Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng dạy đọc cho học sinh Lớp 1 theo chương trình GDPT 2018 với bộ sách Kết nối Tri thức

- Môn Tiếng Việt là môn quan trọng có ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học, nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với người đi học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để các em học tập và sử dụng suốt đời. Là chìa khóa cho các em bước vào căn nhà tri thức.

- Môn Tiếng Việt theo chương trình sách giáo khoa mới, nội dung, phương pháp, học liệu…hoàn toàn mới, văn bản đọc quá dài so với sách giáo khoa cũ, nhiều bài thơ, câu truyện, yêu cầu đọc hiểu, nói theo tranh, khá khó với vốn từ ít ỏi của các em… Một số vần trước đây (ia, ua, ưa) nay đổi thành âm nên việc hỗ trợ của phụ huynh gặp rất nhiều lúng túng.

- Do yêu cầu chỉ đạo của Sở giáo dục cấm nhà trường, cá nhân giáo viên dạy thêm trong hè nên đa số các em không được học chương trình làm quen với chữ và số ở lớp mầm non cũng như tham gia chương trình: Làm quen với lớp 1 trước thềm năm học mới như trước đây.

- Thời gian học một tiết Tiếng Việt để học sách giáo khoa của bộ sách Kết Nối có thể nói là ít vì số lượng âm vần, văn bản đọc dài, nên việc luyện tập củng cố để khắc sâu kiến thức, rèn thêm kỹ năng đọc, sửa đọc ngọng, đọc vẹt cho các em bị hạn chế.

- Một thực tế đáng buồn là số học sinh đọc, nói ngọng, đọc vẹt, hiếu động, tự kỷ nhẹ…nhiều, năm sau tăng hơn năm trước.

- Bộ sách giáo khoa lớp 1 mới 100% các môn học đều có cả sách giáo khoa kèm theo vở bài tập, mà yêu cầu, đề bài, câu hỏi trong từng bài tập thường rất dài. (PGD huyện Ba Vì đã chỉ đạo chỉ sử dụng vở bài tập Toán, vở bài tập Tiếng Việt và hai vở Luyện tập Toán, Tiếng việt. Tuy nhiên các bài đọc hiểu của vở Luyện tập Tiếng Việt dạy buổi 2 rất dài, khó, dù hệ thống bài tập khá phong phú, nội dung thú vị).

- Với bộ sách giáo khoa kết nối tri thức yêu cầu các con phải nhận biết và đọc được thêm chữ in hoa ngay từ những bài đầu tiên của học kỳ I và chữ viết hoa ngay từ tiết 1 của học kỳ II – Điều đó khá khó với các con lớp 1 trong năm học này. Một số vần trước đây chuyển thành âm (ia, ua, ưa), phương pháp dạy cũng có sự thay đổi khiến phụ huynh băn khoăn, ngại dạy con vì sợ sai. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì việc biết đọc, đọc đúng, đọc hiểu ngày càng quan trọng, vì nó giúp con người lĩnh hội cập nhật những nguồn thông tin. Bởi đọc tốt thì mới tiếp thu được kiến thức và làm nhanh, đúng các bài tập yêu cầu.

Từ năm học 2020-2021 học sinh theo học sách giáo khoa mới thì tất cả các môn học, đặc biệt là môn Tiếng Việt lớp Một đòi hỏi kỹ năng đọc đúng, đọc lưu loát, đọc hiểu rất cao. Thời lượng phân môn Tiếng Việt chiếm nhiều nhất. Văn bản đọc dài hơn sách giáo khoa cũ. Khó khăn nữa là trẻ 5 tuổi đến lớp mầm non không đều do dịch bệnh theo mùa và cấp trên lại cấm giáo viên dạy thêm, dạy trước khi các con vào lớp Một. Học sinh trường tôi dạy ít có điều kiện đi học thêm theo nhóm nhỏ, hoặc được bố mẹ mời gia sư kèm cặp như các em ở nội thành. Học sinh lớp một khả năng tập trung hạn chế, nhanh chán… Do vậy để học sinh mau biết đọc là vấn đề rất cần thiết. Bởi đọc tốt thì mới tiếp thu được kiến thức và làm nhanh, đúng các bài tập yêu cầu. (Vì SGK mới môn học nào cũng có đổi mới yêu cầu cao hơn trước).

- Với lớp 1 điều quan trọng nhất là đọc, có đọc được tốt học sinh mới hiểu được nội dung văn bản và khi lên lớp trên học sinh mới học tốt được các môn học khác.

- Nhà văn hóa Đặng Thai Mai từng khẳng định: “Tiếng Việt - một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, chúng ta hãy giữ gìn và bảo vệ nó để Tiếng Việt luôn trong sáng. Vì vậy, vai trò của giáo viên lớp Một trong việc rèn đọc đúng cho học sinh là vô cùng quan trọng”.

- Theo tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung Ương: “Dạy đọc đúng, sửa nói, đọc ngọng cho học sinh phải bắt đầu từ giáo viên, từ bậc Tiểu học và xem đây là nhiệm vụ cấp bách của giáo viên”.

Chính vì lẽ đó bản thân mỗi giáo viên chủ nhiệm phải có biện pháp để rèn kỹ năng đọc cho học sinh của lớp mình. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng dạy đọc cho học sinh lớp Một theo chương trình giáo dục phổ thông 2018”

docx 32 trang Thanh Ngân 08/11/2024 420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng dạy đọc cho học sinh Lớp 1 theo chương trình GDPT 2018 với bộ sách Kết nối Tri thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng dạy đọc cho học sinh Lớp 1 theo chương trình GDPT 2018 với bộ sách Kết nối Tri thức

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng dạy đọc cho học sinh Lớp 1 theo chương trình GDPT 2018 với bộ sách Kết nối Tri thức
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: - Ủy ban Nhân dân Huyện Ba Vì 
- Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Ba Vì 
- Hội đồng chấm SKKN Trường Tiểu học Phú Cường.
Họ và tên Ngày Nơi Chức Trình Tên sáng kiến
 tháng công danh độ 
 năm tác chuyên 
 sinh môn
Trần Thị 20-12- Trường Tổ Đại học “Biện pháp hữu hiệu 
Như Hoa 1971 Tiểu trưởng tổ nâng cao chất lượng 
 học Phú chuyên dạy đọc cho học sinh 
 Cường môn lớp Một theo chương 
 trình giáo dục phổ 
 thông 2018”
1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Tiếng Việt. 
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 20/09/2023 
3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
Môn Tiếng Việt theo chương trình sách giáo khoa mới, nội dung, phương pháp, học 
liệuhoàn toàn mới, văn bản đọc quá dài so với sách giáo khoa cũ, nhiều bài thơ, câu 
truyện, đoạn văn bị chỉnh sửa ngôn từ khó đọc, xa lạ khá nhiều từ bị lệch về ngữ nghĩavà 
còn một số bất cập chưa kịp chỉnh sửa nên việc giảng dạy của giáo viên, việc hỗ trợ của phụ 
huynh gặp rất nhiều lúng túng. 
Thời gian học một tiết Tiếng Việt để học sách giáo khoa của bộ sách Kết Nối có thể nói là ít 
vì số lượng âm vần, văn bản đọc dài, nên việc luyện tập củng cố để khắc sâu kiến thức, rèn 
thêm kỹ năng đọc, sửa đọc ngọng, đọc vẹt cho các em bị hạn chế. 
Số học sinh đọc, nói ngọng, đọc vẹt nhiều năm sau tăng hơn năm trước. Bộ sách giáo khoa 
lớp 1 mới 100% các môn học đều có cả sách giáo khoa kèm theo vở bài tập, mà yêu cầu, đề 
bài, câu hỏi trong từng bài tập thường rất dài. (Phòng giáo dục Ba Vì đã chỉ đạo chỉ sử dụng 
vở Bài Tập Toán, vở Bài Tập Tiếng Việt và 2 vở Luyện Tập Toán, Tiếng Việt. Tuy nhiên 
các bài đọc hiểu của vở Luyện Tập Tiếng Việt dạy buổi 2 rất dài, khó dù hệ thống bài tập 
khá phong phú, nội dung thú vị). - Học sinh chăm ngoan hơn, khi biết đọc tốt dễ tiếp thu, vận dụng kiến thức vào thực hành 
trong cuộc sống.
- Học sinh chủ động trong học tập và có hứng thú học tốt hơn các môn học khác. 
- SKKN có thể vận dụng vào dạy học sinh các lớp 2, lớp 3 
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 
Việc áp dụng sáng kiến: “Biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng dạy đọc cho học sinh 
lớp Một theo chương trình giáo dục phổ thông 2018”cho học sinh là hết sức cần thiết. Để 
đạt được điều đó, giáo viên cần kiên trì, quyết tâm thực hiện từng bước và liên tục trong suốt 
quá trình giảng dạy. 
Giáo viên dành thời gian thiết lập các mối quan hệ, làm quen kết nối với học sinh và cha mẹ 
học sinh. Chuẩn bị các hoạt động dạy học cũng như các trò chơi, video clip với các hoạt 
động khởi động vui nhộn tạo bầu không khí thoải mái trong lớp học. Giáo viên luôn cài chế 
độ hình ảnh nổi lên màn hình chính, luôn tương tác với học sinh, ghi nhận và khen thưởng 
trong quá trình dạy học. Qua đó, tạo mối thân thiện giữa giáo viên và học sinh, hướng dẫn 
học sinh cần chậm hơn bình thường, tránh việc vô ý tạo ra áp lực thời gian cho học sinh vì 
nó sẽ làm triệt tiêu hứng thú học tập. 
- Không ngừng học hỏi ở tạp chí, tập san, sách tham khảo bồi dưỡng, học hỏi đồng nghiệp, 
tham khảo tài liệu trên mạng Internet... để nâng cao tay nghề. 
- Luôn tìm tòi sáng tạo, tìm ra những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với 
đặc điểm lứa tuổi, nhằm nâng cao chất lượng dạy học. 
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý 
kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần 
đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 
Sau khi áp dụng đề tài, tôi thấy tiết học rất nhẹ nhàng, hiệu quả. Qua thực tế tôi áp dụng một 
số phương pháp đặc biệt là phương pháp hoạt động nhóm đã nêu ở trên, tôi đã thu được 
những kết quả khả quan trong dạy học. Đại đa số học sinh trong lớp có khả năng giao tiếp và 
hợp tác với mọi người xung quanh rất tốt. Hầu hết học sinh đều biết sử dụng lời nói biểu cảm 
để bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình trước tập thể mà không e dè, sợ hãi nữa. Trong giờ 
Tiếng Việt nói riêng cũng như tất cả các giờ học trên lớp, học sinh đã biết trả lời các câu hỏi 
của giáo viên với nội dung đầy đủ ý nghĩa, biết cách trả lời câu hỏi một cách rõ ràng, trả lời 
cả câu. Việc giao tiếp với bạn bè, thầy cô và mọi người trong lớp cũng như ngoài xã hội trở 
nên cởi mở, tự tin hơn rất nhiều. 
- Tất cả các biện pháp mà tôi đưa ra đều rất dễ thực hiện, không hề tốn kém một chút kinh 
phí nào, chỉ cần giáo viên có ý thức trách nhiệm cao, có tâm với nghề nói riêng và với cộng UBND HUYỆN BA VÌ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 
 VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ CƯỜNG
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ.
Tác giả: Trần Thị Như Hoa
Tên SKKN: “Biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng dạy đọc cho học sinh lớp Một theo 
chương trình giáo dục phổ thông 2018”
Môn (hoặc Lĩnh vực): Tiếng Việt.
STT Tiêu chuẩn Điểm tối đa 
1 Sáng kiến có tính mới. 
1.1 Hoàn toàn mới, được áp dụng đầu tiên. 
1.2 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ khá. 
1.3 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ 
 trung bình. 
1.4 Không có tính mới hoặc sao chép từ các giải pháp đã 
 có trước đây. 
Nhận xét: 
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................
2 Sáng kiến có tính áp dụng 
2.1 Có khả năng áp dụng trong phạm vi toàn ngành hoặc 
 rộng hơn. 
2.2 Có khả năng áp dụng trong đơn vị và có thể nhân ra 
 một số đơn vị có cùng điều kiện. 
2.3 Có khả năng áp dụng trong đơn vị. 
2.4 Không có khả năng áp dụng trong đơn vị. 
Nhận xét: 
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................
3 Sáng kiến có tính hiệu quả 
3.1 Có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội, có tính 
 lan tỏa. 
3.2 Có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến: 
- Môn Tiếng Việt là môn quan trọng có ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học, nó trở thành một đòi 
hỏi cơ bản đầu tiên đối với người đi học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ dùng 
trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để các em học tập và sử dụng suốt đời. Là chìa 
khóa cho các em bước vào căn nhà tri thức. 
- Môn Tiếng Việt theo chương trình sách giáo khoa mới, nội dung, phương pháp, học 
liệuhoàn toàn mới, văn bản đọc quá dài so với sách giáo khoa cũ, nhiều bài thơ, câu 
truyện, yêu cầu đọc hiểu, nói theo tranh, khá khó với vốn từ ít ỏi của các em Một số vần 
trước đây (ia, ua, ưa) nay đổi thành âm nên việc hỗ trợ của phụ huynh gặp rất nhiều lúng 
túng. 
- Do yêu cầu chỉ đạo của Sở giáo dục cấm nhà trường, cá nhân giáo viên dạy thêm trong hè 
nên đa số các em không được học chương trình làm quen với chữ và số ở lớp mầm non cũng 
như tham gia chương trình: Làm quen với lớp 1 trước thềm năm học mới như trước đây. 
- Thời gian học một tiết Tiếng Việt để học sách giáo khoa của bộ sách Kết Nối có thể nói là 
ít vì số lượng âm vần, văn bản đọc dài, nên việc luyện tập củng cố để khắc sâu kiến thức, rèn 
thêm kỹ năng đọc, sửa đọc ngọng, đọc vẹt cho các em bị hạn chế. 
- Một thực tế đáng buồn là số học sinh đọc, nói ngọng, đọc vẹt, hiếu động, tự kỷ nhẹnhiều, 
năm sau tăng hơn năm trước. 
- Bộ sách giáo khoa lớp 1 mới 100% các môn học đều có cả sách giáo khoa kèm theo vở bài 
tập, mà yêu cầu, đề bài, câu hỏi trong từng bài tập thường rất dài. (PGD huyện Ba Vì đã chỉ 
đạo chỉ sử dụng vở bài tập Toán, vở bài tập Tiếng Việt và hai vở Luyện tập Toán, Tiếng việt. 
Tuy nhiên các bài đọc hiểu của vở Luyện tập Tiếng Việt dạy buổi 2 rất dài, khó, dù hệ thống 
bài tập khá phong phú, nội dung thú vị). 
- Với bộ sách giáo khoa kết nối tri thức yêu cầu các con phải nhận biết và đọc được thêm chữ 
in hoa ngay từ những bài đầu tiên của học kỳ I và chữ viết hoa ngay từ tiết 1 của học kỳ II – 
Điều đó khá khó với các con lớp 1 trong năm học này. Một số vần trước đây chuyển thành 
âm (ia, ua, ưa), phương pháp dạy cũng có sự thay đổi khiến phụ huynh băn khoăn, ngại dạy 
con vì sợ sai. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì việc biết đọc, đọc đúng, đọc 
hiểu ngày càng quan trọng, vì nó giúp con người lĩnh hội cập nhật những nguồn thông tin. 
Bởi đọc tốt thì mới tiếp thu được kiến thức và làm nhanh, đúng các bài tập yêu cầu. 
Từ năm học 2020-2021 học sinh theo học sách giáo khoa mới thì tất cả các môn học, đặc biệt 
là môn Tiếng Việt lớp Một đòi hỏi kỹ năng đọc đúng, đọc lưu loát, đọc hiểu rất cao. Thời 
lượng phân môn Tiếng Việt chiếm nhiều nhất. Văn bản đọc dài hơn sách giáo khoa cũ. Khó 
khăn nữa là trẻ 5 tuổi đến lớp mầm non không đều do dịch bệnh theo mùa và cấp trên lại cấm 
giáo viên dạy thêm, dạy trước khi các con vào lớp Một. Học sinh trường tôi dạy ít có điều II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN 
1. Hiện trạng khi chưa thực hiện sáng kiến: 
1.1 Nội dung môn Tiếng Việt lớp 1. 
- Phần học âm vần (học ở học kỳ I). 
- Phần học bài thơ, bài văn (học ở học kỳ II). 
Nhà trường luôn tạo điều kiện cho công tác giảng dạy của giáo viên đạt kết quả tốt. Môn 
Tiếng Việt của lớp một chiếm thời lượng nhiều nhất.
- Học sinh đã dần quen với cách học mới, các em đã biết các lĩnh hội và luyện đọc dưới sự 
hướng dẫn của giáo viên. 
- Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng môn học nói 
riêng và môn Tiếng Việt nói chung. 
Do trường thiếu giáo viên, nên việc thăm lớp dự giờ học hỏi chuyên môn của mình, của bạn 
còn hạn chế. Trình độ giáo viên chưa đồng đều đôi lúc còn giảng dạy theo phương pháp cũ. 
Nên việc phân chia thời lượng lên lớp ở mỗi môn dạy đôi khi còn dàn trải, hoạt động cảu cô-
trò có lúc thiếu nhịp nhàng. 
Môn Tiếng Việt theo chương trình SGK mới, nội dung, phương pháp, học liệu.hoàn toàn 
mới, và còn một số bất cập chưa kịp chỉnh sửa nên việc giảng dạy của giáo viên gặp rất 
nhiều khó khăn. 
- Do Sở Giáo Dục cấm dạy thêm nên đa số các em không được học chương trình làm quen 
với chữ và số ở lớp mầm non cũng như tham gia chương trình: Làm quen với lớp Một trước 
thềm năm học mới bài bản như trước đây. 
- Thời gian học một tiết Tiếng Việt theo yêu cầu bộ SGK Kết Nối có thể nói là ít, nên việc 
luyện tập củng cố để khắc sâu kiến thức, rèn thêm kỹ năng đọc, sửa đọc ngọng, đọc vẹt cho 
các em bị hạn chế. 
- Số học sinh đọc, nói ngọng, đọc vẹt nhiều (11 em). 
Năm học 2023-2024 là năm học thứ tư giáo dục Tiểu học thực hiện chương trình giáo dục 
phổ thông (CTGDPT) mới bắt đầu từ lớp Một. Những thay đổi lớn về chương trình, sách 
giáo khoa là điều quan trọng nhưng các bậc cha mẹ chưa hiểu rõ còn hoang mang về một số 
vấn đề “Sạn” trong SGK Tiếng Việt lớp Một để phối hợp cùng giáo viên có biện pháp 
giáo dục hợp lý, hiệu quả. Nếu nhiều phụ huynh còn có quan điểm “Trăm sự nhờ nhà trường, 
nhờ cô” cũng làm ảnh hưởng đến việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh. Trong thực tế còn một 
số học sinh phát âm không chuẩn, ngọng, ảnh hưởng phương ngữ, đọc yếu, đọc chưa lưu 
loát. Sách giáo khoa mới, các bài đọc mới, văn bản đọc dài. Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu 
học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt Nhận thức rõ điều này, thấy rõ được những khó khăn cơ bản tôi đã thực hiện một số biện 
pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1 để học sinh nhận biết chữ nhanh, biết cách đọc, nắm được 
cách đọc và có kỹ năng đọc tốt hơn. 
2. Các giải pháp thực hiện sáng kiến: 
Xuất phát từ mục đích giáo dục theo chương trình GDPT 2018 và chương trình đổi mới SGK 
lớp một, từ vai trò quan trọng của việc đọcQua thử nghiệm thực tế giảng dạy, tôi xin đưa 
ra một số phương pháp và biện pháp sau: 
* Các phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp nghiên cứu lý luận. 
- Phương pháp điều tra. 
- Phương pháp thống kê. 
- Phương pháp quan sát. 
- Phương pháp thực nghiệm. 
- Phương pháp đàm thoại. 
- Phương pháp trực quan. 
- Phương pháp thực hành, luyện tập. 
- Phương pháp gợi mở vấn đáp.
- Kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy. 
*Lập kế hoạch nghiên cứu: 
- Khảo sát hứng thú học tập của học sinh thông qua các bài học và trao đổi giữa giáo viên với 
phụ huynh. 
- Làm phiếu điều tra, có bảng hỏi sau đó gặp trực tiếp phụ huynh có con mắc lỗi đọc nói 
ngọng, đọc vẹt để nắm được nguyên nhân xem học sinh ngọng do bẩm sinh, bệnh lý hay do 
phương ngữ. 
- Tìm đọc các tài liệu có liên quan đến môn Tiếng Việt và cách sửa đọc ngọng, đọc vẹt cho 
trẻ. 
- Điều tra tình hình gia đình và nhà trường ảnh hưởng tới chất lượng và học tập môn Tiếng 
Việt của giáo viên và học sinh. 
* Khảo sát thực trạng việc dạy và học môn Tiếng Việt của giáo viên và học sinh để thu thập 
số liệu, phân tích đối chiếu và so sánh 
- Tìm ra những sai sót và dự đoán nguyên nhân dẫn đến sai sót đó. 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_huu_hieu_nang_cao_chat_luong.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng dạy đọc cho học sinh Lớp 1 theo chương.pdf