Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hứng thú cho học sinh trong dạy học phần đọc hiểu Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) tại trường THCS Bồ Đề

Năm học 2022 - 2023, toàn ngành giáo dục đang tiếp tục thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông 2018 với lớp 7. Lớp 6 tiếp tục thực hiện ở năm thứ 2 của chương trình. Sách giáo khoa cũng được thiết kế theo trục tích hợp đọc, viết, nói và nghe. Phần đọc chính là cơ sở để học sinh học tốt những phần còn lại. Bởi lẽ khi học sinh khai thác kiến thức các em sẽ tăng cường được khả năng thực hành ở những phần sau. Học sinh có cơ hội để hiểu về các nội dung đã học, biết học tập cách sử dụng từ ngữ, và vận dụng vào thực tiễn giờ học.

Đối với phần đọc hiểu, các tác phẩm đọc hiểu được bổ sung nhiều hơn, đa dạng hơn. Sự đa dạng về các văn bản đọc hiểu đó khiến cho học sinh có nhiều cơ hội được học tập và tiếp cận văn bản mới. Tuy nhiên, đây cũng là khó khăn đối với công tác dạy và học của giáo viên và học sinh. Trên thực tế, học sinh lớp 6 mới bắt đầu tiếp cận với cách học có nhiều nội dung kiến thức. Nhiều em còn chưa ham học, ngại đọc - học văn, đặc biệt là phần văn bản. Vì vậy tôi luôn trăn trở với câu hỏi: Làm thế nào để học sinh học tốt phần đọc hiểu, học tốt môn Ngữ văn? Làm thế nào để các học sinh hào hứng tham gia quá trình học tập và đặc biệt yêu thích môn Ngữ văn? Làm thế nào để học sinh ham mê đọc và tìm hiểu cái hay của các văn bản? Những điều đó thôi thúc tôi tìm tòi và áp dụng Biện pháp nâng cao hứng thú cho học sinh trong dạy học phần đọc hiểu Ngữ văn 6 tại trường THCS Bồ Đề.

docx 20 trang Thanh Ngân 20/04/2025 70
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hứng thú cho học sinh trong dạy học phần đọc hiểu Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) tại trường THCS Bồ Đề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hứng thú cho học sinh trong dạy học phần đọc hiểu Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) tại trường THCS Bồ Đề

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hứng thú cho học sinh trong dạy học phần đọc hiểu Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) tại trường THCS Bồ Đề
 Biện pháp nâng cao hứng thú cho học sinh trong dạy học phần đọc hiểu 
 Ngữ văn 6 tại trường THCS Bồ Đề.
 PHẦN NỘI DUNG
 Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
 1. Cơ sở lý luận
 - Xuất phát từ quan điểm của Đảng và Nhà nước về Đổi mới căn bản và 
toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm phát huy năng lực của chủ thể học sinh. Ngày 
4/11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành nghị quyết Hội nghị 
lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI (nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi 
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong đó tập trung chú ý đến mục tiêu 
tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp 
ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập 
của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt 
nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, 
yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực 
học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục 
hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất 
lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ 
thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân 
tộc. 
 - Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; 
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của 
người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập 
trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự 
cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu 
trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại 
khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền 
thông trong dạy và học.
 2. Cơ sở thực tiễn
 2.1. Về mặt khách quan: Môn Ngữ văn là môn học bắt buộc, có dung lượng 
kiến thức nhiều, kênh chữ nhiều hơn kênh hình nên không hấp dẫn, gây nhàm 
 2/20 Biện pháp nâng cao hứng thú cho học sinh trong dạy học phần đọc hiểu 
 Ngữ văn 6 tại trường THCS Bồ Đề.
 20
 15
 10
 5 Trước khi áp dụng biện pháp
 0
 Điểm 9 - Điểm 7 - Điểm 5 - Điểm 3 - Điểm 1 – Điểm 
 10 8,9 6,9 4,9 2,9 dưới 1
 - Khảo sát cảm nhận của học sinh khi học tập phần đọc hiểu môn Ngữ văn 
bằng câu hỏi: Em cảm nhận thế nào khi học tập giờ học đọc hiểu môn Ngữ văn 
lớp 6?, kết quả như sau:
 Lớp Số Cảm thấy Cảm thấy Cảm thấy Cảm thấy nhàm 
 HS rất hứng hứng thú bình thường chán không muốn 
 khảo thú học
 sát SL % SL % SL % SL %
 6a1 40 3 7,5 6 15,0 16 40,0 15 37,5
 - Khảo sát về cách tiếp cận văn bản đọc hiểu của học sinh bằng bảng hỏi 
trước khi thực hiện đối với 40 học sinh lớp 6a1 với câu hỏi sau:
 Lựa chọn các phương án trả lời cho các câu hỏi bằng cách đánh X vào ô 
mình lựa chọn.
 Tổng hợp kết quả như sau:
 Câu hỏi Phương án lựa chọn
 Có Không
 SL % SL %
 - Em có đọc văn bản đọc trước khi đến lớp không? 5 12,5 35 87,5
 - Em có thích đọc các văn bản có trong sách giáo 5 12,5 35 87,5
 khoa không?
 - Em có tự tìm hiểu các câu hỏi và trả lời các câu 2 5,0 38 95,0
 hỏi đó trước khi đến lớp không?
 - Em có thích học phần văn bản không? 6 15,0 34 85,0
 Qua kết quả khảo sát có thể thấy sự cần thiết phải thay đổi phương pháp 
hướng dẫn học sinh học tập, để tạo hứng thú cho các em học tập Ngữ văn cũng 
 4/20 Biện pháp nâng cao hứng thú cho học sinh trong dạy học phần đọc hiểu 
 Ngữ văn 6 tại trường THCS Bồ Đề.
 Đó chính là những yếu tố tôi nhận thấy đem lại hiệu quả cho hoạt động học 
tập phần đọc – hiểu văn bản của học sinh.
 Ví dụ: Khi dạy “Bài 1: Tôi và các bạn” với văn bản Bài học đường đời 
đầu tiên - Trích Dế mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài. Tôi đã thực hiện phần khởi động 
bài dạy bằng trò chơi “Hộp quà bí mật” với những câu hỏi liên quan đến việc 
đọc khám phá trước khi đến lớp của các em như sau: Học sinh sẽ được chọn hộp 
quà bí mật, nếu trả lời được câu hỏi có trong hộp quà đó sẽ được tặng một phần 
có có trong hộp quà đó. Ví dụ:
 Ngoài ra còn nhiều trò chơi khác có thể áp dụng trong dạy học Ngữ văn 
lớp 6 phần đọc hiểu. Nhưng những trò chơi trên là những trò chơi thực sự phù 
hợp và tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học phần đọc hiểu mà tôi đã áp dụng 
và nhận thấy thật sự hiệu quả.
 2. Biện pháp 2: Rèn kĩ năng kết hợp sử dụng công cụ đánh giá năng 
lực nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học phần đọc- hiểu văn bản
 2.1 Rèn kĩ năng và nâng cao năng lực đọc - hiểu cho học sinh 
 Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và 
chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử 
dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe.
 Rèn kĩ năng đọc có các cách như:
 - Kĩ năng đọc thầm
 - Kĩ năng đọc thầm, đọc lướt để nắm bắt thông tin
 - Luyện kĩ năng đọc và tìm hiểu ý nghĩa của bài văn, bài thơ:
 - Luyện kĩ năng đọc và tra cứu một số sách công cụ (từ điển).
 6/20 Biện pháp nâng cao hứng thú cho học sinh trong dạy học phần đọc hiểu 
 Ngữ văn 6 tại trường THCS Bồ Đề.
thể, rõ ràng. Việc đánh giá của học sinh là đánh giá đồng đẳng, học sinh đánh giá 
bạn cũng như tự đánh giá được chính mình theo những tiêu chí mà đã được giáo 
viên xây dựng từ đó hình thành năng lực đọc, hiểu. Đây chính là một giải pháp 
mà tôi thấy đem lại hiệu quả rất cao, khắc phục được hạn chế học sinh không biết 
đọc thế nào là hiệu quả , đồng thời cũng khắc phục được cách nhận xét theo cảm 
tính của học sinh.
 Ví dụ: Sử dụng thang đánh giá (năng lực đọc – hiểu) trong dạy phần văn 
bản truyện
 THANG ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN
 Hướng dẫn: Hãy khoanh tròn vào con số thể hiện mức độ thường xuyên, cụ thể:
 + Mức độ 1: Thường xuyên gặp khó khăn, hầu hết không thực hiện được.
 + Mức độ 2: Nhiều lúc gặp khó khăn, nhưng vẫn có thể thực hiện được.
 + Mức độ 3: Đôi lúc gặp khó khăn, nhưng hầu hết thực hiện được một cách dễ 
 dàng.
 + Mức độ 4: Rất ít gặp khó khăn, thường xuyên thực hiện được một cách dễ dàng. 
 I. Đọc hiểu ngôn từ. 
 A. Hiểu hết các từ ngữ trong văn bản, hình dung 
 4 3 2 1 được tổng quan về văn bản (đề tài, hệ thống nhân 
 vật và các sự kiện chính) 
 4 3 2 1 B. Tóm tắt văn bản. 
 II. Đọc hiểu hình tượng nhân vật và ý nghĩa 
 văn bản. 
 A. Xác định các nhân vật chính và tái hiện lại đầy 
 4 3 2 1
 đủ thông tin về nhân vật chính. 
 B. Sắp xếp các thông tin về nhân vật chính theo 
 hệ thống để hình dung, tái hiện lại được tổng thể 
 4 3 2 1
 về nhân vật (chân dung, hành động, cảm xúc, ý 
 nghĩ, lời nói; quan hệ của nhân vật với các nhân 
 8/20 Biện pháp nâng cao hứng thú cho học sinh trong dạy học phần đọc hiểu 
 Ngữ văn 6 tại trường THCS Bồ Đề.
1. 1 Đọc chính xác, rõ ràng, đúng chính tả, ngắt nghỉ 2,5 điểm
 đúng quy định
2. 2 Đọc diễn cảm, thể hiện được lời thoại của nhân 3,0 điểm
 vật, có thể hiện được cảm xúc trong lời nói nhân 
 vật
3. 3 Giọng đọc to, rõ ràng, thu hút được người nghe, 2,5 điểm
 phù hợp với nội dung từng phân đoạn
4. 4 Bình tĩnh, tự tin khi đọc bài 2,0 điểm
 3. Biện pháp 3: Sử dụng kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực cho 
 học sinh trong dạy học phần đọc- hiểu văn bản
 3.1 Sử dụng kĩ thuật KWL kết hợp với xem Video hoặc sử dụng hình ảnh 
 kết hợp các câu hỏi nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong dạy và học đọc hiểu 
 Ngữ văn 6
 Kĩ thuật dạy học KWL nên kết hợp với video , hình ảnh mới tăng hiệu quả 
 cho dạy học đọc hiểu. Video, hình ảnh là những tư liệu trực quan rất thích hợp để 
 đưa vào dạy và học môn Ngữ văn nói chung và thực hiện hoạt động tìm hiểu 
 phần đọc hiểu bài học nói riêng. Khi sử dụng video, hình ảnh sẽ giúp học sinh 
 quan sát được hình ảnh minh họa nhân vật, sự kiện của câu chuyện từ đó kích 
 thích các em tư duy và liên tưởng đến những nội dung kiến thức bài học. một 
 cách sâu sắc. 
 Bảng KWL thể hiện các nội dung sau:
 K W L
 Điều em đã biết sau Điều em muốn biết Sau tiết học em sẽ làm gì 
 khi xem video /hình thêm về . thêm để tìm hiểu rõ về 
 ảnh ..
 ... ... ...
 10/20 Biện pháp nâng cao hứng thú cho học sinh trong dạy học phần đọc hiểu 
 Ngữ văn 6 tại trường THCS Bồ Đề.
 Để thực hiện hiệu quả giáo dục với kĩ thuật phòng tranh tôi đã kết hợp kĩ 
thuật này với kĩ thuật “Chuyên gia”. Khi thực hiện trưng bày các sản phẩm học 
tập tôi tiến hành cho học sinh thành lập nhóm chuyên gia. Nhóm này dẽ có nhiệm 
vụ là đi quan sát, chấm điểm sản phẩm, nhận xét, tư vấn để các bạn có được sản 
phẩm học tập tốt hơn. 
 Để thực hiện được hiệu quả các kĩ thuật này tôi thực hiện theo các bước 
sau:
 + Bước 1: Chia nhóm cho học sinh thực hiện nhiệm vụ.
 + Bước 2: Giao nhiệm vụ học tập, hướng dẫn, định hướng để học sinh thực 
hiện nhiệm vụ (Giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà, cũng có thể 
cho học sinh thực hiện trên lớp).
 Ví dụ: Trước khi cho học sinh tìm hiểu văn bản “Cô bé bán diêm” tôi tiến 
hành cho học sinh chuẩn bị sản phẩm học tập để thực hiện phần “Khởi động” với 
việc hoàn thành sản phẩm nhóm ở nhà.
 Nhiệm vụ:
 Nhóm 1: Vẽ một bức tranh minh họa cho gia cảnh của cô bé bán diêm và 
viết đoạn văn khoảng 5 dòng giới thiệu về hoàn cảnh của bé.
 Nhóm 2,3: Vẽ một bức tranh minh họa cho hình ảnh của cô bé bán diêm 
với những mộng tưởng của mình và đặt tên cho các bức tranh.
 Nhóm 4: Vẽ một bức tranh minh họa cho hình ảnh cô bé bán diêm cùng 
bà bay về chầu thượng đế. Viết đoạn văn khoảng 5 dòng về cảnh đó.
 Lưu ý: Các nhóm viết trên giấy A3
 + Bước 3: học sinh thực hiện hoàn thành sản phẩm tại nhà để giới thiệu ở 
phần khởi động của giờ học.
 + Bước 4: Học sinh trưng bày sản phẩm tại các địa điểm xung quanh lớp 
học, thuận lợi cho quan sát và để học sinh các nhóm bạn, nhóm “chuyên gia” có 
thể đi tham quan, đánh giá theo kĩ thuật phòng tranh.
 + Bước 5: Học sinh đại diện các nhóm trình bày sản phẩm. 
 12/20 Biện pháp nâng cao hứng thú cho học sinh trong dạy học phần đọc hiểu 
 Ngữ văn 6 tại trường THCS Bồ Đề.
thế giới phức tạp hơn, các em sẽ tự đặt ra những câu hỏi mới và tìm ra những giải 
pháp tốt cho mình.
 Để thực hiện được hiệu quả các kĩ thuật này tôi thực hiện một số những 
phương pháp sau:
 Thứ nhất: Khi dạy học STEM môn Văn, giáo viên có thể đưa các nhân 
vật và bối cảnh vào thực tế bằng cách mô phỏng trong lớp học, dưới hình thức sử 
dụng các ý tưởng STEM.
 Thứ hai: Thay vì chỉ đọc văn bản và đặt câu hỏi, giáo viên có thể yêu cầu 
học sinh sử dụng các kỹ năng STEM để xây dựng mô hình nhân vật hoặc đóng 
vai. 
 Ví dụ, khi đọc truyện “Bài học đường đời đầu tiên”, chẳng hạn như cho 
học sinh sử dụng các vật dụng khác nhau để xây nhà cho Dế Choắt.
 Thứ ba: Với giáo án STEM Văn học cho học sinh THCS thì có thể nâng 
cao hơn, bằng cách sử dụng mạch và lập trình máy tính để đưa văn học vào cuộc 
sống. Thay vì viết và ghi chép trên trang giấy, các em có thể sử dụng các thiết bị 
số để ghi lại hoặc sáng tạo tác phẩm của riêng họ. 
 Ví dụ: Padlet; Lập trình sơ đồ tư duy: bằng cách cho phép học sinh có thể 
sử dụng các công cụ máy tính để phân cảnh hoặc vẽ truyện tranh hơn là làm bài 
tập bằng sách vở truyền thống.
 Với nhiều công cụ kỹ thuật số có sẵn, việc kết hợp STEM vào các bài giảng 
Văn học đã trở nên dễ dàng. Khi học sinh biết rằng các môn học khác nhau bổ 
sung cho nhau, các em cũng đang học các cách suy nghĩ khác nhau.
 Thứ 4: Bài học rút ra từ nhân vật trong truyện, từ nghệ thuật hay toàn văn 
bản dưới hình thức kết nối Stem sẽ mamg lại sự thấu cảm và khắc sâu bài học 
hơn là cách trả lời thông hiểu truyền thống.
 Ví dụ: Bài học rút ra từ hai nhân vật trong truyện cổ tích “Cây khế” dưới 
hình thức “Thông điệp vàng từ chim thần”. Học sinh viết thông điệp lên đồng 
tiền vào cho vào túi ba gang treo lên cây khế. 
 14/20

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_hung_thu_cho_hoc_si.docx