Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh Lớp 3 viết sai chính tả trong môn Tiếng Việt Lớp 3 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Như chúng ta đã biết, Tiếng Việt là môn học giữ vị trí vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục ở tiểu học. Môn Tiếng Việt nhằm hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh trên cơ sở những tri thức căn bản nhằm giúp các em làm chủ được công cụ ngôn ngữ để học tập trong nhà trường và giao tiếp đúng đắn, mạch lạc trong môi trường sống.

Môn Tiếng Việt lớp 3 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - chương trình GDPT 2018) được chia thành nhiều hoạt động như: Đọc; Nói và nghe; Viết; Luyện tập. Mỗi hoạt động đều có mục đích, nhiệm vụ riêng của nó, song đều có một điểm chung là hình thành và phát triển bốn kĩ năng (nghe, nói, đọc, viết) thông qua giao tiếp của học sinh. Riêng hoạt động Viết có vị trí đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu của môn Tiếng Việt là rèn luyện và phát triển tiếng phổ thông cho học sinh trong đó có năng lực chữ viết.

Hoạt động Viết trong trường Tiểu học có nhiệm vụ giúp học sinh nắm vững các quy tắc chính tả, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả. Vì vậy, hoạt động Viết có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện 4 yêu cầu cơ bản của môn Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết).

docx 16 trang Thanh Ngân 08/11/2024 640
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh Lớp 3 viết sai chính tả trong môn Tiếng Việt Lớp 3 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh Lớp 3 viết sai chính tả trong môn Tiếng Việt Lớp 3 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh Lớp 3 viết sai chính tả trong môn Tiếng Việt Lớp 3 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
 bản đó. Viết chính tả đúng còn giúp các em học sinh học tốt các phân môn khác, 
là cơ sở cho việc học bộ môn Tiếng Việt ở tiểu học. Chính tả còn bồi dưỡng cho 
học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong cuộc sống như: cẩn thận, chính 
xác, óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm. 
 * Hạn chế: 
 * Về phía học sinh:
 - Do học sinh phát âm theo thói quen địa phương. 
 - Kĩ năng đọc chưa thông thạo, về nhà không chịu khó rèn đọc.
 - Phần đông học sinh chưa có ý thức rèn viết đúng chính tả. 
 - Do các em chưa hiểu nghĩa từ. 
 - Do không nắm vững các quy tắc chính tả. 
 * Về phía phụ huynh:
 - Một số phụ huynh nói chưa chuẩn âm, vần, dấu thanh dẫn đến con cái 
cũng bị ảnh hưởng phát âm sai. 
 * Về phía giáo viên 
 - Nguyên nhân là do một số giáo viên trình bày bảng chưa khoa học, còn 
hạn chế trong việc hướng dẫn học sinh các thao tác viết. 
 - Một số giáo viên chữ viết còn chưa đúng, đẹp, chưa có kinh nghiệm rèn 
chữ cho học sinh. Chưa chấm chữa bài một cách tỉ mỉ, thường xuyên cho học sinh
 II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP
 1. Tính cấp thiết:
 - Từ những phân tích trên tôi hiểu rằng rèn luyện chữ viết cho học sinh tiểu 
học là vô cùng quan trọng. Học sinh có viết đúng, viết nhanh thì các em mới học 
tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác được dễ dàng. Tôi luôn đặt ra 
vấn đề là làm thế nào để học sinh viết chữ đúng chính tả và đẹp.
 - Xuất phát từ thực tế giảng dạy và giáo dục học sinh, với ý thức, trách 
nhiệm nghề nghiệp, bản thân tôi luôn suy nghĩ và trăn trở, không ngừng tích lũy 
kinh nghiệm về chữ viết để giúp các em có được chữ viết đúng, đẹp. Tôi mạnh 
dạn chọn: “Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh lớp 3 viết sai chính tả 
trong môn Tiếng Việt lớp 3 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống" 
 2. Tính mới.
 - Trang bị một số kiến thức về quy tắc chính tả Tiếng Việt; rèn luyện kĩ 
năng nghe, kĩ năng viết đúng chính tả đoạn văn, bài văn, phát triển ý thức viết 
đúng chính tả, thái độ cẩn thận và yêu cái đẹp trong giao tiếp bằng chữ Tiếng 
Việt.
 2 với nhau nên biện pháp này là rất cần thiết. Nếu giáo viên chưa phát âm chuẩn, 
do ảnh hưởng của cách phát âm ở địa phương thì các em cũng có thói quen phát 
âm sai dẫn đến hiện tượng viết sai chính tả. 
 Biện pháp 4: Phân tích so sánh
 Song song với việc luyện phát âm cho học sinh, khâu phân tích so sánh 
tiếng, từ cũng rất quan trọng trong giờ học chính tả: với những tiếng khó, giáo 
viên áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh. Với những tiếng dễ lẫn 
lộn, giáo viên cần nhấn mạnh những điểm khác để học sinh ghi nhớ.
 * Ví dụ : Luyện viết - Nghe viết (Bài 1 trang 12 Tiếng Việt 3 Bộ sách Kết 
nối tri thức với cuộc sống tập 1) 
 + mọc ≠ mộc: mọc là động từ nói cây cỏ bắt đầu nhô lên khỏi mặt đất còn 
mộc là từ chỉ gỗ.
 + lượn ≠ lượng: lượn là chỉ hoạt động của bay lượn, còn lượng là khối 
lượng.
 Biện pháp 5: Giúp học sinh hiểu nghĩa của từ
 Do phương ngữ của từng vùng miền khác nhau, cách phát âm đôi khi chưa 
thống nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng.
 * Dạy Viết - Nghe viết: Cánh rừng trong nắng (Bài 2 trang 20 Tiếng Việt 
3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1)
 4 hiểu nghĩa từ; tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật 
thật, mô hình, tranh ảnh, Với những từ nhiều nghĩa giáo viên phải đặt từ đó 
trong văn cảnh cụ thể để giải nghĩa từ.
 Biện pháp 6: Giúp học sinh ghi nhớ mẹo luật chính tả
 a. Hướng dẫn học sinh mẹo phân biệt x/s; r/d/gi,....
 Khi dạy Tập đọc hay dạy các môn học khác, tôi luôn uốn nắn cho các em 
phát âm đúng, và còn cung cấp cho các em một số "mẹo" để phân biệt x/s, r/d/gi,...
 * Phân biệt x/s cần nhớ "mẹo" sau:
 + Hầu hết tên các sự vật (các danh từ) được viết là s 
 - Từ chỉ người: ông sư; sứ thần ...
 - Từ chỉ cây: sim; sung; sắn, su su, ..
 - Hiện tượng tự nhiên: sao; sương; sấm;...
 - Chỉ đồ vật: hòn sỏi; cái sọt; sợi dây...
 - Chỉ con vật: cá sấu; con sóc; con sên, sư tử, sói... 
 Trừ ngoại lệ: xưởng; cái xe; cái xuồng; cây xoan; cây xoài; trạm xá; mùa 
xuân.
 + Tên các thức ăn thường đi với x, ví dụ như: xôi; xốt vang; xúc xích; xà 
lách...
 + Phụ âm đầu x thường đi với vần có âm đệm như vần oa; oac; oach; oai; 
oam; oan; oang; oay; oăn; oe; oen; oet...
 Ví dụ: xoa bóp; xoạc chân; loảng xoảng, lốc xoáy, loẹt xoẹt...
 * Để phân biệt r/d/gi
 + r và gi không kết hợp với âm đệm (trừ ngoại lệ "cu roa ")
 + d thường đi với vần có âm đệm như oa; oe;uê; uy..., ví dụ như: dọa dẫm; 
hậu duệ; kinh doanh, duy nhất...
 + Lớp bì bọc ngoài cơ thể động vật; thực vật ghi là d
 Ví dụ: màu da; da thịt; da cam...
 + Viết gi với nghĩa thêm vào
 Ví dụ: gia hạn; gia vị...
 * Để phân biệt tr/ch
 - Những từ chỉ quan hệ gia đình thường viết là ch
 Như: chú; cha; cháu; chị...
 - Những từ chỉ đồ dùng trong gia đình viết là ch
 Như: chậu; chén; chổi; chiếu...
 6 - Âm "cờ" viết là c
 - Âm" gờ" viết là g
 - Âm"ngờ" viết là ng
 * Khi đứng trước âm đệm viết là u, thì âm "cờ" viết là q
 * Luật trầm – bổng (luật hỏi – ngã trong từ láy):
 Có thể cho học sinh học thuộc hai câu thơ sau:
 Chị Huyền mang Nặng Ngã đau
 Anh Ngang, Sắc thuốc Hỏi đau chỗ nào.
 Nghĩa là: Thanh Huyền, Nặng, Ngã kết hợp với dấu Ngã.
 Thanh Ngang, Sắc, Hỏi kết hợp với dấu Hỏi.
 Ví dụ: Âm trầm
 + Huyền – Ngã: vững vàng, vẽ vời, vồn vã, lững lờ, sẵn sàng,
 + Nặng – Ngã: đẹp đẽ, nhẹ nhõm, mạnh mẽ, lạnh lẽo, vội vã,
 + Ngã – Ngã: dễ dãi, lẽo đẽo, nhõng nhẽo, mũm mĩm, nghễnh ngãng,
 + Ngang – Hỏi: vui vẻ, nho nhỏ, lẻ loi, trong trẻo,
 + Sắc – Hỏi: vắng vẻ, mát mẻ, nhắc nhở, trắng trẻo, sắc sảo, vất vả,
 + Hỏi – Hỏi: hổn hển, lỏng lẻo, thỏ thẻ, thủ thỉ, rủ rỉ,
 Cũng có thể cung cấp thêm cho học sinh mẹo luật sau: Từ có âm đầu là 
M, N, Nh, V, L, D, Ng thì viết là dấu ngã (Mình Nên Nhớ Viết Là Dấu Ngã).
 Ví dụ: M: mĩ mãn, mã lực, từ mẫu, cần mẫn,
 N: nỗ lực, trí não, truy nã, nữ giới,
 Nh: nhẫn nại, nhẵn bóng, quấy nhiễu, nhõng nhẽo,
 V: vĩnh viễn, vỗ về, vũ trang, võ nghệ, vũ trụ,
 L: lễ phép, lữ hành, kết liễu, thành lũy, lạnh lẽo, 
 D: dã man, dã tràng, dũng cảm, dỗ dành, hướng dẫn, diễm lệ,
 Ng: ngưỡng mộ, hàng ngũ, ngữ nghĩa, ngôn ngữ, ngỡ ngàng, ngã (té),..
 Dù sử dụng phương pháp nào đi chăng nữa, tôi cũng đều phải theo dõi 
quan tâm, uốn nắn đến từng em. Từ đây giúp cho các em hạn chế được các lỗi khi 
viết chính tả.
 Biện pháp 7: Biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả qua các bài tập
 Các dạng bài tập chính tả thường gặp ở lớp 3 trong HKI là các dạng bài: 
Bài tập điền vào chỗ trống (Bài tập điền khuyết), bài tập tìm từ, bài tập tìm tiếng, 
 8 Nội dung viết: Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra.
 Một số học sinh viết sai lỗi “ra” viết là “gia”, cũng có em viết là “da”. 
Tôi phân biệt cho các em biết nghĩa của hai từ da và gia: da viết là d – với các 
nghĩa có liên quan tới “da thịt”, trong “da dẻ”; còn gia viết là gi trong các trường 
hợp còn lại, với các nghĩa là “nhà” (gia đình), chỉ người có học vấn, chuyên môn 
(chuyên gia), nghĩa khác (gia vị, gia súc,) Sau phần bài viết tôi tự ra bài tập để 
các em hiểu thêm. Nội dung bài tập như sau:
- Điền vào chỗ trống r, d hay gi ?
 + a vào; a dẻ;a đình.
 + a rả; a thịt, tham a.
- Tìm tiếng chứa uôn hay uông thay vào ô vuông? (Bài 21 trang 99 Tiếng Việt 3 
Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1)
 10 + giao: giao hàng, giao nhiệm vụ, ....
 + dao: dao kéo, dao động, dao sắc,...
 + rao: rao bán, rao vặt...
 Dạng 4. Bài tập giải câu đố
 Bài tập 3 (Bài 11 trang 53 Tiếng Việt 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc 
sống tập 1)
 Tìm từ chỉ hoạt động hoặc đặc điểm có tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi. 
Giúp thỏ vượt chướng ngại vật bằng cách trả lời các câu đố.
 Ngoài ra giáo viên phải kết hợp cho học sinh biết xây dựng cái đúng, loại 
bỏ cái sai. Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những qui tắc chính tả, hướng 
dẫn học sinh thực hành, luyện tập nhằm hình thành kĩ năng viết đúng chính tả, 
cần đưa ra những trường hợp viết sai để hướng dẫn học sinh phát hiện sửa chữa 
rồi từ đó hướng học sinh đi đến cái đúng.
 Dạng 5. Bài tập lựa chọn
 Bài tập 2 (Bài 19 trang 92 Tiếng Việt 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc 
sống)
 Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào ô vuông trong các câu sau:
 12 Khoanh tròn vào chữ cái trước từ ngữ viết đúng chính tả:
 A. suy nghỉ B. nghĩ hè C. nghỉ phép
 D. im lặn E. lặn lội F. vắng lặn
 H. muối cam I. hạt múi K. sương muối
 Đáp án: khoanh vào C, E, K
 * Bài tập điền Đúng – Sai : 
 Điền chữ Đ vào ô trống trước những chữ viết đúng chính tả và chữ S vào 
ô trống trước những chữ viết sai chính tả:
 chim xẻ mổ xẻ 
 dìu dắt dìu biếc 
 mải miết mãi mãi 
 Đáp án: Điền Đ vào ô trống trước từ: Dìu dắt, mải miết, mổ xẻ, mãi mãi
 Điền S vào các ô trống trước từ: chim xẻ, dìu biếc 
 * Bài tập nối tiếng:
 Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo thành từ ngữ viết đúng 
chính tả:
 A B
 a. mong tròn (1)
 b. rau khổ (2)
 c. cuộn muốn (3)
 d. khuôn cau (4)
 e. buồng muống (5)
 Đáp án: a - 3 ; b - 5 ; c - 1; d - 2 ; e - 4 
 * Bài tập phát hiện
 Tìm từ sai chính tả trong các câu sau và sửa lại cho đúng:
 a) Dẫu các cháu không dúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn.
 b) Một ngôi xao chẳng sáng đêm.
 c) Chỉ có vần trăng vẫn thao thức như canh gát trong đêm.
 d) Anh cảm thấy dễ chiệu và đầu óc bớt căng thẳng.
 e) Hôm đó, ông lão đang ngồi sưỡi lửa thì con đem tiền về.
 Đáp án: Các từ viết sai chính tả trong các câu trên là: dúp, xao, gát, chiệu, 
sưỡi, 
 14 thế, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học cấp trên 
và của các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. 
 Tôi xin trân trọng cảm ơn !
 Tôi xin cam đoan đây là biện pháp do chính tôi viết, không sao chép của 
người khác./.
 CƠ QUAN ĐƠN VỊ Vĩnh Bảo, ngày 10 tháng 1 năm 2023
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Tác giả sáng kiến
 (Xác nhận) 
..........................................................
..........................................................
.......................................................... Phạm Thị Mai Lan
 16

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_khac_phuc_tinh_trang_hoc_sin.docx