Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Toán Lớp 4 theo chương trình GDPT 2018 với sách giáo khoa mới

- Như chúng ta đã biết trong dạy học các hoạt động kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, luyện tập thực hành, củng cố kiến thức là những hoạt động không thể thiếu trong một tiết học. Để làm cho các hoạt động dạy học này thêm phong phú, sinh động, gây được hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên cần sử dụng thay đổi nhiều phương pháp dạy học, để người dạy và người học ngày càng phát huy tính sáng tạo của mình. Việc áp dụng các phần mềm công nghệ thông tin vào soạn giảng trong các bài dạy nhằm thay đổi các phương pháp dạy học theo hướng tích cực, sáng tạo phát huy các năng lực, phẩm chất cho học sinh là hết sức cần thiết.

- Hiện nay việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa được thực hiện khá đồng bộ. Đổi mới nội dung, chương trình yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải sử dụng phương tiện dạy học phù hợp và công nghệ thông tin là một trong những phương tiện quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học bằng việc cung cấp cho giáo viên những phương tiện làm việc hiện đại tương thích ví dụ như việc sử dụng phần mềm trình chiếu PowerPoint trong dạy học. Tuy nhiên việc áp dụng phần mềm này trong các hoạt động dạy học mới chỉ dừng ở việc soạn bài đơn giản mà ít sử dụng các ứng dụng của phần mềm nhằm đưa các trò chơi học tập vào giảng dạy, tạo ra các tình huống có vấn đề trong dạy học, gây hứng thú học tập cho học sinh.

- Tại trường tôi việc sử dụng phần mềm PowerPoint trong dạy học đã trở nên thường xuyên, thuận lợi, vì nhà trường trang bị tương đối đầy đủ phương tiện cho các lớp học. Nhưng một số giáo viên vẫn còn gặp khó khăn ngại soạn, chưa dành nhiều thời gian để thiết kế và đưa trò chơi vào đúng địa chỉ trong các hoạt động dạy học này.

- Xuất phát từ thực tế trên, trong năm học 2023 - 2024 tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Biện pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Toán lớp 4 theo chương trình GDPT 2018”.

docx 19 trang Thanh Ngân 08/11/2024 3431
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Toán Lớp 4 theo chương trình GDPT 2018 với sách giáo khoa mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Toán Lớp 4 theo chương trình GDPT 2018 với sách giáo khoa mới

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Toán Lớp 4 theo chương trình GDPT 2018 với sách giáo khoa mới
 BÁO CÁO BIỆN PHÁP THI GIÁO VIÊN GIỎI HUYỆN
 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM TẠO HỨNG THÚ 
 CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 4 THEO 
 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018
 (Tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục Tiểu học cấp huyện 
 Năm học 2023-2024)
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn biện pháp
 - Như chúng ta đã biết trong dạy học các hoạt động kiểm tra bài cũ, giới 
thiệu bài mới, luyện tập thực hành, củng cố kiến thức là những hoạt động không thể 
thiếu trong một tiết học. Để làm cho các hoạt động dạy học này thêm phong phú, 
sinh động, gây được hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên cần sử dụng thay đổi 
nhiều phương pháp dạy học, để người dạy và người học ngày càng phát huy tính 
sáng tạo của mình. Việc áp dụng các phần mềm công nghệ thông tin vào soạn 
giảng trong các bài dạy nhằm thay đổi các phương pháp dạy học theo hướng tích 
cực, sáng tạo phát huy các năng lực, phẩm chất cho học sinh là hết sức cần thiết.
 - Hiện nay việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa được thực 
hiện khá đồng bộ. Đổi mới nội dung, chương trình yêu cầu phải đổi mới phương 
pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải sử dụng phương tiện 
dạy học phù hợp và công nghệ thông tin là một trong những phương tiện quan 
trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học bằng việc cung cấp cho giáo viên 
những phương tiện làm việc hiện đại tương thích ví dụ như việc sử dụng phần 
mềm trình chiếu PowerPoint trong dạy học. Tuy nhiên việc áp dụng phần mềm 
này trong các hoạt động dạy học mới chỉ dừng ở việc soạn bài đơn giản mà ít sử 
dụng các ứng dụng của phần mềm nhằm đưa các trò chơi học tập vào giảng dạy, 
tạo ra các tình huống có vấn đề trong dạy học, gây hứng thú học tập cho học sinh.
 - Tại trường tôi việc sử dụng phần mềm PowerPoint trong dạy học đã trở 
nên thường xuyên, thuận lợi, vì nhà trường trang bị tương đối đầy đủ phương 
tiện cho các lớp học. Nhưng một số giáo viên vẫn còn gặp khó khăn ngại soạn, 
chưa dành nhiều thời gian để thiết kế và đưa trò chơi vào đúng địa chỉ trong các 
hoạt động dạy học này. 
 - Xuất phát từ thực tế trên, trong năm học 2023 - 2024 tôi đã tiến hành 
thực hiện đề tài: “Biện pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm tạo hứng thú cho 
học sinh trong dạy học môn Toán lớp 4 theo chương trình GDPT 2018”.
 1 thức của bài mới, phát hiện ra kiến thức mới của bài học. Thông qua trò chơi 
học sinh nắm được kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng. Trong quá trình 
học toán ở Tiểu học, sử dụng trò chơi toán học có nhiều tác dụng như sau: Giúp 
học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học, làm cho giờ học bớt căng 
thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, 
học sinh ham học và gây hứng thú trong học tập. Kích thính sự tìm tòi, tạo cơ 
hội để học sinh tự thể hiện mình. Thông qua trò chơi, học sinh vận dụng kiến 
thức năng nổ, hoạt bát, kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ. Từ đó phát triển tư 
duy mềm dẻo, học tập cách xử lý thông minh trong những tình huống phức tạp 
tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống để dễ dàng thích nghi với điều 
kiện mới của xã hội. Vì vậy trò chơi toán học rất cần thiết trong giờ học toán ở 
Tiểu học.
2.2. Cơ sở thực tiễn
 Thực tế cho thấy, công tác hoạt động dạy học theo định hướng phát triển 
năng lực tại trường tôi đang công tác đã được triển khai thực hiện. Nhìn chung, 
các giáo viên trong nhà trường đã tiếp cận được phương pháp dạy học mới này. 
Tuy nhiên, trong quá trình thực vẫn còn một số hạn chế, tồn tại như sau:
 - Về giáo viên:
 + Nhiều giáo viên có năng lực sử dụng CNTT còn hạn chế nên việc ứng 
dụng CNTT vào xây dựng bài giảng và tổ chức dạy học còn khó khăn. Nhiều 
giáo viên chưa phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu tìm tòi nhằm nâng cao 
năng lực sử dụng, ứng dụng CNTT vào dạy học.
 + Nhiều giáo viên giảng dạy vẫn đặt nặng mục tiêu kiến thức mà chưa chú 
trọng đến việc giúp học sinh phát triển phẩm chất, năng lực theo mục tiêu 
chương trình giáo dục 2018 đề ra.
 + Việc giáo viên sử dụng trò chơi và dạy học vẫn chưa hiệu quả, chưa 
nhiều nên việc tạo hứng thú học tập cho học sinh vẫn còn nhiều hạn chế.
 - Về học sinh:
 + Năng lực, nhận thức của các em trong lớp không đồng đều, còn nhiều 
hạn chế nên khó khăn trong việc tiếp cận với cùng một nội dung chương trình 
học tập mới hiện nay. 
 + Một số học sinh còn mải chơi, chưa có hứng thú học tập, thái độ học 
tập chưa đúng đắn. Ý thức tự giác trong học tập còn chưa cao, không tập trung 
vào bài giảng của thầy cô, chưa chú ý nhiều trong giờ học.
 3 + Thưởng – phạt phải công minh, đúng luật sao cho người chơi chấp nhận 
thoái mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. 
Động viên hoặc phạt những học sinh chưa có câu trả lời đúng bằng những hình 
thức đơn giản, vui như: chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, )
3.2. Biện pháp 2: Vận dụng trò chơi vào khởi động bài học giúp học sinh 
hứng thú và có tâm thế thoải mái trước giờ học
 Khởi động bài học là hoạt động mở đầu mỗi tiết học, bài học. Việc khởi 
động bài học hay, khoa học, sáng tạo có ý nghĩa quan trong trong việc tạo hứng 
thú và tâm thế thoải mái cho học sinh. Việc kiểm tra bài cũ thường được sử 
dụng trước đây luôn tạo áp lực đầu mỗi giờ học cho các em. Vì vậy, luôn tạo 
tâm thế lo âu trước các giờ học nên các em học tập không hiệu quả.
 - Một số trò chơi được áp dụng trong phần Khởi động:
 Ví dụ 1: Trong bài 11: Hàng và lớp.
 Để giúp học sinh có hứng thú đầu giờ học, tôi đã xây dựng và cho các em 
tham gia trò chơi “THỬ THÁCH LÀM VƯỜN”. 
 Trò chơi được xây dựng các câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm khách quan, lựa 
chọn đáp án đúng. 
 Luật chơi: Các em giơ đáp án trả lời (có thể dùng bảng viết, bông hoa đáp 
án hoặc dùng mã QR)
 Trò chơi đã giúp các em có tâm thế thoải mái, hứng khởi trước giờ học.
 Nội dung trò chơi trên phần mềm Powerpoint:
 5 - Hiệu quả của biện pháp thực hiện:
 Hiệu quả đầu tiên phải nói đến là giúp học sinh có hứng thú, tập trong hơn 
trong hoạt động học tập hấp dẫn này nên các em đã yêu thích học tập bộ môn 
hơn. Mỗi bài đóng góp mỗi ít giúp các em hình thành thói quen tập trung hơn 
trong học tập, hào hứng hơn trong học tập từ đó giúp các em hình thành năng 
lực tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp, trong học tập.
3.3. Biện pháp 3: Vận dụng trò chơi vào dạy học phần khám phá kiến thức 
giúp học sinh tích cực hoá hoạt động học tập.
 “Hoạt động” là nội dung học tập mà ở đó các em được khám phá kiến thức 
khoa học của nội dung bài học. Việc tổ chức trò chơi trong học tập phần này 
giúp các em có cơ hội được thể hiện mình, phát huy tính tự chủ, tự học cho các 
em. Đồng thời, trò chơi dạy học đã tạo một môi trường học mở cho các em, 
không gò bó trong việc ghi chép. Các em chủ động, tích cực hơn trong học tập 
từ đó các em ghi nhớ kiến thức bền vững hơn, đồng thời các năng lực giao tiếp 
hợp tác, phát huy tính sáng tại trong học tập.
 - Hình thức tổ chức thực hiện biện pháp:
 Trò chơi trong dạy học phần hoạt động, khám phá được phong phú và đa 
dạng về hình thức hơn, bởi thời gian áp dụng trò chơi được lâu hơn. Vì vậy, 
trong dạy học tôi thường xuyên vận dụng linh hoạt và lồng ghé những phương 
pháp, kỹ thuật dạy học khác nữa để đạt hiệu quả cao hơn. 
 7 Ví dụ 2: Trong bài 11: Hàng và lớp.
 Để giúp học sinh có hứng thú trong học tập học và phát huy tính tích cực, 
chủ động trong học tập, tôi đã xây dựng và cho các em tham gia trò chơi “AI 
NHANH HƠN”. 
 Trò chơi được xây dựng các câu hỏi, nhiệm vụ học tập. Các em làm việc 
độc lập để thực hiện cá nhân nhanh nhiệm vụ học tập từ đó các em xung phong 
trả lời câu hỏi. Trò chơi phát huy tính nhanh nhạy trong học tập của các em, 
giúp não bộ các em có phản xạ nhanh, tính toán nhanh trong học tập. 
 Trò chơi đã giúp các em có hứng thú hơn trong học tập. Giúp các em phát 
triển năng lực tư duy, tự chủ trong học tập.
 Nội dung trò chơi trên phần mềm Powerpoint:
 9 3.3. Biện pháp 3: Vận dụng trò chơi vào luyện tập giúp học sinh cũng cố kiến 
thức và phát triển năng lực vận dụng giải quyết vấn đề.
 Luyện tập, cũng cố là hoạt động giúp các em vận dụng kiến thức vào làm 
bài tập, giải quyết vấn đề sáng tạo; giúp các em khắc sâu kiến thức hơn sau bài 
học. Để giúp các em củng cố và vận dụng kiến thức tôi đã thường xuyên sử 
dụng trò chơi vào dạy học phần củng cố, luyện tập cuối bài.
 Sau một giờ học căng thẳng, hoạt động chơi giúp các em như được thư 
giãn, thỏai mái hơn sau giờ học. Đồng thời, với nội dung trò chơi giúp các em 
khắc sâu được kiến thức đã học.
 Ví dụ 1: Trong bài 13: Làm tròn số đến hàng trăm nghìn.
 Để giúp học sinh củng cố lại bài học, tôi cho các em thảo luận cặp đôi để 
cùng thảo luận trả lời các câu hỏi trong trò chơi “ TUYỂN DỤNG ĐẦU BẾP”. 
Học sinh không giơ trả lời nhanh câu hỏi mà giáo viên sẽ mời học sinh trình bày 
sản phẩm chung của 2 bạn cùng nhóm. 
 Trò chơi đã giúp các em được hỗ trợ nhau trong học tập. Giúp các em phát 
triển năng lực giao tiếp hợp tác tốt.
 Nội dung trò chơi trên phần mềm Powerpoint:
 11 4. Cách thức, quy trình thực hiện biện pháp
 Việc nghiên cứu để xây dựng đề tài: “Biện pháp tổ chức trò chơi học tập 
nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Toán lớp 4 theo chương 
trình GDPT 2018” được tiến hành từ đầu năm và đã thu được kết quả tốt ở thời 
điểm hiện tại của lớp 4C tôi đang giảng dạy. Việc thực hiện các biện pháp được 
thực hiện trong môn Toán. Kết quả về sự tiến bộ của học sinh trong giờ học đã 
được tôi ghi chép lại để so sánh, rút kinh nghiệm vào từng thời điểm của năm học 
để đề ra các biện pháp giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn.
 III. THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP TẠI ĐƠN VỊ
 1. Đối tượng, nội dung, phương pháp thực nghiệm
 a. Đối tượng thực nghiệm
 - Học sinh lớp 4C trường Tiểu học An Tiến, huyện An Lão, thành phố Hải 
Phòng. 
 b. Nội dung thực nghiệm
 Biện pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong 
dạy học môn Toán lớp 4 theo chương trình GDPT 2018.
 c. Phương pháp thực nghiệm
 Trong quá trình nghiên cứu tôi vận dụng và phối hợp các phương pháp sau: 
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 - Phương pháp nghiên cứu bằng điều tra, quan sát.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
 - Phương pháp thực nghiệm thống kê kết quả.
 - Phương pháp điều tra thực trạng.
 - Phương pháp thực hành
 2. Tiến trình thực nghiệm
* Bước 1: Ngay từ đầu năm học, tôi đã khảo sát thu được kết quả như sau:
 Sĩ KẾT QUẢ KHẢO SÁT
 số Hứng thú Bình Chưa 
 HTT HT CHT
 Lớp thường hứng thú
 SL % SL % SL % SL % SL % SL %
 4C 45 6 13,3 23 51,1 16 35,6 12 26,6 18 40 15 33,4
 Nhìn vào bảng khảo sát, ta thấy số lượng học sinh hứng thú với môn Toán 
còn ít dẫn đến chất lượng chưa cao. 
 13 IV. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
 Việc đưa hình thức trò chơi vào dạy học Toán là rất cần thiết, bởi vì trò 
chơi không chỉ giúp học sinh nắm được, củng cố nội dung kiến thức toán một 
cách nhẹ nhàng mà còn phát triển năng lực tư duy, phát triển trí tưởng tượng, 
khả năng diễn đtạ mạch lạc và nhất là tạo hứng thú học tập cho học sinh. Từ đó 
rèn luyện đức tính chăm chỉ, tự tin, năng động, sáng tạo cho các em. 
 Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học 
sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện, củng 
cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động 
chơi và xây dựng hay học tập trên sơ đồ tư duy.
 Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ 
sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và 
hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn. Trò chơi không chỉ là phương tiện mà 
còn là phương pháp giáo dục.
 Trong quá trình nghiên cứu thiết kế và tổ chức trò chơi học tập môn Toán 
lớp 4 có hiệu quả, tôi thấy:
 - Trò chơi phải có mục đích rõ ràng nhằm củng cố, luyện tập kiến thức, kĩ 
năng học toán, hành động chơi gắn với nội dung học.
 - Trò chơi phải chuẩn bị tốt.
 - Trò chơi phải lôi cuốn, cuốn hút tạo hứng thú với học sinh.
 - Giáo viên cần tìm hiểu và nắm vững một số vấn đề cơ bản về đổi mới 
phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học. 
2. Đề xuất
 - Về phía Sở giáo dục, Phòng GD & ĐT: Tiếp tục tổ chức các buổi tập 
huấn, các chuyên đề cấp Tỉnh, cấp Huyện để đội ngũ giáo viên được trau dồi, 
học tập kiến thức trao đổi, rút kinh nghiệm nâng cao kĩ năng sư phạm; Cập 
nhật, ứng dụng các phương pháp dạy học mới vào trong giảng dạy.
 - Về phía Ban giám hiệu nhà trường: Bên cạnh tranh ảnh, đồ dùng dạy 
học tự làm, nhà trường bổ sung, trang bị thêm các thiết bị dạy học hiện đại để 
phục vụ hiệu quả trong công tác giảng dạy.
 - Về phía giáo viên: Cần chủ động, tích cực nghiên cứu bài dạy, tài liệu, 
nâng cao trình độ tin học để ứng dụng CNTT hiệu quả trong mỗi tiết học. Đặc 
biệt mỗi giáo viên cần tự ý thức được việc tự làm mới mình, nâng cao khả năng 
của mình, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng nhu cầu ngày 
càng cao của giáo dục trong thời kì mới.
 15

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_to_chuc_tro_choi_hoc_tap_nha.docx