Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tích hợp liên môn, góp phần phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh Lớp 5 trong học văn miêu tả
Hiện nay, chúng ta đang trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế, việc “Bồi dưỡng nhân tài” là một trong những yếu tố để chúng ta có thể tiếp cận với sự tiến bộ của khoa học công nghệ các nước trong khu vực và trên thế giới cùng với đó chúng ta đang triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và thực hiện thay sách. Chính vì thế mà giáo viên cần cố gắng hướng đến sự phát triển tối đa những năng lực, phẩm chất của mỗi học sinh.
Trong thực tế giảng dạy, để đạt được mục tiêu đề ra thật không dễ dàng. Qua những năm trực tiếp giảng dạy lớp 5, thực tế tôi nhận thức rõ các phân môn tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Phân môn Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao nhất và là một phân môn rất quan trọng trong chương trình dạy học Tiểu học, nó không chỉ giúp học sinh hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết mà còn rèn cho học sinh khả năng giao tiếp, quan sát, phân tích tổng hợp và đặc biệt còn hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới hiện đại và năng động. Dạy Tập làm văn là dạy học sinh cách nhìn nhận cuộc sống xung quanh trong thực tế vốn có của nó với cảm xúc thực của các em. Đồng thời cũng dạy các em cách ghi lại sự nhìn nhận ấy qua các văn bản - còn gọi là đoạn văn, bài văn một cách chính xác về đối tượng, về ngữ pháp Tiếng Việt.
Với học sinh lớp 5, việc dạy kĩ năng làm văn miêu tả cho các em là cần thiết. Học tốt văn miêu tả sẽ là điều kiện thuận lợi để học tốt các môn học khác ở Tiểu học và học tiếp lên các lớp trên. Việc giúp các em hoàn thành tốt bài văn miêu tả sẽ góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học mà còn giúp các em khám phá được những cái đẹp qua việc xây dựng văn bản.
Vậy dạy như thế nào có hiệu quả, tôi đã thực hiện tích hợp liên môn trong dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 5 nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, đó là lý do tôi chọn đề tài “Dạy tích hợp liên môn góp phần phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 5 học văn miêu tả”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tích hợp liên môn, góp phần phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh Lớp 5 trong học văn miêu tả

cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới hiện đại và năng động. Dạy Tập làm văn là dạy học sinh cách nhìn nhận cuộc sống xung quanh trong thực tế vốn có của nó với cảm xúc thực của các em. Đồng thời cũng dạy các em cách ghi lại sự nhìn nhận ấy qua các văn bản - còn gọi là đoạn văn, bài văn một cách chính xác về đối tượng, về ngữ pháp Tiếng Việt. Với học sinh lớp 5, việc dạy kĩ năng làm văn miêu tả cho các em là cần thiết. Học tốt văn miêu tả sẽ là điều kiện thuận lợi để học tốt các môn học khác ở Tiểu học và học tiếp lên các lớp trên. Việc giúp các em hoàn thành tốt bài văn miêu tả sẽ góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học mà còn giúp các em khám phá được những cái đẹp qua việc xây dựng văn bản. Vậy dạy như thế nào có hiệu quả, tôi đã thực hiện tích hợp liên môn trong dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 5 nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, đó là lý do tôi chọn đề tài “Dạy tích hợp liên môn góp phần phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 5 học văn miêu tả”. 2. Thực trạng giải pháp đã biết a) Ưu điểm giải pháp đã biết: Qua nhiều năm giảng dạy lớp 5, tôi đã đưa ra và trải nghiệm nhiều biện pháp giảng dạy đối với phân môn Tập làm văn ở trường tôi, huyện tôi, đó là: Tìm hiểu kĩ mục tiêu, nội dung bài dạy rồi soạn bài, lên lớp truyền đạt đầy đủ những nội dung mà mục tiêu yêu cầu, kết hợp nhiều phương pháp, hình thức tổ chức thích hợp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. - Trong giảng dạy tôi cũng đã mở rộng nội dung bài dạy cho phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, học tập thực hành phù hợp để ôn tập kiến thức và kĩ năng trong từng giai đoạn học tập của học sinh. Nhìn chung, học sinh có hứng thú học tập, cơ bản học sinh đều hiểu bài và làm văn khá tốt, biết cách trình bày bố cục và diễn đạt văn. b) Hạn chế, bất cập của các giải pháp đã biết: Những giải pháp đã áp dụng trước đây đã có những thay đổi về việc giảng dạy của giáo viên cũng như học tập của học sinh, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại, đó là: - Học sinh chưa xác định được trọng tâm đề bài cần miêu tả. Đây là một đoạn trích trong tác phẩm nổi tiếng Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài. Tác phẩm kể về những cuộc phiêu lưu của chú Dế Mèn. Nhà văn Tô Hoài viết truyện từ năm 1941 được in lại nhiều lần và đã được đông đảo bạn đọc thiếu nhi trong nước và quốc tế yêu thích. - Bài Ca dao về lao động sản xuất (TV5-Tập 1-Trang 168). Đây là tổng hợp một số câu ca dao về lao động trên đồng ruộng, một nghề nặng nhọc. Người nông dân đã phải vô cùng vất vả để làm ra hạt gạo cho mọi người. Trong phân môn Tập đọc, tôi nhận thấy, định hướng khai thác thành phần văn còn thể hiện ở hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài. HS được diễn đạt, bộc lộ suy nghĩ và cảm xúc của mình khi trả lời các câu hỏi và bài tập. Hệ thống câu hỏi cuối mỗi bài giúp HS nắm được nội dung của bài học, phát hiện các từ quan trọng, những từ mới cần giải nghĩa, phát hiện các hình ảnh, chi tiết có giá trị tiêu biểu, hiểu được nội dung, ý nghĩa, lời khuyên của bài. Sự thông hiểu nội dung sẽ chi phối trở lại tạo ra một cách đọc có chất lượng hơn. Có những bài là trích đoạn của các tác phẩm lớn nhưng hệ thống câu hỏi khai thác bài phù hợp với trình độ nhận thức của từng khối lớp. Từ đó, HS hiểu được chất văn chứa đựng trong mỗi tác phẩm. Hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài bao gồm những câu hỏi tái hiện (yêu cầu thuật lại câu chữ, hình ảnh, chi tiết, trong bài học) và câu hỏi suy luận (yêu cầu phán đoán, phân tích, tổng hợp, nêu ý kiến riêng,). * Ví dụ: Bài “Mẹ ốm” (TV4-tập 1) 1. Em hiểu những câu thơ sau muốn nói lên điều gì? Lá trầu khô giữa cơi trầu Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay Cánh màn khép lỏng cả ngày Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa. 2. Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào? Theo quan điểm giao tiếp, các kiến thức và kĩ năng về từ và câu cần cung cấp, hình thành cho HS phải theo hướng thực hành. HS thực hành rèn luyện kĩ năng trên cơ sở ngữ liệu được rút ra từ thực tiễn giao tiếp sinh động. Các ngữ liệu trích đoạn từ văn bản nghệ thuật được đặt ở vị trí ưu tiên số một. Thông qua ngữ liệu từ thực tiễn giao tiếp phong phú, đa dạng, HS được mở rộng vốn hiểu biết về đời sống. Các em được tiếp xúc với các mảng hiện thực khác nhau và hiểu rõ hơn về nhà trường, bạn bè, thầy cô, biết thêm về cây cối, vật nuôi trong nhà, về thế giới tự nhiên bao la xung quanh, Ngữ liệu cung cấp cho HS vẻ đẹp tiếng Việt có trong hàng trăm tình huống giao tiếp tự nhiên khác nhau, từ đó giúp các em học cách dùng tiếng Việt sao cho chính xác, tinh tế, biểu cảm. Ngữ liệu được lấy từ những mảng giao tiếp tươi nguyên sự sống sẽ giúp GV và HS dễ dàng vượt qua những nội dung môn học từ ngữ, ngữ pháp mà xưa nay vẫn bị định kiến là: khô, khó. Ngữ liệu với nội dung gần gũi quen thuộc và được diễn đạt trong sáng, nghệ thuật ngoài mục đích làm vật liệu mẫu để mở rộng vốn từ, nhận biết các kiểu câu, còn phải đáp ứng yêu cầu là ngữ liệu về lời nói chuẩn mực, lời nói văn hóa để các em học tập. * Ví dụ: Trong bài “Quan hệ từ” (trang 109 TV5T1) bài tập 3: Đặt câu với mỗi quan hệ từ: và, nhưng, của. Tôi đã yêu cầu đặt 3 câu, mỗi câu có một quan hệ từ cho trước bằng hình thức nói hoặc viết hoặc cũng có thể chỉ yêu cầu mỗi học sinh chọn 2 (hoặc 1) trong 3 quan hệ từ cho trước để đặt câu rồi chữa chung cho cả lớp đối với lớp có học sinh trung bình, yếu nhiều. Còn đối với lớp có học sinh khá, giỏi nhiều giáo viên có thể nâng lên yêu cầu cao hơn là đặt đoạn văn ngắn có sử dụng 3 quan hệ từ cho trước với chủ đề tự chọn. Đây cũng là cơ sở để làm tập làm văn tốt hơn. Khi dạy về câu, tôi hướng dẫn học sinh: + Tìm bộ phận chính của câu tránh nhầm lẫn trạng ngữ, ngữ danh từ là câu. Ngoài ra, tôi còn giới thiệu cho học sinh những bài tập đọc ở chương trình lớp 5 vừa thay sách: Núi rừng Trường Sơn sau cơn mưa (trích tập đọc lớp 5-1980 trang 46 TV5T1); Thác Y-a-li (Thiên Lương) trang 50 TV5T1; Sau trận mưa rào (Vích-to Huy-gô) trang 73 TV5T1; Đêm trăng đẹp (Thạch Lam) trang 30 TV5T1; Buổi sáng mùa hè trong thung lũng (Hoàng Hữu Bội) trang 42 TV5T2. + Văn tả người có các bài tham khảo: Một chuyên gia máy xúc (Hồng Thủy) trang 45 TV5T1; Những người bạn tốt (Lưu Anh) trang 65 TV5T1; Hạng A- cháng (Ma Văn Kháng) trang 119 TV5T1; Bà tôi (Mác-xim Go-ro-ki) trang 122 TV5T1. Một số bài tham khảo ở chương trình sách giáo khoa vừa thay sách: Ông già trên núi chè tuyết (Bùi Nguyên Khiết) trang 45 TV5T2; Đánh cá (Nguyễn Đình Thi) trang 47 TV5T2. 2. Biện pháp 2: Dạy theo đối tượng học sinh Làm văn là nơi thử thách cho HS các kĩ năng tiếng việt, vốn sống, vốn văn học, năng lực cảm thụ, HS phải thể hiện cảm xúc, suy nghĩ bằng ngôn ngữ nói và viết từ đó rèn cách nghĩ, cách cảm nhân thật sáng tạo, luyện cách diễn tả chính xác, sinh động, hồn nhiên với những nét riêng độc đáo của bản thân. Ví dụ: Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy). Mở bài: Đối với học sinh trung bình, yếu giáo viên nên định hướng với cách mở bài trực tiếp; Với học sinh khá, giỏi, định hướng cho học sinh với nhiều cách gián tiếp. Ví dụ: - Cạnh nhà em, vào buổi sáng cánh đồng lúa chín thật đẹp. - Quê em vùng nông thôn, khung cảnh đơn sơ mộc mạc và cũng thật bình dị. Nhưng đẹp nhất có lẽ là được ngắm cảnh cánh đồng lúa chín vàng mỗi buổi sớm mai còn chìm đắm trong giấc ngủ thanh bình. Trong phân môn tập làm văn khâu đánh giá chữa lỗi rất quan trọng. Giáo viên cần chấm, chữa bài cho học sinh thật kĩ để giúp học sinh thấy được những thiếu sót của mình, tự rút kinh nghiệm sữa chữa, nên tạo không khí thoải mái, tranh luận khi sửa bài. - Đặc biệt ở chính phân môn Tập làm văn, giáo viên có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ theo các đề tài nhỏ. Bước 2: Làm giàu vốn từ cho học sinh thông qua các nguồn tài liệu sách, báo, truyện Hiện nay, việc phát triển văn hóa đọc ở trường tôi đã được thực hiện thường niên, do vậy theo lịch hàng tuần các em được xuống thư viện đọc sách, báo, truyện.... và đọc tại “Tủ sách lớp học” để tích lũy thêm vốn từ. Ngoài ra tôi làm giàu vốn từ cho học sinh trong các giờ sinh hoạt câu lạc bộ “Yêu thơ, văn em tập viết”, “Em tập làm MC”, ... Bước 3: Hướng dẫn học sinh sử dụng từ ngữ trong văn miêu tả. Sau khi học sinh đã có một vốn từ nhất định, giáo viên giúp học sinh các cách sử dụng vốn từ trong miêu tả như: sử dụng từ láy, sử dụng tính từ tuyệt đối (đỏ mọng, đặc sệt, trong suốt...), sử dụng các biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...). * Ví dụ: Trong phân môn Luyện từ và câu bài: Mở rộng vốn từ Thiên nhiên (Bài tập 4 - SGK Tiếng Việt 5 - trang 78). Tìm những từ ngữ miêu tả sóng nước. Đặt câu với một trong các từ ngữ vừa tìm được? a) Tả sóng nước. M: ì ầm b) Tả làn sóng nhẹ. M: lăn tăn c) Tả đợt sóng mạnh. M: cuồn cuộn Để giúp các em làm giàu vốn từ của mình qua bài tập trên, tôi hướng dẫn các em thực hiện như sau: + Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để tìm từ, đặt câu ra phiếu học tập. + Yêu cầu nhóm khác nhận xét theo các tiêu chí sau: Những từ ngữ tìm được đã phù hợp với yêu cầu của từng nhóm từ chưa. Câu văn đặt đã đúng chưa. Riêng với phần đặt câu tôi khuyến khích các em đặt câu thêm với các từ khác. Việc làm này sẽ giúp các em biết sử dụng vốn từ để đặt câu. Bước 1: Hướng dẫn học sinh viết câu văn đúng ngữ pháp. Bước 2: Hướng dẫn học sinh dùng dấu câu đúng, nhất là dấu chấm và dấu phẩy. Ngắt câu đúng sẽ diễn đạt rõ ràng, người đọc, người nghe dễ dàng tiếp nhận thông tin. Bước 3: Hướng dẫn học sinh sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, tạo được sắc thái riêng của đối tượng miêu tả. * Ví dụ: Miêu tả mái tóc của một bạn. Bước 1: Yêu cầu học sinh đặt câu đủ chủ ngữ - vị ngữ. Bạn Mai có mái tóc đen, óng ả. Bước 2: Hướng dẫn học sinh sử dụng dấu câu. Gv hỏi học sinh nhận xét về phần đặt câu của bạn. Hs trả lời : Câu bạn đặt còn thiếu dấu phẩy để ngăn cách giữa các ý trong thành phần vị ngữ. HS sửa: Bạn Mai có mái tóc đen, óng ả. Bước 3: Hướng dẫn học sinh viết câu văn hay hơn. GV nói: Cùng nói về mái tóc đen, óng ả có thể đặt được câu khác hay hơn. Học sinh đặt: Bạn Lan có mái tóc đen huyền, óng ả, xõa ngang vai. 5. Biện pháp 5: Giúp học sinh biết tích lũy vốn kiến thức văn học. Tích luỹ văn học là điều kiện tối thiểu để học tốt môn Tiếng Việt, nhất là phân môn Tập làm văn. Tôi đã cho học sinh sử dụng sổ tay chính tả để ghi chép những tiếng khó, ghi những trường hợp mắc lỗi chính tả đã được sửa chữa. Trong môn Tập làm văn, đây cũng là một biện pháp tích cực để giúp học sinh trau dồi vốn kiến thức văn học. Sổ tay văn học dùng cho các em ghi chép các ý hay, các câu, đoạn văn hay có thể qua các bài tập đọc, qua các tiết kể chuyện. Việc ghi chép này không nhất thiết để cho học sinh khi làm văn sẽ mở ra sử dụng nhưng trước hết, qua mỗi lần ghi chép, các em sẽ được một lần đọc, ghi nhớ, bắt chước, lâu dần thành thói quen. Khi làm bài, những từ ngữ, hình ảnh, ý văn sẽ tự động tái hiện, giúp học sinh có thể vận dụng trong bài làm. 6. Biện pháp 6: Tìm hiểu, cảm nhận cái hay, cái đẹp của đoạn văn. Với đề tài này, để đem đến hiệu quả thực tế tại lớp tôi đã và đang thực hiện hiện nay, tôi đã đưa ra được một số giải pháp trong công tác giảng dạy đảm bảo các điều kiện đó là: - Các giải pháp đưa ra không trùng với nội dung của giải pháp cũ khi chưa thực nghiệm. - Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng. - Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện. - Mỗi biện pháp trước khi đưa ra, tôi xác định mục tiêu của biện pháp cần đạt gì, đối tượng là ai, vận dụng như thế nào? - Thử nghiệm dùng biện pháp đó xem có đảm bảo tính khả thi không? - Lựa chọn, sắp xếp biện pháp nào trước, biện pháp nào sau để phù hợp. - Mỗi biện pháp đưa ra một ví dụ hoặc một minh chứng để khảng định. - Khi thực hiện mỗi biện pháp tôi đã khảo sát thực tế để thấy được hiệu quả đến đâu, kịp thời chỉnh sửa nếu cần. III.2.2. Tính sáng tạo - Rõ ràng phân môn Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Tổng hợp các kiến thức, kĩ năng từ Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu,... để viết nên một bài Tập làm văn. Theo quan điểm tích hợp, các phân môn được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ với nhau. Như vậy, muốn dạy - học có hiệu quả Tập làm văn miêu tả (tả cảnh, tả người, tả cây cối, tả đồ vật.), tôi đã chú trọng dạy tốt Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu. Vì trong các bài đọc, trong câu chuyện, trong các bài tập luyện từ-câu thường xuất hiện các đoạn văn, khổ thơ có nội dung miêu tả rất rõ về cảnh vật, thiên nhiên, con người. Bài Tập làm văn nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khô cứng, góp nhặt của người khác, nội dung bài văn không hồn nhiên, trong sáng, mới mẻ như tâm hồn của tác giả nhỏ tuổi.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_tich_hop_lien_mon_gop_phan_p.docx