Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán Lớp 1 góp phần phát triển năng lực, phẩm chất học sinh
Chúng ta đang triển khai và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, mục tiêu của chương trình mới là nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; góp phần nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.
Bậc tiểu học được coi là bậc học nền tảng của cả hệ thống giáo dục, trong đó lớp Một chính là phần móng của cái nền tảng ấy. Nền móng chắc thì mới đảm bảo cho phần kiến trúc bên trên được bền vững. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy và học ở bậc tiểu học nói chung và ở lớp Một nói riêng luôn là vấn đề thời sự, nó được các cấp giáo dục từ Trung ương đến cơ sở hết sức quan tâm và đặt lên nhiệm vụ hàng đầu. Tuy nhiên, để nâng cao được chất lượng dạy và học thì ngoài việc áp dụng những quan điểm lý luận, những hướng dẫn mang tính định hướng về nội dung và phương pháp dạy - học của các nhà khoa học giáo dục, còn đòi hỏi người giáo viên trực tiếp đứng lớp luôn phải tự tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo để không ngừng cải tiến phương pháp dạy - học sao cho vừa phải phù hợp với đối tượng học sinh ở từng vùng miền, từng lớp, từng thời điểm…, vừa phải đạt được những yêu cầu chung được đặt ra về mặt kiến thức. Việc cải tiến phương pháp dạy - học càng đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay, khi mà bậc tiểu học vừa hoàn thành xong việc triển khai chương trình sách giáo khoa mới và đang cần rất nhiều những đóng góp mang tính thực tiễn từ phía giáo viên trực tiếp đứng lớp để nội dung và phương pháp dạy - học theo chương trình mới được hoàn thiện ở mức cao nhất.
Môn Toán lớp 1 chiếm một vị trí quan trọng trong bậc Tiểu học. Nó là nền móng cho việc học môn Toán ở các lớp tiếp theo của bậc Tiểu học và Trung học sau này. Phương pháp dạy học giúp HS lớp 1 thực hiện tốt phép tính cộng, phép trừ (không nhớ) sẽ giúp HS phát triển năng lực tư duy một cách tích cực. Đồng thời giúp cho HS hình thành và phát triển khả năng suy luận, lập luận và trình bày các kết quả theo một trình tự hợp lý, làm cơ sở cho quá trình học toán ở các lớp tiếp theo và áp dụng vào cuộc sống. Ngoài ra còn rèn cho các em được những đức tính và phong cách làm việc của người lao động như: ý thức khắc phục khó khăn, thói quen xét đoán có căn cứ; tính cẩn thận, chu đáo, cụ thể, làm việc có kế hoạch, có kiểm tra kết quả cuối cùng. Đồng thời từng bước hình thành và rèn luyện thói quen về khả năng suy nghĩ độc lập, linh hoạt, khắc phục suy nghĩ máy móc dập khuôn, xây dựng lòng ham thích tìm tòi sáng tạo.
Chính vì những lí do trên, tôi chọn nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 1 góp phần phát triển năng lực, phẩm chất học sinh” để nghiên cứu và áp dụng lớp tôi chủ nhiệm, mong muốn các em đều đọc tốt, có nền móng cơ bản để học các lớp trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán Lớp 1 góp phần phát triển năng lực, phẩm chất học sinh

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT 1. Mô tả giải pháp Chúng ta đang triển khai và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, mục tiêu của chương trình mới là nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; góp phần nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Bậc tiểu học được coi là bậc học nền tảng của cả hệ thống giáo dục, trong đó lớp Một chính là phần móng của cái nền tảng ấy. Nền móng chắc thì mới đảm bảo cho phần kiến trúc bên trên được bền vững. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy và học ở bậc tiểu học nói chung và ở lớp Một nói riêng luôn là vấn đề thời sự, nó được các cấp giáo dục từ Trung ương đến cơ sở hết sức quan tâm và đặt lên nhiệm vụ hàng đầu. Tuy nhiên, để nâng cao được chất lượng dạy và học thì ngoài việc áp dụng những quan điểm lý luận, những hướng dẫn mang tính định hướng về nội dung và phương pháp dạy - học của các nhà khoa học giáo dục, còn đòi hỏi người giáo viên trực tiếp đứng lớp luôn phải tự tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo để không ngừng cải tiến phương pháp dạy - học sao cho vừa phải phù hợp với đối tượng học sinh ở từng vùng miền, từng lớp, từng thời điểm, vừa phải đạt được những yêu cầu chung được đặt ra về mặt kiến thức. Việc cải tiến phương pháp dạy - học càng đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay, khi mà bậc tiểu học vừa hoàn thành xong việc triển khai chương trình sách giáo khoa mới và đang cần rất nhiều những đóng góp mang tính thực tiễn từ phía giáo viên trực tiếp đứng lớp để nội dung và phương pháp dạy - học theo chương trình mới được hoàn thiện ở mức cao nhất. Môn Toán lớp 1 chiếm một vị trí quan trọng trong bậc Tiểu học. Nó là nền móng cho việc học môn Toán ở các lớp tiếp theo của bậc Tiểu học và Trung học sau này. Phương pháp dạy học giúp HS lớp 1 thực hiện tốt phép tính cộng, phép trừ (không nhớ) sẽ giúp HS phát triển năng lực tư duy một cách tích cực. gợi mở để tự HS tìm ra được hướng giải quyết vấn đề . Ở một số tiết dạy, vẫn còn hiện tượng để HS chờ đợi nhau trong quá trình làm bài, chưa chú ý phân hóa đối tượng HS; chưa chú ý giúp HS khai thác các nội dung tiềm ẩn trong các bài tập. Hình thức tổ chức các hoạt động học tập còn đơn điệu. chưa phong phú; các tình huống đưa ra ít hấp dẫn. - Học sinh: Nhiều em thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 một cách máy móc vì học vẹt nên nhớ không bền vững. Một số em được bố mẹ bắt học thuộc trước nên khi đến tiết học thường chủ quan, không tập trung dẫn đến thực hiện sai. Bảng trừ khó thuộc hơn bảng cộng nên có không ít HS hay lẫn các phép tính trừ. Nhiều em phải sử dụng đến việc đếm ngón tay; Trình độ học sinh không đồng đều: có em đã được học qua lớp Mẫu giáo, có em chưa bao giờ biết đến mặt chữ, sách vở trước khi vào lớp Một; có em chỉ dạy qua một lần, thậm chí chỉ nói sơ qua đã biết, nhưng cũng không ít học sinh giáo viên dạy đi dạy lại nhiều lần vẫn chưa hiểu hoặc hiểu rồi lại quên ngay. trừ cho HS lớp 1, cần để HS chủ động tiếp thu kiến thức theo quy trình: Qua thực hành tự tìm kiến thức mới, rồi ghi nhớ kiến thức đó để vận dụng vào tính, giải toán. 2. Biện pháp 2. Phương pháp sử dụng kiến thức đã có của học sinh Đây là phương pháp vừa kiểm tra được kiến thức đã học và vốn có của HS vừa đưa kiến thức đó vào hoạt động lĩnh hội kiến thức mới một cách nhẹ nhàng. Phương pháp này bồi dưỡng cho HS có khả năng suy luận, phân tích, tổng hợp các kiến thức một cách lôgic; đồng thời nó cũng giúp HS rèn luyện các kĩ năng tính, suy luận,... Khi sử dụng phương pháp này, GV cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi dẫn dắt và gợi mở để gây hứng thú cho HS. Phương pháp này nên sử dụng dạy các bài sau ở vòng số 10, các bài ở vòng số 20, vòng số 100. Vì ở vòng số 20, vòng số 100 sẽ vận dụng được các kiến thức ở vòng số 10. * Cách tiến hành khi sử dụng phương pháp này Bước 1: Giáo viên cho HS nhắc lại kiến thức cũ có liên quan, nêu vấn đề. Bước 2: Học sinh tìm cách làm và kết quả. Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả. Bước 4: Giáo viên kết luận. * Tóm lại: HS được tự mình chiếm lĩnh được kiến thức mới dựa vào các kiến thức đã có của mình trong việc học các phép cộng, phép trừ các em sẽ tự hào và hứng thú hơn khi học. Đồng thời sẽ giúp các em khắc phục được những lỗi sai nếu các em thụ động tiếp thu kiến thức. 3. Biện pháp 3. Dùng phương pháp "Bàn tay nặn bột" Đây là một phương pháp dạy học mới được áp dụng để dạy môn Tự nhiên và Xã hội. Song qua quá trình nghiên cứu, tôi thấy có thể áp dụng vào dạy môn Toán ở phần "Phép cộng, phép trừ ". Tôi đã tiến hành áp dụng và có tính khả thi. Vì là phương pháp dạy học mới nên HS rất hứng thú; Phương pháp này bồi dưỡng cho HS có khả năng quan sát một cách tinh tế.Qua quan sát, các em biết phân tích, tổng hợp các kiến thức một cách logic. * Lưu ý: Khi sử dụng phương pháp này, chú ý hình vẽ phải tường minh, khoa học. Khi khai thác, GV cần khai thác triệt để hình vẽ * Cách tiến hành khi sử dụng phương pháp quan sát Bước 1: Giáo viên đưa hình vẽ và nêu vấn đề ( bài toán). Bước 2: Học sinh tiến hành tìm kết quả của bài toán qua quan sát. Bước 3: Học sinh trình bày cách làm và kết quả. Bước 4: Giáo viên kiểm tra và chốt kiến thức cơ bản. VD: Bài “Phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số” - GV đưa hình vẽ và yêu cầu HS nêu bài toán : Có 20 quả táo đỏ , thêm 4 quả táo xanh. Hỏi có tất cả bao nhiêu quả táo?” HS quan sát tranh từ thực tế (các quả táo) để dẫn đến phép cộng 20 + 4 Vừa được xem tranh, vừa được tìm ra những điều mới sẽ mang lại những điều lí thú và bổ ích cho HS lớp 1. Vì như thế, các em sẽ có cảm giác vừa học vừa giải trí. Điều đó đã giúp các em nhớ kiến thức lâu hơn, bền vững hơn. **Kết luận: Mỗi phương pháp dạy học có những đặc trưng riêng. GV linh hoạt và sáng tạo sử dụng các phương pháp đó trong dạy” Phép cộng, phép trừ” cho HS lớp 1 sẽ giúp các em tạo được nền móng vững chắc cho ngôi nhà Toán học của các em. 5. Biện pháp 5. Sử dụng phương pháp thực hành luyện tập: Là phương pháp dạy học thông qua các hoạt động thực hành - luyện tập của học sinh để giúp các em nắm được các kiến thức và kỹ năng mới. Phương pháp này có ưu thế là phát huy được tốt nhất tính độc lập của học sinh, là phương tiện tốt nhất để thực hiện nguyên lí giáo dục. Phương pháp này được tôi sử dụng thường xuyên. Học sinh được thực hành,luyện tập liên tục. Thông qua hoạt động này mà học sinh luyện tập các kiến thức và kỹ năng cần thiết. Tuy nhiên cần chú ý là phải chuẩn bị cho việc thực hành, luyện tập một cách chu đáo; động viên cả lớp hoạt động độc lập, mọi học sinh làm các bài có nội dung ngoài chương trình Toán 1. Sau đây là ví dụ về đề kiểm tra cuối học kì I của tôi: I. TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng Bài 1: Trong các số 3 , 9 ,8 số bé nhất là: A . 3 B .9 C. 8 Bài 2: Cho phép tính: 5 - 2 = ..... kết quả của phép tính là: A . 2 B .3 C. 4 Bài 3: Số sáu viết là: A. 60 B .16 C. 6 Bài 4: Số liền sau của số 8 là: A. 7 B. 9 C. 6 Bài 5: Cho các số: 9 ; 7 ; 5 số lớn nhất trong các số đó là: A. 5 B. 9 C. 7 Bài 6: Số lớn hơn 8 là: A. 6 B. 7 C. 9 II: TỰ LUẬN Bài 7: Viết các số: 3 , 5, 2, 4, 7 a. Sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé:.. b. Sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn:. Bài 8: Tính a. 8 - 6 = ..... 3 + 4 = .. b) 8 - 3 - 2 = .... 3 + 5 - 5 = .. Bài 9: Điền >,<,= 4 ..6 4 + 3 3 + 5 8 - 4 4 + 2 8...9 10 ..2 + 5 2 + 5 7 Bài 10: Viết phép tính thích hợp vào ô trống: III.2. Tính mới, tính sáng tạo III.2.1. Tính mới Sáng kiến này đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp với lí luận về giáo dục, phù hợp với chủ trương, chính sách hiện hành về giáo dục và đào tạo của Nhà nước. Với đề tài này, để đem đến hiệu quả thực tế tại lớp tôi đã và đang thực hiện hiện nay, tôi đã đưa ra được một số giải pháp trong công tác giảng dạy đảm bảo các điều kiện đó là: - Các giải pháp đưa ra không trùng với nội dung của giải pháp cũ khi chưa thực nghiệm. - Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng. - Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện. - Mỗi biện pháp trước khi đưa ra, tôi xác định mục tiêu của biện pháp cần đạt gì, đối tượng là ai, vận dụng như thế nào? - Thử nghiệm dùng biện pháp đó xem có đảm bảo tính khả thi không? - Lựa chọn, sắp xếp biện pháp nào trước, biện pháp nào sau để phù hợp. - Mỗi biện pháp đưa ra một ví dụ hoặc một minh chứng để khảng định. - Khi thực hiện mỗi biện pháp tôi đã khảo sát thực tế để thấy được hiệu quả đến đâu, kịp thời chỉnh sửa nếu cần. Việc hướng dẫn HS tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển tư duy Toán học cho HS. Bởi lẽ: quá trình tự tìm tòi, khám phá sẽ giúp các em rèn luyện tính chủ động, sáng tạo trong học Toán. Học sinh sẽ hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn kiến thức khi chính mình tìm ra hoặc góp phần cùng với các bạn tìm tòi, khám phá, xây dựng kiến thức. III.2.2. Tính sáng tạo * Các giải pháp đưa ra đã thể hiện rõ tính ưu việt. Đề cao hiệu quả học tập giúp HS học được nhiều kiến thức nhất, học sâu sắc nhất nhưng cũng tiết kiệm thời gian, giảm áp lực học hành cho các em. - Các phương pháp tôi sử dụng trong dạy Toán, giáo viên nào cũng thực hiện được vì gần gũi với học sinh, thuận lợi với giáo viên, có tính khả thi với mọi điều kiện dạy, học. III.4. Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến (về mặt kinh tế, xã hội) Qua nghiên cứu và thực nghiệm, trong thời gian ngắn, kết quả thu được như sau: Lớp 1B/ Tháng Học sinh Học sinh làm đúng Học sinh làm sĩ số chưa làm nhưng còn chưa đúng và đúng nhanh nhanh 42 em Tháng thứ 1 15 17 10 Tháng thứ 2 12 15 15 Tất cả học sinh trong lớp cùng thi đua học. Nhiều em đọc có tiến bộ rõ rệt. Ngoài những kết quả đã đạt được như thống kê ở trên, còn có tác dụng đem lại hứng thú học tập cho các em. Nhiều em bắt đầu cố gắng nỗ lực và có tính kiên trì chịu khó cao. Vận dụng các biện pháp vào giảng dạy dễ vận dụng; và đặc biệt giảm được tối đa thời gian lĩnh hội kiến thức mới, giúp các em có thời gian để luyện tập; tạo được môi trường học tập lành mạnh, vui vẻ, thân thiện. Triển khai đề tài không mất quá nhiều thời gian đầu tư, dễ nhân rộng, bồi dưỡng giáo viên tập trung, rèn được trực tiếp các kĩ năng tư duy, phán đoán, nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh; Giờ học toán diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên. Vì vậy, chất lượng môn toán của lớp tôi được nâng cao. Đặc biệt các em rất thích học toán. Điều đó đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, định hướng nhưng cũng có vai trò không kém phần quan trọng. Sự rèn luyện của giáo viên không chỉ giúp học sinh hình thành kỹ năng mà còn rèn luyện phẩm chất đạo đức cho các em. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Thắm
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc.docx