Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao khả năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh cấp Tiểu học

Hiện nay, giáo dục tiểu học đang thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh nhằm phát triển nhân cách của con người đáp ứng với những yêu cầu của thời đại. Bộ môn Tiếng Anh góp phần không nhỏ phát triển trí tuệ và năng lực tư duy, sự hiểu biết xã hội của học sinh. Bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết được diễn ra đồng thời trong quá trình dạy và học ngoại ngữ.

Thấy rõ được tầm quan trọng này, ngành Giáo dục và Đào tạo đã đưa việc dạy và học Tiếng Anh ngay ở cấp Tiểu học: Theo chương trình GDPT 2018: Tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3 tới lớp 5 ở cấp Tiểu học, lớp 1 và 2 là môn tự chọn.

Qua các năm giảng dạy Tiếng Anh ở bậc tiểu học tôi nhận thấy kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh của học sinh còn nhiều hạn chế. Để khắc phục tình trạng trên tôi đã tìm tòi nghiên cứu với mục tiêu nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Do đó tôi chọn đề tài Sáng kiến “ Biện pháp nâng cao khả năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh cấp Tiểu học”.

docx 9 trang Thanh Ngân 16/04/2025 90
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao khả năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh cấp Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao khả năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh cấp Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao khả năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh cấp Tiểu học
 - Tiếng Anh là một ngôn ngữ nước ngoài. Học sinh không có môi trường 
nói tiếng Anh.
 - Số lượng học sinh các lớp vẫn còn cao cản trở nhiều trong việc dạy ngoại 
ngữ, đặc biệt là phát triển kĩ năng giao tiếp một cách có hiệu quả.
 3. Kết quả khảo sát kỹ năng nói Tiếng Anh lớp 5đầu năm học 
2021- 2022:
 Bảng khảo sát đầu năm học : Lớp 5B: thực nghiệm, lớp 5A: kiểm 
chứng
 Lớp Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
 TS % TS % TS %
 5A 41 15 36,5 24 58,7 2 4,8
 5B 41 16 39 12 56,2 2 4,8
 * Bài khảo sát:
 Part 1: Read the words: subjects, flying a kite, sep‘tember, Vietna‘mese, 
 Part 2: Answer the questions
 1. What’s your name ? What nationality are you?
 2. Where are you from?When’s your birthday?
 3. What’s the date ? ( GV sử dụng hình ảnh về ngày tháng)
 4. What can you/he/she do?( GV chỉ vào tranh về các hoạt động để 
 Hs trả lời)
 5. What do you like doing?Can you play the piano?
 4. Nguyên nhân của khó khăn, tồn tại.
 Qua kết quả thống kê lỗi đầu năm học 2021- 2022 bằng hình thức phỏng 
vấn trực tiếp các em hs lớp 4 tôi thấy học sinh thường mắc phải những lỗi sau:
 a. Về phát âm:Phần lớn các em chưa phát âm được những từ có âm s, z, p, 
k.....bởi các em chưa luyện đọc nhiều thực hành thường xuyên
 * Ví dụ: /s/ -> close, its, excuse ./z/ -> please, He’s/p/ ->pen, pencil, 
pet 
 - Hầu hết các em chưa biết đọc trọng âm từ: ‘sunny, ‘poster, re‘peat. + Đối với học sinh: Khuyến khích học sinh sử dụng các câu giao tiếp ngắn 
gọn trong lớp: Ví dụ: May I go out/ come in/ ask a question/ open the book.
 2. Giáo viên nên có thái độ tích cực khi đứng lớp thường xuyên áp dụng 
các trò chơi để tiết dạy đạt hiệu quả hơn.
 a. Giáo viên nên có thái độ tích cực khi đứng lớp
 ➢ Mục tiêu: 
 - Giúp các em tự tin và mạnh dạn tập nói Tiếng Anh trong lớp học mà 
không sợ thầy cô trách phạt hay bạn bè chế giễu khi bị sai.
 - Giúp không khí lớp học không nặng nề mà còn làm cho tiết học trở nên 
sinh động, tạo cho học sinh tâm lý thoải mái khi áp dụng các trò chơi.
 ➢ Thực hiện: 
 - Khi bước vào lớp điều đầu tiên giáo viên nên làm là mỉm cười với cả lớp 
tạo sự gần gũi, thân thiện với học trò của mình để bắt đầu một tiết học mới.
 Ví dụ: Gv có thể khen HS: your new T-shirt is very nice, I love your 
shoes, pens.
 - Khi đưa ra yêu cầu trò chơi giáo viên nên nói bằng Tiếng Anh, chỉ sử 
dụng một số cụm từ, câu đơn giản nhưng thường xuyên lặp đi lặp lại.
 Ví dụ:Teacher: Would you like to play game ?Students: Yes.
 - Sau khi chọn được hai đội tôi sử dụng một số câu ra lệnh đơn giản khác.
 Ví dụ:Teacher: Are you ready ?Students: Yes .
 Teacher: Now, let’s begin “ one, two, three”
 * Games for practising speaking (Trò chơi luyện nói):
 + Facing game (Đối mặt):
 Ví dụ: Topic: free time activities
 Teacher : What do you do in the morning/ afternoon/ evening?
 Students: I clean the house/ do karate/ do my homework. ..
 Nếu em nào không thể đưa ra câu trả lời của mình, em đó sẽ bị loại và trò 
chơi sẽ tiếp tục. Người thắng cuộc sẽ là em học sinh duy nhất còn lại. - Khuyến khích mỗi học sinh có thể sử dụng cho đầu VCD, DVD hoặc 
máy vi tính hay laptop) để tự rèn luyện ở nhà nhằm giúp các em nhập tâm và 
nói tốt.
 Ví dụ: 
 + Dùng trong câu chào hỏi, câu trần thuật,câu đề nghị, câu hỏi bắt đầu 
bằng từ để hỏi.thì đều xuống giọng cuối câu.
 Vd: I visited my grandparents last Sundays. ↓ Come here! ↓Where are you 
from?
 + Dùng trong các câu hỏi nghi vấn “cókhông” yes, no questions thì lên 
giọng ở cuối câu: Is this your book ?↑/ do you like reading?/ can you swim?
 - Hướng dẫn học sinh sử dụng ngôn ngữ cơ thể cử chỉ, điệu bộ khi đối 
thoại.
 + Tôi yêu cầu học sinh trong khi đối thoại thì nói và diễn phải kết hợp với 
nhau. 
 Ví dụ:
 Giáo viên yêu cầu học sinh xây dựng một đoạn hội thoại và trình bày lại.
 Hoa : Hello, Lan. How are you today ? (Hoa đưa tay vẫy và chìa tay về 
phía Lan)
 Lan : Hi, Hoa . I’m fine, thank you. (Lan vẫy tay và chỉ vào mình trả 
lời )
 3. Xây dựng tốt hoạt động luyện giao tiếp, luyện nói làm việc theo 
cặp, nhóm.
 ➢ Mục tiêu: cho học sinh tự tin trong giao tiếp, biết áp dụng kiến 
thức Gv dạy áp dụng thực tế.
 ➢ Thực hiện: 
 - Cho học sinh làm việc theo cặp, nhóm: open pairs, closed pairs/ groups
 Ví dụ: bài unit7 How do you learn english? Part 2: point and say Tiếng 
Anh 5
 Hs1: How do you practise reading English ? HS 2: I read short story số hs có thể trả lời các câu hỏi giao tiếp thông thường và có thể miêu tả tranh, 
tạo hội thoại đơn giản. Các em trở nên yêu thích môn học này hơn. Số học sinh 
nhút nhát, phát âm sai, không nhớ từ vựng, lười giao tiếp đã giảm hẳn.
 PHẦN 3: KẾT LUẬN
 Với những kinh nghiệm và phương pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp Tiếng 
Anh cho học sinh như trên đã tạo được nhiều cơ hội luyện tập và sử dụng ngoại 
ngữ một cách sáng tạo trong những tình huống gần với đời sống thật của học 
sinh, duy trì được sự tập trung chú ý của học sinh. Làm cho học sinh mạnh dạn 
hơn trong việc sử dụng ngoại ngữ.
 PHẦN 4: KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
 a. Đối với Tổ nhóm chuyên môn: thường xuyên tổ chức các buổi sinh 
hoạt trao đổi chuyên môn để nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Anh ở bậc tiểu 
học.
 b. Đối với Lãnh đạo nhà trường: Tạo nhiều buổi giao lưu Tiếng Anh 
và các câu lạc bộ cho các học sinh các khối có cơ hội gặp gỡ giao lưu. 
 c. Với Phòng GD ĐT, Sở GDĐT: Tổ chức thêm nhiều chuyên đề có 
chuyên gia người nước ngoài tập huấn phương pháp mới và cung cấp trang thiết 
bị cho các phòng học Tiếng Anh để Hs tiếp cận được công nghệ.
 Bình Dương, ngày 30 tháng 10 năm 2021
 Tác giả sáng kiến
 NGUYỄN THỊ XUYÊN

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_kha_nang_giao_tiep.docx