Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh Lớp 3
Mục tiêu của giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các bậc học trên. Bên cạnh đó nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh thì chữ viết cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em. Dùng chữ viết để học tập và giao tiếp, rèn chữ viết là rèn phẩm chất chăm chỉ, kiên trì cho học sinh, bởi lẽ “Nét chữ nết người”.
Là một giáo viên tôi nhận thức rõ được tầm quan trọng của chữ viết, tôi luôn có ý thức học hỏi, trau dồi kĩ năng, nghiệp vụ của bản thân thông qua đồng nghiệp, sách vở, internet… và đã vận dụng một số phương pháp để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh như sau:
1.Quy định về đồ dùng học tập cho học sinh.
Đồ dùng học tập chính là một trong những phương tiện giúp các em học tập tốt hơn. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học, tôi đã quy định đồ dùng học tập cho học sinh, yêu cầu các em mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập như: vở viết, bảng con, bút mực, thước kẻ, bút chì.
2. Phương pháp đàm thoại gợi mở kết hợp trò chơi học tập.
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của tiết học. Giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ cái sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi với nhiều lựa chọn từ việc hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước chữ cái đến việc so sánh nét giống nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái đã học với chữ cái đã phân tích.
Ví dụ: Khi dạy chữ B, giáo viên có thể đặt câu hỏi: chữ B gồm có bao nhiêu nét ? là những nét nào? chữ B cao mấy ô ? Độ rộng của chữ là bao nhiêu ? Với những câu hỏi khó, giáo viên cần định hướng cách trả lời cho các em. Vai trò của giáo viên ở đây là người tổ chức hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo chữ cái chuẩn bị cho giai đoạn luyện tập viết ở phần sau.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh Lớp 3

học sinh, yêu cầu các em mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập như: vở viết, bảng con, bút mực, thước kẻ, bút chì. 2. Phương pháp đàm thoại gợi mở kết hợp trò chơi học tập. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của tiết học. Giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ cái sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi với nhiều lựa chọn từ việc hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước chữ cái đến việc so sánh nét giống nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái đã học với chữ cái đã phân tích. Ví dụ: Khi dạy chữ B, giáo viên có thể đặt câu hỏi: chữ B gồm có bao nhiêu nét ? là những nét nào? chữ B cao mấy ô ? Độ rộng của chữ là bao nhiêu ? Với những câu hỏi khó, giáo viên cần định hướng cách trả lời cho các em. Vai trò của giáo viên ở đây là người tổ chức hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo chữ cái chuẩn bị cho giai đoạn luyện tập viết ở phần sau. 3. Phương pháp luyện tập: Giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn của quá trình tập viết chữ. Việc hướng dẫn học sinh luyện tập phải tiến hành từ thấp đến cao để học sinh dễ tiếp thu. Lúc đầu là việc viết đúng hình dáng, cấu tạo kích thước các nét cơ bản, các chữ, sau đó là viết đúng dòng, đúng khoảng cách và đúng tốc độ quy định. Việc rèn luyện kỹ năng viết chữ phải được tiến hành đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, ở phân môn tập viết cũng như ở các phân môn của bộ môn Tiếng Việt và các môn học khác. Khi học sinh luyện tập chữ viết, giáo viên cần luôn luôn uốn nắn cách ngồi viết. Cần lưu ý các hình thức luyện tập cơ bản sau: - Tập viết chữ vào bảng con của học sinh Hình thức tập viết trên bảng có tác dụng kiểm tra sự tiếp thu cách viết và bước đầu đánh giá kỹ năng viết chữ của học sinh. Hình thức này dùng để kiểm tra bài cũ hoặc sau bước giải thích cách viết chữ, bước luyện tập viết chữ ở lớp. Từ đó, giáo viên phát hiện những chỗ sai của học sinh để uốn nắn (sai về kích cỡ, hình dáng, thứ tự các nét viết). - Luyện viết trong tập viết: là chưa ứng dụng được công nghệ thông tin, công nghệ số vào giảng dạy nên các tiết học chưa sinh động, chưa hấp dẫn để lôi cuốn được tất cả các em cùng tham gia. III. Nội dung giải pháp để đề nghị công nhận sáng kiến III.1. Nội dung giải pháp để đề nghị công nhận sáng kiến: Rèn chữ viết cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết, góp phần giáo dục những đức tính, phẩm chất quan trọng và toàn diện cho các em. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng - Người tâm huyết với sự nghiệp trồng người cũng đã từng nhắc nhở: “Chữ viết là biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình”. Khẳng định sự cần thiết của việc rèn chữ viết đẹp cho học sinh tiểu học, từ năm học 2011 – 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định về việc tổ chức thi viết chữ đẹp hàng năm cho giáo viên và học sinh tiểu học và ban hành mẫu chữ viết trong trường tiểu học. Cho đến nay đã khơi dậy trong học sinh, giáo viên và xã hội về ý thức cần viết chữ đẹp. Đây chính là việc nhìn nhận tầm quan trọng về ý nghĩa của chữ viết. Chúng ta đều biết, trong thực tiễn cuộc sống con người phải giao lưu, giao tiếp với nhau. Phương tiện giao lưu của con người rất đa dạng và phong phú, trong đó ngôn ngữ viết đặc biệt được coi trọng bởi chữ viết là một công cụ vô cùng hữu hiệu. Thông qua chữ viết, con người bày tỏ tình cảm của mình với người khác, truyền đạt cho nhau những thông tin, tình cảm, tri thức. Thông qua chữ viết, con người đào sâu suy nghĩ, mở rộng kiến thức của bản thân bằng việc đọc và ghi chép lại các văn bản, đúc rút được kinh nghiệm của những người đi trước. Chính vì vậy khâu rèn chữ cho học sinh của người giáo viên đặc biệt là giáo viên tiểu học là khâu rất quan trọng và không thể thiếu được. Trên thực tế, nhiều em đã viêt đúng mẫu chữ theo yêu cầu, xong vẫn còn có những em viết chữ xấu, viết cẩu thả, sai lỗi chính tả làm cho vai trò của chữ viết không phát huy hết tác dụng. Vẫn còn một số học sinh chưa nghiêm túc nghe giảng lúc đầu. Các em chưa cẩn thận khi viết, muốn hoàn thiện bài nhanh hơn nhằm ghi “ thành tích” với giáo viên và các bạn, một số học sinh mắc bệnh về mắt, tay còn yếu khi điều khiển bút. Một số em còn ra mồ hôi tayĐây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng chữ viết của học sinh không đạt yêu cầu. Sự quan tâm của các bậc phụ huynh Đa số phụ huynh không biết mẫu chữ chuẩn để hướng dẫn, kèm cặp con mình, không nắm được nội dung chương trình, phương pháp dạy cho con em cũng như kiến thức cơ bản về chữ viết. Một số phụ huynh đi làm ăn xa, chưa quan tâm đến việc học của con em, còn phó mặc cho thầy cô. Điều này gây khó khăn trong việc rèn chữ cho học sinh. Về phía giáo viên Chữ viết chưa đáp ứng được yêu cầu trực quan trong việc giảng dạy, chỉ thấy một số ít giáo viên viết chân phương đẹp mắt. Ít chú trọng việc rèn chữ viết cho học sinh, chỉ lưu ý trong giờ tập viết, chính tả. Chưa có biện pháp rèn chữ cụ thể, chưa giúp học sinh nắm được các nét cơ bản, cấu tạo con chữ, dòng kẻ, kĩ thuật viếttrong các tiết luyện viết. Hướng dẫn rèn chữ viết chưa theo đối tượng học sinh, chưa dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Về đồ dùng dạy học: Bảng lớp không có dòng kẻ li rõ ràng. Giáo viên còn viết theo kiểu ước chừng trên bảng. Mặc dù rất nhiệt tình giảng dạy, quan tâm đến việc rèn chữ đẹp, giữ vở sạch cho học sinh song phương pháp giảng dạy để giúp học sinh viết chữ đẹp còn chưa cụ thể bởi thời gian trên lớp có hạn. Giáo viên chưa chỉ rõ để học sinh thấy được lỗi sai, từ đó có phương hướng khắc phục đối với những em chữ viết chưa đạt yêu cầu. Việc làm này cần phải thường xuyên và liên tục. nhau của chữ đã học trong cùng một nhóm bằng thao tác so sánh tương đồng. Chữ viết mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết. Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng. Có các hình thức chữ mẫu: chữ mẫu in sẵn, chữ phóng to trên bảng, chữ mẫu trong vở tập viết, hộp chữ mẫu, các video hướng dẫn quy trình viết chữGiáo viên có thể giúp học sinh xác định rõ điểm đặt bút, dừng bút và một số điểm mà các nét đi qua, giúp các em định hình và luyện viết dễ dàng hơn. VD: Hướng dẫn HS viết chữ hoa B. GV nêu quy trình kết hợp viết mẫu. Lưu ý điểm đặt bút và dừng bút, các điểm mà nét đi qua. Chữ hoa B gồm 2 nét. + Nét 1, đặt bút trên đường kẻ 6, hơi lượn bút sang trái viết nét móc ngược trái. Nét móc cong vào phía trong. Nét 1 dừng bút trên đường kẻ 2. + Nét 2, từ điểm dừng của nét 1, lia bút lên đường kẻ 5 bên trái nét móc. Sau đó, viết tiếp nét cong trên và cong phải liền nhau. Tạo vòng xoắn nhỏ gần giữa thân chữ dưới đường kẻ 4. Dừng bút ở khoảng đường kẻ 2 và đường kẻ 3. Ngoài ra giáo viên cũng có thể linh hoạt trong cách truyền tải kiến thức tới học sinh bằng việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể để tạo hứng thú trong việc tiếp nhận tri thức của các em. Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh viết chữ hoa C: Đặt bút trên đường kẻ thứ 6, viết nét cong dưới( cánh tay của chữ) rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái,tạo thành vòng xoắn to (đầu của chữ); phần cuối nét cong trái( lưng cửa chữ) lượn vào trong, dừng bút trên đường kẻ thứ hai (bụng của chữ). 4. Nêu gương tốt để nâng cao ý thức luyện viết chữ đẹp của học sinh. Giáo viên kể các câu chuyện, nêu những tấm gương vượt khó học tập như sinh để tất cả các em đọc thông thạo được bài học. Trong tiết tập đọc giáo viên cần rèn chắc cho học sinh đọc tốt được các từ khó, tiếng khó Giáo viên chú ý phân tích cấu tạo những tiếng dễ phát âm sai dễ dẫn đến viết sai. Chú ý rèn cho học sinh phát âm đúng, đọc đúng tiến tới đọc lưu loát và đạt tốc độ quy định cho các em. Giáo viên cần chú ý đọc mẫu, phát âm chuẩn từ đó rèn cho học sinh phát âm chuẩn các tiếng khó, các tiếng có phụ âm dễ lẫn như l/n; s/x; ch/tr . Để tạo hứng thú trong giờ học, giáo viên tổ chức cho học sinh luyện đọc bằng nhiều hình thức phong phú như: thi đọc giữa cá nhân, các nhóm với nhau, trò chơi luyện đọc. Từ đó, học sinh sẽ dần đọc tốt hơn. Đọc tốt sẽ giúp các em viết đúng, viết chuẩn. 7. Kết hợp với gia đình trong việc rèn chữ - giữ vở Thực tế cho thấy thời gian học ở nhà của học sinh nhiều nhất là trong giai đoạn dịch bệnh covid đang diễn biến phức tạp. Chính vì vậy ngoài việc rèn chữ trên lớp, giáo viên cần phối hợp với gia đình học sinh cùng có biện pháp tích cực để rèn chữ ở nhà cho các em qua các cuộc họp phụ huynh với phương thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các kênh thông tin như điện thoại, zalo, facebook, Cụ thể: Thông qua buổi họp phụ huynh, giáo viên hướng dẫn cho phụ huynh tham khảo mẫu chữ quy định chuẩn của Bộ giáo dục để phụ huynh nắm được mẫu chữ chuẩn phối hợp cùng giáo viên rèn chữ viết cho học sinh đúng mẫu. Đồng thời, giáo viên trao đổi chất lượng chữ viết của từng học sinh để phụ huynh nắm bắt, hướng dẫn tham mưu với gia đình tìm biện pháp quản lý các em về việc rèn chữ ở nhà. Đề nghị phụ huynh mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập cho các em, tạo điều kiện về thời gian, không gian, giúp các em rèn chữ tốt hơn. Đồng thời đề nghị gia đình quản lý hướng dẫn uốn nắn cho các em thường xuyên trong giờ học bài ở nhà. III.2. Tính mới, tính sáng tạo 1. Tính mới VD: Tôi đã chuẩn bị nội dung những câu chuyện về những tấm gương vượt khó trong học tập, hướng dẫn các em kể chuyện, đóng vai hay tham gia các hoạt cảnh trong giờ ngoại khóa. Cho các em tham gia các cuộc giao lưu viết chữ đẹp, trang trí bảng trong một số hoạt động mà trường, lớp tổ chức. III.3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng của sáng kiến: Những biện pháp tiêu biểu mà tôi đã giới thiệu ở trên đã và đang được áp dụng rất có hiệu quả và hết sức hữu hiệu với tất cả giáo viên và học sinh của trường tiểu học Khởi Nghĩa và có thể nhân rộng ra tất cả các khối lớp của trường khác trong toàn huyện. Biện pháp không chỉ đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém mà nó còn rất phù hợp điều kiện, tình hình thực tế bây giờ. III.4. Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến: 1. Hiệu quả kinh tế: Các biện pháp đơn giản, dễ sử dụng, không gây tốn kém mà hiệu quả lại cao. Không cần chuẩn bị nhiều về tài liệu, phương tiện. 2. Hiệu quả về mặt xã hội: Học sinh được hoạt động cá nhân nhiều sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác của các em để hoàn thành bài học. Phương tiện hoạt động đúng mức sẽ góp phần lớn trong việc hình thành nhân cách cho các em, rèn cho trẻ những phẩm chất đạo đức như: tính kiên trì, cẩn thận, tinh thần kỉ luật và thẩm mỹ để sau này lớn lên các em sẽ trở thành những người có ích cho xã hội. Giúp giáo viên rèn luyện một số phẩm chất, nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân. 3. Giá trị làm lợi khác - Chữ viết đẹp là một hành trang, trang bị cho các em bước vào đời dù ở bất cứ nghề gì. Rèn chữ không những đơn thuần để chữ viết chuẩn, đúng, đẹp mà còn là để rèn người nữa. Giáo viên giúp học sinh rèn chữ viết cũng chính là để rèn nhân cách cho các em, giúp các em giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Trên đây là phần trình bày những kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình công tác ở Trường Tiểu học Hùng Tiến. Với mục đích nhằm không ngừng nâng
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_ren_chu.docx