Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử ở trường THCS

Bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những hoạt động vất vả, khó khăn và thử thách đối với những người làm nghề dạy học.

Bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là công tác cực kì quan trọng giúp cho ngành giáo dục phát hiện nhân tài, lựa chọn những mầm giống tương lai cho đất nước trong sự nghiệp trồng người. Đồng thời giúp cho học sinh thực hiện được ước mơ là con ngoan, trò giỏi và có định hướng đúng về nghề nghiệp của mình trong tương lai.

Thực tế trong những năm qua, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được lãnh đạo các trường và phòng giáo dục chú trọng, quan tâm. Song chất lượng mũi nhọn của ngành giáo dục huyện nhà đạt hiệu quả chưa cao.

Bản thân tôi là một giáo viên ra trường đã nhiều năm được đảm nhận giảng dạy môn lịch sử. Thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi của tôi gắn liền với chất lượng mũi nhọn của trường. Được Ban giám hiệu tạo điều kiện và tin tưởng phân công tôi giảng dạy một số lớp khối 9 thuộc bộ môn lịch sử. Một môn học ít tiết, được coi là phụ không mấy ai quan tâm, nhất là đối tượng học sinh sống sinh hoạt ở vùng nông thôn- lâm nghiệp không có mặt bằng chung về kiến thức, điều kiện học tập còn hạn chế. Mặt khác một số em cho rằng học lịch sử chỉ là nhắc lại kiến thức trong sách giáo khoa tạo thành lối mòn đến nhàm chán.Song bằng năng lực chuyên môn cùng tâm huyết với nghề, ba năm liên tục tôi có học sinh giỏi cấp huyện (trong đó có 1 giải nhì, 3 giải ba, 2 giải khuyến khích và 2 giải công nhận). Hai năm liền tôi có học sinh giỏi cấp thành phố( Ba giải ba). Thành tích đạt được của học sinh chính là thước đo của nhà giáo.Vì lẽ đó, được sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp và bằng kinh nghiệm giảng dạy của mình,tôi xin mạnh dạn trao đổi về đề tài : “ Bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử ở trường THCS” để đạt kết quả cao hơn.

doc 21 trang Thanh Ngân 10/03/2025 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử ở trường THCS
 A - PHẦN MỞ ĐẦU
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những hoạt động vất vả, khó khăn và thử 
thách đối với những người làm nghề dạy học. 
 Bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là công tác cực kì quan trọng giúp cho ngành 
giáo dục phát hiện nhân tài, lựa chọn những mầm giống tương lai cho đất nước 
trong sự nghiệp trồng người. Đồng thời giúp cho học sinh thực hiện được ước 
mơ là con ngoan, trò giỏi và có định hướng đúng về nghề nghiệp của mình trong 
tương lai. 
 Thực tế trong những năm qua, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được lãnh đạo 
các trường và phòng giáo dục chú trọng, quan tâm. Song chất lượng mũi nhọn 
của ngành giáo dục huyện nhà đạt hiệu quả chưa cao. 
 Bản thân tôi là một giáo viên ra trường đã nhiều năm được đảm nhận giảng 
dạy môn lịch sử. Thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi của tôi gắn liền với chất 
lượng mũi nhọn của trường. Được Ban giám hiệu tạo điều kiện và tin tưởng 
phân công tôi giảng dạy một số lớp khối 9 thuộc bộ môn lịch sử. Một môn học ít 
tiết, được coi là phụ không mấy ai quan tâm, nhất là đối tượng học sinh sống 
sinh hoạt ở vùng nông thôn- lâm nghiệp không có mặt bằng chung về kiến thức, 
điều kiện học tập còn hạn chế. Mặt khác một số em cho rằng học lịch sử chỉ là 
nhắc lại kiến thức trong sách giáo khoa tạo thành lối mòn đến nhàm chán.Song 
bằng năng lực chuyên môn cùng tâm huyết với nghề, ba năm liên tục tôi có học 
sinh giỏi cấp huyện (trong đó có 1 giải nhì, 3 giải ba, 2 giải khuyến khích và 2 
giải công nhận). Hai năm liền tôi có học sinh giỏi cấp thành phố( Ba giải ba). 
Thành tích đạt được của học sinh chính là thước đo của nhà giáo.Vì lẽ đó, được 
sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp và bằng kinh nghiệm giảng dạy của 
mình,tôi xin mạnh dạn trao đổi về đề tài : “ Bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch 
sử ở trường THCS” để đạt kết quả cao hơn.
 II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI DẠY VÀ HỌC MÔN 
LỊCH SỬ.
1.Thuận lợi:
 - Được sự chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường .
 - Sự tạo điều kiện của giáo viên chủ nhiệm và các đồng chí, đồng nghiệp.
 - Bản thân có nhiều năm công tác trong nghề, có nhiều kinh nghiệm trong ôn 
luyện học sinh giỏi 
 - Đặc biệt môn lịch sử vốn có vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục 
thế hệ trẻ. Học lịch sử để biết được cội nguồn của dân tộc, quá trình đấu tranh 
anh dũng và lao động sáng tạo của ông cha. Học lịch sử để biết quý trọng những 
 2/15 chủ Nga thế kỉ XIX đã nói rằng:“ Có thể không biết không say mê học tập môn 
Toán...có thể không biết hàng nghìn môn khoa học khác nhưng dù sao đã là 
người có giáo dục mà không yêu thích lịch sử thì có thể là một con người không 
phát triển đầy đủ về mặt trí tuệ”.
 Sự đổi mới của mục tiêu giáo dục đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp 
dạy học lối truyền đạt một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho học 
sinh, từng bước áp dụng các phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng 
kiến thức vào thực tế nhằm pháp huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học 
sinh. Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học tự rèn luyện. Vậy làm thế nào 
để học sinh học tốt môn lịch sử và đạt được danh hiệu học sinh giỏi môn lịch sử.
 Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, Phòng giáo 
dục và đào tạo Ba Vì, Trường THCS Phú Phương. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi 
là một công việc rất khó khăn đòi hỏi người giáo viên phải hệ thống lại toàn bộ 
kiến thức, tìm mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử, rút ra quy luật bài học lịch 
sử, rèn luyện kĩ năng và các thao tác tư duy để phát triển năng lực sáng tạo liên 
hệ vận dụng trong thực tế cuộc sống. Người giáo viên phải có kiến thức vững 
vàng có trình độ tư duy cao và phải đầu tư khá nhiều thời gian và công sức để 
nghiên cứu, bồi dưỡng thì mới đạt kết quả cao.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
 Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay một số em cho rằng lịch sử là 
một môn học phụ do đó không phải đầu tư nhiều thời gian vào học như các môn 
học khác. Mặt khác do đặc thù của học sinh sống ở vùng nông thôn có mặt bằng 
chung về kiến thức, điều kiện học tập còn nhiều khó khăn, khả năng tiếp thu hạn 
chế hơn đối tượng học sinh ở vùng thành thị.
 Khảo sát thực tế qua nhiều năm bồi dưỡng học sinh giỏi có năm có học sinh 
giỏi, có năm không có học sinh giỏi, số học sinh dự thi nhiều nhưng kết quả đạt 
được lại không cao do nhiều nguyên nhân:
 Cách chọn đối tượng học sinh thi học sinh giỏi còn tùy tiện.Giáo viên ôn tập 
chưa thành hệ thống, chưa khoa học...
 Để khắc phục tình trạng trên và nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn 
lịch sử bản thân tôi đã tìm tòi và đưa ra phương pháp ôn tập, bồi dưỡng cho học 
sinh một cách có hệ thống, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học 
sinh để đạt kết quả cao nhất.
III. CÁC BIỆN PHÁP CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI 
 Ngay từ đầu năm học tôi đã quan tâm tìm hiểu học sinh qua bài kiểm tra để 
phân loại đối tượng học sinh sau đó tôi chọn 6 em học sinh giỏi ở lớp 9. Sau một 
tháng ôn tập tôi tổ chức ra đề cho các em thi tuyển và cuối cùng tôi chọn được 2 
 4/15 - Chốt kiến thức trọng tâm bằng hệ thống câu hỏi, bài tập.
 - Rèn kỹ năng tư duy, sáng tạo cho học sinh.
 PHẦN A: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
* LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (LỚP 9). 
 Bản thân tôi cho rằng kiến thức lịch sử thế giới lớp 9 được coi là chú trọng của 
chương trình ôn luyện. Vì hàng năm tổ chức thi học sinh giỏi cấp huyện vào 
tháng 12 nên tôi phân chia thành từng phần nhỏ để ôn kĩ cho các em như sau: 
1. Những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa 
xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của thế kỉ XX.
2. Quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô Viết. 
3. Các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á- Phi- 
Mỹ La Tinh:
4. Công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc:
5. Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASEAN (8/8/1967)
6. Tình hình chung về các nước Châu Phi.
7. Cu-Ba: Hòn đảo anh hùng.
* Mối quan hệ hữa nghị giữa nhân dân Cu-Ba với nhân dân Việt Nam.
 - Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta, Phi-đen Ca-xtơ-rô là 
nguyên thủ nước ngoài duy nhất đã vào tuyến lửa Quảng Trị để động viên nhân 
dân ta. - Bằng trái tim và tình cảm chân thành, Phi-đen và nhân dân Cu-Ba luôn 
ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam: “Vì Việt Nam, Cu-Ba sẵn 
sàng hiến cả máu”.
 - Cu Ba đã các chuyên gia, bác sĩ nghiên cứu bệnh sốt rét, mổ cho các thương 
binh ở chiến trường.
 - Sau 1975, Cu-Ba đã giúp nhân dân Việt Nam xây dựng thành phố Vinh, bệnh 
viện Cu-Ba ở Đồng Hới (Quảng Bình).
8. Tình hình kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
9. Tình hình kinh tế Nhật Bản , nguyên nhân sự phát triển.
10.Các nước Tây Âu
* Tình hình các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ 2.
* Sự liên kết khu vực ở châu Âu.
11. Tổ chức Liên Hợp Quốc. Tháng 9-1977 Việt Nam tham gia Liên hợp quốc.
12. "Chiến tranh lạnh".
13. Thế giới sau “chiến tranh lạnh”:
14. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ 2: Ý nghĩa và tác động.
PHẦN B: LỊCH SỬ VIỆT NAM
*. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1918 (LỚP 8). 
 6/15 - 1911-1917 Người đi qua nhiều nước, làm nhiều nghề để kiếm sống nhưng 
trong lòng vẫn luôn nung nấu một hoài bão là làm thế nào để tìm được con 
đường cứu nước cứu dân. Trong thời gian này, Người sống và làm việc gần gũi 
với nhiều người lao động ở nhiều nước, hiểu rõ hoàn cảnh, nguyện vọng của họ 
trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, từ đó Người nhận thấy họ là bạn của 
nhân dân Việt Nam. - 1917 Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp học tập, rèn luyện 
trong quần chúng và giai cấp công nhân Pháp.
 -Tham gia vào hội những người yêu nước tại Pháp như: viết báo, truyền đơn, 
tham gia diễn đàn, mít tinh, tố cáo thực dân Pháp, tuyên truyền cho cách mạng 
Việt Nam. Người sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận 
ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga-> tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc dần 
có những chuyển biến.
 Những hoạt động của Người tuy mới chỉ là bước đầu, nhưng là điều kiện quan 
trọng để Người xác định con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
*.LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1954 ( LỚP 9 ).
Tôi phân chia phần lịch sử Việt Nam theo các giai đoạn sau:
 I. Giai đoạn từ (1919-1930):
1.Tình hình Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
2. Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919-
1925) 
3. Cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và vai trò của 
Người đối với việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập 
Đảng của giai cấp vô sản Việt Nam.
4. Phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm trước khi Đảng cộng sản 
Việt Nam ra đời. 
5. Ba tổ chức cộng sản ra đời trong năm1929.
6. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời( 3-2-1930)
7. Luận cương chính trị (10-1930) 
8.Ý nghĩa cuả sự thành lập Đảng( làm sáng tỏ sự ra đời của Đảng cộng sản Việt 
Nam là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam)..
II .Giai đoạn từ (1930-1945).
 Đây là giai đoạn bắt đầu có sự lãnh đạo của Đảng và sau 30 năm bôn ba hải 
ngoại 28-1-1941 Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Thắng 
lợi của cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam 
dân chủ cộng hoà ra đời là kết quả của ba cuộc tổng diễn tập: 1. Đảng đã vận 
dụng chủ nghĩa Mác- Lê Nin, đường lối của quốc tế cộng sản vào hoàn cảnh cụ 
thể của đất nước. Đề ra nhiệm vụ cách mạng Việt Nam phù hợp với từng thời kì.
 8/15 V. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP. 
1. CÂU HỎI PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI 
Câu 1: Hoàn cảnh ra đời của Liên Hợp Quốc? Mục đích, nguyên tắc, vai trò của 
Liên hợp quốc từ khi thành lập cho đến nay? Em hãy nêu những việc làm của 
Liên hợp quốc giúp đỡ nhân Dân Việt Nam mà em biết?
Câu 2: Tổ chức ASEAN ra đời và phát triển như thế nào? Vì sao có thể nói: Từ 
đầu những năm 90 của thế kỉ XX “ một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu 
vực Đông Nam Á”? 
Câu 3: Tại sao nói: Hoà bình ổn định, hợp tác phát triển kinh tế vừa là thời cơ 
vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI?
Câu 4: Hãy nêu các xu thế phát triển của lịch sử thế giới ngày nay? Nhiệm vụ to 
lớn nhất của nhân dân ta hiện nay là gì? Liên hệ trách nhiệm của bản thân. 
Câu 5: Trình bày khái quát mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với tổ chức 
ASEAN từ 1975 đến nay ?Tại sao Việt Nam gia nhập ASEAN vừa là thời cơ, 
vừa là thách thức đối với dân tộc? Liên hệ trách nhiệm của bản thân.
Câu 6: Trình bày và phân tích những biến đổi to lớn của các nước Đông Nam Á 
từ sau chiến tranh thế giới thứ hai? Trong những biến đổi đó biến đổi nào là 
quan trọng nhất ? Vì sao?
Câu 7: Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi đã diễn ra 
như thế nào? Ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng 
tộc ? 
Câu 8: Trình bày cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước của 
nhân dân Cu Ba? Tại sao Cu Ba lại xứng đáng là : “ Hòn đảo anh hùng” .
Câu 14: Hãy trình bày nội dung, thành tựu, ý nghĩa và tác động của cuộc cách 
mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai? Bản thân em được thừa hưởng những gì từ 
cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đó? 
Câu 9: Tình trạng “chiến tranh lạnh” xảy ra trong hoàn cảnh nào? Mĩ phát động 
cuộc “chiến tranh lạnh” như thế nào? Những biểu hiện và hậu quả của nó?
Câu 10: Có ý kiến cho rằng: “ Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của Châu Á” bằng những 
hiểu biết của mình về sự tăng trưởng của Trung Quốc và một số nước Đông 
Nam Á trong những thập niên qua em hãy làm sáng tỏ nhận định trên?
Câu 11: Trình bày những thành tựu chủ yếu của các nước Châu Á từ sau chiến 
tranh thế giới thứ 2 đến nay? Các nước Châu Á đang gặp khó khăn và thách thức 
gì?
Câu 12: Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 nền kinh tế Mĩ phát triển như thế nào 
? Nguyên nhân của sự phát triển đó? Trong những nguyên nhân trên nguyên 
nhân nào là quan trọng nhất ?
 10/15 Câu 14: “ Chủ Tịch Hồ Chí Minh vị “ cứu tinh” của dân tộc. Con người của 
những thời khắc có tính bước ngoặt vĩ đại đối với vận mệnh dân tộc và cách 
mạng Việt Nam” bằng những sự kiện tiêu biểu từ(1919-1945) em hãy làm sáng 
tỏ nhận định trên? 
Câu 15: Trình bày cao trào dân chủ 1936- 1939. Cao trào này đã góp phần 
chuẩn bị những gì cho cách mạng tháng Tám 1945? 
Câu 20: Bằng những sự kiện có chọn lọc, hãy làm sáng tỏ vai trò của Nguyễn 
Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng cộng sản Việt Nam? 
Câu 26: Quá trình thành lập Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra như thế nào? Vì 
sao nói sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử 
cách mạng Việt Nam?
Câu 17: Vai trò của Hồ Chí Minh với thắng lợi của cách mạng tháng Tám và sự 
ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà? 
Câu 23: Chứng minh rằng trong thời kì lịch sử từ tháng 9-1945 đến trước ngày 
(19-12-1946), Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh dã đề ra chủ trương 
thể hiện sự “ cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược” để đấu tranh 
chống thù trong, giặc ngoài, bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám năm 1945? 
Câu 18: Tại sao nói: nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngay khi mới thành lập 
đã rơi vào tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc”. Nhân dân ta đã thoát khỏi tình thế 
“ngàn cân treo sợi tóc như thế nào”? 
Câu 19: Hãy so sánh phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm (1930-
1931) với phong trào dân tộc dân chủ trong những năm (1936-1939) theo các 
nội dung: Nhiệm vụ ( khẩu hiệu) ; lãnh đạo; mặt trận; hình thức đấu tranh?
Câu 20: Bằng những sự kiện lịch sử đã học. Em hãy chứng minh công lao to lớn 
của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với lịch sử dân tộc giai đoạn(1920-1945)?
Câu 21: Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng 
chiến chống Pháp 1945- 1954?
Câu 22: Bằng sự kiện lịch sư tiêu biểu của thời kì 1930- 1945 em hãy làm sáng 
tỏ nhận định: “ Cách mạng tháng Tám diễn ra trong 15 ngày nhưng đó là thành 
quả của 15 năm đấu tranh”?
VI. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY, SÁNG TẠO CHO HỌC SINH.
 Sau quy trình giáo viên và học sinh hệ thống được những kiến thức trọng tâm; 
chốt được những câu hỏi cơ bản của quá trình lịch sử ở trường trung học cơ sở. 
phương pháp tiếp theo là rèn luyện học sinh kỹ năng làm bài. Giáo viên phải biết 
hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức đã được ôn tập để làm những bài 
tập, câu hỏi cụ thể. Tránh lạc đề, giáo viên nhắc nhở học sinh phải biết đọc kỹ đề 
 12/15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_o.doc