉ đó, chắc chắc các em sẽ tiến bộ rõ rệt trong quá trình học tập của mình. 
Ngoài ra, kiểm tra miệng, hiện nay được áp dụng rất đa dạng cách cách thức, vì 
thế, đó cũng chính là lúc bản thân các em HS được học tập nhiều kiến thức và rèn 
luyện nhiều kĩ năng. Chúng ta có thể kể đến như: kĩ năng trình bày một vấn đề, kĩ 
năng diễn đạt, làm chủ bản thân, tự tin...Nhận thức rõ được ý nghĩa của kiểm tra 
miệng trong dạy và học, vì thế, hoạt động này ngày càng được quan tâm và chú 
trọng đổi mới trong cách thức hoạt động. 
 Hoạt động kiểm tra miệng ở các giờ dạy học đọc văn Ngữ văn 12 cũng 
có những ý nghĩa chung như tất cả các giờ học khác. Đây là kênh thông tin để 
GV nắm bắt năng lực, tình trạng của HS, cũng là lúc các em có cơ hội được 
củng cố kiến thức của tiết học trước... Tuy nhiên, ở những tiết học này, kiểm 
tra miệng còn đem lại một số tác dụng đặc biệt khác. Trước hết, kiểm tra 
miệng góp phần quan trọng trong việc tạo tâm lí cho HS để chuẩn bị bước vào 
nội dung tiếp theo của văn bản đó hoặc kiến thức của văn bản mới. Nếu hoạt 
động kiểm tra diễn ra suôn sẻ, các em sẽ luôn cảm thấy thoải mái, thú vị, kích 
thích sự mày mò tìm hiểu ở những phút tiếp theo của giờ học và ngược lại. Đối 
với dạy học văn bản tạo được hứng thú cho HS ngay từ những phút học đầu là 
một trong những thành công của người dạy. Đồng thời, kiểm tra miệng ở các 
giờ dạy này còn vừa củng cố kiến thức của tiết trước và khơi gợi nội dung ở 
tiết sau. Điều này chỉ đạt được khi bài học đó kéo dài nhiều tiết học. Đặc điểm 
này rất phù hợp với tất cả các giờ dạy học đọc văn Ngữ văn 12, trung bình mỗi 
văn bản sẽ chiếm tới 3-5 tiết dạy. 
 Từ những nhận thức trên, tôi nhận thấy rằng kiểm tra miệng có ý nghĩa quan 
trọng trong quá trình dạy học nói chung và các giờ dạy đọc văn ở chương trình Ngữ 
văn 12 nói riêng. Tuy nhiên, để hoạt động này được thực hiện có hiệu quả, rất cần 
thiết sự chuẩn bị cẩn thận của GV, sự đồng thuận hợp tác tích cực học tập từ HS. 
 2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng đề tài
 Hoạt động kiểm tra miệng trong dạy học Ngữ văn 12 tại trường THPT Nghi 
Lộc 5 đã và đang được GV thực hiện đều đặn trong quá trình dạy học của mình. 
Thông thường, môn Ngữ văn sẽ có bốn cột điểm thường xuyên và cột điểm thứ 
nhất vẫn luôn được ưu tiên dành cho hoạt động này. Còn ba cột điểm còn lại sẽ 
linh động các hình thức kiểm tra viết hay kiểm tra thực hành. Vì vậy, nhìn chung 
kiểm tra miệng vẫn được GV thực hiện đều đặn và HS cũng quen với việc học bài 
cũ trước khi đến lớp.
 6 Thứ hai, hoạt động kiểm tra miệng phải liên quan đến nội dung, nghệ thuật, 
giá trị của bài học. Việc thiết kế các yêu cầu của kiểm tra miệng cũng cần phải 
chạm đến những yêu cầu cần đạt của HS sau khi học xong văn bản. 
 Thứ ba, khi thiết kế hoạt động động kiểm tra miệng, GV cần chú ý đến 
đối tượng HS. Với mỗi đối tượng, GV phải thiết kế yêu cầu hoạt động khác 
nhau. Khi thiết kế, GV cần đa dạng hóa các phương pháp, hình thức, phương 
tiện dạy học. Ở mỗi lớp, mỗi tiết học GV có thể xây dựng kịch bản và dàn 
dựng nội dung khác nhau để phù hợp đối tượng cũng như tránh đơn điệu, tẻ 
nhạt, “làm mới” chính mình.
 Cuối cùng, việc đánh giá HS một cách khách quan cũng là một vấn đề quan 
trọng đối với GV. Sau khi HS tham gia hoạt động kiểm tra miệng ngoài những lời 
nhận xét thì chủ yếu điều các em quan tâm nhất vẫn là điểm số. Trường hợp, các 
em hoàn thành xong được yêu cầu thì GV cần có sự đánh giá toàn diện phù hợp 
với từng cá nhân và công bố điểm công khai trước lớp. Ngược lại, có một số đối 
tượng HS không thực hiện được yêu cầu thì GV cần tạo ra những “cánh cửa” khác 
để các em giữ được tâm thế của mình để vào tiết học. Căn cứ vào từng đối tượng 
HS mà GV lựa chọn những cơ hội cho học trò của mình như: thay đổi yêu cầu dễ 
nhất, cho HS lực chọn phạm vi kiến thức nắm được... 
 Khi thực hiện hoạt động kiểm tra miệng GV đảm bảo những yêu cầu trên thì 
sẽ thực hiện hoạt động này có hiệu quả hơn. 
 2. Quy trình thiết kế hoạt động kiểm tra miệng trong các giờ dạy văn bản
 Bước 1. Xác định mục tiêu của hoạt động
 GV cần xác định rõ các mục tiêu của hoạt động kiểm tra miệng bao gồm 
kiến thức, năng lực, phẩm chất hình thành ở HS trong quá trình dạy học
 Về kiến thức: Cần xác định rõ được mục tiêu cần đạt của từng văn bản. Từ 
đây, GV đặt ra những yêu cầu nhằm củng cố kiến thức trọng tâm của văn bản cho 
HS. Mỗi văn bản thường cung cấp kiến thức về tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ 
thuật và giá trị của tác phẩm. Đặc biệt, văn bản còn gửi gắm đến những bài học, 
thông điệp có ý nghĩa trong đời sống. Tùy theo đối tượng HS khác nhau, GV có 
những lựa chọn củng cố kiến thức cơ bản hay chuyên sâu hơn. 
 Về năng lực: Thông qua hoạt động kiểm tra miệng, các em sẽ được hình 
thành những năng lực cụ thể nào? Không nhất thiết một hoạt động kiểm tra miệng 
phải hình thành cho học sinh hết tất cả các năng lực đó, có khi chỉ là một năng lực. 
Khi thiết kế phần mục tiêu của năng lực hình thành trong hoạt động kiểm tra 
miệng, GV cần tránh đi một cách chung chung mà cần cụ thể năng lực nào được 
hình thành, trong hoạt động hay nội dung nào.
 8

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_da_dang_hinh_thuc_kiem_tra_mieng_o_cac.doc