Sáng kiến kinh nghiệm Cách sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học bộ môn Tiếng Anh Lớp 8
Ngày nay, Tiếng Anh có vai trò to lớn trong cuộc sống. Với sự tiến bộ của công nghệ thông tin ngày nay thì việc học Tiếng Anh cũng đã được chú trọng.
Trong quá trình dạy học môn Tiếng Anh tôi nhận thấy mặc dù học sinh có chắt lọc nội dung, cố gắng viết thành một câu hoàn chỉnh đúng ngữ pháp nhưng các em vẫn chưa biết cách hệ thống hóa nội dung kiến thức. Do đó, khi phải tiếp thu quá nhiều thông tin như vậy, các em sẽ có thể bị lúng túng, chưa biết cách tổng hợp và ghi nhớ kiến thức, đôi khi cảm thấy việc học nặng nề. Trong một nội dung cần ghi nhớ, nếu học sinh nắm bắt được những từ khóa thì các em sẽ dễ dàng tiếp thu được tất cả nội dung mà người giáo viên cần truyền đạt hơn.
Khi các em viết theo kiểu từ trái sang phải, từ trên xuống dưới như vậy, bắt buộc mắt của các em cũng phải đọc theo một trình tự như vậy thì mới hiểu được nội dung. Tuy nhiên, nó lại được viết một cách nhàm chán, đơn điệu, sử dụng ít màu sắc, không thể hiển sự khác nhau giữa các điểm chính trong bài. Do đó, để ghi nhớ thông tin, các em phải dành nhiều thời gian đọc đi đọc lại nhiều lần, mà quá trình đọc đi đọc lại như vậy, nếu không có sự hỗ trợ của giáo viên thì đôi lúc các em có thể gặp khó khăn hoặc không thể nào nhớ được hết toàn bộ nội dung.
Trong thực tế học tập trong trường học ngày nay đòi hỏi học sinh tham gia các hoạt động một cách tích cực nhằm phát triển tất cả các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên, các em có thể gặp phải vấn đề trong việc thể hiện ý tưởng của mình, thảo luận và trao đổi suy nghĩ của mình với bạn bè. Đặc biệt khi được yêu cầu làm một bài phát biểu hoặc bài thuyết trình, đa phần các em thường cảm thấy bối rối khi không làm thế nào để tổ chức và trình bày ý kiến của mình mặc dù khả năng trình bày rõ ràng là rất quan trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Để việc thuyết trình không khó khăn đòi hỏi phải có các công cụ giảng dạy và học tập.
Sơ đồ tư duy không phải là một khái niệm đặc biệt và mới mẻ; ý tưởng sử dụng một hình ảnh để giúp tổ chức suy nghĩ, ý tưởng đã được đưa ra khá lâu để nâng cao chất lượng học tập, suy nghĩ tập trung, và giảm sự trì hoãn của quá trình ghi nhớ.
Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là cách dễ nhất để truyền tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả nhằm sắp xếp ý nghĩ.
Sơ đồ tư duy hiện nay đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả ngôn ngữ dạy học và học tập nói chung. Nó có thể giúp học sinh lưu ý, học từ vựng, xem xét các bài học, và tổ chức các bài học một cách có hệ thống. Từ những lý do trên và nhận thức được lợi thế của phương pháp này cho học sinh khi chuẩn bị một bài thuyết trình, hoặc một bài phát biểu, tôi đã chọn đề tài: “ Cách sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học bộ môn Tiếng Anh lớp 8” để nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế tại đơn vị công tác với mong muốn đem lại những mặt tích cực trong công tác dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tiếng Anh đặc biệt kĩ năng thuyết trình Tiếng Anh cho học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Cách sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học bộ môn Tiếng Anh Lớp 8

Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là cách dễ nhất để truyền tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả nhằm sắp xếp ý nghĩ. Sơ đồ tư duy hiện nay đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả ngôn ngữ dạy học và học tập nói chung. Nó có thể giúp học sinh lưu ý, học từ vựng, xem xét các bài học, và tổ chức các bài học một cách có hệ thống. Từ những lý do trên và nhận thức được lợi thế của phương pháp này cho học sinh khi chuẩn bị một bài thuyết trình, hoặc một bài phát biểu, tôi đã chọn đề tài: “ Cách sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học bộ môn Tiếng Anh lớp 8” để nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế tại đơn vị công tác với mong muốn đem lại những mặt tích cực trong công tác dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tiếng Anh đặc biệt kĩ năng thuyết trình Tiếng Anh cho học sinh. II. Mục đích nghiên cứu: Mục đích của bài nghiên cứu bao gồm: - Để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Tiếng Anh. - Phát triển toàn diện các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. - Phát triển khả năng quan sát, học hỏi lẫn nhau trong quá trình học sinh làm việc nhóm. - Phát huy tính sáng tạo, chủ động học tập, nghiên cứu. - Để nhấn mạnh tầm quan trọng của kĩ năng thuyết trình trong việc học Tiếng Anh. - Để gợi ý cách sử dụng sơ đồ tư duy giúp cải thiện kĩ năng thuyết trình Tiếng Anh cho học sinh. - Để cung cấp một công cụ dạy học hữu ích cho giáo viên Tiếng Anh khi chuẩn bị các bài học nói Tiếng Anh. - Học sinh sẽ tự tin hơn trong việc đưa ra ý kiến, giúp việc học trở nên dễ dàng hơn với các em từ đó kết quả học tập được nâng lên. - Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, giáo viên giúp học sinh có thói quen tự tay ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc - đã học, theo cách hiểu của học sinh với dạng sơ đồ tư duy. Do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên về mặt không gian đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi Trường THCS Vật Lại - Ba Vì - Hà Nội. - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 8A, 8B, 8C, 8D Trường THCS Vật Lại - Ba Vì - Hà Nội. - Thời gian: Từ 9/2022 đến 4/2023 PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận: Việc dạy cho học sinh học các phương pháp và cách thức thích hợp để ghi nhớ có vai trò quan trọng. Việc này thúc đẩy sự phát triển trí nhớ có chủ định của các em. Thay vì chỉ dùng những lời giảng đơn điệu, những hình ảnh thiếu sinh động không tạo nên hứng thú trong học tập của học sinh thì việc dạy học được xây dựng trên cơ sở hoạt động tư duy tích cực, muôn màu sẽ nhanh chóng giáo dục cho học sinh lòng yêu lao động trí óc cũng như niềm yêu thích với sự tìm tòi phát hiện cái mới. Căn cứ vào đặc điểm nhân cách, khả năng chú ý, ghi nhớ, chúng ta cần phải thu hút các em bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tính chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích các em cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác. Dạy học theo cách truyền thống thường là việc yêu cầu học sinh phải hiểu, phải ghi nhớ hàng chuỗi ngày tháng năm, lý thuyết và các sự kiện, tên gọi, các ý tưởng các môn học. Nếu chúng ta không kết hợp thêm các phương pháp dạy mới sẽ khiến cho người học cảm thấy quá tải, chán học. Sơ đồ tư duy giúp chúng ta lấy người học làm trung tâm thay vì việc học một cách thụ động, ghi nhớ theo kiểu học máy móc mà nhanh quên. Sử dụng sơ đồ tư duy khiến học sinh được khắc sâu kiến thức thông qua các hình thức thảo luận nhóm, thuyết trình. Việc làm này rất tốt cho tính hợp tác, sáng tạo trong tư duy. Giúp học sinh ghi nhớ bài nhanh hơn, lâu hơn, phát triển tư duy hơn thông qua hệ thống các ngữ liệu hình ảnh, từ ngữ. Bài học được khắc sâu hơn qua từng ý trung tâm và các ý được phát triển ra. Các em sẽ không còn phải luôn luôn ngồi nghe, ghi chép, học thuộc một cách bị động nữa mà thay vào đó là sự chủ động trong tư duy và ý thức học tập nâng cao hơn. Dựa trên đặc điểm tâm lí học sinh, tôi thấy vận dụng các phương pháp dạy học mới trong đó sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy môn Tiếng Anh sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, để bày tỏ ý tưởng của mình một cách lô gíc. Sơ đồ tư duy cũng giúp người thuyết trình có cả cái nhìn toàn diện và chi tiết. Nó truyền đạt thông tin rất nhanh chóng và rất trực quan. Sơ đồ tư duy không chỉ cung cấp thông tin cho người nói trong một trật tự lô gíc mà còn cho học sinh thấy những kiến thức một cách rõ ràng và tự tin trình bày. II. Cơ sở thực tiễn: 1. Thực trạng của vấn đề: Trong quá trình dạy học tại trường, tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn như sau: -Thuận lợi: + Nhà trường luôn quan tâm,và có những biện pháp hỗ trợ những khó khăn kịp thời cho việc dạy và học. +Giáo viên quan tâm, nhiệt tình giảng dạy, thường xuyên theo dõi và kiểm tra đánh giá việc tiếp thu bài của học sinh. +Giáo viên được tham gia các buổi thao giảng, các chuyên đề để thu nhận những góp ý từ đồng nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy theo phương pháp mới. + Đa số phụ huynh quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để học sinh học tập và rèn luyện. + Học sinh của địa phương phần lớn các em có ý thức đạo đức tốt. Trong lớp các em có ý thức xây dựng tập thể. -Khó khăn: Đối với học sinh các lớp 8A, 8B, 8C, 8D mà tôi giảng dạy, thì 2 lớp 8A, 8B các em có khả năng tư duy tốt hơn 2 lớp 8C, 8D.Việc ghi nhớ kiến thức của các em lớp 8C, 8D còn hạn chế, một số học sinh chưa chăm học, khả năng tư duy, tiếp thu bài còn chậm. Điều này đã thôi thúc tôi cần phải làm một điều gì đó để giúp các em cải thiện khó khăn này, giúp các em không cảm thấy ngại, thấy khó trong việc ghi nhớ nội dung kiến thức của bài học. Kết quả kiểm tra khảo sát các lớp 8A, 8B, 8C, 8D trường THCS Vật Lại trước khi áp dụng đề tài như sau: - Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, tạo điều kiện cho việc ghi nhớ. 3. Một số sơ đồ tư duy a. Sơ đồ tư duy dạng vòng tròn Dạng sơ đồ tư duy này sẽ sử dụng 2 vòng tròn lồng vào nhau, vòng tròn nhỏ bên trong chứa ý chính còn vòng lớn bên ngoài chứa các ý phụ bổ sung nghĩa cho ý nghĩa trung tâm. b. Sơ đồ tư duy bong bóng Đây là dạng sơ đồ tư duy sử dụng vòng tròn nhỏ ở trung tâm và các vòng tròn bên ngoài chứa ý phụ. Những vòng tròn này thường được sáng tạo tô màu và được mọi người tưởng tượng như những quả bong bóng. c. Sơ đồ tư duy dạng bong bóng kép Đây là loại sơ đồ tư duy kết hợp 2 sơ đồ bong bóng lại với nhau. Hình thức vẽ sơ đồ này thường được sử dụng nhằm so sánh, phân biệt sự khác nhau giữa 2 chủ thể cần ghi nhớ. Cấu tạo cơ bản vẫn giống sơ đồ bong bóng nhưng sẽ bao gồm 2 hình tròn chứa đựng chủ thể chính. d. Sơ đồ tư duy dạng cây Sơ đồ sẽ được thiết kế dạng hình cây với gốc chứa ý chính và các nhánh nhỏ bổ sung thông tin cho ý chính. 4. Các biện pháp thực hiện cụ thể a. Biện pháp 1: Vẽ sơ đồ tư duy - Bắt đầu với hình ảnh của chủ đề, có thể sử dụng thêm màu sắc để làm nổi bật chủ thể - Sử dụng hình ảnh, biểu tượng, mã hóa trên sơ đồ tư duy. - Dùng từ khóa và có thể nhấn mạnh bằng các chữ in hoa. - Mỗi từ hay hình ảnh được thể hiện riêng biệt. - Đường dây phải được kết nối, bắt đầu từ hình ảnh trung ương. - Tạo các đường với số chữ hay hình ảnh đi kèm - Sử dụng thêm màu sắc trong sơ đồ tư duy. - Phát triển phong cách sơ đồ tư duy riêng. Sơ đồ tư duy là một công cụ có tính khả thi cao vì có thể vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. Có thể lập sơ đồ tư duy trên giấy, bìa, bảng phụ,... bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn, tẩy,. Tuy nhiên, việc thiết kế sơ đồ tư duy hiện nay còn được thực hiện trên máy tính Nhiệm vụ 2: Giáo viên yêu cầu học sinh thiết kế sơ đồ tư duy để tóm tắt nội dung, ôn tập bài học; trình bày kết quả thảo luận, nghiên cứu của nhóm hoặc cá nhân; trình bày tổng quan một vấn đề; thu thập sắp xếp ý tưởng; ghi chú bài học,. (Minh chứng 5, 6, 7, 8, 9, 10) d. Biện pháp 4. Đưa ra các hoạt động dạy học dùng sơ đồ tư duy Hoạt động 1: Học sinh báo cáo và trình bày trong nhóm và sau đó đại diện các nhóm báo cáo và trình bày công việc trước lớp. Với sơ đồ tư duy các em đã tạo ra, học sinh sẽ tự tin hơn để trình bày chủ đề. (Minh chứng 1, 2, 3, 4) Hoạt động 2: Học sinh làm sơ đồ tư duy (theo nhóm hoặc cá nhân) Với sự giúp đỡ của giáo viên, học sinh thảo luận và sau đó tạo ra sơ đồ tư duy về một chủ đề hoặc một nội dung nhất định của bài học. Trong các hoạt động này học sinh được khuyến khích tự học và đạt được kiến thức hoặc thông tin của bài học, sau đó sử dụng sơ đồ tư duy để tóm tắt lại. (Minh chứng 5, 6, 7, 8, 9) Hoạt động 3: Học sinh thảo luận để chỉnh sửa sơ đồ tư duy và sau đó hoàn tất sơ đồ. Giáo viên có thể đưa ra một số phản hồi hoặc sửa chữa cho học sinh nếu cần thiết. (Minh chứng 10) Hoạt động 4: Học sinh củng cố kiến thức bằng cách sử dụng sơ đồ đã hoàn thành. Dù được vẽ bằng tay, hay tạo ra trên máy tính, người học cũng thường nắm bắt khái niệm rất nhanh. Học sinh có thể tạo ra bản đồ đầy màu sắc và tươi sáng như tác phẩm nghệ thuật. Sự kết hợp của các từ, màu sắc, hình ảnh hoặc bản vẽ, và định hướng không gian thực sự giúp bộ não ghi nhớ rất tốt. Một số tiết học cụ thể đã được áp dụng. Để áp dụng sơ đồ tư duy hiệu quả vào việc dạy và học: Thứ nhất, giáo viên nên để học sinh làm việc trong nhóm 4 hoặc 5 để chuẩn bị cho bài thuyết trình của học sinh. Hơn nữa, giáo viên nên đưa ra phản hồi cho các nhóm và đưa ra những bài thuyết trình có thể tính điểm ở nội dung này. Điều này có thể thúc đẩy học sinh nhiều hơn. Hơn nữa, với sơ đồ tư duy, trong một nhóm, không chỉ một số học sinh khá giỏi mà nhiều học sinh khác có thể có cơ hội để thực hiện phần trình bày dựa vào sơ đồ tư duy. Giáo viên, do đó, nên kết hợp các học sinh chủ động và thụ động. Đặc biệt, các học sinh nhút không có thông tin. - Sử dụng ký hiệu và hình ảnh: Sử dụng ký hiệu và hình ảnh sẽ giúp ghi nhớ hiệu quả hơn là dùng từ ngữ. - Sử dụng từ ngữ đơn giản: Sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ đọc để truyền tải ý nghĩa rõ ràng hơn, tránh lộn xộn - Sử dụng màu sắc tách các ý khác nhau: Việc làm này để tách các ý ra khi cần giúp trực quan hơn để gợi nhớ lại tốt hơn. 6. Các phương tiện phục vụ cho vẽ sơ đồ tư duy Đối với sơ đồ tư duy trên giấy: học sinh cần chuẩn bị bút lông (nếu có 5 màu là tốt nhất), giấy khổ lớn, keo dính... Tuy nhiên, nếu không có bút lông và giấy khổ lớn, Giáo viên cũng có thể cho học sinh vẽ bằng bút bi thường trong trang vở... có thể dùng máy chiếu hoặc thuyết minh, mô tả về sản phẩm của nhóm. Đối với sơ đồ tư duy trên máy tính: có thể sử dụng một số phần mềm chuyên dụng để tạo sơ đồ tư duy như: ImindMap, Smartdraw, FreeMind...có thể sử dụng một số ứng dụng trực tuyến hoặc các biểu tượng (icon) để có thể khai thác chủ động và hiệu quả. Dưới đây là hình ảnh phần mềm imindmap thường được dùng để vẽ sơ đồ tư duy. trình bày trước lớp. Kể từ khi giáo viên và học sinh thực sự nhận thức được những điểm mạnh của sơ đồ tư duy, các em đã quen với việc sử dụng các hoạt động sơ đồ tư duy trong việc trình bày nội dung bài học. Trong kỳ thi giáo viên giỏi cấp huyện môn Tiếng Anh năm học 2022- 2023, tôi cũng đã có phần ứng dụng sơ đồ tư duy trong chính tiết thi giáo viên giỏi của mình. Kết quả thi giáo viên giỏi: đạt giải ba cấp huyện.(Minh chứng 12) Trong năm học 2022-2023 này, không chỉ thi giáo viên giỏi, tôi còn phụ trách ôn luyện cho đội tuyển thi Olympic Tiếng Anh lớp 8 cấp huyện năm học 2022-2023. Hiện tại Phòng Giáo Dục chưa xếp giải, nhưng kết quả thi của đội tuyển Olympic Tiếng Anh mà tôi phụ trách ôn luyện được 3 học sinh từ 10 điểm trở lên. Trong quá trình học, ôn luyện cho các em tôi cũng khuyến khích các em hệ thống hóa các từ vựng, cấu trúc bằng sơ đồ tư duy cho dễ nhớ. Dưới đây là bảng thống kê các kết quả thi Kỳ thi năm học 2022-2023 Kết quả Giáo viên giỏi môn Tiếng Anh cấp huyện Đạt giải 3 Olympic Tiếng Anh cấp huyện 3 học sinh đạt từ 10 điểm trở lên Với những thành tích trên, tôi càng nhận thấy việc sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy và học tập rất cần thiết và hiệu quả. PHẦN C: KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận Sơ đồ tư duy, như được trình bày ở trên, có thể giúp người học chủ động hơn. Việc quên ý không còn là trở ngại lớn đối với các em. Các vấn đề như tìm và tổ chức các ý tưởng, cấu trúc ngữ pháp và từ vựng đều được giải quyết bằng một sơ đồ tư duy. Do đó, học sinh dường như trình bày chính xác hơn, trôi chảy hơn, học tập tích cực hơn và sáng tạo hơn với sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy có thể được áp dụng trong giảng dạy và học tập không chỉ ở môn Tiếng Anh mà còn ở nhiều môn học khác nhau thậm chí cả trong các lĩnh vực khác của cuộc sống. Như vậy có thể khẳng định rằng sơ đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong đời sống đặc biệt trong lĩnh vực giảng dạy và học tập.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_cach_su_dung_so_do_tu_duy_trong_day_ho.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Cách sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học bộ môn Tiếng Anh Lớp 8.pdf